Mổ xẻ danh mục đầu tư các CTCK quý tới?

Như thường lệ, báo cáo chiến lược của các công ty chứng khoán công bố hằng quý sẽ là một trong những nguồn dữ liệu khá quan trọng để chúng ta update lại tình hình vĩ mô và ngành để triển khai tiếp chiến lược đầu tư cho quý mới. Bài viết này sẽ phân tích và tổng hợp lại các thông tin vĩ mô quan trọng và cập nhật dự báo của các công ty chứng khoán cho quý còn lại của năm 2024 và 2025.

Những điểm nhấn vĩ mô nào đáng chú ý trong quý 3.2024 ?

Những sự kiện vĩ mô thế giới quan trọng trong tháng 9 (Nguồn: Mirae Asset Việt Nam)

Trong tháng 9 vừa qua, hai sự kiện tác động quan trọng đến vĩ mô toàn cầu đó là FED chính thức hạ lãi suất 50 điểm cơ bản & gói kích thích kinh tế khổng lồ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Có thể nói rằng những thay đổi mang tính cục diện này đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN Việt Nam tăng trường chủ trương chính sách nới lỏng đề hỗ trợ đà phục hồi kinh tế.

  • Số liệu GDP Q3.2024 ghi nhận mức tăng trưởng gây bất ngờ với mức 7,4%, vượt xa kỳ vọng mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng của của cơn bão Yagi. Động lực dẫn dắt đến từ ngành chế biến chế tạo với mức tăng trưởng 2 chữ số trong khi đó tiêu dùng và xuất khẩu chưa đạt đúng kỳ vọng khi chỉ ghi nhân mức tăng trưởng khiêm tốn lần lượt là 5,8% (sau khử lạm phát) & 10.7% so với cùng kỳ.

  • Tỷ giá được duy trì ổn định giúp cho việc đẩy mạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng & M2 trở nên càng khả thi và hoàn toàn có thể vượt kế hoạch trong Q4.2024. Giải ngân FDI tiếp tục duy trì đà tích cực kết hợp với việc NHNN mua USD để tăng cường dự trữ ngoại hối cũng góp phần ổn định tỷ giá và ngăn ngừa lạm phát leo thang.

  • Điểm đáng quan tâm là giải ngân đầu tư công và tăng trưởng tín dụng vẫn còn chậm và chưa theo kịp với kỳ vọng. Các chính sách tháo gỡ khó khăn ngành BĐS cũng chưa phát huy tác dụng khiến cho đà phục hồi chậm trễ hơn dự kiến. Tuy nhiên những yếu điểm từ đầu tư công và tăng trưởng tín dụng chậm chạm cũng chính là chỉ số lead đà tăng trưởng trong Q4.2024 khi các điều kiện tăng trưởng này được đẩy mạnh tiến độ.

Ngoài ra, trọng tâm sẽ đến từ kỳ họp tháng 10 về việc sửa đổi các Luật quan trọng như Luật Thuế VAT, Luật Thuế TNDN hay một luật sửa đổi nhiều luật trong đó có Luật Chứng khoản và các Luật liên quan đến đầu tư công. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để các chính sách vận hành có sự thẩm thấu và kích thích được đà tăng trưởng trong quý còn lại của 2024 và mở ra giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn từ 2025.

Thị trường chứng khoán Việt Nam - Vĩ mô tích cực nhưng chưa thể bức phá ?

Xu hướng lãi suất toàn cầu đang hạ xuống cùng với việc các NHTW đa phần ưu tiên mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã giúp cho vĩ mô có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn Q1 & Q2.2024. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn liên tục thất bại trong việc chinh phục cột mốt 1300 và chưa có dấu hiệu dừng lại. Lý giải cho sự bất hợp lý này có thể đến từ việc thị trường chứng khoán chưa đủ hấp dẫn ở góc độ định giá và triển vọng lợi nhuận khi đà phục hồi của nền kinh tế chậm hơn so với dự kiến.

