#ReviewFS - Series “Đọc vị” BCTC các doanh nghiệp
MBS - Về đích thành công nhưng bắt đầu thấm mệt
========
Nhìn lại kết quả kinh doanh của năm vừa qua, MBS về đích thành công khi hoàn thành 112% kế hoạch doanh thu và đạt lợi nhuận trước thuế đã đề ra. Bên cạnh con số tài chính, thị phần môi giới của MBS trong quý 4 đã cải thiện 0,47%, đạt 5,16% và đứng vị trí thứ 6.
Tăng trưởng lợi nhuận 30%/năm là con số ấn tượng nhưng nhìn kỹ hơn vào bức tranh kinh doanh từng quý, thì MBS đã chậm lại …
Trong Q4.2024:
► Lãi từ margin vẫn là nguồn thu nhập chính, nhưng đã chững lại kể từ đầu năm khi quy mô dư nợ cho vay ổn định 10.294 tỷ.
► Lãi từ môi giới chứng khoán 1 tỷ đồng, tuột dốc không phanh khi so với Q3.24 (19 tỷ) và cùng kỳ (40 tỷ). Đây là xu hướng của cả ngành khi mà giá trị giao dịch suy giảm và cạnh tranh về phí. Riêng MBS chấp nhận đánh đổi lợi nhuận môi giới để giành thị phần.
► Lãi từ FVPTL (tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ) giảm nhẹ 12%, thấp hơn quý trước nhưng cao hơn cùng kỳ.
► Lãi từ AFS (TSTC sẵn sàng bán) 54 tỷ, giảm 5% so với Q3. Riêng HTM có sự tăng trưởng đáng kể 45%, đạt mức cao nhất 10 quý gần nhất.
Đánh giá: MBS đã hoàn thành các kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, thu nhập đã chững lại khi mảng cho vay margin không thể cải thiện, lãi từ môi giới suy giảm để đánh đổi bằng thị phần. Các khoản tự doanh có sự đột phá nhẹ từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Nhìn sâu hơn về cơ cấu tài sản sinh lãi:
Các tài sản nhận lãi cố định (trái phiếu, tiền gửi có kỳ hạn) chiếm 38,3% trong cơ cấu danh mục. Cụ thể trái phiếu 2.988 tỷ, tiền gửi có kỳ hạn 4.345 tỷ trong khi cổ phiếu chỉ 203 tỷ, tương đương 1,1%.
Tổng quy mô tài sản có thu nhập cố định của MBS đã lên tới gần 7,333 tỷ đồng. Ngược lại doanh mục tự doanh cổ phiếu của họ chỉ hơn 203 tỷ đồng giảm nhanh so với quý 3.
Đánh giá: Tỷ lệ dư nợ cho vay / vốn chủ hiện tại của MBS là 1,4x. Nghĩa là trong những quý tới, nếu không tăng vốn thì không gian để MBS tăng trưởng dư nợ margin tầm 3.000 tỷ nữa.
Triển vọng MBS có gì?
Thị phần tiếp tục cải thiện. Khi những ông lớn như VPS, SSI hay VND đang cho thấy sự suy giảm trong 4 quý vừa qua. Cơ sở để MBS có thể dành lấy vị trí cao hơn là có.
Động lực tăng giá có thể đến từ việc tiếp tục hoạt động tăng vốn trong năm nay để mở rộng hoạt động cốt lõi - cho vay margin. Hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho MBS.
Động lực chính của toàn ngành chứng khoán là nâng hạng. Song, khi nào và bao giờ thì vẫn chưa xác định được.
Định giá MBS có còn hấp dẫn?
Vốn hóa MBS hiện tại 15,637 tỷ, mình dự báo lợi nhuận sau thuế 2025 của MBS đạt 1,210 tỷ đồng, tăng trưởng ở mức 30% so với năm 2024, khi đó P/E 2025 sẽ là 13x còn P/B 2025 sẽ là 2,3x.
Trong giai đoạn thăng hoa của VN-Index định giá các công ty chứng khoán với P/B lên tới 3x. Như vậy thì mình cho rằng tiềm năng upsize giá là không cao (nếu không xét trường hợp chỉ số thị trường đột phá nhờ nâng hạng).
Nói như vậy không có nghĩa cổ phiếu MBS không xứng đáng mà chưa phù hợp trong bối cảnh hiện tại, điều quan trọng NĐT cần bám sát diễn biến thị trường, sát sao review các BCTC hàng quý để có chiến lược mua-bán, trading tuỳ điều kiện thị trường!
Just 4 words - "Chưa phải lúc này"
========
Đạt Lâm
𝐕𝐢𝐞𝐭𝐧𝐚𝐦 𝐈𝐧𝐯𝐞𝐬𝐭𝐨𝐫𝐬 - Bridging Investors to Vietnam’s Growth Story