|MỚI| Bất Động Sản 24/7

VHM trở thành trụ đỡ chính cho VN-Index trong tuần qua

Sau một tuần giảm điểm, hai chỉ số thị trường trong tuần 20-24/03/2023 đã ghi nhận kết quả tăng điểm trở lại. VN-Index tăng nhẹ 0.16% so với cuối tuần trước, lên mức 1,046.79 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 0.61%, kết thúc tuần với 205.72 điểm.

Dù cùng tăng về mặt điểm số nhưng thanh khoản trên 2 sàn lại đồng loạt giảm mạnh. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE giảm gần 18.23%, còn hơn 423 triệu cp/phiên. Còn tại sàn HNX, thanh khoản bình quân chỉ đạt hơn 49 triệu cp/phiên, giảm 16.84%.

Góp phần lớn vào đà hồi phục của VN-Index trong tuần qua chính là VHM.

Cổ phiếu nâng đỡ VN-Index nhiều nhất trong tuần qua chính là VHM khi thị giá cổ phiếu này tăng hơn 13% trong 1 tuần với 4 phiên tăng liên tiếp, qua đó giúp chỉ số tăng hơn 6.4 điểm, bỏ xa VPB xếp sau với gần 2.5 điểm (gấp 2.6 lần).

Đà tăng của cổ phiếu VHM diễn ra trong bối cảnh Công ty này vừa đăng ký làm dự án Khu Đô thị mới tại khu vực quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng), với tổng chi phí thực hiện hơn 23 ngàn tỷ đồng.

Nếu xét về số lượng cổ phiếu thì nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là nhóm có ảnh hưởng nhiều nhất đến đà tăng của VN-Index trong tuần qua khi có đến 5 cổ phiếu nằm trong top 10 ảnh hưởng tích cực nhất, gồm VPB, MBB, LPB, VCBSHB. Tổng cộng, 5 cổ phiếu này đã giúp chỉ số tăng hơn 3.5 điểm.

Một trong những sự kiện đáng chú ý với ngành ngân hàng trong tuần qua là vào ngày 23/03, Fed quyết định nâng lãi suất 25 điểm cơ bản, đồng thời thể hiện lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây. Đáng chú ý nhất, họ báo hiệu chu kỳ nâng lãi suất đã gần kết thúc.

Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng là nhóm có nhiều mã “ghì chân” chỉ số khi có đến 4 cổ phiếu góp mặt trong top 10 ảnh hưởng tiêu cực nhất, cụ thể là BID, CTG, TPBSSB. Tổng cộng, 4 cổ phiếu này đã làm mất của chỉ số hơn 2 điểm. Tuy nhiên, cổ phiếu tiêu cực nhất sàn là MSN khi kéo giảm chỉ số hơn 1.9 điểm.

Về diễn biến của rổ VN30 tương tự so với tuần trước khi nhóm kéo giảm tiếp tục có 16 cổ phiếu góp mặt trong nhóm, còn lại 14 cổ phiếu vẫn ở nhóm kéo tăng. Dẫn đầu nhóm kéo giảm là MSN với hơn 3.6 điểm, hướng ngược lại, VPB và VHM là hai cổ phiếu “gánh” chỉ số mạnh nhất tuần qua, lần lượt gần 7.3 điểm và hơn 6.7 điểm, tạo cách biệt lớn so với 12 mã kéo tăng còn lại.

Đối với HNX-Index, nhân tố chính giúp chỉ số hồi phục trong tuần qua đến từ KSF với gần 0.4 điểm. Trong khi đó, đối trọng ở bên phía kéo giảm là CDN chỉ làm mất của chỉ số vỏn vẹn gần 0.1 điểm.

Nguồn bài viết: VHM trở thành trụ đỡ chính cho VN-Index trong tuần qua | Fili

VCS đặt mục tiêu 2023 đi lùi, muốn hủy phương án mua lại 4.8 triệu cp quỹ

CTCP Vicostone (HNX: VCS) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến tổ chức ngày 12/04, tại Hà Nội. Nổi bật là việc dự trình cổ đông thông qua hai kịch bản kinh doanh 2023 cũng như hủy phương án mua lại 4.8 triệu cp quỹ…

Trước đó, phương án mua lại 4.8 triệu cp quỹ đã được ĐHĐCĐ bất thường 2022 thông qua vào ngày 29/12/2022. Thời gian giao dịch dự kiến trong quý 1/2023. Mục đích mua lại cổ phiếu là để bảo vệ lợi ích của cổ đông và nhà đầu tư trước tình hình thị trường chứng khoán có nhiều diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá lại thị trường và định hướng, kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2023, VCS nhận thấy tình hình kinh tế có thể tiếp tục biến động, và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các thị trường chính của VCS khi doanh nghiệp có doanh thu phần lớn đến từ thị trường xuất khẩu.

Đồng thời, Công ty có kế hoạch đầu tư các dự án nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và dài hạn. Năm 2023, HĐQT sẽ trình cổ đông thông qua chủ trương chuyển nhượng dự án về nhà máy hóa chất.

Tại thời điểm HĐQT trình ĐHĐCĐ bất thường 2022 thông qua phương án mua lại cổ phiếu quỹ, giá cổ phiếu VCS liên tục giảm, có thời điểm dưới 35,000 đồng/cp. Tuy nhiên, sau những đợt sụt giảm mạnh, TTCK Việt Nam nói chung cũng như cổ phiếu VCS nói riêng đã bắt đầu có một số dấu hiệu ổn định.

Vì vậy, nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế cũng như đầu tư dài hạn cho các dự án trọng điểm, đảm bảo cho chiến lược phát triển bền vững, HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua hủy phương án mua lại 4.8 triệu cp quỹ.

Hai kịch bản kinh doanh với lợi nhuận đều đi lùi

Về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023, VCS dự kiến trình cổ đông hai kịch bản kinh doanh chính.

