|MỚI| Bất Động Sản 24/7

Doanh nghiệp muốn tăng lãi suất trái phiếu từ 10% lên 14%/năm

BCG Energy đang có kế hoạch tăng lãi suất chi trả trái phiếu từ 10% lên 14%/năm trong 2 kỳ tính lãi tiếp theo của năm 2023.

Dự án điện mặt trời 125 ha với tổng vốn đầu tư hơn 96 triệu USD của BCG Energy tại tỉnh Long An. Ảnh: BCG.

Hội đồng Quản trị Công ty CP BCG Energy vừa thống nhất tổ chức lấy ý kiến trái chủ để thay đổi lãi suất áp dụng đối với 2 lô trái phiếu có mã EBCCH124002 và EBCCH124003.

Theo đó, lãi suất hiện tại của lô trái phiếu EBCCH124002 và EBCCH124003 do BCG Energy phát hành là 10%/năm. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty cho rằng lãi suất thị trường đã tăng đáng kể trong năm 2022 và được dự báo tiếp tục biến động theo chiều hướng gia tăng trong thời gian tới.

"Do đó, để đảm bảo lợi ích cho những người sở hữu trái phiếu cũng như gia tăng niềm tin và uy tín của tổ chức phát hành, HĐQT BCG Energy thống nhất thông qua việc tổ chức lấy ý kiến trái chủ để thay đổi lãi suất áp dụng đối với các kỳ tính lãi tiếp theo của trái phiếu EBCCH124002 và trái phiếu EBCCH124003”, thông báo của công ty nêu rõ.

Cụ thể, đối với trái phiếu EBCCH124002, BCG Energy sẽ áp dụng mức lãi suất 14%/năm cho kỳ tính lãi ngày 26/10/2022 đến ngày 26/4/2023 và kỳ tính lãi 26/4 đến 26/10 năm nay. Các kỳ tính lãi tiếp theo sẽ trở về mức cố định 10%/năm.

BCG Energy cho biết đã hoàn tất thủ tục theo quy định để hoàn tất việc thay đổi điều kiện, điều khoản về lãi suất đang áp dụng cho trái phiếu EBCCH124002 và EBCCH124003.

Theo số liệu do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công ty, từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2021, BCG Energy đã phát hành tổng cộng hơn 2.835 tỷ đồng trái phiếu, với kỳ hạn phổ biến trong khoảng 3-7 năm, lãi suất bình quân khoảng 10-11%/năm.

Được biết, BCG Energy là công ty con của Công ty CP Tập đoàn Bamboo Capital (BCG), được thành lập vào năm 2017, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và giữ vai trò là trụ cột chính trong chiến lược tăng trưởng dài hạn của Bamboo Capital.

Trong đó, BCG Energy tập trung vào phát triển và vận hành các dự án cánh đồng năng lượng mặt trời và điện mặt trời áp mái tại Việt Nam. Mục tiêu của BCG Energy là đạt công suất 2 GW vào năm 2023.

Sau đợt góp thêm 1.025 tỷ đồng vào BCG Energy vào cuối tháng 4/2022, đến cuối năm 2022, Bamboo Capital tiếp tục thông qua việc góp bổ sung 500 tỷ đồng vào công ty năng lượng này. Qua đó, nâng tổng giá trị vốn góp tại đây lên 3.203 tỷ đồng, tương đương 71,18% vốn điều lệ.

Tập đoàn này cũng đã có kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), nhưng trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động không thuận lợi, kế hoạch IPO của công ty đến nay vẫn chưa thể diễn ra.

https://f247.com/news/doanh-nghiep-muon-tang-lai-suat-trai-phieu-tu-10-len-14nam-zingnews4adc1ec3f9554c35a4fa5f917a4d366f

Doanh nghiệp muốn tăng lãi suất trái phiếu từ 10% lên 14%/năm

BCG Energy đang có kế hoạch tăng lãi suất chi trả trái phiếu từ 10% lên 14%/năm trong 2 kỳ tính lãi tiếp theo của năm 2023.


Dự án điện mặt trời 125 ha với tổng vốn đầu tư hơn 96 triệu USD của BCG Energy tại tỉnh Long An. Ảnh: BCG.

Hội đồng Quản trị Công ty CP BCG Energy vừa thống nhất tổ chức lấy ý kiến trái chủ để thay đổi lãi suất áp dụng đối với 2 lô trái phiếu có mã EBCCH124002 và EBCCH124003.

Theo đó, lãi suất hiện tại của lô trái phiếu EBCCH124002 và EBCCH124003 do BCG Energy phát hành là 10%/năm. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty cho rằng lãi suất thị trường đã tăng đáng kể trong năm 2022 và được dự báo tiếp tục biến động theo chiều hướng gia tăng trong thời gian tới.

"Do đó, để đảm bảo lợi ích cho những người sở hữu trái phiếu cũng như gia tăng niềm tin và uy tín của tổ chức phát hành, HĐQT BCG Energy thống nhất thông qua việc tổ chức lấy ý kiến trái chủ để thay đổi lãi suất áp dụng đối với các kỳ tính lãi tiếp theo của trái phiếu EBCCH124002 và trái phiếu EBCCH124003”, thông báo của công ty nêu rõ.

Cụ thể, đối với trái phiếu EBCCH124002, BCG Energy sẽ áp dụng mức lãi suất 14%/năm cho kỳ tính lãi ngày 26/10/2022 đến ngày 26/4/2023 và kỳ tính lãi 26/4 đến 26/10 năm nay. Các kỳ tính lãi tiếp theo sẽ trở về mức cố định 10%/năm.

BCG Energy cho biết đã hoàn tất thủ tục theo quy định để hoàn tất việc thay đổi điều kiện, điều khoản về lãi suất đang áp dụng cho trái phiếu EBCCH124002 và EBCCH124003.

Theo số liệu do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công ty, từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2021, BCG Energy đã phát hành tổng cộng hơn 2.835 tỷ đồng trái phiếu, với kỳ hạn phổ biến trong khoảng 3-7 năm, lãi suất bình quân khoảng 10-11%/năm.

Được biết, BCG Energy là công ty con của Công ty CP Tập đoàn Bamboo Capital (BCG), được thành lập vào năm 2017, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và giữ vai trò là trụ cột chính trong chiến lược tăng trưởng dài hạn của Bamboo Capital.

Trong đó, BCG Energy tập trung vào phát triển và vận hành các dự án cánh đồng năng lượng mặt trời và điện mặt trời áp mái tại Việt Nam. Mục tiêu của BCG Energy là đạt công suất 2 GW vào năm 2023.

Sau đợt góp thêm 1.025 tỷ đồng vào BCG Energy vào cuối tháng 4/2022, đến cuối năm 2022, Bamboo Capital tiếp tục thông qua việc góp bổ sung 500 tỷ đồng vào công ty năng lượng này. Qua đó, nâng tổng giá trị vốn góp tại đây lên 3.203 tỷ đồng, tương đương 71,18% vốn điều lệ.

Tập đoàn này cũng đã có kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), nhưng trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động không thuận lợi, kế hoạch IPO của công ty đến nay vẫn chưa thể diễn ra.

Gói tín dụng 30.000 tỷ giai đoạn 2013 - 2016 tác động thế nào đến thị trường bất động sản?

Con số 30.000 tỷ không thấm vào đâu so với lượng bất động sản tồn kho lúc bấy giờ. Tuy nhiên, theo chuyên gia, chính sách này đã tạo cú huých và niềm tin, lập tức trong bối cảnh thị trường đóng băng có rất nhiều dự án thương mại đã xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội để được tiếp cận với gói hỗ trợ này.


Thị trường bất động sản chờ ngày ấm lên. (Ảnh minh họa: Hải Quân ).

Tháng 5/2013, thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở (gói 30.000 tỷ đồng).

Theo đó, 70% ngân sách gói hỗ trợ này được dành cho những người thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội và thuê mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Thời hạn vay tối đa là 10 năm. 30% còn lại dành cho các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp nhà thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Lãi suất áp dụng trong năm 2013 là 6% (năm 2016 là 5%).