Ba mũi nhọn: tăng trưởng tín dụng, đầu tư công và bất động sản chưa cho thấy sự đáp ứng kỳ vọng khi nhu cầu tín dụng vẫn ở mức thấp và ngành bất động sản chưa phục hồi. Điều này cũng kéo theo chất lượng tài sản của nhóm ngành chủ chốt là ngân hàng chưa tạo đáy hoàn toàn và phải chờ đợi thêm. Bất động sản cũng ghi nhận sự chậm phục hồi khi nhu cầu tiêu thụ còn thấp mặc dù lãi suất vẫn đang duy trì ở vùng thấp nhất lịch sử. Nhóm tài chính bao gồm ngân hàng, chứng khoán và BĐS là nhóm chiếm tỷ trọng lớn chi phối chỉ số Index nhưng chưa thể hiện được kỳ vọng tăng trưởng vững chắc khiến cho dòng tiền chưa thể quay lại thị trường chứng khoán.

Ngân hàng là nhóm chính nâng đỡ chỉ số trong giai đoạn tháng 9 và hiện tại đang faired-value khi kỳ vọng đã chiết khấu một phần vào giá cổ phiếu. Các nhóm ngành còn định giá rẻ như BĐS và dòng cổ phiếu Midcap chưa thể hiện mức độ đóng góp cao khi vẫn đang trong giai đoạn tạo đáy lợi nhuận. Mấu chốt của Q4.2024 sẽ là làn gió chính sách sau kỳ họp Quốc hội tháng 10 để đưa ra những giải pháp quan trọng và đa chiều để đưa nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Đặc biệt là các chỉ số dẫn dắt tăng trưởng kinh tế như tiêu dùng & sản xuất và xuất nhập khẩu.

=> Mặt bằng chung định giá của nhiều nhóm cổ phiếu đang ở quanh mức giá đã chiết khấu kỳ vọng lợi nhuận quý 3 hoặc đang ở mức trung tính (không quá rẻ - cũng không quá đắt). Điều này cũng làm cho dòng tiền nhà đầu tư cá nhân hoạt động yếu. Ngoài yếu tố về kỳ vọng, dòng tiền yếu là yếu tố quan trọng tiếp theo khiến cho mốc 1300 vẫn là ngưỡng cản chưa thể chinh phục được.

Điểm tích cực là dòng vốn vào cổ phiếu thị trường đang phát triển (EM) tích cực trở lại nhờ đồng USD suy yếu và động thái nới lỏng từ Trung Quốc. Việt Nam cũng là điểm đến tiềm năng của dòng vốn ngoại khi kỳ vọng tăng trưởng LNST dự báo tích cực trong cuối 2024 và cả giai đoạn 2025-2026 khi đủ độ thẩm thấu của các chính sách kích thích tăng trưởng.

Danh mục khuyến nghị của các công ty chứng khoán có gì ?

Chứng khoán SSI:

Chứng khoán Shinhan:

Chứng khoán MBS:

Chứng khoán Mirae Asset:

=> Tổng hợp lại danh mục khuyến nghị của các công ty chứng khoán, 3 nhóm là Ngân hàng, Đầu tư công và Bất động sản là những nhóm ngành có kỳ vọng phục hồi trở lại và được khuyến nghị nhiều nhất. Đây cũng là những nhóm được đánh giá là động lực chính để dẫn dắt nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong quý 4.2024. Riêng đối với nhóm ngân hàng, đây là nhóm đã tăng 1 giai đoạn và phản ánh 1 phần kỳ vọng vào giá cổ phiếu nên upside khá khiêm tốn.

Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng dành sự theo dõi nhất định đối với bức tranh kết quả kinh doanh quý 3; đặc biệt khi so sánh với mức nền tương đối thấp của cùng kỳ năm trước. Các yếu tố cần theo dõi trong tháng 10 bao gồm:

  1. Quyết định nâng hạng thị trường và đánh giá của FTSE: FTSE Russell sẽ công bố kết quả xếp hạng sau phiên đóng cửa ngày 08/10. Thông tư 68/2024/TT-BTC về giao dịch không ký quỹ có thể là bước đệm giúp Việt Nam tiến gần đến nâng hạng, nhưng kỳ vọng nâng hạng khả thi nhất vào tháng 9/2025.

  2. Kết quả kinh doanh quý 3: Dự báo lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE sẽ tăng mạnh, dẫn dắt bởi ngành Ngân hàng và Bán lẻ.

  3. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Khai mạc ngày 21/10, Quốc hội sẽ xem xét nhiều dự luật quan trọng như Luật đầu tư công, Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Câu chuyện 1300 thực tế không phải là vấn đề quá quan trọng vì thị trường chưa hội đủ các yếu tố để bùng nổ. Kịch bản phổ biến nhất với xác suất cao là Trong ngắn hạn, kỳ vọng VN-Index sẽ tìm được vùng hỗ trợ tại 1.280 điểm và tiếp tục hướng về vùng cản tâm lý 1.300 điểm.

Tuy nhiên, rung lắc có thể sẽ xuất hiện khi tâm lý chốt lời tăng cao khi VN-Index vượt vùng cản tâm lý và xu hướng này có thể kéo dài đến khi VN-Index chinh phục thành công mốc 1.330 điểm kết hợp đồng thời với sắc xanh cần phải lan tỏa đến nhiều nhóm ngành.

1 Likes

Dư nợ margin trên 70 công ty chứng khoán theo dõi ước tính hơn 235.000 tỷ đồng, con số này tăng mạnh so với 227 nghìn tỷ đồng so với thời điểm cuối quý 2/2024.

Thống kê từ VnEconomy cho thấy, tính đến thời điểm cuối tháng 9/2024, dư nợ margin trên 70 công ty chứng khoán theo dõi ước tính hơn 235.000 tỷ đồng, con số này tăng mạnh so với 227 nghìn tỷ đồng so với thời điểm cuối quý 2/2024 và cũng là kỷ lục cho vay margin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hầu hết các công ty chứng khoán lớn đều ghi nhận cho vay margin tăng. Đơn cử như tại TCBS, dư nợ margin cuối kỳ đạt 25.483 tỷ đồng tăng 790 tỷ so với thời điểm cuối quý 2/2024. Chứng khoán Mirae Asset có dư nợ margin tăng mạnh nhất nhì thị trường, từ 16.746 tỷ đồng cuối quý 2 lên 19.291 tỷ đồng cuối quý 3.

Chứng khoán Vietcap cũng đẩy mạnh cho vay tăng từ 7.900 tỷ đồng lên 10.111 tỷ đồng. Nhiều công ty chứng khoán lớn khác cũng tăng cho vay margin như HSC, VPS, Yuanta, VIX, Chứng khoán Rồng Việt, KIS, FPTS, VCBS, DNSE, SHS, Kafi. Dư nợ cho vay margin còn ghi nhận đột biến ở Chứng khoán LPBank từ 504 tỷ đồng quý 2 lên 3.004 tỷ đồng cuối quý 3.

Mặc dù cho vay margin tăng tuy nhiên tỷ lệ dư nợ margin/vốn chủ sở hữu ở các công ty chứng khoán trên vẫn ở ngưỡng an toàn, dưới 2 lần. Tại TCBS, dư nợ margin/vốn chủ sở hữu 0,99 lần. Tỷ lệ này ở Vietcap là 1,16 lần; LPBankS là 0,76 lần; VPS 1,15 lần; VIX tỷ lệ cho vay quá thấp dưới ngưỡng quy định đạt 0,26 lần. Trong khi đó Mirae Asset vượt tỷ lệ là 2,05 lần, HSC 1,9 lần.