Kịch bản thứ nhất, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 5,891 tỷ đồng, lãi trước thuế đạt 1,325 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 4% và giảm gần 4% so với thực hiện năm 2022.

Kịch bản thứ hai, trong điều kiện các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội tác động theo chiều hướng không thuận lợi với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, doanh thu thuần và lãi trước thuế dự kiến đạt 4,713 tỷ đồng và 1,060 tỷ đồng, giảm lần lượt gần 17% và 23% so với năm trước.

Kết quả kinh doanh các năm và kế hoạch 2023 của VCS

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance

Nhìn lại tình hình sản xuất kinh doanh năm 2022, HĐQT cho rằng Công ty phải chịu tác động mạnh từ các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu như: lạm phát cao tại nhiều quốc gia, xung đột Nga-Ukraine, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc, khủng hoảng logistics từ cuối năm 2021… do Vicostone có doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu.

Dù phần lớn các yếu tố trên đã được Công ty dự tính và đưa vào danh mục rủi ro năm 2022 khi lập kế hoạch và cũng đã được nêu ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 nhưng sự biến động khó lường của thị trường vẫn tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh tại các thị trường trọng điểm trong năm 2022.

Do đó, doanh thu thuần 2022 của VCS đạt hơn 5,660 tỷ đồng và lãi trước thuế hơn 1,377 tỷ đồng, giảm lần lượt 20% và 34% so với năm 2021. Kết quả này chỉ giúp Công ty thực hiện hơn 64% kế hoạch doanh thu và 52% mục tiêu lợi nhuận năm.

Với kết quả đạt được, Công ty đã thực hiện 2 đợt chi trả cổ tức 2022 bằng tiền mặt với tổng tỷ lệ 60% (6,000 đồng/cp), tương ứng số tiền đã chi 960 tỷ đồng, thời gian thực hiện là tháng 6 và tháng 12/2022.

Đến ngày 31/12/2022, VCS còn gần 2,818 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tuy nhiên, Công ty hiện đang bỏ ngỏ kế hoạch chi cổ tức năm 2023.

Muốn nhận chuyển nhượng nhà máy hoá chất từ công ty mẹ - Phenikaa

Vicostone cũng công bố tờ trình cổ đông thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nhựa Polyester không có khả năng chịu bức xạ UV và bền thời tiết, ứng dụng trong sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh và vật liệu compozit khác”.

Bên chuyển nhượng là CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa) - công ty mẹ của Vicostone. Giá trị chuyển nhượng căn cứ vào định giá của đơn vị định giá độc lập.

VCS cho biết việc nhận chuyển nhượng này sẽ giúp Công ty chủ động về nguồn nguyên vật liệu sản xuất, tăng nguồn thu cho Công ty từ hoạt động kinh doanh hoá chất.

Theo công bố, dự án đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 và được ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc chấp thuận kết quả nghiệm thu đưa vào hoạt động. VCS cho biết dự án đã đi vào khai thác và vận hành ổn định.

Sản lượng sản xuất của dự án năm 2021 và 2022 lần lượt là 18,773 tấn và 15,600 tấn. Công suất thực tế có thể đạt 24,000 tấn nhựa Polyester/năm.

Ngoài ra, HĐQT sẽ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT của bà Nguyễn Diệu Thuý Ngọc, và thông qua danh sách ứng viên bầu thay thế vào HĐQT là ông Phạm Trí Dũng (sinh năm 1971), hiện đang giữ chức Tổng Giám đốc Công ty.

https://fili.vn/2023/03/vcs-dat-muc-tieu-2023-di-lui-muon-huy-phuong-an-mua-lai-48-trieu-cp-quy-737-1051683.htm

Xây dựng hạ tầng CII chào mua công khai cổ phiếu Năm Bảy Bảy (NBB) với giá cao hơn thị trường 17,7%

(ĐTCK) Sau khi bán ra và ghi lãi đột biến trong năm 2022, nhóm cổ đông CII muốn mua lại và nâng sở hữu tại CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB - sàn HoSE) lên 45,43% vốn điều lệ.

Xây dựng hạ tầng CII chào mua công khai cổ phiếu Năm Bảy Bảy (NBB) với giá cao hơn thị trường 17,7%

Cụ thể, ngày 27/3, Năm Bảy Bảy nhận được hồ sơ đăng ký chào mua công khai cổ phiếu của CTCP Xây dựng hạ tầng CII.

Trong đó, Xây dựng hạ tầng CII chào mua 500.000 cổ phiếu NBB để nâng sở hữu từ 7,33% lên 7,82% vốn điều lệ và nếu tính cả bên liên quan, nhóm cổ đông liên quan Xây dựng hạ tầng CII dự kiến nâng sở hữu từ 44,93% lên 45,43% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy.

Giá chào mua công khai là 14.950 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá thị trường 17,7% (tính theo giá đóng cửa ngày 28/3 là 12.700 đồng/cổ phiếu).

Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII là công ty con của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (mã CII – sàn HoSE). Tính tới 31/12/2022, CII sở hữu 89,3% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII.

Thêm nữa, tính tới 31/12/2022, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM cũng đang sở hữu 37,52% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận là công ty liên kết (đầu năm 2022, CII sở hữu 65,32% vốn tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận đầu tư vào Công ty con).

Bản chất giao dịch này là CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thông qua công ty con là Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII để nâng sở hữu trở lại Năm Bảy Bảy sau khi vừa bán giảm sở hữu trong năm 2022 để chuyển từ Công ty con sang công ty liên kết và ghi nhận lãi đột biến từ bán vốn khi thay đổi cách hạch toán đơn vị thành viên.

Năm Bảy Bảy muốn huy động 751,2 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư thêm vốn vào hai dự án tại Bình Thuận và Quảng Ngãi

Ngày 10/3, Năm Bảy Bảy thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%, tương ứng cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 15.000 đồng/cổ phiếu.