Về nguyên tắc cho vay, NHNN thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ cho các ngân hàng cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư 11. Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Gói hỗ trợ này ra đời trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn chính toàn cầu năm 2008, lạm phát và nợ xấu tăng nhanh (cả năm 2009 tăng 19,89%), lãi suất vay ngân hàng rất cao (23 - 24%/năm). Chính sách thắt chặt tín dụng nhằm kiểm soát bong bóng bất động sản và kiềm chế lạm phát khiến thị trường bất động sản lập tức bị ảnh hưởng nặng nề. Giá bất động sản giảm mạnh trung bình 30-40%. Nhà đầu tư giai đoạn này sử dụng đòn bẩy tài chính cao.

Thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục từ cuối năm 2013 và phát triển ổn định. Lượng giao dịch tăng, tồn kho giảm, cơ cấu hàng hóa bất động sản chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.

Thống đốc NHNN lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 29/9/2014 cho biết, gói hỗ trợ này khởi điểm từ đầu năm 2012, trong bối cảnh thị trường bất động sản của Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nhằm góp phần tháo gỡ cho thị trường bất động sản, NHNN đã cân đối trong điều hành vĩ mô lượng tiền cung ứng và thấy rằng có thể dành ra 30.000 tỷ đồng để phục vụ cho chương trình này.

Trong quá trình soạn thảo và thảo luận, khi Nghị quyết 02 được ban hành, Việt Nam đã tiến hành chương trình cho vay nhà ở cho người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp với kết quả tốt. “Do đó, từ nay chúng ta gọi là chương trình, chứ không gọi là gói nữa, vì gói mang tính chất hỗ trợ cho thị trường bất động sản”, vị này nói.

Đánh giá về thị trường bất động sản thời điểm đó, ông Bình cho biết, tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng đến tháng 7/2014 cho lĩnh vực bất động sản đã tăng 9,85% và theo số liệu cập nhật mới nhất cho đến giữa tháng 9 - con số này đã ở mức hơn 12%. Đặc biệt qua các phân khúc khác nhau về nhà ở ở các thành phố lớn, đã thấy lượng giao dịch tăng lên rất nhiều trong thời gian vừa qua. Đó là những tín hiệu tốt.

Chính sách tạo cú huých cho thị trường

Theo một số liệu thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), hàng tồn kho trên thị trường bất động sản tính đến thời điểm cuối năm 2022 ngót nghét 100.000 sản phẩm với tính thanh khoản rất yếu, đa số nằm ở phân khúc cao cấp. Số lượng hàng tồn kho này cũng gần tương đương với thời điểm 2011 - 2013 và đều có tính chấp giống nhau là khó hấp thụ vào thị trường. Nguyên nhân là do mức giá quá cao, không phù hợp nhu cầu của đại đa số người dân.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch VNREA, trong giai đoạn 10 năm trước có gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng để giải quyết lượng hàng tồn kho. Nếu so với giá trị hàng tồn kho tại thời điểm đó, con số 30.000 tỷ đồng không thấm vào đâu. Tuy nhiên, chính sách này đã tạo cú huých và niềm tin, lập tức trong bối cảnh thị trường đóng băng có rất nhiều dự án thương mại đã xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội, mục đích là để tiếp cận với gói hỗ trợ này.

“Ở thời điểm hiện tại, trong số gần 100.000 sản phẩm tồn kho kia là những căn hộ có giá trên dưới 2 tỷ đồng thay vì 6 - 7 tỷ đồng, nếu chào ra thị trường thì chỉ trong một ngày mở bán là hết sạch. Bởi vì nhu cầu nhà ở của người dân rất cao và người dân đang chuẩn bị sẵn những nguồn lực để mua nhà. Các nhà đầu tư cũng vậy, họ vẫn trực chờ để tìm những sản phẩm có mức giá phù hợp để xuống tiền. Nhưng hiện nay trên thị trường, những sản phẩm có giá phù hợp không còn”, vị này nhấn mạnh.

Vì vậy, làm thế nào để các chủ đầu tư cân đối và đưa ra được những sản phẩm có mức giá phù hợp thì rất cần chính sách. Chuyên gia cho rằng điều này rất quan trọng, bởi chính sách không tác động trực tiếp về mặt thanh khoản, nhưng đã đem đến những hướng đi mới của thị trường.

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/goi-tin-dung-30000-ty-giai-doan-2013-2016-tac-dong-the-nao-den-thi-truong-bat-dong-san-42202322181727888.htm

Hưởng lợi “sóng” đầu tư công, một cổ phiếu vật liệu xây dựng tăng gấp đôi sau 3 tháng

Kể từ đáy hồi giữa tháng 11/2022, cổ phiếu “vật liệu xây dựng” này đã bật tăng tới 110%, ấn tượng hơn nhiều so với mức tăng 19% của VN-Index.

image

Sức nóng của cụm từ “đầu tư công” vẫn luôn gây nhiều sự chú ý tới giới phân tích. Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của thị trường chung qua đó thu hẹp phần nào nhịp điều chỉnh từ đầu tháng 2. Đằng sau sự khởi sắc của VN-Index, không thể không kể tới đóng góp của cổ phiếu đầu tư công. Bên cạnh HUT (+7,09%), VCG (+4,08%), LCG (+3%), FCN (+3%)… cổ phiếu HT1 (+4,4%) của Xi măng VICEM Hà Tiên cũng “tranh thủ” bật tăng mạnh.

Dù VN-Index gặp áp lực điều chỉnh từ đầu tháng 2, song cổ phiếu HT1 vẫn “lầm lũi” đi lên từ đáy với mức tăng ấn tượng. Kể từ đáy hồi giữa tháng 11/2022, cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng này đã bật tăng tới gần 110%, ấn tượng hơn rất nhiều so với mức tăng 19% của VN-Index trong cùng thời kỳ. Vốn hoá thị trường theo đó cũng tăng thêm trên 3.000 tỷ đồng sau 3 tháng, đạt mức 5.900 tỷ đồng.

Đầu tư công là động lực cho tăng trưởng nhờ chiếm lĩnh thị phần miền Nam

Giải ngân đầu tư công là một trong những động lực chủ yếu thúc đẩy thị giá HT1 đi lên mạnh mẽ thời gian vừa qua. Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá tình trạng cung vượt cầu đã đặt các doanh nghiệp sản xuất xi măng trước sự cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và giá thành trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, phân theo khu vực, chỉ thị trường miền Bắc và miền Trung xảy ra tình trạng dư cung, thị trường miền Nam luôn ở trong tình trạng dư cầu. HT1 với lợi thế về vị trí địa lý với 2 nhà máy xi măng tại Kiên Giang và Bình Phước, cùng 3 trạm nghiền xi măng tại khu vực TP.HCM, Khánh Hoà và Long An đều thuận tiện cho các phương tiện đường bộ, đáp ứng nhu cầu tại các tỉnh phía Nam.

Do có lợi thế về địa lý, BVSC nhận định giá bán của xi măng Hà Tiên 1 luôn đạt cao nhất ngành tại các thị trường. Theo đó, HT1 vẫn luôn giữ được biên lãi gộp và biên lợi nhuận ròng cao hơn các doanh nghiệp khác cũng ngành.

Hiện tại, xây dựng dân dụng vẫn là phân khúc tiêu thụ xi măng chính ở Việt Nam. Do vậy, tiêu thụ trong ngành vẫn chịu ảnh hưởng đáng kể từ thị trường bất động sản. Xây dựng cơ sở hạ tầng, chiếm 5% tổng sản lượng tiêu thụ xi măng. Chứng khoán Bảo Việt nhận định rằng việc tăng cường giải ngân đầu tư công sẽ giúp thúc đẩy xây dựng dân dụng tại các địa điểm có tuyến đường đi qua, nhờ đó, gián tiếp thúc đẩy tiêu thụ toàn ngành.

Trong kế hoạch đầu tư công 2021-2025, đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 60% ngân sách. Các dự án trọng điểm tập trung là các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam, Sân bay Long Thành và các tuyến đường vành đai. Bắc Bộ, Nam Bộ, Bắc Trung Bộ duyên hải miền khu chiếm 66% tổng vốn đầu tư.

Nhờ thị phần lớn tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, HT1 sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ các dự án giải ngân đầu tư công trọng điểm ở những khu vực này.

