CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) trước giờ luôn là công ty đầu tiên công bố công bố báo cáo tài chính trong ngành và đến quý 4 này cũng vậy. KQKD quý 4/2024 với những con số sơ lược khá ấn tượng, doanh thu hoạt động đạt gần 758 tỷ, tăng gần 40% so với cùng kỳ.
Luỹ kế cả năm 2024, doanh thu hoạt động của MBS đạt 3.120 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2023. LNTT tăng 30% lên 931 tỷ.
Năm 2024, MBS lên kế hoạch 2024 với tổng doanh thu đạt 2.786 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 930 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 53% và 36% so với thực hiện năm trước. Như vậy, công ty đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2024.
Nhưng bản thân mình sẽ không đặt nặng tỷ trọng về việc MBS hoàn thành chỉ tiêu hay doanh thu tăng trưởng cao để lấy đó làm thước đo đầu tư MBS giai đoạn tới. Trọng số mà bản thân mình quan tâm là “Tăng trưởng ” và Tăng trưởng của Doanh Nghiệp đã và đang chậm lại trong giai đoạn vừa qua.
Lợi nhuận sau thuế quý 4/2024 của MBS đạt 165 tỷ giảm 4% so với cùng kỳ, lợi nhuận đã có phần chậm lại, đi lùi từ Q2/2024
Ta sẽ cùng đi sâu bóc tách từng mảng kinh doanh chính của Doanh Nghiệp
Doanh thu của một công ty chứng khoán chủ yếu đến từ 3 mảng: Tự doanh, môi giới và cho vay margin. MBS cũng không đứng ngoài xu hướng đó. Với tỷ trọng các mảng trên doanh thu đóng góp tỷ trọng lần lượt: Tự doanh 41%, môi giới 17%, cho vay margin 35%
Nhìn vào xu thế của tỷ trọng chúng ta cũng có thể thấy được tự doanh và cho vay margin là hai mảng mà MBS chú tâm phát triển khi tỷ trọng của hai mảng đều chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu. Trong khi tỷ trọng doanh thu từ mảng môi giới đang ngày càng thu hẹp lại.
Chúng ta sẽ đi sâu phân tích vào 3 mảng trên để có cái nhìn tổng quan
- Mảng tự doanh
Nói về tự doanh chúng ta thường liên tưởng đến mua bán cổ phiếu. Nhưng thực tế MBS không nắm giữ cổ phiếu quá nhiều. Tỷ lệ cổ phiếu/tổng tài sản chưa đến 1%.
Thời điểm cuối quý 4/2024, khoản mục FVTPL của MBS có giá trị thị trường gần 1.974 tỷ đồng, tăng gần 300 tỷ so với đầu quý. Đây chủ yếu là trái phiếu niêm yết (1.000 tỷ), giấy tờ có giá khác (747 tỷ), cổ phiếu niêm yết (168 tỷ) và chứng chỉ quỹ chưa niêm yết (gần 50 tỷ).
Nhìn khoản mục trên so với quý 3/2024 thì cũng không thay đổi nhiều, chủ yếu là phần “ Giấy tờ có giá” của MBS tăng lên 600 tỷ so với quý 3.
Tài sản tài chính của MBS nắm giữ đến hiện tại chủ yếu đến từ giấy tờ có giá, những chứng chỉ tiền gửi của MB Bank cổ đông lớn nhất của MBS và trái phiếu niêm yết. Những tài sản không quá rủi ro và mang đến dòng tiền đều cho doanh nghiệp.
==> Cho nên để nói về sự đột biến từ mảng này hay kỳ vọng cho thời gian tới thì chắc chắn sẽ không mà chỉ là những khoản lợi tức đều đặn.
- Mảng môi giới
Nhìn vào hình trên có thể thấy rõ biên lợi nhuận của mảng môi giới liên tục sụt giảm, có thể thấy rõ khi giai đoạn vừa rồi MBS đã chuyển đổi rất mạnh, tập trung vào mảng bán lẻ hơn. Với những chính sách thu hút tập trung cộng tác viên rất mạnh như "MBS chính sách hoa hồng môi giới cao nhất thị trường "
Thị phần của MBS luôn nằm trong top 10 trong hơn 10 năm qua. Xu thế thị phần đang ngày càng thu hẹp khi miếng bánh vẫn như vậy nhưng ngày càng có nhiều công ty chứng khoán khác thâm nhập thị trường với mức lãi suất cho vay và những chính khác rất hấp dẫn thu hút thị phần. Nhờ vào việc tập trung đẩy mạnh CTV, thị phần của MBS dần dần cải thiện
- Mảng margin
MBS họ chấp nhận hy sinh biên lợi nhuận của mảng môi giới để đẩy thị phần nhằm cho vay margin"mảng hái ra tiền của các CTCK”. Duy trì thị phần trong mảng môi giới, thì mới có dư địa để cho vay margin. Đây là mảng kinh doanh mang lại động lực tăng trưởng chính cho giá cổ phiếu của MBS trong giai đoạn năm nay.
Dư nợ cho vay margin của MBS tại thời điểm cuối năm 2024 đạt 10.120 tỷ, tăng 450 tỷ so với đầu quý - mức cao nhất từ trước tới nay. Vốn chủ sở hữu của MBS là 6.908 tỷ, theo như luật thì Dự nợ margin/Vốn chủ sở hữu <= 200%. Hiện tại nếu như vậy tỷ lệ cho vay margin của MBS sẽ còn khoảng 27%.
Tăng trưởng dư nợ margin hiện tại của MBS quý này đã có sự cải thiện sau 3 quý suy giảm liên tiếp. Nhưng nhìn chung về bối cảnh ảm đạm của thị trường hiện tại thì tăng trưởng dư nợ trên khó mà đột biến được.
Tổng kết lại ta có thể thấy rằng:
Với báo cáo kết quả kinh doanh vừa công bố của MBS thì có thể đánh giá số liệu chỉ ngang ở mức ổn, nhưng nhìn chung vào bối cảnh của ngành Chứng Khoán thì tăng trưởng đang có sự chậm lại rõ nét.
Nhìn chung ngành chứng khoán, sự suy giảm tăng trưởng cũng đã gần 9 tháng - 1 năm nay rồi, bản thân mình nhận thấy ngành trên sẽ không quá nhiều rủi ro như giai đoạn đoạn đầu của sự suy giảm tăng trưởng nữa. (Định hướng đầu tư ngành Chứng Khoán năm nay)**
Mảng tự doanh chủ yếu là tự doanh chứng chỉ tiền gửi, an toàn ổn định.
Về Mảng môi giới, MBS đang đẩy mạnh mảng bán lẻ, tập trung giảm nhân viên môi giới chính thức để tuyển CTV, một xu hướng đang dần phổ biến hiện tại
Mảng cho vay margin, dư nợ cho vay đang cao nhất lịch sử, nhưng nhìn chung về bối cảnh ảm đạm của thị trường hiện tại thì tăng trưởng dư nợ trên khó mà đột biến được.
Và với những số liệu đó mình đánh giá rằng xu hướng ngắn hạn tới tình hình kết quả kinh doanh của MBS vẫn sẽ không còn nhiều sự kỳ vọng quá lớn.
Timming hiện tại của mình là nửa cuối năm nay, với những G.a.m.e lớn như “Nâng Hạng” hay “Chu kỳ tăng vốn” của các doanh nghiệp.
Cùng chờ nhé!!!
Báo cáo phân tích đầy đủ Anh Chị Em có thể đọc qua ở Tại đây nha