Ước tính, Công ty sẽ phát hành thêm 50.079.897 cổ phiếu để huy động 751,2 tỷ đồng. Trong số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 422,4 tỷ đồng đầu tư bổ sung nguồn vốn dự án Khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi và 328,8 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp Khu dân cư De Lagi – Bình Thuận.

Theo tìm hiểu, dự án Khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi với quy mô 102,7 ha, tổng vốn đầu tư 1.752,5 tỷ đồng, đã giải ngân 1.330,1 tỷ đồng và còn lại 422,4 tỷ đồng chưa giải ngân. Trong đó, năm 2023, Công ty dự kiến huy động vốn để giải ngân toàn bộ 422,4 tỷ đồng còn lại; dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp Khu dân cư De Lagi – Bình Thuận quy mô 124,53 ha, tổng vốn đầu tư 2.725,7 tỷ đồng, đã giải ngân 1.264,4 tỷ đồng và còn lại 1.461,3 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2023, Công ty dự kiến giải ngân 328,78 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/3, cổ phiếu NBB giảm 50 đồng về 12.700 đồng/cổ phiếu.

Số doanh nghiệp bất động sản giải thể trong quý đầu năm 2023 tăng hơn 30%

Trong thời buổi kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể. Đáng chú ý nhất là nhóm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khi số lượng giải thể trong quý đầu năm 2023 tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê, trong quý 1/2023, lần lượt có 940 doanh nghiệp thành lập mới và 341 doanh nghiệp giải thể trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới giảm hơn 63%, còn số doanh nghiệp giải thể tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý 1/2023, cả nước có gần 34 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 310.3 ngàn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký 212.3 ngàn lao động, giảm 2% về số doanh nghiệp, giảm 34.1% về vốn đăng ký và giảm 12.8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt 9.2 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2022. Nếu tính cả 446.4 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 10.6 ngàn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2023 là 756.7 ngàn tỷ đồng, giảm 35.8% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, cả nước có hơn 23 ngàn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm lên gần 57 ngàn doanh nghiệp, giảm 5.4% so với cùng kỳ năm 2022. Bình quân mỗi tháng có gần 19 ngàn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Theo khu vực kinh tế, quý 1/2023 có 330 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 36.4% so với cùng kỳ năm trước; 8.1 ngàn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, giảm 9.6%; 25.4 ngàn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 1.5%.

Mặt khác, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 42.9 ngàn doanh nghiệp, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước; gần 12.8 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng hơn 13%; 4.6 ngàn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 6.5%. Bình quân mỗi tháng có gần 20.1 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Khối ngoại rót gần 364 triệu USD vào bất động sản trong quý 1

Về vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, có 522 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 3.02 tỷ USD, tăng 62.1% về số dự án và giảm 5.9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 2.35 tỷ USD, chiếm 77.6% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 362.1 triệu USD, chiếm 12%; các ngành còn lại đạt 314.4 triệu USD, chiếm 10.4%.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3.43 tỷ USD, chiếm 81% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 363.7 triệu USD, chiếm 8.6%; các ngành còn lại đạt 441.9 triệu USD, chiếm 10.4%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 703 lượt với tổng giá trị góp vốn 1.22 tỷ USD, giảm 25.5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó có 298 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 777.5 triệu USD và 405 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 438.1 triệu USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 550.9 triệu USD, chiếm 45.3% giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 402.1 triệu USD, chiếm 33.1%; ngành còn lại 262.7 triệu USD, chiếm 21.6%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 4.32 tỷ USD, giảm 2.2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3.42 tỷ USD, chiếm 79.2% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 361.2 triệu USD, chiếm 8.4%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 228.4 triệu USD, chiếm 5.3%.

https://fili.vn/2023/03/so-doanh-nghiep-bat-dong-san-giai-the-trong-quy-dau-nam-2023-tang-hon-30-4220-1052733.htm

HDC: Có kế hoạch huy động vốn từ chào bán cổ phiếu, trái phiếu trong năm 2023

Hodeco bắt đầu huy động vốn từ trái phiếu vào năm ngoái, thông qua hai đợt phát hành, để đầu tư vào dự án Khu nhà ở Hải Đăng - The Light City (phường 12, TP Vũng Tàu).

Dự án Khu nhà ở Hải Đăng - The Light City (phường 12, TP Vũng Tàu). (Ảnh: HDC).

CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, Mã: HDC) vừa công bố kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến diễn ra vào ngày 21/4 tại TP Vũng Tàu.

Theo chương trình đại hội được công bố, bên cạnh báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 và kế hoạch kinh doanh 2023, HĐQT sẽ trình cổ đông thông qua các nội dung: Hủy bỏ phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ năm 2022; báo cáo phát hành trái phiếu riêng lẻ 2022 và tiến độ sử dụng vốn; các phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức 2022, chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu riêng lẻ 2023. Thông tin chi tiết về các tờ trình chưa được doanh nghiệp công bố.

Tại báo cáo thường niên 2022 do Hodeco công bố vào chiều ngày 30/3, doanh nghiệp dự kiến bổ sung nguồn vốn 800 tỷ đồng trong năm nay thông qua vay vốn ngân hàng và các hoạt động phát hành nói trên.

(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Nguyên Ngọc).

Hodeco bắt đầu huy động vốn từ trái phiếu vào năm ngoái, thông qua hai đợt phát hành. Ở đợt phát hành đầu tiên (31/10-24/11/2022), doanh nghiệp huy động được 30 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng và lãi suất áp dụng cho 6 tháng đầu tiên là 11%/năm.

Ở đợt phát hành thứ hai (30/12/2022-11/1/2023), Hodeco huy động được 70 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 24 tháng, lãi suất áp dụng cho 6 tháng đầu tiên là 11,5%/năm.

