LPB vững chân trước sóng gió ngành Ngân hàng - và thương vụ thoái vốn

Những điểm nhấn đáng chú ý của LPB:

1. Cơ cấu thu nhập và KQKD:

LPB là ngân hàng tăng trưởng nguồn thu phi tín dụng mạnh nhất, gấp 2.2 lần năm trước khi thu về 2,270 tỷ đồng.

Ngân hàng LienVietPostBank đã đạt được mức tăng trưởng 41% trong tổng thu nhập hoạt động năm 2022, với khoản thu nhập lãi thuần lên đến 11.900 tỷ đồng.

Mặc dù trích lập dự phòng dự phòng rủi ro tăng hơn 140%, đạt 3.174 tỷ đồng, nhưng ngân hàng vẫn đạt được lợi nhuận trước thuế là 5.690 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ghi nhận 4.510 tỷ đồng, tăng 57%, đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của ngân hàng này.

2. Các chỉ số đáng quan tâm

  • Chi phí hoạt động được quản trị hiệu quả, chỉ tăng 4,3% svck so với mức tăng tổng thu nhập hoạt động 41% svck.

  • Tỷ lệ CIR của ngân hàng do đó được cải thiện mạnh mẽ, giảm từ 50,6% xuống 37,4%.

  • Nợ xấu có xu hướng tăng. Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) và nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh lần lượt 78% và 132% svck

  • Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu được cải thiện, tăng từ 111% năm 2021 lên 142% năm 2022.

3. Trái phiếu doanh nghiệp

LPB hoàn toàn sạch Trái Phiếu Doanh Nghiệp.

Đồng thời, liên tục trong vòng 3 tháng cuối năm LPB đã mua lại gần 5.000 tỷ Trái phiếu phát hành trước hạn.

4. Thương vụ thoái vốn của VNPost:

Ngày 6/2/2023 LPB được NHNN chấp nhận việc thoái vốn của cổ đông lớn VNPost với 8.13% cổ phần của LPB có hiệu lực trong vòng 3 tháng kể từ ngày ký.

Tính đến cuối T9/2022 mạng lưới của LPB hiện gồm 1 Hội sở chính, 3 VP đại diện, 76 chi nhanh, 480 PGD và 613 PGD bưu điện.

Sau khi VNPost hoàn tất thoái vốn lợi thế này không mất đi bởi chính phủ giao LPB phối hợp với VNPost có phương án quản lý mạng lưới kinh doanh hiện hành bao gồm cả hệ thống PGD bưu điện.

5. Các games lớn hỗ trợ mạnh LPB:

Phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 16,44% (300 triệu cổ)

Rumor: Chào bán riêng rẽ cho đối tác nước ngoài 96 triệu cổ (nâng sỡ hữu nước ngoài lên 9,99%)

Hợp đồng bancassurance độc quyền với Dai-ichi Life 15 năm. Hợp đồng được triển khai từ tháng 12/2022 và kéo dài trong 15 năm . Giá trị hợp đồng và giá trị ứng trước chưa được tiết lộ. Kỳ vọng việc này có thể giúp LPB ghi nhận 1.000 - 2.000 tỷ đồng lợi nhuận bất thường trong 2023.

6. Ngoài ra

Ở một diễn biến mới đây, sau cuộc họp HĐQT định kỳ tháng 12/2022 mới đây, Ban quản trị LienVietPostBank đã chính thức bầu ông Nguyễn Đức Thụy làm chủ tịch HĐQT thay thế ông Huỳnh Ngọc Huy xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân với tỷ lệ sở hữu hơn 47tr cổ phiếu tương đương tỷ lệ sở hữu trên 2.76%.

1 Likes

Tuyệt vời quá bác !
Mình cũng có viết một chút ! chúc mừng LPB nhé !

2 Likes

Lpb OK đấy nhỉ

1 Likes

Vietnampost định giá LPB 23 ạ, nếu đấu giá thành công thì…

https://vietstock.vn/2023/03/ong-pham-doan-son-xin-tu-nhiem-tong-giam-doc-lienvietpostbank-214-1048895.htm

A Thụy đang thay đội hình à bạn

1 Likes

Mình cũng nghĩ là khả năng sẽ cơ cấu lại nội bộ luôn ý.

1 Likes

Nóng: 613 phòng giao dịch bưu điện của LiênVietPostBank có thể đóng cửa sau khi VNPost thoái vốn (VNPost dự kiến bán đấu giá 140,5 triệu cổ phần LPB tương đương 8,1% vốn điều lệ).

Moodys nâng hạn tín nhiệm của LPB lên BA3.

Hiện tại dòng tiền đang lan toả tốt, nhóm bank vẫn giữ được vai trò dẫn dắt thị trường, trong đó được kỳ vọng nhiều là LPB với game VNPost thoái vốn.

Nến Breakout, MACD test đẹp + có dòng tiền lớn xuất hiện, tuy nhiên lại chưa có sự đồng thuận và bùng nổ về volume → cần kéo volume lên cao hơn hẳn các phiên trước đó, bùng nổ để xác nhận.

Các deal thoái vốn trên thị trường thoát được hàng → cho thấy dòng tiền vẫn ủng có để ủng hộ M&A.

Sau tín hiệu tích cực confirm khả năng thoái vốn thành công của PLX → tiếp theo sẽ đến LPB → LPB dễ đánh lên nếu break đẹp khỏi vùng cản.

LPB nhịp cuối để vào:
Vùng mua: ~15.
Kỳ vọng: VNPost thoái vốn thành công (tin sắp ra) → LPB đánh lên ~ PGB (khi PLX thoái vốn thành công).