Trung Quốc mở cửa kinh tế, xuất khẩu không còn khó khăn

Theo BVSC, trong năm 2022, khi lượng xuất khẩu Xi măng và Clinker giảm mạnh, các công ty xi măng chuyên xuất khẩu như Hoàng Mai, Thành Thắng, Xuân Trường tập trung vào thị trường trong nước, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn với doanh nghiệp tập trung vào thị trường nội địa như HT1.

Tổng giá trị xuất khẩu 2022 đạt 1,4 tỷ đô (-20,9% so với cùng kỳ), với mức giảm mạnh tại thị trường Trung Quốc. BVSC chỉ ra nguyên nhân của sự sụt giảm xuất khẩu tại thị trường này chủ yếu do việc kiên trì với chính sách Zero-Covid trong 2022. Trung Quốc chiếm khoảng 50% giá trị xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam trong giai đoạn tháng 8.2021 – 3.2022. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ làm giảm áp lực tiêu thụ trong nước cho thị trường xi măng 2023. Thị trường xuất khẩu xi măng lớn thứ 2 là Philippines. Trong bối cảnh, cước vận tải biển giảm nhiệt trong các quý cuối 2022, xuất khẩu sang Phillipines cũng giảm bớt áp lực.

Ngoài ra, đánh giá về chi phí nguyên vật liệu đầu vào chính là giá than và giá dầu, BVSC cho biết giá 2 mặt hàng này đã tăng mạnh từ tháng 3 đến tháng 5/2022 và có xu hướng giảm dần trong các tháng cuối năm 2022. Đội ngũ phân tích dự báo xu hướng hạ nhiệt này sẽ còn tiếp diễn trong năm 2023 do suy thoái kinh tế toàn đi kèm sản lượng cung ứng xăng dầu từ các quốc gia không thuộc OPEC cao hơn dự kiến.

Tựu chung lại, BVSC đánh giá KQKD 2023 của HT1 tăng trưởng mạnh trên nền thấp của 2022 với kỳ vọng thị trường xuất khẩu bớt khó khăn làm giảm cạnh tranh trong nước. Ngoài ra, thị trường BĐS “ấm lại” vào nửa cuối 2023 sẽ là động lực giúp HT1 tăng sản lượng và giảm áp lực về giá bán.

Với các phân tích trên, BVSC dự phóng tăng trưởng doanh thu của Xi măng Hà Tiên 1 năm 2023 sẽ đạt mức 10,6% và lợi nhuận sau thuế tăng 112,4% so với cùng kỳ, lần lượt ghi nhận 9.861 tỷ và 554 tỷ đồng.

https://markettimes.vn/huong-loi-song-dau-tu-cong-mot-co-phieu-vat-lieu-xay-dung-tang-gap-doi-sau-3-thang-17448.html

Kinh Bắc (KBC) dự kiến rót 10.000 tỷ đồng vào dự án tại Thành phố Hải Phòng

Theo chủ đầu tư, Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 sẽ thu hút các dự án trong lĩnh vực điện tử, linh kiện điện tử, cơ khí chính xác, đặc biệt là các dự án lớn như LG và vệ tinh của LG.

Kinh Bắc (KBC) dự kiến rót 10.000 tỷ đồng vào dự án tại Thành phố Hải Phòng

Theo Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng, UBND TP. Hải Phòng và Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn-Hải Phòng đã cùng nhau ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 trên địa bàn huyện An Lão.

Được biết, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn-Hải Phòng là công ty con của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (mã: KBC), người đại diện pháp luật là ông Đặng Thành Tâm.

Tổng mức đầu tư của dự án trên dự kiến khoảng 8.000-10.000 tỷ đồng. Theo chủ đầu tư, Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 sẽ thu hút các dự án trong lĩnh vực điện tử, linh kiện điện tử, cơ khí chính xác, đặc biệt là các dự án lớn như LG và vệ tinh của LG.

Về hạ tầng, Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 được xây dựng hệ thống cấp điện tốt, hệ thống cấp nước sạch từ 2 nguồn, công suất hơn 20.000m³, nhà máy xử lý nước thải với công suất 13.800m³; đảm bảo cung cấp các điều kiện hạ tầng cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp. Đường trục chính của Khu công nghiệp đảm bảo được 6 làn xe giúp phương tiện lưu thông ổn định và thuận lợi cho người lao động.

Hiện nay, Khu công nghiệp Tràng Duệ có tổng quy mô 1.088ha. Trong đó, giai đoạn I và II là 401ha, đã được lấp đầy toàn bộ với 88 dự án, 85% là các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 có quy mô 687ha.

Tại Hải Phòng, Tập đoàn LG đã đầu tư 7 dự án (tổ hợp các dự án của Tập đoàn LG và các doanh nghiệp phụ trợ) tại Khu công nghiệp Tràng Duệ với mục tiêu sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm thiết bị nghe nhìn, di động, gia dụng và điện lạnh. Tổng vốn đầu của các dự án thuộc Tổ hợp LG đạt 7,24 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế; chiếm 37,13% tổng vốn đầu tư FDI toàn TP. Hải Phòng.

Việc triển khai dự án tại Hải Phòng của LG đã hình thành mạng lưới các dự án vệ tinh, sản xuất phụ trợ với hơn 50 doanh nghiệp đầu tư tại Khu công nghiệp Tràng Duệ có tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD.

https://markettimes.vn/kinh-bac-kbc-du-kien-rot-10-000-ty-dong-vao-du-an-tai-thanh-pho-hai-phong-17680.html

Khai thác nước ngầm để tưới cỏ sân golf, FLC bị truy thu hơn 8 tỷ

Trong khoảng 3 năm 2018-2021, FLC khai thác trái phép gần 600.000 m3 nước ngầm để tưới cỏ sân golf. Doanh nghiệp này bị truy thu tổng số tiền trên 8 tỷ đồng.

Doanh nghiệp FLC ở Hạ Long bị truy thu hơn 8 tỷ tiền khai thác nước ngầm trái phép để tưới sân golf. Ảnh: Quốc Nam.


Doanh nghiệp FLC ở Hạ Long bị truy thu hơn 8 tỷ tiền khai thác nước ngầm trái phép để tưới sân golf. Ảnh: Quốc Nam.

Ngày 22/2, đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị đang đốc thúc doanh nghiệp Công ty CP Tập đoàn FLC (địa chỉ tầng 29, tòa nhà Bamboo Airway, số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội), thực hiện nghiêm theo Quyết định số 412 về việc phê duyệt số tiền thu lời bất hợp pháp có được do công ty này khai thác nước không có giấy phép để sử dụng tưới cỏ sân golf tại khu vực TP Hạ Long.

Quyết định được quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy ký trước đó hai ngày, xác định FLC khai thác trái phép nước ngầm khi chưa có giấy phép khai thác tại 3 giếng khoan GK04, GK07 và GK08 thuộc địa giới hành chính phường Hà Trung, TP Hạ Long.

Cụ thể, trong khoảng thời gian tháng 3/2018 đến tháng 3/2021, FLC khai thác 547.440 m3 nước ngầm từ 3 giếng khoan tương ứng với số tiền 8.095.842.000 đồng.

Theo đại diện tỉnh Quảng Ninh, doanh nghiệp FLC hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu báo cáo, hồ sơ, bảng kê chứng từ, chứng minh để làm căn cứ xác định số lợi bất hợp pháp.

Tập đoàn này cũng có trách nhiệm liên hệ với Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh để được hướng dẫn, thực hiện nộp số lợi bất hợp pháp nêu trên vào ngân sách nhà nước sau 10 ngày kể từ ngày Quyết định 412 có hiệu lực.

Trước đó, vào năm 2018, người dân xung quanh phát hiện nguồn nước và quá trình cung cấp nước sạch có nhiều vấn đề, trong đó nước bẩn và cạn kiệt.

Đối chiếu số liệu nước sạch mà FLC mua của Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh thời điểm trước đó với thời điểm người dân phát hiện có sự bất thường về nguồn nước, thấy có sự giảm khá lớn.