Tài sản bảo đảm cho hai lô trái phiếu nói trên gồm khu đất 8.479,7 m2 (phường 11, TP Vũng Tàu) và khu đất 3.162 m2 (phường 12, TP Vũng Tàu). Hai khu đất này được CTCP Thẩm định giá EXIM định giá lần lượt hơn 103 tỷ đồng và 20,6 tỷ đồng.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank Securities, Mã: CTS) là đơn vị đã mua lại toàn bộ 100 tỷ đồng trái phiếu của Hodeco.

Với số tiền thu được từ các đợt phát hành, Hodeco đầu tư vào dự án Khu nhà ở Hải Đăng - The Light City (phường 12, TP Vũng Tàu). Dự án này chiếm khoảng 80 % giá trị tồn kho của Hodeco, tương đương hơn 800 tỷ đồng (tính đến cuối năm 2022).

(Nguồn: BCTC hợp nhất kiếm toán 2022 của HDC).

Cuối năm ngoái, Hodeco công bố điều chỉnh tiến độ dự án The Light City (giai đoạn 1). Theo đó, doanh nghiệp dự kiến năm 2024 sẽ hoàn thành thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phần xây dựng nhà ở công trình. Giai đoạn 1 của dự án được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 2/3/2017. Theo ước tính của Hodeco, The Light City có thể mang về 1.000 tỷ đồng doanh thu cho doanh nghiệp.

Chuyển động tại Khu du lịch Đại Dương (Antares)

Trong năm 2022, doanh thu thuần của Hodeco giảm hơn 4% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.298 tỷ đồng. Nhờ khoản lãi từ chuyển nhượng CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu (được ghi nhận 260 tỷ vào doanh thu tài chính) nên lãi sau thuế của doanh nghiệp tăng trưởng hơn 35% lên 420,6 tỷ đồng. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Hodeco cải thiện từ âm hơn 309 tỷ đồng ở cùng kỳ sang dương 86 tỷ đồng trong năm.

Kế hoạch kinh doanh 2023-2026 được công bố tại ĐHĐCĐ thường niên 2022. (Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Nguyên Ngọc).

Tính đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của Hodeco trên 4.400 tỷ đồng, tăng hơn 17% so với đầu năm.Tiền và tương đương tiền tại thời điểm cuối năm của Hodeco còn hơn 11,5 tỷ đồng (đầu năm 61,7 tỷ đồng).

Doanh nghiệp đang nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các dự án: Vũng Tàu Wonderland, dự án cụm tiểu thủ công nghiệp Phước Thắng, dự án nhà ở 18,54 ha (phường 12, TP Vũng Tàu), dự án tại huyện Long Điền (Bà Rịa-Vũng Tàu). Tổng số tiền trả trước cho các dự án này hơn 300 tỷ đồng.

(Nguồn: BCTC hợp nhất kiếm toán 2022 của HDC).

Trong quý cuối năm, Hodeco đã chuyển nhượng bớt vốn tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu cho đối tác, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 100% về còn 47,29%, tương ứng giá trị đầu tư gốc tại ngày 31/12/2022 trên 570 tỷ. Sau đó, Hodeco góp thêm 150 tỷ đồng vào doanh nghiệp dự án này để đảm bảo số vốn cần thiết thực hiện dự án Khu du lịch Đại Dương (Antares) trên diện tích 19,5 ha, tổng mức đầu tư 3.350 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng không còn ghi nhận giá trị đầu tư hơn 640 tỷ tại dự án này trên báo cáo tài chính.

Khu du lịch Đại Dương (Antares) vừa được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 vào ngày 3/1 vừa qua. Hodeco cho biết đây là tiền đề pháp lý rất quan trọng để doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự án vào kinh doanh. Phía doanh nghiệp từng đưa ra ước tính dự án có thể mang về doanh thu 600-700 tỷ đồng.

Đầu tư hơn 100 tỷ vào Xây lắp Thừa Thiên Huế (HUB)

Cũng trong năm qua, Hodeco đã tăng giá trị đầu tư chứng khoán tại CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế (Mã: HUB) từ 5 tỷ lên hơn 100 tỷ và dự phòng khoản đầu tư này hơn 40 tỷ.

Nói thêm về khoản đầu tư này, ban lãnh đạo Hodeco từng chia sẻ ngoài sản xuất vật liệu xây dựng, HUB còn mở rộng kinh doanh bất động sản. Trong đó, khu công nghiệp Phú Bài (200 ha, Thừa Thiên Huế) đã được lấp đầy và Thủ tướng chính phủ đã cấp phép mở rộng khu công nghiệp này thêm 86 ha.

Ngoài ra, HUB còn có các văn phòng cho thuê với tổng diện tích sàn 2.000 m2 và các dự án khu dân cư để chuyển nhượng cho khách hàng. Trong năm 2022, HUB đang xin UBND tỉnh cấp phép cho một mỏ đá.


(Nguồn: BCTC hợp nhất kiếm toán 2022 của HDC).

Diễn biến giá cổ phiếu HUB. (Nguồn: TradingView).

Nợ phải trả của Hodeco vào cuối năm 2022 khoảng 2.560 tỷ đồng, tăng 11,6% so với đầu năm. Trong đó, tổng dư nợ vay chiếm 1.690 tỷ đồng và hầu hết là nợ vay ngân hàng. Năm 2022, Hodeco đi vay hơn 1.160 tỷ đồng, trả nợ gốc hơn 800 tỷ đồng và trả lãi vay hơn 80 tỷ đồng.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

SAM dự kiến không chia cổ tức 2022, mục tiêu lãi 2023 gấp 2.2 lần cùng kỳ

CTCP SAM HOLDINGS (HOSE: SAM) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến tổ chức ngày 21/04 tại TP Đà Lạt. Công ty dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh 2023 cũng như phương án phân phối lợi nhuận…

Năm 2023, Ban lãnh đạo SAM nhận định kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro, thách thức nhưng sẽ có cơ hội phục hồi nhanh nếu tình hình lạm phát được kiểm soát tốt.

Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của môi trường kinh tế vĩ mô, SAM sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các mục tiêu chiến lược chính: Tiếp tục tái cấu trúc bộ máy tổ chức; Tập trung nguồn lực kiên định thúc đẩy phát triển trên 3 lĩnh vực trụ cột Đầu tư tài chính - Bất động sản - Sản xuất công nghiệp.

Trên cơ sở đó, SAM đặt mục tiêu tổng doanh thu 2023 gần 2,407 tỷ đồng, giảm nhẹ 2%. Ngược lại, lãi trước thuế dự kiến hơn 90 tỷ đồng, gấp hơn 2.2 lần thực hiện năm 2022.

Kết quả kinh doanh các năm và kế hoạch 2023 của SAM

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance

Nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2022, tổng doanh thu của SAM chỉ đạt 86% kế hoạch, nhưng vẫn tăng gần 10% so với cùng kỳ, lên hơn 2,464 tỷ đồng. Dù vậy, lãi trước thuế giảm tới 80%, còn vỏn vẹn gần 41 tỷ đồng.

Công ty cho rằng lợi nhuận giảm chủ yếu do lãi suất tăng cao, làm tăng chi phí tài chính; tỷ giá biến động tăng dẫn đến lỗ do hạch toán chênh lệch tỷ giá; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.

Với kết quả đạt được, SAM sẽ trình cổ đông thông qua việc trích quỹ khen thưởng, phúc lợi tỷ lệ 1%, tương ứng gần 715 triệu đồng; và không chia cổ tức năm 2022. Lũy kế lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 66.5 tỷ đồng.

Năm 2023, Công ty dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 3% nhưng không nêu rõ chia bằng tiền mặt hay cổ phiếu.

Bên cạnh đó, SAM còn trình cổ đông thông qua miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Minh Tùng nhiệm kỳ 2020-2025, và thông qua bầu bổ sung/thay thế 1 Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

https://fili.vn/2023/04/sam-du-kien-khong-chia-co-tuc-2022-muc-tieu-lai-2023-gap-22-lan-cung-ky-737-1055441.htm

Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) muốn phát hành hơn 156 triệu cổ phiếu để huy động vốn cho loạt dự án

## Hạ tầng Giao thông Đèo Cả muốn phát hành hơn 82,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông, hơn 74,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (Mã: HHV) dự kiến họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 theo hình thức trực tuyến vào ngày 24/4.

Năm 2023, HHV đặt mục tiêu 2.478 tỷ đồng doanh thu, 339 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 18%, 14% so với cùng kỳ. Mức chia cổ tức năm 2023 dự kiến là 50% bằng tiền hoặc cổ phiếu, nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối công ty mẹ theo BCTC riêng.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC của Giao thông Đèo Cả.

Ngoài ra, HĐQT công ty đề xuất huỷ phương án chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2022. Trước đó, HHV dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 5%, tương ứng với việc phát hành hơn 26,7 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 20:1, tức cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận về 1 cổ phiếu mới.

Lý giải nguyên nhân, HHV cho rằng, thị trường chứng khoán năm 2022 có nhiều biến động và tiến độ thực hiện phương án chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ theo Nghị quyết ngày 1/1/2021 diễn ra chậm hơn dự kiến. Do đó, công ty không thực hiện được các thủ tục để phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 theo kế hoạch đề ra.

Về phân phối lợi nhuận năm 2022, HĐQT Giao thông Đèo Cả đề xuất trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 7%, tương ứng với việc phát hành hơn 21,5 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 100:7 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận về 7 cổ phiếu mới).

Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2023 sau khi được UBCKNN chấp thuận, nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối công ty mẹ theo BCTC riêng.

Muốn phát hành hơn 156 triệu cổ phiếu

Trong tài liệu gửi cổ đông, HHV còn muốn phát hành hơn 82,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng 25% số cổ phần đang lưu hành. Tỷ lệ thực hiện quyền là 4:1 (cổ đông sở hữu 4 cổ phiếu được mua 1 cổ phiếu mới).

Cổ phiếu chào bán thêm cho cổ đông hiện hữu sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Giá chào bán dự kiến sẽ do HĐQT quyết định và không thấp hơn mệnh giá của cổ phiếu.

Nguyên tắc xác định giá phát hành dựa trên giá trị sổ sách cuối năm 2022 là 12.723 đồng/cp và giá giao dịch bình quân của cổ phiếu HHV trong 20 phiên gần nhất là 13.132 đồng/cp. Thời gian thực hiện dự kiến là sau khi có chấp thuận của UBCKNN.

HHV cho biết, toán bộ số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được phân bổ như sau: 108 tỷ đồng góp vốn đầu tư vào CTCP Đầu tư Đèo Cả - Chủ đầu tư dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông, Hải Vân); 33 tỷ đồng góp vốn đầu tư vào CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Chủ đầu tư dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn; 681 tỷ đồng dành để bổ sung vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

Nguồn: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 của HHV.

Ngoài ra, HHV dự kiến chào bán hơn 74,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, tương ứng 18% số cổ phần đang lưu hành.

Đối với nhà đầu tư chiến lược, cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm, còn với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023 – 2024 sau khi UBCKNN chấp thuận. Sau đó, HĐQT sẽ lựa chọn thời gian thực hiện cụ thể.

Nguồn: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 của HHV.

Với hơn 741 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán, HHV dự kiến dùng: 705 tỷ đồng tham gia dự án Cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, dự án Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và các dự án khác có thể phát sinh; 35 tỷ đồng bổ sung vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

Sau ba đợt phát hành trên, vốn điều lệ của Giao thông Đèo Cả dự kiến tăng từ 3.078 tỷ đồng lên 4.857 tỷ đồng.

