Liệu Rằng Ngành Thủy Sản Đã...."Hết Thời"!

, ,
  • Trong khi xuất khẩu thuỷ của Việt Nam sang sang nhiều thị trường gặp khó khăn, thì tại khối thị trường CPTPP lại ghi nhận những tín hiệu tích cực, đặc biệt là tại Chile với mức tăng trưởng dương 15% trong 6 tháng đầu năm 2023 nhờ tận dụng hiệu quả thuế suất ưu đãi của Hiệp định này.

  • Tính đến hết nửa đầu 2023, mặc dù xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường lớn đều sụt giảm. Tuy nhiên, trong quý 2/2023, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những tín hiệu tích cực, khi giá trị xuất khẩu cao hơn nhiều so với quý 1

  • Vấn đề tồn kho do nhập khẩu quá nhiều và ồ ạt trong năm 2022 đã dần được giải quyết ở Hoa Kỳ và Trung Quốc nên 2 thị trường nay đang có nhu cầu nhập khẩu trở lại, dù chưa mạnh mẽ nhưng đây cũng là một tín hiệu tốt. Trong khi đó, lạm phát vẫn khiến cho người tiêu dùng tại các thị trường khác phải cân nhắc chi tiêu, vì vậy, xuất khẩu thủy sản vẫn chưa có dấu hiệu đột phá ở Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và các thị trường khác.

  • Mới đây, việc Anh chính thức ký thỏa thuận gia nhập vào CPTPP, bản đồ cạnh tranh trong CPTPP sẽ thay đổi rất lớn. Trong chừng mực nhất định sẽ ảnh hưởng khá tiêu cực đến lợi thế của Việt Nam trong khu vực này.

  • Trên thực tế, khó khăn trong CPTPP là các điều khoản liên quan đến lao động, môi trường và phát triển bền vững, như lao động làm thế nào để không xảy ra những vi phạm về lao động trẻ em trong nghề cá? Làm sao thể gỡ thẻ vàng IUU?

  • Giá thức ăn thủy sản bình quân đạt đỉnh vào tháng 5-2023 tại mức 14.900 đồng/ki lô gam và các công ty thức ăn chăn nuôi chỉ bắt đầu giảm giá thức ăn thủy sản từ tháng 6-2023 (giảm khoảng 300 đồng/ki lô gam). Như vậy, giá thức ăn thủy sản vẫn tăng hơn 8% trong sáu tháng đầu năm 2023

  • Thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam - Mỹ được dự đoán sẽ phục hồi từ nửa cuối năm do lạm phát hạ nhiệt, mức tồn kho giảm, nhu cầu phục vụ dịp lễ cuối năm tăng. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang nước này kỳ vọng sẽ tăng 40-50% so với cùng kỳ. Ngoài ra, giá cước vận tải đường thủy vẫn đang duy trì ở vùng thấp so với đợt cao điểm mùa dịch COVID-19, và với nguồn cung dồi dào tàu và container trong thời điểm hiện tại cũng giúp việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài gặp nhiều thuận lợi hơn trong nửa cuối năm.

  • Thị trường xuất khẩu thủy sản tháng 8/2023 trở đi sẽ tốt lên khi nguồn cung tôm nguyên liệu tại các nước xuất khẩu lớn là Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam đều giảm mạnh, trong khi đó, nhu cầu trên thế giới dần phục hồi. Như vậy, tình hình tôm nguyên liệu cuối năm sẽ thiếu. Do đó, các đơn vị sẽ có cơ hội bán và giảm hàng tồn kho khi nhu cầu tiêu thụ vào mùa lễ hội cao điểm cuối năm tăng cao

  • Tuy nhiên, trong hoàn cảnh xuất khẩu suy giảm, nông dân treo ao khiến nguồn cung nguyên liệu thủy sản cuối năm thiếu hụt, các doanh nghiệp thủy sản đang mong ngóng được tiếp cận nguồn tín dụng để mua dự trữ nguyên liệu phục vụ xuất khẩu trong sáu tháng cuối năm 2023 và quý I/2024. Thực hiện kích cầu sớm sẽ khiến người nuôi tôm yên tâm tiếp tục thả nuôi trong giai đoạn hiện nay thay vì treo ao.

Mã khuyến nghị: VHC, ANV, FMC

Nhà đầu tư quan tâm hãy kết bạn Z alo để tham gia Group tư vấn để được cung cấp thông tin và Khuyến nghị Tư vấn đầu tư từ môi giới chuyên nghiệp: 0812178965