Ngay sau nhận được thông tin, các đơn vị chức năng đã vào cuộc và phát hiện một số giếng khoan được đào trái phép trong ranh giới FLC Halong Bay Golf Club & Luxury Resort, tại đồi cột 3, cột 8, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Sau đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có buổi làm việc với các đơn vị liên quan và Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, đồng thời ra văn bản yêu cầu đình chỉ và chỉ rõ việc khai thác nước ngầm của công ty FLC gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác nước ngầm để cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân khu vực này của Công ty CP nước sạch Quảng Ninh.

Việc này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các giếng nước của các hộ dân lân cận, gây cạn kiệt túi nước ngầm, làm sạt lở thành vách địa tầng phía dưới, sụt mặt đất bên trên.

Sau khi bị yêu cầu dừng hoạt động khai thác 5 giếng khoan, FLC cố tình không chấp hành và tiếp tục đào thêm 3 giếng khoan nữa, nâng tổng số giếng khoan trái phép ở đây lên tới 8 giếng.

Sau đó, FLC bị UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 205 triệu đồng.

Người thân lãnh đạo G36 đăng ký mua hơn 5 triệu cp

Ông Nguyễn Văn Hiền, người thân của lãnh đạo Tổng Công ty 36 - CTCP (UPCoM: G36) vừa đăng ký mua 5.4 triệu cp G36 trong thời gian từ 23/02-23/03/2023 để đầu tư.

Hiện, ông Hiền đang nắm giữ 17.5 triệu cp, chiếm tỷ lệ 17.24% vốn. Nếu mua thành công, ông Hiền sẽ tăng sở hữu tại G36 lên 22.9 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 22.5%.

Về mối liên hệ, ông Hiền là người thân của nhiều lãnh đạo G36. Cụ thể, ông là anh ruột của ông Nguyễn Đăng Giáp - Chủ tịch HĐQT G36. Mặt khác, ông Hiền là em ruột của ông Nguyễn Đăng Thuận - Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc G36 và ông Nguyễn Đăng Trung - Phó Tổng Giám đốc G36.

Ở chiều ngược lại, công ty có liên quan đến ông Hiền là CTCP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc lại đăng ký bán 6 triệu cp G36 trong thời gian từ 23/02-23/03/2023 để cơ cấu danh mục đầu tư.

Dự kiến sau giao dịch, Công ty Trường Lộc sẽ giảm sở hữu tại G36 từ 8.52 triệu cp (tỷ lệ 8.37%) xuống còn 2.52 triệu cp (tỷ lệ 2.47%).

Ông Hiền từng là Ủy viên HĐQT không điều hành của G36 đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Trường Lộc. Tuy nhiên, ông Hiền đã xin từ nhiệm Ủy viên HĐQT G36 từ ngày 04/10/2022 để tập trung cho việc điều hành Công ty Trường Lộc. Hiện, ông Hiền là người đại diện pháp luật của Công ty Trường Lộc.

Diễn biến giá cổ phiếu G36 trong hơn 2 năm qua

Chiếu theo thị giá G36 chốt phiên 22/02/2023 là 7,400 đồng/cp, ước tính giá trị giao dịch của ông Hiền gần 40 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2022, G36 đạt hơn 1,322 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 14% so với năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh khiến lợi nhuận trước thuế giảm 11%, còn gần 24 tỷ đồng. Dù vậy, lợi nhuận ròng của G36 vẫn tăng 11%, đạt gần 24 tỷ đồng, nhờ không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như năm trước.

https://fili.vn/2023/02/nguoi-than-lanh-dao-g36-dang-ky-mua-hon-5-trieu-cp-739-1041583.htm

DIC Corp dời ngày phát hành 100 triệu cổ phiếu sang quý II -quý III/2023

## Đây là lần thứ ba DIC Corp thay đổi kế hoạch kể từ lần đầu công bố ý định phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 diễn ra vào tháng 4.

Ngày 23/2, Hội đồng quản trị Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - Mã DIG) vừa thông qua nghị quyết điều chỉnh một số nội dung của phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Theo nghị quyết mới công bố, DIC Corp sẽ dời thời gian chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cp từ quý I/2023 sang quý II - quý III/2023, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán.

Bên cạnh đó, công ty cũng điều chỉnh phương án sử dụng 1.500 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán. Toàn bộ số vốn thu được sẽ đầu tư vào Dự án Khu đô thị du lịch Long Tân. Trong đó, chi phí bồi thường và giải phóng mặt bằng được tăng từ 780 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí xây lắp, chi phí tư vấn và lãi trái phiếu với tổng 520 tỷ sẽ giảm còn 300 tỷ đồng để thanh toán chi phí xây lắp. Tiền sử dụng đất được giữ nguyên mức 200 tỷ đồng.

Nguồn: Nghị quyết HĐQT của DIC Corp ngày 23/2.

Theo phương án ban đầu, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 DIC Corp đã thông qua phương án phát hành thêm 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 30.000 đồng/cp.

Sau đó, HĐQT đã thay đổi kế hoạch tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 lần 1, dự kiến trình cổ đông phương án phát hành thêm 150 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cp. Song, kế hoạch không thể thực hiện do hội nghị tổ chức bất thành.

Tại Đại hội bất thường lần 2,cổ đông đã thông qua phương án phát hành 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cp, thời gian dự kiến phát hành trong quý I/2023.

Diễn biến giá cổ phiếu DIG thời gian qua. (Nguồn: TradingView).

Về tình hình kinh doanh, cả năm 2022, DIC Corp đạt hơn 1.909 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 146 tỷ đồng lãi ròng, giảm 26% và 85% so với kết quả đạt được trong năm 2021. Doanh nghiệp thực hiện được hơn 8% kế hoạch lợi nhuận năm.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận dòng tiền âm hơn 2.500 tỷ đồng (năm 2021 âm hơn 800 tỷ đồng). Cùng với đó, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính cũng ghi nhận âm gần 1.200 tỷ (năm 2021 ghi nhận gần 5.400 tỷ) do doanh nghiệp giảm đi vay và tăng tiền trả nợ.

Năm 2022, DIC Corp đi vay hơn 1.800 tỷ và trả nợ gốc gần 3.000 tỷ (năm 2021 doanh nghiệp đi vay hơn 4.700 tỷ và trả nợ gốc hơn 1.275 tỷ).

Nợ phải trả của doanh nghiệp tại cuối năm 2022 giảm khoảng 24% so với đầu năm về gần 7.000 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ vay giảm 22% còn 3.845 tỷ đồng do doanh nghiệp đã thanh toán hơn 1.500 tỷ đồng trái phiếu phát hành cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank). Ngoài ra, doanh nghiệp còn hơn 1.460 tỷ đồng tiền người mua trả tiền trước ngắn hạn.

Liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, mới đây, DIC Corp đã hoàn tất việc giải thể CTCP Thuỷ Cung DIG theo Nghị quyết HĐQT năm 2019. DIC Corp nắm giữ 95% vốn của Thuỷ Cung DIG với ngành nghề kinh doanh chính là xây lắp, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ ăn uống… Theo báo cáo riêng quý IV/2022, tính tới cuối năm ngoái, khoản đầu tư vào Thuỷ Cung DIG có giá gốc và giá trị hợp lý đều là 147 tỷ.

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/dic-corp-doi-ngay-phat-hanh-100-trieu-co-phieu-sang-quy-ii-quy-iii2023-42202322323205911.htm

Hưng Thịnh Incons (HTN) lùi lịch trả cổ tức năm 2021 lần thứ 3 sang năm 2024

(ĐTCK) Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons (mã chứng khoán HTN) mới thông báo Nghị quyết HĐQT về việc điều chỉnh thời gian thanh toán cổ tức năm 2021.

Hưng Thịnh Incons (HTN) lùi lịch trả cổ tức năm 2021 lần thứ 3 sang năm 2024

Hưng Thịnh Incons cho biết, để rà soát lại tình hình hoạt động nhằm đảm bảo tối ưu hóa nguồn tiền cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, Công ty sẽ điều chỉnh thời gian thực hiện thanh toán cổ tức sang ngày 01/07/2024, thay vì ngày 28/02/2023 như đã thông báo trước đó.

Các nội dung khác liên quan đến việc thanh toán cổ tức năm 2021 được giữ nguyên và không thay đổi theo Nghị quyết số 09, bao gồm cả ngày đăng ký cuối cùng và thời điểm chốt danh sách cổ đông hưởng quyền.