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/ha-tang-giao-thong-deo-ca-hhv-muon-phat-hanh-hon-156-trieu-co-phieu-de-huy-dong-von-cho-loat-du-an-42202344104659756.htm

NLG: Vợ Chủ tịch Nam Long bán trọn 2 triệu cổ phiếu NLG đã đăng ký

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ngày 5/4 đã công các thông báo giao dịch người nội bộ và người liên quan tới người nội bộ của CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG).

Cụ thể, từ ngày 27/3 – 4/4, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, vợ của Chủ tịch Nguyễn Xuân Quang bán thành công 2 triệu cổ phiếu đã đăng ký trước đó bằng phương pháp khớp lệnh, hạ sở hữu tại Nam Long xuống còn 16,34 triệu cổ phần, tương đương 4,25% vốn điều lệ công ty.

Trước đó, từ ngày 7/3 đến 3 /4, ông Cao Duy Thông, em trai Thành viên HĐQT Cao Tấn Thạch chỉ mua vào 148.000 trong số 500.000 cổ phiếu NLG đã đăng ký bằng phương pháp khớp lệnh và thỏa thuận. Lý do không hoàn tất giao dịch được ông Thông đưa ra là “giá không phù hợp”.

Đáng chú ý, bản thân ông Cao Tấn Thạch đã đăng ký bán ra 413.400 cổ phiếu NLG trong khoảng thời gian từ 7/4 – 6/5 nhằm cân đối tài chính cá nhân. Giao dịch được thực hiện bằng phương pháp khớp lệnh và thỏa thuận và dự kiến sẽ hạ sở hữu của ông Thạch xuống còn 1,15% vốn điều lệ Nam Long.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NLG đang ở trong chuỗi tăng điểm mạnh. Tính trong 10 phiên gần nhất, NLG tăng đến 7 phiên, thị giá được đẩy từ mức 23.300 đồng/CP lên mức 29.600 đồng/CP chốt phiên 5/4, tương đương vốn hóa 11.368,8 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 4/2022, doanh thu thuần của NLG giảm 63% so với cùng kỳ về còn 1.629 tỷ đồng, lợi nhuận gộp từ đó cũng giảm gần nửa về còn 814,4 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng 443% so với quý 4/2021 lên 307 tỷ đồng, trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 51% và 10,56% về còn 186,3 tỷ đồng và 199,2 tỷ đồng. Kết quả, khấu trừ thuế phí, Nam Long ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 589,7 tỷ đồng, giảm 23,3% so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm 2022, doanh thu của công ty đạt 4.339 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 865,5 tỷ đồng, giảm lần lượt 16,6% và 41,4% so với thực hiện năm 2021, tương ứng hoàn thành 60,68% kế hoạch doanh thu và 56,7% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4/2022.

Sonadezi Châu Đức (SZC): Vốn đầu tư dự án Khu đô thị Châu Đức tăng 6,92 lần, lên 9.804,4 tỷ đồng

## CTCP Sonadezi Châu Đức (mã SZC - HoSE) bổ sung tăng vốn đầu dự án Khu đô thị Châu Đức và bổ sung tờ trình thành viên HĐQT.

Sonadezi Châu Đức vừa bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, đại hội dự kiến tổ chức ngày 18/4 tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đầu tiên, Công ty bổ sung tờ trình bầu bà Nguyễn Phương Hằng vào thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027.

Bà Nguyễn Phương Hằng sinh năm 1983, trình độ cử nhân Quản trị Kinh doanh, Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh và được đề cử bởi Tổng Công ty Sonadezi, đơn vị sở hữu 46,84% vốn tại Sonadezi Châu Đức. Hiện tại, bà Hằng đang là Trưởng ban nhân sự của Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi).

Trước đó, ngày 20/5/2022, Sonadezi Châu Đức nhận được đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Trần Trung Chiến và tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Công ty đã trình cổ đông miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT của ông Trần Trung Chiến.

Sonadezi Châu Đức (SZC): Vốn đầu tư dự án Khu đô thị Châu Đức tăng 6,92 lần, lên 9.804,4 tỷ đồng ảnh 1
Sonadezi Châu Đức nâng vốn đầu tư dự án Khu đô thị Châu Đức

Thứ hai, Công ty bổ sung tờ trình điều chỉnh dự án Khu đô thị Châu Đức với tổng vốn đầu tư ban đầu là 1.237,43 tỷ đồng, lên 9.804,4 tỷ đồng, bằng 7,92 lần kế hoạch ban đầu.

Lý do cho việc đội vốn dự án, Công ty cho biết với tình hình triển khai thực tế, dự án Khu đô thị Châu Đức đã thay đổi quy mô, tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện nên Công ty phải tiến hành điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Châu Đức.

Sonadezi Châu Đức dự kiến trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%

Trước đó, trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Công ty cũng đã trình cổ đông nhiều nội dung đáng chú ý.

Trong năm 2023, Sonadezi Châu Đức đặt kế hoạch doanh thu 914,51 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế 210,26 tỷ đồng, tăng 6,5% so với thực hiện trong năm 2022.

Công ty cho biết, kế hoạch doanh thu năm 2023 được đóng góp chủ yếu trong 2 mảng chính bao gồm cho thuê đất công nghiệp khoảng 555,83 tỷ đồng và mảng kinh doanh bất động sản dân dụng khoảng 221,6 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu thu phí đường bộ khoảng 86,4 tỷ đồng, kinh doanh sân golf Châu Đức khoảng 40 tỷ đồng.

Công ty sẽ khẩn trương hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư Hữu Phước – giai đoạn 2, đồng thời hoàn tất thủ tục pháp lý và triển khai xây dựng hạ tầng phân kỳ Khu đô thị phía Bắc để tiếp tục tạo thêm sản phẩm đưa vào tiếp thị kinh doanh. Ngoài ra, sân golf Resort 18 lỗ là dịch vụ gia tăng cho Khu đô thị Châu Đức nhằm đáp ứng thêm về nhu cầu giải trí cho các nhà đầu tư trong khu công nghiệp.

