Hành trình lột xác của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt:
Chính thức ra mắt vào tháng 5 năm 2008 với vốn điều lệ 3,300 tỷ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Liên Việt, đến năm 2011 với sự góp vốn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, ngân hàng đổi tên lần đầu thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Năm 2017, cổ phiếu LienVietPostBank được giao dịch chính thức trên sàn Upcom tới năm 2020 cổ phiếu LPB chính thức niêm yết tại HOSE. Trong suốt giai đoạn hoạt động dưới tên LienVietPostBank, LPB được đánh giá là Ngân hàng nhỏ trong ngành phục vụ chủ yếu cho hoạt động của bưu điện, khách hàng cao tuổi, tệp khách hàng tại các vùng nông thôn nơi huy động được nguồn vốn giá rẻ, dư địa tăng trưởng bán lẻ còn nhiều ít được các Ngân hàng TMCP khác chú ý tới. Đến năm 2023, LienVietPostBank tiếp tục đổi tên thành LPBank và công bố nhận diện thương hiệu hoàn toàn mới và tới tháng 07/2024 LPBank đổi tên thương mại chính thức là Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam
Chu kỳ mới bắt đầu:
Kể từ khi Bầu Thuỵ và đại gia đình Ninh Bình thâu tóm LienVietPostBank, LPB thay da đổi thịt cơ cấu hoạt động core banking khi mở rộng CN tại các thành phố lớn, chuyển đổi số cập nhật hệ thống banking và hướng đến trải nghiệm của khách hàng thành thị. LPB cũng thay đổi cơ cấu doanh thu đến từ việc cho vay khi tập trung nhiều hơn vào KHDN SME khi thay đổi cơ cấu dư nợ cho vay giữa KHDN và KHCN lần lượt 58.18% & 41.82% vào năm 2023, tỷ lệ này đến hết Quý 3/2024 là 62.07% và 37.97%
Quý 3/2024 LPB ghi nhận LNTT đạt 2,900tỷ tăng 134% svck luỹ kế 9 tháng đầu năm đạt 8,818tỷ tăng 139% svck hoàn thành 84% kế hoạch năm. Về chất lượng tài sản,04 nhóm nợ xấu của LPB đồng loạt tăng so với cuối năm 2023. Trong đó, nợ nhóm 2 (nhóm chú ý) tăng 19%, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 70%, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 27% và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 132%. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn CAR của LPB tiếp tục duy trì ngưỡng 13% nằm trong nhóm có tỷ lệ CAR cao dẫn đầu ngành do dịch chuyển cơ cấu dư nợ khi cho vay nhóm DN vừa và nhỏ ở các ngành nghề có tính ổn định như xây dựng, năng lượng, khai khoáng.
Vượt Vũ Môn, Cá chép hoá Rồng:
Kế hoạch tăng vốn lên hơn 29,873tỷ đã được thông qua với hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỉ lệ 16.8%, nằm trong top các nhà băng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống. Với vốn hoá thị trường như hiện tại LPB hoàn toàn có thể “soán ngôi” POW để vào VN30. Thời gian chốt dữ liệu kỳ đánh giá tháng 01/2025 là ngày 31/12/2024, nếu LPB có thể tiếp tục duy trì giá trị vốn hoá như hiện tại trong 60 phiên giao dịch Quý 4/2024 thì xác xuất vào rổ chỉ số VN30 là rất cao. Khi nằm trong rổ VN30 LPB sẽ đón dòng vốn ngoại dồi dào từ các Quỹ ETF, Mutual Funds mở ra kỷ nguyên tăng trưởng mới.
TO THE MOON 4x