Trước đó, Công ty công bố trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 12% (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng). Thời gian thanh toán vào ngày 25/11/2022. Tuy nhiên, sau đó Công ty công bố lùi lịch thanh toán lần 1 sang ngày 05/12/2022, lùi lần 2 sang ngày 28/02/2023 và vừa qua là lùi lịch lần thứ 3.

Năm 2022, Hưng Thịnh ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất của Công ty đạt 5.465 tỷ đồng giảm 11% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 88 tỷ đồng, giảm 63%, lần lượt hoàn thành 73% và 33% kế hoạch kinh doanh đề ra.

Biên lợi nhuận gộp cả năm duy trì ở mức 8% nhờ vào các biện pháp kiểm soát chi phí giá vốn, nhưng chi phí hoạt động và chi phí lãi vay tăng khiến biên lợi nhuận ròng giảm chỉ còn 2%.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Công ty đạt 9.053 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm, chủ yếu đến từ tăng khoản mục tài sản ngắn hạn. Liên quan đến nguồn vốn hoạt động kinh doanh, các công ty xây dựng có xu hướng sử dụng các khoản vay ngắn hạn và người mua trả tiền trước để tài trợ cho các khoản thanh toán, ứng trước cho nhà thầu phụ, nhà cung cấp.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/2, cổ phiếu HTN tăng 1,65%, lên 12.300 đồng/CP.

Hơn 250 tỷ chưa được DIG giải ngân từ đợt chào bán 75 triệu cp năm 2021

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) vừa báo cáo tình hình sử dụng vốn thu được đã kiểm toán từ đợt phát hành chứng khoán riêng lẻ tăng vốn điều lệ thêm 750 tỷ đồng giai đoạn 07/10/2021-31/01/2023. Đáng chú ý, Công ty vẫn chưa giải ngân hết số tiền huy động.

Trong giai đoạn từ 16/09-07/10/2021, DIG đã chào bán 75 triệu cp với giá 20,000 đồng/cp để huy động 1,500 tỷ đồng. Trừ chi phí phát hành 143 triệu đồng, tổng thu ròng từ đợt phát hành khoảng 1,499.9 tỷ đồng.

Theo kế hoạch ban đầu, DIG dự kiến dùng toàn bộ số tiền huy động 1,499.9 tỷ đồng đầu tư Dự án Khu đô thị (KĐT) mới Bắc Vũng Tàu, phường 12, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, sau đó, Công ty điều chỉnh kế hoạch sử dụng vốn khi chỉ đầu tư gần 750 tỷ đồng vào dự án KĐT mới Bắc Vũng Tàu; số tiền còn lại 749.9 tỷ đồng dùng để thanh toán khoản tiền còn thiếu cho CTCP Đầu tư và Phát triển Tân Long.

Kế hoạch thay đổi mục đích huy động vốn năm 2021 của DIG

Nguồn: DIG

Tính tới ngày 31/01/2023, DIG cho biết đã giải ngân toàn bộ 749.9 tỷ đồng để thanh toán khoản tiền còn thiếu cho CTCP Đầu tư và Phát triển Tân Long và giải ngân hơn 498.7 tỷ đồng vào dự án KĐT mới Bắc Vũng Tàu, còn lại chưa giải ngân hơn 251.2 tỷ đồng.

Tình hình sử dụng số tiền thực tế đã huy động của DIG

Nguồn: DIG

Trong một diễn biến khác, ngày 23/02, DIG đã thông qua nghị quyết HĐQT điều chỉnh thời gian chào bán 100 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với mức giá 15,000 đồng/cp từ quý 1/2023 sang quý 2-3/2023, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp giấy chứng nhận chào bán. Bên cạnh đó, Công ty cũng điều chỉnh phương án sử dụng vốn.

https://fili.vn/2023/02/hon-250-ty-chua-duoc-dig-giai-ngan-tu-dot-chao-ban-75-trieu-cp-nam-2021-737-1042599.htm

Muối bỏ bể. Bây h cần hàng nghìn tỷ mới làm thay đổi đc. Nhưng vó còn hơn ko. Bây h uy tín của CĐT các cty BĐS quan trọng lắm. Uy tín trước NH, trước NĐT và cả ng dân mua để sử dụng. Có tiền và có uy tín thì sợ không có sức mà đếm tiền. Còn chuyện tăng giảm thì những qui luật sẽ diễn ra.

Phó Chủ tịch HĐQT Phát Đạt đăng ký bán hơn 1,2 triệu cổ phiếu PDR

## Dự kiến sau giao dịch, Phó Chủ tịch Bất Động sản Phát Đạt sẽ còn lại hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR, tương đương 0,21% vốn điều lệ công ty.

Phó Chủ tịch HĐQT Trần Thị Hường (đứng thứ 3 từ phải qua) tại đại hội cổ đông năm 2020 của Phát Đạt. (Ảnh: PDR).

Theo tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), bà Trần Thị Hường, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR), vừa đăng ký bán 1.245.311 cổ phiếu PDR trong thời gian từ 2/3 đến 31/3.

Phương thức giao dịch có thể là thỏa thuận hoặc/và khớp lệnh. Mục đích bán ra là “tái cơ cấu danh mục đầu tư”.

Hiện nay bà Hường đang sở hữu hơn 2,66 triệu cổ phiếu PDR, tương đương tỷ lệ nắm giữ 0,4%. Dự kiến sau khi bán ra như đăng ký, Phó Chủ tịch Phát Đạt sẽ còn lại hơn 1,4 triệu đơn vị PDR, ứng với 0,21% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Kết phiên hôm nay 27/2, cổ phiếu PDR giảm 3,3% còn 10.200 đồng/cp. Tạm tính theo mức giá này, bà Trần Thị Hường sẽ thu về 12,7 tỷ đồng từ giao dịch thoái vốn nói trên.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/pho-chu-tich-hdqt-phat-dat-dang-ky-ban-hon-12-trieu-co-phieu-pdr-42202322720402289.htm

Xây dựng Hoà Bình (HBC): Ông Lê Viết Hải rút đơn từ nhiệm, năm 2023 lên kế hoạch có lãi trở lại 125 tỷ đồng

Về chỉ tiêu kinh doanh, HBC lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu mục tiêu 12.500 tỷ đồng – giảm gần 12% so với năm 2021. Khấu trừ chi phí, Công ty dự thu lãi 125 tỷ đồng.

Xây dựng Hoà Bình (HBC) vừa công bố quyết định của HĐQT liên quan đến vấn đề nhân sự và kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Đáng chú ý, HBC chính thức rút đơn từ nhiệm của ông Lê Viết Hải. Trước đó, HĐQT đã có nghị quyết chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT độc lập của ông Nguyễn Công Phú kể từ ngày 13/2/2023. Dự kiến, đơn từ nhiệm của ông Phú cũng sẽ được xem xét thông qua tại ĐHĐCĐ năm 2023 của HBC.

Đồng nghĩa, tranh chấp quyền lực liên quan đến Nghị quyết 50, 51 ngày 14/12/2022 và Nghị quyết số 53 ngày 31/12/2022 kết thúc. Ông Lê Viết Hải sẽ tiếp tục là Chủ tịch và “cầm lái” hoạt động HBC.

Về chỉ tiêu kinh doanh, HBC lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu mục tiêu 12.500 tỷ đồng – giảm gần 12% so với năm 2021. Khấu trừ chi phí, Công ty dự thu lãi 125 tỷ đồng.

Luỹ kế cả năm 2022, HBC lần đầu báo lỗ 1.140 tỷ đồng. Nguyên nhân do khó khăn của ngành xây dựng diễn ra trong thời gian dài với gánh nặng lớn nhất là sự tăng giá quá mạnh của nguyên vật liệu, cùng với cú sốc trên thị trường trái phiếu khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng kém thanh khoản, dừng thi công…

Mặt khác, trong quý 4/2022 HBC cũng thực hiện trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng.

