-
Quy mô thị trường sữa toàn cầu được dự báo tăng trưởng trong giai đoạn 2025-2028, với tốc độ CAGR là 5,6% và đạt 1,243 tỷ usd vào năm 2028
-
Việt Nam chỉ mới đạt 40%-50% nhu cầu sữa trong nước, dư địa trăng trưởng vẫn còn rất nhiều, nhưng ngành sữa trong nước vẫn còn cạnh tranh rất lớn từ nhập khẩu
-
Tiêu dùng sữa của người Việt Nam hiện nay còn rất thấp, khoảng 27 lít/người/năm, so với 35 lít/người/năm ở Thái Lan và 45 lít/người/năm ở Singapore. Theo dự báo của Research and Markets tiêu thụ bình quân sữa đầu người tại Việt Nam sẽ đạt 40 lít/người/năm vào năm 2030, tương đương tốc độ tăng trưởng kép 4% hằng năm
-
Chất lượng cuộc sống và thu nhập bình quân của người dân Việt Nam tăng lên nhanh chóng giúp nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là bổ sung sữa ngày càng thiết yếu
TIỀM NĂNG DOANH NGHIỆP
-
Định giá doanh nghiệp khá hấp dẫn, lúc mới lên sàn P/E 30 so với giá hiện nay quanh 3x P/E 10.9-11.7 , định giá về cổ tức hằng năm 20-25% tiền mặt tương ứng lợi tức trên 5% năm cao hơn ngân hàng. Định giá tài sản với vốn hoá trên 3000 tỷ, doanh nghiệp không nợ vay, tiền mặt hơn 1500 tỷ gửi ngân hàng, 500 tỷ tài sản cố định và xây dựng dở dang
-
Dự án trọng điểm: Thiên đường bò sữa Mộc Châu với nhà máy sữa công nghệ cao tăng công suất giai đoạn 1 từ 200 tấn sữa/ngày lên 500 tấn sữa/ngày giúp tăng gấp đôi doanh thu và lợi nhuận gộp và có thể gấp 3 lần lợi nhuận sau thuế nếu chi phí bán hàng không tăng tương ứng
-
Là công ty liên kết của Vinamilk, với dàn lãnh đạo tâm huyết và cổ đông lớn chất lượng
-
MCM chiếm 2,7% thị phần sữa Việt Nam, 23% thị phần miền Bắc, kết hợp mạng lưới và chiến lược kinh doanh của công ty mẹ Vinamilk sẽ sớm giúp MCM mở rộng thị trường miền Trung và miền Nam, vị trí vùng núi phía Bắc giáp Lào gần Trung Quốc giúp MCM mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước láng giềng
-
Vinamilk đã chốt nguyên liệu đầu vào mức thấp nhất vào năm 2023 trong vòng 5 năm giúp cải thiện biên lợi nhuận