Logic (2)

Ra KQKD thì người ta biết trước rồi mà.
Giá đã chiết khâu kha khá gần đây. :grinning:

1 Likes

Tay to bán rồi, nhỏ lẻ thì chưa. HPG cổ phiếu quốc dân, đu đọt nhiều lắm, hoảng loạn bán táng đi là có thể. Chưa kể quý 4 không biết về đâu?

2 Likes

Chia sẻ của anh Hồ Quốc Tuấn, giảng viên tại đại học Bristol:

Làm sao gỡ rối trái phiếu?

  1. Làm như ông Fed 2020, ra mua tất, từ treasury bond tới junk bond doanh nghiệp nợ 200% vốn anh thầu hết.

=> Chỉ Covid mới làm được thôi, giờ lạm phát cao, không làm được nữa. Loại.

  1. Quỹ bình ổn trái phiếu kiểu Hàn hoặc can thiệp kiểu BoE của Anh ra thị trường mua trái phiếu

=> Ông BoE không mua trái phiếu doanh nghiệp nhé, chỉ mua trái phiếu chính phủ.

=> Ông Hàn nói là lấy quỹ 35 tỷ đô can thiệp, nhưng là ổng trích lập nhiều năm nay mới có. VN đùng một cái lấy quỹ này đâu ra?

  1. Cho phép ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp

=> không khác gì cho phép ngân hàng bơm tiền cho vay BĐS. 😄 Chính sách này đi ngược quan điểm trước đây về BĐS. Túm lại là làm được, nhưng từ nay quan điểm chính sách nói ai tin nữa.

Hôm nữa ôm đống này vào balance sheet ngân hàng là tạo rủi ro cho chính người gửi tiền nếu thị trường TPDN có chuyện gì xảy ra. Và bank cũng không khùng mà ôm mấy ông yếu.

=> Bank lựa chọn có chọn lọc, và mấy ông yếu sẽ vẫn kẹt.

  1. Tái cấu trúc, giãn nợ, hàng đổi hàng

=> Có thể thử. China làm rồi, và đang vỡ đợt 2. Nhưng dù sao cũng kéo dài thêm câu chuyện được một lúc.

  1. SBV và BTC cung cấp vốn cho một ông dạng VAMC của bond, mua hết đống bond về găm đó để bình ổn. Khác với cách tiếp cận trước, là NHNN thầu hết, cái này ngân sách tham gia.

Nếu như Fiin tính đúng, thì con số này không quá lớn, đem ngâm tài sản xấu đó, để trái phiếu đáo hạn 2023 có niềm tin mà phát hành lại.

Nhưng gốc rễ vẫn là phía thị trường BĐS còn kẹt thì trái phiếu đáo hạn liên quan BĐS phải làm sao?

Cái này không liên quan thị trường trái phiếu nữa rồi.


Túm lại giải pháp là có hết, có thể kết hợp 1 chuỗi giải pháp:

Trước mắt

  • NHNN tham gia repo mua lại 1 phần

  • BTC và NHNN thành lập một cái dạng như VAMC của bond market gom bớt hàng về để tạo thanh khoản.

  • Một số trái phiếu rất khó khăn rồi thì trái chủ phải chấp nhận lỗ một phần, lấy trái phiếu đổi hàng, hoặc chấp nhận gia hạn nợ, và giảm giá trị khoản trái phiếu (thà mất một phần còn hơn mất hết)

Tính cho 2023 và sau đó

  • Xác lập cơ chế bình ổn trái phiếu cho NHNN và BTC có chức năng tham gia dễ dàng.

  • Rà soát lại hoạt động phát hành và phân phối, nhưng cái nào ổn thì cứ để người ta phát hành.

  • Giảm policy uncertainty. Từ thanh khoản tới cái mà anh Phạm Thế Anh nói là khủng hoảng niềm tin cũng là một dạng từ cái policy uncertainty đó mà ra. Cái này cũng pó tay luôn. Vì cái này ở tầng lãnh đạo quyết định.

Túm lại, thị trường thiếu niềm tin, thiếu cả sự vững tin vào tương lai gần, không biết mai sẽ ra sao thì thanh khoản kẹt là đương nhiên. Cần có 1 cú hích mạnh để khẳng định, “có anh đây, các chú không cần lo” từ phía cơ quan quản lý.

5 Likes

Túm lại vẫn là câu chuyện niềm tin, thứ khá xa xỉ lúc này.

3 Likes

Thế khó của chủ tịch Fed.

Đường về bờ còn nhiều chông gai lắm.

3 Likes

Có nên tham lúc này không bác?

1 Likes

Cẩn trọng bác ạ. Thứ 2 sợ lại đổ lửa.

3 Likes

Hoà phát mà sàn thì dễ kéo theo cả thị trường lắm bác. Quan sát xem sao.

3 Likes

Nay con nào ko sàn … mà bận tâm nhỉ!
P/s: ko thấy ló mặt lên bảng điện mừ …

1 Likes

Đầu tuần xem sao anh ơi

1 Likes

Bảng chạy, giá biến động rượt còn ko kịp. Giờ nói trước chuyện mai mốt … Nghỉ ngơi. Chơi với gia đình thôi chú …

2 Likes

Hi hi lên sẵn 1 số kế hoạch a b c để hành động anh ạ.

1 Likes

Có 1 điểm bây giờ em mới để ý anh @Mr.NaK.
Là tụi NN nó múc ròng trên sàn HNX.

Ko rõ sao lại có sự khác biệt với sàn HSX.

1 Likes

Số nhỏ …thôi mà. So Hose.

1 Likes

Bọn NN giờ cũng kẹt đạn rất nhiều, quay tay mua đáy, hồi bán cũng vô số. Tóm lại là khả năng cao vẫn đang thoát hàng hay TBG, hay làm trò mèo gì đó thì không rõ. HPG thì quỹ nào cũng kẹt không ít đâu.