Về cổ tức, năm 2022, Công ty trình cổ đông kế hoạch cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% (thực hiện trong năm 2023) và bước sang năm 2023, mức cổ tức dự kiến giảm còn 10%.

Ở một diễn biến đáng chú ý khác, Sonadezi Châu Đức thông qua miễn nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc, người được ủy quyền công bố thông tin, kiêm Giám đốc Ban Quản lý dự án sân Golf Châu Đức đối với ông Trương Viết Hoàng Sơn từ ngày 1/4.

Ngược lại, bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Tân vào vị trí Phó Tổng giám đốc kiêm người được quyền công bố thông tin từ ngày 1/4.

Theo tìm hiểu, ông Trương Viết Hoàng Sơn sinh năm 1977, được bổ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc Sonadezi Châu Đức từ ngày 28/5/2019 tới nay.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/4, cổ phiếu SZC tăng 1.200 đồng lên 31.300 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu HBC (Hòa Bình) vào diện kiểm soát trên HOSE, sắp nhận thêm “án” cắt margin

## Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) thông báo về việc đưa hơn 274 triệu cổ phiếu HBC của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện kiểm soát.

Lý do được phía sở đưa ra là do công ty chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp (2021 - 2022) - thuộc trường hợp bị đưa vào diện kiểm soát theo quy định.

Với quyết định này, dự kiến tới đây, cổ phiếu HBC cũng sẽ được HOSE bổ sung vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin).

Trước đó, 74 mã cổ phiếu đã được HOSE đưa vào danh sách cắt margin trong quý 2/2023.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HBC hiện giao dịch dưới mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tại thời điểm 10h37 phiên sáng 11/4/2023, mã giảm nhẹ về mức 8.290 đồng song đã giảm tới 74% so với mức đỉnh 32.000 đồng hồi đầu năm 2022.


Diễn biến giá cổ phiếu HBC

Cùng với đà giảm của giá cổ phiếu, thanh khoản nửa năm trở lại đây của HBC cũng giảm mạnh về còn trung bình 2,56 triệu đơn vị/ phiên (10 phiên gần nhất).

Về kết quả kinh doanh, ghi nhận tại báo cáo tài chính hợp nhất chưa kiểm toán, năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu 14.123 tỷ đồng - tăng mạnh so với mức 11.355 tỷ của năm 2021. Tuy nhiên, Tập đoàn bất ngờ báo lỗ sau thuế 1.140 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi ròng gần 97 tỷ.

Sau khi tranh chấp nội bộ được giải quyết, Tập đoàn Hòa Bình đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu đạt 12.500 tỷ đồng - giảm 11,5% YoY; lợi nhuận sau thuế ở mức 125 tỷ đồng so với mức âm 1.140 tỷ của năm 2022.

Mới nhất, công ty cũng đã thông báo điều chỉnh thời gian họp ĐHCĐ thường niên 2023 từ chiều ngày 26/4 sang sáng 27/6.

Licogi 14 (L14) muốn đầu tư cổ phiếu bất động sản, thép hoặc công nghệ thông tin

Licogi 14 đề xuất việc tiếp tục đầu tư vào một số cổ phiếu có tiềm lực như bất động sản, công nghệ thông tin, sắt thép.

CTCP Licogi 14 (Mã: L14) vừa có tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến diễn ra tại Phú Thọ, vào ngày 28/4.

Năm 2023, công ty đặt mục tiêu 195 tỷ đồng doanh thu, 25 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 12%, 32% so với cùng kỳ. Mức chia cổ tức năm 2023 dự kiến 5%.

Cuối tháng 2, Licogi 14 công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu 195 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng. Như vậy, trong tờ trình mới, lãi sau thuế tăng thêm 5 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong tài liệu gửi cổ đông, Licogi 14 còn xây dựng kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2023 - 2027 với tổng doanh thu là 3.195 tỷ đồng, 259 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Nguồn: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 của Licogi 14.

Về phân phối lợi nhuận năm 2022, Licogi 14 dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 5%, tương ứng với việc phát hành hơn 1,5 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 100:5, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 5 cổ phiếu mới. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, cổ đông Licogi 14 đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2022 tỷ lệ 10%.

Muốn tiếp tục đầu tư chứng khoán

Về kế hoạch đầu tư năm 2023, Licogi 14 cho biết sẽ nghiên cứu các giải pháp, tìm mọi nguồn vốn vay tín dụng, phát hành tăng vốn điều lệ khi có điều kiện thuận lợi hay huy động các nguồn vốn khác để hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng cho Khu đô thị mới Nam Minh Phương – dự án trọng điểm của Phú Thọ do công ty làm chủ đầu tư.

Đồng thời, Licogi 14 sẽ nghiên cứu thực hiện, đầu tư xây dựng dự án: Khu nhà ở xã hội tại Khu đô thị Minh Phương; Khu đô thị sinh thái trung tâm huyện Phù Ninh; Cải tạo cảnh quan Khu độ thị Minh Phương……

Về lĩnh vực đầu tư tài chính, công ty dự kiến xem xét, cân nhắc kỹ để tiếp tục đầu tư vào một số mã chứng khoán có tiềm lực như bất động sản, công nghệ thông tin, sắt thép…

Một nội dung khác trong tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023 là Licogi sẽ bầu 5 thành viên HĐQT, 3 thành viên ban kiểm soát, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/licogi-14-l14-muon-dau-tu-co-phieu-bat-dong-san-thep-hoac-cong-nghe-thong-tin-42202341111827658.htm

Cổ phiếu TDH được chuyển về diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM ngày 11/04 quyết định chuyển cổ phiếu của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HOSE: TDH) từ diện kiểm soát sang cảnh báo.

Lý do chuyển cổ phiếu TDH về diện cảnh báo là vì Công ty đã có lãi trở lại trong năm 2022. Cụ thể, lãi ròng 2022 của Công ty đạt gần 5 tỷ đồng. Mã này thuộc diện bị cảnh báo vì lỗ lũy kế tính tới 31/12/2022 hơn 688 tỷ đồng.