“Có thể nói là chúng tôi mạnh tay cắt bỏ đi những cái u nhọt từ một năm cực kỳ khó khăn để có một cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh hơn bước sang năm 2023 tốt đẹp hơn”, ông Hải cho biết.

https://markettimes.vn/xay-dung-hoa-binh-hbc-ong-le-viet-hai-rut-don-tu-nhiem-nam-2023-len-ke-hoach-co-lai-tro-lai-125-ty-dong-18122.html

Phát Đạt rót thêm vốn vào công ty sở hữu 2.700 m2 “đất vàng” ở Đà Nẵng

Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán PDR) vừa công bố quyết định của HĐQT về việc mua thêm cổ phần phát hành cho cổ đông hiện hữu của Công ty CP đầu tư Bắc Cường.

Cụ thể, Phát Đạt sẽ mua thêm 29,7 triệu cổ phần của Đầu tư Bắc Cường với mệnh giá 10.000 đồng/đơn vị, tổng giá trị 297 tỷ đồng.

Sau khi hoàn tất thủ tục liên quan, Phát Đạt sẽ sở hữu 49,5 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn điều lệ của công ty con này.

Trước đó vào tháng 8/2021, Phát Đạt chấp thuận nhận chuyển nhượng 99% vốn điều lệ của Công ty Đầu tư Bắc Cường, giá trị theo mệnh giá là 198 tỷ đồng. Ông Lê Quang Phúc được cử làm người đại diện phần vốn góp của Phát Đạt tại Đầu tư Bắc Cường.

Việc trở thành cổ đông sở hữu 99% cổ phần tại Đầu tư Bắc Cường sẽ giúp Phát Đạt có toàn quyền quyết định đầu tư phát triển và kinh doanh dự án trên khu đất có diện tích 2.734,9m2 tọa lạc tại số 223-225 Trần Phú, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Đây là khu đất tiếp giáp với 3 mặt tiền đường chính là Trần Phú, Bạch Đằng và Lê Hồng Phong.

Dự án có tổng mức đầu tư 2.933 tỷ đồng, bao gồm 200 phòng khách sạn và khoảng 213 căn hộ. Phát Đạt dự kiến sẽ mở bán dự án này vào quý 4/2023 và hoàn thành vào quý 2/2024.

Trong một diễn biến khác, bà Trần Thị Hường, Phó Chủ tịch HĐQT Phát Đạt vừa đăng ký bán 1,2 triệu cổ phiếu PDR để tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 2/3 đến 31/3. Giao dịch sẽ được thực hiện bằng phương pháp thỏa thuận hoặc khớp lệnh.

Nếu bán thành công hết lượng đăng ký, vị lãnh đạo này sẽ hạ sở hữu tại Phát Đạt xuống còn 1,4 triệu cổ phần, tương đương 0,21% vốn. Trên thị trường, thị giá PDR chốt phiên 27/2 là 10.200 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức này ước tính bà Hường có thể thu về hơn hơn 12 tỷ đồng nếu bán hết số lượng cổ phiếu đăng ký.

Mới đây, Phát Đạt cũng vừa thông qua nghị quyết HĐQT về việc hủy ngày đăng ký cuối cùng và hoãn tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Cụ thể, Phát Đạt quyết định hủy ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2023 là 28/2/2023 theo quyết định HĐQT số 5/2023/QĐ-HĐQT ngày 7/2/2023. Cuộc họp dự kiến tổ chức vào tháng 3/2023 sẽ được hoãn lại, thời gian tổ chức cụ thể sẽ được thông báo sau.

Cổ phiếu nào có thể lọt rổ VNM ETF trong kỳ cơ cấu quý I

Quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF thông báo sẽ thay đổi chỉ số tham chiếu từ MVIS Vietnam Index sang chỉ số MarketVector Vietnam Local Index, có hiệu lực kể từ ngày 17/3.

Theo báo cáo cập nhật của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, vừa có dự báo về hoạt động cơ cấu danh mục của hai quỹ FTSE Vietnam ETF và VNM ETF trong kỳ cơ cấu quý I/2023.

FTSE ETF chốt dữ liệu tính toán vào 24/2 và sẽ công bố danh mục mới của FTSE Vietnam Index - chỉ số tham chiếu của FTSE ETF vào ngày 3/3.

Theo dự báo của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, FTSE ETF sẽ thêm mới cổ phiếu EIB do đáp ứng đủ các điều kiện của quỹ, tuy nhiên dự kiến PLX sẽ bị loại bỏ vì vi phạm điều kiện thanh khoản, freefloat và room ngoại, STB vì vi phạm điều kiện room ngoại đã đạt ngưỡng tối đa.

Với giả định như trên, Yuanta ước tính cổ phiếu của Petrolimex và Sacombank sẽ bị bán ra với khối lượng lần lượt là gần 3,4 triệu và 7,5 triệu đơn vị. Chiều ngược lại EIB có thể được mua vào với quy mô 6,8 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu còn lại trong danh mục của FTSE ETF dự kiến đều được tăng tỷ trọng, trong đó HPG được mua mạnh nhất với gần 1,1 triệu đơn vị. Ngoài ra còn có các cổ phiếu bluechips khác như MSN, NVL, SSI, VHM, VIC, VRE, …

Nguồn: Chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Nhóm phân tích của Yuanta Việt Nam lưu ý rằng vào đầu tháng 12/2022, Hội đồng Quản trị của Quỹ VanEck Vietnam ETF (VNM ETF) đã xem xét và thông qua (i) Thay đổi chỉ số chuẩn của Quỹ từ MVIS Vietnam Index sang MarketVector Vietnam Local Index; (ii) Thay đổi mục tiêu đầu tư của quỹ; và (iii) Thay đổi chiến lược đầu tư chính của quỹ. (iv) ngày có hiệu lực là 17/3/2023.

Do đó, vào ngày 10/3 sẽ đến lượt Market Vector sẽ công bố các cổ phiếu trong rổ MarketVector Vietnam Local Index. Số liệu tính toán chốt vào ngày 28/2.

Nhóm phân tích của Yuanta Việt Nam dự báo DCM, DXG có thể được thêm mới vì danh mục cũ của Market Vector Vietnam Index không tồn tại nên phải thêm để đồng bộ với danh mục mới Market Vector Vietnam Local Index. Ở chiều ngược lại, dự kiến loại STB vì vi phạm điều kiện room ngoại đã đạt ngưỡng tối đa.

Theo đó, dự kiến MarketVector Vietnam Local Index có thể bán ra gần 2,7 triệu cổ phiếu STB của Sacombank. Trong khi DCM và DXG dự kiến được mua vào với khối lượng gần 5,4 triệu và 3,7 triệu đơn vị.

Cả 2 quỹ FTSE ETF và VNM ETF sẽ hoàn thành cơ cấu danh mục mới vào ngày 17/3.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/co-phieu-nao-co-the-lot-ro-vnm-etf-trong-ky-co-cau-quy-i-42202331235133362.htm

Tạm ngừng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng


Nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân đang ngày càng cao (Ảnh minh hoạ)

(ĐTCK) Ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ Xây dựng dự kiến tạm ngừng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để áp dụng gói 120.000 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Liên quan đến gói tín dụng 110.000 tỷ đồng được Bộ Xây dựng đề xuất và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại Hội nghị tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản hôm 17/2, trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, đơn vị này dự kiến tạm ngừng đề xuất gói 110.000 tỷ đồng để thực hiện gói 120.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Hưng thông tin, tại Hội nghị hôm 17/2, sau khi Bộ Xây dựng trình bày đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng bằng nguồn tái cấp vốn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã phát biểu rằng nguồn tái cấp vốn hiện tại tương đối khó khăn.

Sau Hội nghị, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước đã có buổi làm việc và thống nhất sẽ thực hiện gói đề xuất 120.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước do đây là gói có sẵn, có thể thực hiện được ngay.

“Bộ Xây dựng không đề xuất gói 110.000 tỷ đồng nữa, vì đã có gói 120.000 tỷ đồng rồi. Theo tôi được biết, gói 120.000 tỷ đồng này cũng dành cho nhà ở xã hội”, ông Hưng nói với phóng viên.

Tạm ngừng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng ảnh 1
Ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng (Ảnh: TTXVN)

Chia sẻ thêm, lãnh đạo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng nói rằng, trong đề án phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng đang dự thảo, Bộ không đề xuất gói 110.000 tỷ đồng mà gói đó là đề xuất độc lập.

Ngược lại, gói 110.000 tỷ đồng có nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu thúc đẩy phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.