Điều này cho thấy dư địa đẩy mạnh nghiệp vụ cho vay margin vẫn còn khá nhiều nếu chỉ xét trên quy mô vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc đáp ứng tỷ lệ dư nợ margin/tổng vốn chủ sở hữu chỉ là điều kiện cần và điều kiện đủ để công ty chứng khoán có thể đẩy mạnh mảng cho vay margin đó là phải còn nguồn để cho vay.

Theo báo cáo tài chính, nguồn vốn chủ của công ty chứng khoán cũng được phân bổ khá nhiều vào các mảng kinh doanh khác, trong đó có hoạt động Tự doanh như cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá…

Ở chiều ngược lại, một số công ty chứng khoán ghi nhận dư nợ cho vay margin giảm như SSI, VnDirect, Maybank, BVSC, Pintree, MBS.

Margin tăng cao trong bối cảnh thanh khoản trên thị trường vẫn ở mức thấp. Tổng mức thanh khoản bình quân từ 3 sàn giao dịch sụt giảm trong quý 3/2024, đạt bình quân 18.561 tỷ đồng/phiên, giảm 26,5% so với quý 2/2024.

Tỷ lệ dư nợ margin/Giá trị giao dịch bình quân nhích lên mức 18 lần chủ yếu do thanh khoản giảm mạnh trong quý 3 không đồng pha với diễn biến về dư nợ cho vay margin.

Đáng lưu ý, không phải đến bây giờ mà từ những quý trước đó, margin liên tiếp lập kỷ lục. Bình luận về con số margin trên thị trường, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc khối Nghiên cứu và Phân tích của Chứng khoán Yuanta cho rằng đây không phải là điều đáng lo ngại cho thị trường. Như đã từng nhận định, margin thậm chí còn lên cao nữa chứ không chỉ thấp ở mức này, còn lập kỷ lục nữa nhưng thực chất lành.

Trong bối cảnh thanh khoản thấp margin tăng thì chủ yếu do tập trung cho vay deal tăng lên ở các công ty chứng khoán, đây là nguồn cho vay chính. Mặc dù có rủi ro nhưng không giống với giai đoạn năm 2022. Ở thời điểm đó các công ty chứng khoán cho vay deal lớn ở nhóm bất động sản, nhóm này chiếm khoảng 40-50% trên tổng số dư nợ toàn thị trường nên khi xảy ra tình trạng call margin, forse sell tạo hiệu ứng domino.

“Tập trung cho vay deal nhìn chung sẽ có rủi ro hơn, và nếu có thì sẽ là nỗi đau kéo dài nhưng ở thời điểm hiện tại margin không ở nhóm bất động sản mà chủ yếu là cho vay nhóm ngân hàng chiếm khoảng 55-60%, bên cạnh đó là nhóm thực phẩm. Tuy nhiên, dòng bank hiện tại không phải điều đáng ngại. Số còn lại là cho vay phục vụ trading hàng ngày, thực tế cho thấy VN30 thời gian qua cũng tăng chứng tỏ margin cũng chảy vào nhóm vốn hóa lớn”, ông Minh nhấn mạnh.

Sự phân hóa cho vay margin tại các công ty chứng khoán cho thấy cuộc đua hạ lãi suất cho vay ở các công ty chứng khoán chưa dừng lại. Với nhóm công ty chứng khoán vốn nước ngoài đơn cử như Yuanta, nhờ lợi thế nguồn tiền rẻ hơn nên có dư địa giảm lãi suất, nhu cầu sẽ chảy về các công ty chứng khoán như vậy. “Nhà đầu tư cá nhân có thể không để ý nhiều đến lãi suất nhưng với cổ đông khách hàng lớn thì margin ở đâu hấp dẫn họ sẽ dịch chuyển”, ông Minh nhấn mạnh.

2 Likes

Thấy tin này lại cong đít lên chạy rồi

1 Likes

Thật bác ơi, no hàng rồi mà thị trường ko tăng sợ rủi ro này lắm

1 Likes