Lượng marign trên thị trường
Tại thời điểm 30/9/2024, dư nợ cho vay tại các CTCK ước tính lên đến 232.000 tỷ đồng, tăng 7.000 tỷ so với cuối quý trước và lập kỷ lục mới. Trong đó, dư nợ margin vào khoảng 223.000 tỷ đồng, cũng là con số cao nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Cần phải lưu ý, đây là dư nợ chưa bao gồm cho vay 3 bên và nếu tính thêm từ nguồn này, con số thực tế có thể lớn hơn.
Số tài khoản mở mới giảm 50% so với tháng trước
Số tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước tháng 9 vừa qua là 158.212 tài khoản. Số tài khoản giao dịch cùa nhà đầu tư tổ chức mở mới là 90 tài khoản. Đây là tháng có số lượng tài khoản mở mới thấp nhất kể từ tháng 3/2024 đến nay và bằng một nửa so với số tài khoản mở mới trong tháng 8 vừa qua. Tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam đến cuối tháng 9 đạt 8,86 tài khoản chứng khoán, giả sử mỗi một tài khoản chứng khoán được mở mới được một cá nhân thì tỷ lệ công dân sở hữu tài khoản chứng khoán là 8,8%.
Thanh khoản vẫn duy trì mức thấp
Tính trung bình quý 3, thanh khoản mỗi phiên giao dịch duy trì khoảng 15 nghìn tỷ/ phiên, giảm xấp xỉ 25% so với quý liền trước nhưng dư nợ cho vay lại tăng lên đáng kể. Đẩy tỷ lệ Dư nợ cho vay/ thanh khoản bình quân mỗi phiên lên khoảng 16 lần. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Việc sử dụng đòn bẩy (margin) là một trong những công cụ đắc lực giúp nhà đầu tư gia tăng nhanh quy mô tài khoản của mình nếu sử dụng hợp lý, thúc đẩy giao dịch trở nên sôi động hơn và tạo động lực cho đà đi lên về điểm số của thị trường chung. Tuy nhiên, vốn vay margin lên đỉnh nhưng không đi cùng với sự cải thiện của thanh khoản phần nào cho thấy mức độ rủi ro của thị trường chứng khoán gia tăng. Một điểm đáng chú ý là margin liên tục tăng, lập kỷ lục mới nhưng thanh khoản thị trường không có sự cải thiện.
Chuyện gì đang diễn ra trên thị trường ?
Thời điểm hiện tại, khi doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn từ kênh tín dụng ngân hàng, trái phiếu vì các rào cản về thời gian chờ đợi làm thủ tục, mức độ chịu đựng rủi ro của ngân hàng với các loại tài sản được thế chấp, khó khăn trong việc huy động vốn trái phiếu,… Trong khi đó, thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản là cổ phiếu để vay tại các CTCK lại đơn giản và linh hoạt hơn nhiều. Điều này đem lại các lợi ích sau:
- Doanh nghiệp có thể giải quyết các nhu cầu cấp bách về vốn.
- Công ty chứng khoán (CTCK) tăng quy mô cho vay nhanh chóng, đem lại nguồn thu lớn.
- Giải quyết được bài toán thiếu hụt vốn trong tình thế nhiều ngân hàng siết chặt quy chế quy định cho vay.
Nhờ hoạt động này, nhiều CTCK từ hoạt động cho vay có thể đa dạng hóa nguồn thu trong bối cảnh thanh khoản giao dịch vẫn ở mức thấp trên thị trường. Nhiều CTCK đã thực hiện điều chỉnh lãi vay margin về dao động quanh mức 7-10% một năm. Ngoài ra, một số CTCK còn tung ra các gói ưu đãi lãi suất vay margin ngắn hạn, thậm chí miễn lãi cho khách hàng trong một khoản thời gian nhất định. Hơn thế nữa, với các CTCK có nguồn thu lớn từ việc làm “deal”, lãi suất cho vay có thể sẽ thấp hơn đáng kể so với mặt bằng lãi suất của các ngân hàng khi luôn phải duy trì ở mức cao để có thể bao phủ cũng như có lợi nhuận từ việc chi trả lãi suất huy động là chủ yếu và các chi phí khác.
Trong ngắn hạn, Lãi suất margin sẽ khó giảm thêm khi lãi suất ngân hàng đã có dấu hiệu rục rịch tăng trở lại. Dù Fed đã có đợt hạ lãi suất đầu tiên sau hơn 4 năm nhưng áp lực tỷ giá thời gian gần đây sẽ là yếu tố sẽ tác động đáng kể đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với xu hướng lãi suất như trên, không loại trừ khả năng nguồn thu từ hoạt động cho vay của các CTCK sẽ còn phá kỷ lục trong thời gian tới. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi các CTCK vẫn còn nhiều dư địa để cho vay thêm khi tỷ lệ dư nợ cho vay Margin/VCSH vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh và các doanh nghiệp này cũng đang có dự định tăng vốn, cũng như mức an toàn theo quy định ( không quá 2 lần dư nợ cho vay margin trên vốn chủ).
Bên cạnh đó, Công ty chứng khoán VietCap cũng đang có chương trình “Mở tài khoản ngay - Trúng vàng liền tay”. Nhà Đầu Tư có thể tìm hiểu thêm