“Từ bài học của cuộc khủng hoảng bất động sản giai đoạn 2009-2013, sau đó gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội được thực hiện rất tốt, chúng tôi cũng muốn áp dụng lại bài học đó vào thời điểm hiện nay. Nhưng nguồn vốn thời điểm này hơi khó khăn nên chúng tôi thống nhất áp dụng gói 120.000 tỷ đồng”, ông Hưng thông tin.

Đồng thời vị này cho biết, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết Hội nghị hôm 17/2 để trình Chính phủ phê duyệt. “Thông tin này là đề xuất của Bộ Xây dựng nhưng vẫn phải chờ Nghị quyết giao nhiệm vụ của Chính phủ”, ông Hưng nói.

Trước đó, tại Hội nghị tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản hôm 17/2, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã đề xuất Chính phủ bố trí gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay.

Thông tin này ngay lập tức thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu được phê duyệt thì đây sẽ là gói chính sách rất tốt do có lãi suất ưu đãi (khoảng 4,5-5,5%/năm, tương tự các gói tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Việt Nam). Trong khi đó, gói 120.000 tỷ đồng chỉ giảm 1,5-2% lãi suất, so với mặt bằng lãi suất hiện tại thì mức giảm này được đánh giá là không đáng kể.

Bốn dự án bất động sản được TP HCM gỡ vướng có gì đặc biệt?

UBND TP HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho 4 trong số 7 dự án bất động sản ngay trong tháng 3 này.

Ngày 2/3, Văn phòng UBND TP HCM đã có văn bản kết luận chỉ đạo của ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP, sau buổi làm việc với 7 chủ đầu tư các dự án nhà ở đang gặp vướng mắc về thủ tục pháp lý trên địa bàn thành phố. Theo đó, ông Cường thống nhất các đơn vị chịu trách nhiệm, phương án và thời hạn tháo nút thắt pháp lý cho 4 dự án trong số 7 dự án được xem xét.

Dự án Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp, địa điểm tại đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, quận 7 do Công ty TNHH Gotec Việt Nam làm chủ đầu tư. Diện tích khu đất là hơn 10.076m2, quy mô nhà ở 478 căn hộ.

Ngày 27/1/2018, UBND TP HCM có Quyết định số 402/UBND-ĐT chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận Công ty TNHH Gotec Việt Nam là chủ đầu tư dự án Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp, đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, quận 7.

Dự án cũng được Sở Xây dựng TPHCM cấp Giấy phép xây dựng số 61/GPXD ngày 13/5/2021.

Trong văn bản trả lời Công ty TNHH Gotec Việt Nam ngày 25/1/2022, Sở xây dựng TP HCM cho biết dự này đủ điều kiện huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết.

Dự án Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp trên đường Bến Nghé, Tân Thuận Đông, quận 7 được UBND TP HCM chỉ đạo gỡ vướng. Ảnh DDDN.

Đến ngày 24/6/2022, Gotec Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê đối với nhà ở thương mại lần thứ 1 lên Sở Xây dựng TP HCM nhưng không giải quyết.

Sở Xây dựng TP HCM cho biết đã gửi Công văn số 9558 ngày 21/7/2022 để xin ý kiến chỉ đạo của UBND TP HCM về việc rà soát việc chuyển mục đích sử dụng đất, việc chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất thực hiện dự án từ Công ty Cổ phần Cảng Rau Quả cho Công ty TNHH Gotec Việt Nam theo Công văn số 3091 ngày 23/3/2022.

Gotec Việt Nam tiếp tục gửi hồ sơ lần 2 vào ngày 18/10/2022 và lần thứ 3 vào ngày 4/11/2022. Sở Xây dựng TPHCM cho biết sau khi UBND TPHCM có ý kiến đối với việc rà soát của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng sẽ xem xét các thủ tục xác nhận. Hiện trên trang web của Sở xây dựng vẫn chưa có thông báo về việc dự án này đủ điều kiện được bán nhà.

Để dự án trên sớm được tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các thủ tục liên quan theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM được giao tiếp thu góp ý của các đơn vị dự họp, báo cáo đề xuất UBND thành phố để xin ý kiến Ban Cán sự Đảng nhằm xem xét, quyết định, trước ngày 10/3.

Dự án chung cư Cửu Long, số 1 đường Tôn Thất Thuyết, phường 1, quận 4 do Công ty cổ phần Đầu tư sản xuất kinh doanh Sài Gòn Cửu Long làm chủ đầu tư.

Ngày 13/2/2017, UBND TP HCM ban hành Quyết định số 596 chấp thuận đầu tư dự án. Dự án này có diện tích 14.474,1m2, quy mô 870 căn hộ, trong đó 261 căn hộ phục vụ nhu cầu tái định cư cho người dân trên địa bàn quận 4.

Tháng 8/2017, Công ty Sài Gòn Cửu Long thông qua việc chuyển nhượng dự án chung cư Cửu Long cho Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản Việt Hưng Phú với giá 900 tỷ đồng.

Sau đó CapitaLand mua lại 100% cổ phần của Việt Hưng Phú và phát triển thành dự án chung cư cao cấp có tên thương mại là De La Sol. Hiện dự án này còn vướng mắc pháp lý về giấy phép xây dựng.

Ông Cường giao Sở Tài chính, Chi cục Tài chính Doanh nghiệp rà soát, báo kết quả trước ngày 5/3. Sở Xây dựng căn cứ ý kiến của Sở Tài chính, Chi cục Tài chính Doanh nghiệp để giải quyết, trong trường hợp gặp khó khăn, trình UBND TP xem xét. Sở Xây dựng phải báo cáo kết quả cho ủy ban trước ngày 10/3.

Dự án Khu nhà ở Thiên Lý tại phường Phước Long B, TP Thủ Đức do Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ An Thiên Lý làm chủ đầu tư. Dự án này có quy mô 17,4 ha bao gồm khu nhà ở liên kế, biệt thự vườn, biệt thự liên lập, trung tâm thương mại, nhà trẻ mẫu giáo và khu chung cư 15 tầng. Dự án này có quyết định giao đất từ tháng 6/2007, quy hoạch chi tiết 1/500 tháng 8/2009 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai xong.

Dự án này gặp vướng về thủ tục điều chỉnh chấp thuận đầu tư tại dự án đã được Tổ công tác tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Thành phố thống nhất chủ trương xử lý, có quá trình họp nhiều lần để xem xét và đã giải quyết cho một số dự án có vướng mắc tương tự.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường giao Sở Xây dựng chủ động trao đổi, làm việc với Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng) để có sự đồng thuận, tiếp tục hướng dẫn chủ đầu tư An Thiên Lý hoàn thành các thủ tục dự án, sớm triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục còn lại. Kết quả báo cáo cho UBND TP HCM trước ngày 10/3.

Dự án Khu chung cư Cô Giang, số 100 Cô Giang, phường Cô Giang, quận 1. Ngày 12/8/2017, UBND TP HCM có quyết định chấp thuận đầu tư giai đoạn 1 của dự án, ngày 20/3/20218 có quyết định chấp thuận đầu tư giai đoạn 2.

Theo văn bản ngày 16/9/2019 của Sở Xây dựng TP HCM, dự án này do Công ty cổ phần Phát triển Đất Việt làm chủ đầu tư. Diện tích dự án là 14.002m2 với quy mô 1.415 căn hộ. Hiện nay, Tập đoàn Novaland đang là nhà phát triển dự án với tên thương mại là Grand Manhattan.

Trong văn bản kể trên Sở Xây dựng cho biết ngày 18/5/2019, UBND TP HCM có quyết định giao đất nhưng công ty này chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất của dự án. Về giấy phép xây dựng, đến thời điểm trên công ty vẫn đang thực hiện thủ tục giấy phép xây dựng. UBND Quận 1 đã bàn giao mặt bằng trống cho chủ đầu tư.

Đối với dự án Khu chung cư Cô Giang được xét cùng nhóm với các dự án đầu tư xây dựng lại chung cư cũ, hư hỏng, xuống cấp có pháp lý tương tự trên địa bàn.