Tuy vậy, cổ phiếu TDH vẫn bị hạn chế về thời gian dịch (chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch).

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu TDH ở mức 3,230 đồng/cp (kết phiên 11/04). Thị giá biến động trong vùng 2,700-3,700 đồng/cp trong các tháng đầu năm.

Diễn biến giá cổ phiếu TDH từ đầu năm 2023 tới nay

https://fili.vn/2023/04/co-phieu-tdh-duoc-chuyen-ve-dien-canh-bao-830-1058802.htm

Quỹ thuộc VinaCapital bán hết cổ phiếu KDH

VOF Investment Limited - quỹ thuộc VinaCapital - đã bán 4.3 triệu cp KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền, chính thức thoái hết vốn đang nắm giữ tại đây. Giao dịch được thực hiện từ ngày 06-10/04/2023.

Với giá đóng cửa bình quân trong giai đoạn VOF Investment thực hiện giao dịch là 28,300 đồng/cp, ước tính thương vụ có giá trị gần 122 tỷ đồng.

Trước đó, từ ngày 12/12/2022-10/01/2023, quỹ VOF Investment Limited bán ra 4.11 triệu cp trong tổng số đăng ký bán 10 triệu cp để giảm sở hữu từ 1.41% về còn 0.83% vốn điều lệ. Từ ngày 17/01-15/02, quỹ này đăng ký bán tiếp 5.89 triệu cp, nhưng chỉ bán được 1.53 triệu cp để giảm sở hữu từ 0.83% về còn 0.61% vốn điều lệ do diễn biến thị trường chưa phù hợp. Lượng cổ phiếu còn lại đã được bán hết thông qua đợt giao dịch kể trên.

Cùng chiều bán, ngày 10/03, CTCP Quản lý quỹ VinaCapital cũng đã bán 4,300 cp KDH, giảm sở hữu về còn 144,100 ngàn cp (tương ứng 0.02%).

Giá cổ phiếu KDH từ đầu năm 2023 tới nay

https://fili.vn/2023/04/quy-thuoc-vinacapital-ban-het-co-phieu-kdh-739-1058883.htm

Quỹ VinaCapital bán thì mình lại mua :sweat_smile: Trong hôm qua khi có tin tốt về NVL thì AI của DATX báo mua một loạt các cổ phiếu dòng BĐS, trong đó có KDH tại giá 28.15, mục tiêu tới 30.95 :grin:

Chia sẻ hay quá/

Vi phạm công bố thông tin phát hành cổ phiếu, DIG bị HoSE “nhắc nhở”

## Qua rà soát hồ sơ báo cáo/công bố thông tin liên quan đến các đợt phát hành cổ phiếu của DIC Corp trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, HoSE nhận thấy Công ty đã chậm công bố thông tin có sự thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết tại 03 đợt phát hành.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo nhắc nhở chậm CBTT thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành đối với Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã DIG-HOSE).

Theo đó qua rà soát hồ sơ báo cáo/công bố thông tin liên quan đến các đợt phát hành cổ phiếu của DIC Corp trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, HoSE nhận thấy Công ty đã chậm công bố thông tin có sự thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết tại 03 đợt phát hành. Cụ thể:

Lần 1, Công ty phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu của CTCP Du lịch và Thương mại DIC (ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu hoán đổi là 1/7/2020);

Lần 2, là khi DIC Corp phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 (ngày kết thúc đợt phát hành là 31/3/2021); và cuối cùng là khi Công ty phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (ngày kết thúc đợt phát hành là 9/6/2021).

Căn cứ quy định pháp luật, HoSE nhắc nhở và đề nghị DIC Corp tuân thủ quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán để đảm bảo quyền lợi của cổ đông.

Ở diễn biến khác, ngày 31/3, DIC Corp vừa mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu mã DIGH2124001 từ HDBank (HDB). Theo đó, dư nợ nợ trái phiếu của DIG giảm về 900 tỷ đồng trái phiếu, bao gồm có lô DIGH2124002 với mệnh giá 1.000 tỷ đồng, đáo hạn ngày 30/9/2024, lãi suất 11,85%/năm, đã mua lại 539 tỷ đồng vào ngày 10/11/2022 và lô DIGH2124003 mệnh giá 1.500 tỷ đồng, đáo hạn ngày 26/11/2024, lãi suất 13,45%/năm, đã mua lại 1.061 tỷ đồng vào ngày 10/11/2022, giá trị còn lại 439 tỷ đồng.

Được biết, tài sản đảm bảo của các lô trái phiếu bao gồm toàn bộ tài sản, quyền tài sản và các quyền, lợi ích hiện hữu và phát sinh trong tương lai từ việc đầu tư, phát triển, khai thác, tiêu thụ sản phẩm tại dự án “Khu đô thị Du lịch Long Tân” với diện tích 331,9 ha tại xã Long Tân và Xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; cổ phiếu DIG; và 80 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất với diện tích 42.381 m2 thuộc dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.

Mới đây, DIG công bố BCTC 2022 đã kiểm toán với doanh thu thuần đã kiểm toán giảm nhẹ 0,63% từ hơn 1.908 tỷ xuống còn gần 1.897 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 32,54% từ 144,3 tỷ lên hơn 191 tỷ đồng.

DIG cho biết doanh thu thuần giảm nhẹ là do loại trừ doanh thu trong nội của Tập đoàn. Còn lợi nhuận tăng hơn 32% là do kiểm toán tính lại chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại thhuoocj lợi ích của cổ đông không kiểm soát làm cho lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát tăng 49,15 tỷ còn lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ sau kiểm toán giảm 2,16 tỷ đồng.

Cảm ơn chia sẻ từ DatX ~*

1 Likes

Mã SHS được không anh?


Quá hay ]|