Mig - Tăng trường lợi nhuận hướng tới mục tiêu Top3

:high_brightness:MIG - CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI!:high_brightness:

:point_right: Tổng quan tình hình kinh doanh:

Trong quý 1, hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính của MIG đều có lãi tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu phí bảo hiểm của MIG tăng 34%, đạt hơn 1,042 tỷ đồng, đưa lợi nhuận gộp từ hoạt động bảo hiểm tăng 41%, đạt hơn 139 tỷ đồng.

  • Doanh thu tài chính trong kỳ đạt hơn 50 tỷ đồng, tăng 6% giúp lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 23% so với quý 1/2021, đạt gần 58 tỷ đồng.

  • Bảo hiểm Quân đội MIC đã nỗ lực đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm gấp 5 lần so với tốc độ tăng trưởng của ngành đạt hơn 1.247 tỷ đồng. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm con người đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng doanh thu, với 459,7 tỷ VNĐ. Xem lại dữ liệu quá khứ 2021, Thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc của MIG tăng từ 5,6% năm 2020 lên 6,44% năm 2021; vượt qua PJICO vươn lên vị trí Top 5 thị trường từ Quý 1/2021

:point_right: Những luận điểm chính của DN:

  • Là đơn vị tiên phong phát triển công nghệ số đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng giai đoạn mới

  • Đa dạng kênh bán hàng giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và tiết giảm chi phí

  • Tỉ lệ trích lập dự phòng bồi thường chiếm gần 50% tổng tài sản Q1/2022

  • Tài sản tập trung chủ yếu vào các khoản đầu tư tài chính phi rủi ro

:point_right: Kế hoạch định hướng 2022:

  • BLĐ đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu ~40%, tương ứng doanh thu phí gốc ~5.500 tỷ VNĐ, đây là mức rất cao so với trung bình ngành và so với chính lịch sử tăng trưởng của công ty (năm 2013 ghi nhận tăng trưởng doanh thu phí cao nhất là 43,5%)

  • Mục tiêu chiến lược trở thành Top 3 Doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2026, mục tiêu tăng trưởng duy trì gấp 3 - 4 lần so với bình quân ngành và mức lợi nhuận kế hoạch 380 tỷ đồng năm 2022, tăng trưởng 36% so với năm 2021. Để đạt được mục tiêu này, MIG tập trung vào chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm

  • Tăng vốn để nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty cùng ngành

  • Chuyển đổi công nghệ hướng tới số hóa: hoàn thiện nâng cấp hệ thống Core bảo hiểm phục vụ hoạt động kinh doanh; số hóa quy trình, xây dựng quy trình; xây dựng kho dữ liệu và báo cáo thông minh

:point_right:Rủi ro:

  • Trong danh mục đầu tư, trái phiếu và tiền gửi MIG chiếm tỉ trọng cao cho nên rủi ro về lãi suất tiền gửi và trái phiếu chính phủ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN.

  • Rủi ro về lạm phát gia tăng trong năm 2022 ảnh hưởng đến lợi nhuận ngành bảo hiểm thông qua chi phí và tỉ lệ bồi thường.

  • Rủi ro về dịch bệnh khi xuất hiện các biến chủng mới thách thức quá trình phục hồi kinh tế, tiếp tục tác động đến thị trường bảo hiểm, nhất là bảo hiểm phi nhân thọ.