Ông Bùi Xuân Cường chỉ định Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, UBND quận 1 và các đơn vị liên quan để xử lý. Do tính chất pháp lý phức tạp, dự án này phải kết hợp rà soát thêm các văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã từng hướng dẫn thành phố thực hiện các nội dung vướng mắc có liên quan.

Sở Xây dựng tổng hợp ý kiến, xác định cụ thể cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thống nhất phương án xử lý đối với dự án thuộc nhóm này, chuẩn bị nội dung họp chuyên đề, trình ủy ban trước ngày 15/3.

TP HCM tập trung gỡ vướng mắc thủ tục đầu tư

Tại Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững do Thủ tướng Chính phủ chủ trì ngày 17/2, Phó Chủ tịch TP HCM Bùi Xuân Cường cho biết, TP đặt mục tiêu trong 5 năm 2021-2025 phấn đấu đạt 50 triệu m2 sàn; qua quá trình thực hiện của năm 2021-2022 đã đạt khoảng 28%.

Trong 2 năm 2021-2022 có 47 dự án với hơn 28.000 căn hộ được đưa ra thị trường.

“Các sản phẩm, các thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố. Chúng tôi sẽ điều chỉnh để giải quyết sự lệch pha cung cầu, hiện đang có xu hướng lệch về phân khúc trung cấp”, ông Cường nói.

Về phương hướng sắp tới, TP HCM sẽ tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư đối với dư án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, cải tạo nhà chung cư cũ, đặc biệt hiện nay thành phố đang tập trung 18 dự án nhà ở xã hội ưu tiên cũng như 16 dự án chung cư xuống cấp để thúc đẩy trong năm 2023.

Thành phố cũng tập trung hoàn tất công tác điều chỉnh quy hoạch, nhất là trong quá trình thực hiện quy hoạch chung của TP HCM (dự kiến trong tháng 9 năm nay sẽ trình), quy hoạch chung TP Thủ Đức cuối năm nay sẽ trình.

TP HCM cũng tập trung phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật để kết nối vành đai 2, vành đai 3, cao tốc TP HCM - Mộc Bài…các dự án cải tạo vành đai trung tâm, tập trung thúc đẩy các dự án lớn.

Quá trình thực hiện, đối với nhóm sẽ tập trung tháo gỡ các vướng mắc cho các dự án bất động sản chậm tiến độ về pháp lý, các dự án chưa nộp tiền sử dụng đất, các dự án mà chủ đầu tư chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn với lợi ích của người dân.

Thành phố sẽ lập tổ công tác để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dự án bất động sản. Hiện nay khoảng 116 dự án, trong đó có 3 dự án ưu tiên tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quy định đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án bất động sản có vi phạm về xây dựng, các dự án vi phạm về bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai, các dự án chưa nghiệm thu công trình đã đưa vào sử dụng.

Tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, tăng tính công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của người dân khi kinh doanh bất động sản sàn giao dịch.

VHM: Vinhomes sẽ thành lập thêm hai công ty con vốn nghìn tỷ

HĐQT Vinhomes quyết định góp vốn thành lập hai công ty con làm BĐS là BĐS Phát Đạt (vôn điều lệ 7.008 tỷ đồng) và BĐS Trường Lộc (vốn điều lệ 4.425 tỷ đồng).

Mới đây, Hội đồng quản trị CTCP Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) vừa thông qua việc tham gia góp vốn thành lập các công ty con.

Cụ thể, Vinhomes dự kiến thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Trường Lộc, trụ sở tại Khu đô thị sinh thái Dream City (Hưng Yên), hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS). Vốn điều lệ gần 4.424,7 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ vốn góp của Vinhomes tại đơn vị này là 99,9%.

Cùng ngành nghề kinh BĐS với BĐS Trường Lộc, Vinhomes sẽ thành lập Công ty TNHH Đầu và Phát triển Bất động sản Phát Đạt với vốn điều lệ hơn 7.008,2 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của công ty tại doanh nghiệp mới này là 99,9% vốn điều lệ. Trụ sở của BĐS Phát Đạt nằm trong Khu đô thị Đại An, huyện Văn Giang, Hưng Yển.

Tính đến ngày 31/12/2022, Vinhomes có 34 công ty con, trong đó có hai công ty đang trong quá trình giải thể là CTCP Kinh doanh và Phát triển Sinh Thái và Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Phú Gia.

Hoạt động bổ sung thành viên trong hệ sinh thái gần nhất của Vinhomes, vào tháng 11/2022, HĐQT công ty đã quyết định nhận chuyển nhượng 99% cổ phần CTCP Phát triển và Đầu tư Xây dựng Vincons, đồng thời thông qua việc thành lập công ty con mới có tên là CTCP Phát triển và Đầu tư Xây dựng Vincons 2.

Cũng trong tháng 11, Vinhomes quyết định nhận chuyển nhượng 99% cổ phần tại CTCP Muối Cam Ranh, chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội tại phường Cam Nghĩa (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) trên khu đất 87,64 ha, hiện do đơn vị này quản lý, sử dụng.

Ở diễn biến khác, cuối tháng Hai vừa qua, Vinhomes thông báo chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của công ty tại CTCP Đầu tư và Phát triển Làng Vân (chủ dự án Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân, tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD) cho Vingroup. Công ty cho biết, sau chuyển nhượng, Vinhomes vẫn tiếp tục triển khai dự án trên theo kế hoạch.

THD: Làm khu nhà ở xã hội 4.900 tỷ tại Hải Phòn

Công ty CP Thai - Holding chuẩn bị khởi công dự án khu nhà ở xã hội gần 4.900 tỷ đồng tại Hải Phòng.

Dự án khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên (số 142 Lê Lai) Phường Máy Chai và Cầu Tre, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng có diện tích 16,9ha.

Tại đây sẽ xây dựng khu nhà ở xã hội gồm 10 block nhà chung cư cao 15 tầng với khoảng 4.456 căn hộ; khu nhà ở thương mại cao 7 tầng với khoảng 163 căn hộ. Tổng mức đầu tư dự kiến là 4.865 tỷ đồng, trong đó 4.379 tỷ đồng là chi phí đầu tư xây dựng công trình và 485,4 tỷ đồng chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Mục tiêu của dự án là xây dựng khu nhà ở xã hội để bán, tối đa 80% và cho thuê, tối thiểu 20% nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển về nhà ở xã hội của thành phố và Đề án xây dựng nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho các hộ dân sinh sống tại các chung cư cũ trên địa bàn.

Thai - Holding hiện đang sở hữu khối tài sản khá lớn như nắm 352ha tại Phú Quốc, 52,23% cổ phần Công ty CP Du lịch Kim Liên, doanh nghiệp đang có quỹ đất là 5ha tại số 5-7 Đào Duy Anh (Hà Nội). Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đang sở hữu một loạt đất đai khác tại Hà Nội và Ninh Bình.

Đặc biệt, Thaigroup cũng là doanh nghiệp sở hữu nhà máy xi măng Quảng Nam có công suất 1,2 triệu tấn/năm. Năm 2020, Thaigroup dự định bán công ty này với giá khoảng 2.550 tỉ đồng và thu về khoản lợi nhuận khoảng 640 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Thaigroup cũng đã chuyển nhượng và thanh lý tài sản Dự án nhà máy Xi măng Thạnh Mỹ thu về khoản lợi nhuận gần 1.200 tỉ đồng.

Chưa dừng lại ở đó, Thaigroup cũng sở hữu 80,45% Công ty CP Tôn Đản Hà Nội. Đây chính là Công ty có tòa nhà 17 Tôn Đản có chiều cao 22 tầng nổi và 4 tầng hầm có giá trị ước tính khoảng 5.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Thaigroup cũng đang nắm giữ 98% cổ phần CTCP Enclave Phú Quốc. Công ty này đang thực hiện dự án khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp Enclave Phú Quốc, tại ấp Bãi Thơm. Dự án có quy mô 199,7ha, với tổng mức đầu tư 1.962 tỉ đồng.

Tính trung bình (chưa kể đến phần đội giá xây dựng) giá vốn 1 tỷ/ căn Nhà ở xã hội, mà bán ở đất Hải Phòng thì bán cho ai ở. Trong khi diện tích chung cư tầm 50-60m vuông, còn đắt hơn đất nền.