|MỚI| Bất Động Sản 24/7

Năm 2022 rực rỡ của IDICO: Doanh thu và lãi sau thuế cùng tăng bằng lần, cao chưa từng có

## Tổng công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) đã có một năm 2022 kinh doanh “như mơ” khi doanh thu tăng gấp đôi và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 4 lần, đều lập đỉnh cao nhất lịch sử hoạt động.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của IDC, quý IV/2022, doanh thu thuần đạt 1.208 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ cấu doanh thu cho thấy sự lên ngôi của mảng dịch vụ khu công nghiệp khi trở thành mảng có đóng góp lớn nhất, đạt 4.227 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần và chiếm 51% doanh thu quý. Theo sau là mảng kinh doanh điện với doanh thu 2.875 tỷ đồng, tăng 6,5%. Tiếp đến là mảng phí đường bộ với doanh thu 421 tỷ đồng, tăng 36%. Riêng mảng bất động sản giảm 29%, đạt 105 tỷ đồng.

Do giá vốn giảm, lợi nhuận gộp đã tăng tới 2,6 lần, đạt 498 tỷ đồng.

Trong quý, doanh thu tài chính đạt 12 tỷ đồng, giảm 93%, do không còn khoản chuyển nhượng cổ phần. Chi phí tài chính đạt 98 tỷ đồng, giảm 41% do bớt được chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán. Trong khi đó, chi phí bán hàng đạt 28 tỷ đồng, tăng 65% và chi phí quản lý đạt 90 tỷ đồng, tăng 36%.

Kết quý IV/2022, lợi nhuận trước thuế của IDC đạt 298 tỷ đồng, tăng 4,8 lần; lợi nhuận sau thuế 231 tỷ đồng, tăng 6,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của IDC đạt 8.242 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước; là mức doanh thu cao nhất lịch sử của công ty.

Lợi nhuận gộp đạt 3.580 tỷ đồng, tăng 4,8 lần. Biên lợi nhuận gộp đạt 43,4%, tăng mạnh mẽ so với mức 17,1% của năm trước.

Cùng với 144 tỷ đồng doanh thu tài chính đạt 144 tỷ đồng, 45 tỷ đồng lợi nhuận khác, IDC đã kết lại năm 2022 với mức lợi nhuận trước thuế 3.246 tỷ đồng, tăng 4,3 lần; lợi nhuận sau thuế 2.596 tỷ đồng, tăng 4,5 lần. Đây là mức lợi nhuận sau thuế cao nhất lịch sử của IDC.

Năm 2022, IDC đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.347 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.333 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu thực hiện đã cao gấp 2,46 lần mục tiêu, lợi nhuận thực hiện cao gấp 1,39 lần mục tiêu.

Do lợi nhuận rất lớn, dòng tiền kinh doanh dương 2.592 tỷ đồng. Công ty cũng tích cực sử dụng đòn bẩy khi dòng tiền vay/trả đạt 3.373 tỷ đồng/3.438 tỷ đồng, tăng lần lượt 58% và 2,5 lần. Dù mạnh tay mua sắm tài sản (1.349 tỷ đồng), chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (256 tỷ đồng), song lưu chuyển tiền thuần cả năm vẫn dương 591 tỷ đồng, đưa lượng tiền và tương đương tiền cuối năm đạt 1.087 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với đầu năm.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của IDC đạt 16.732 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi ngân hàng đạt 2.095 tỷ đồng, giảm 16%. Các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.206 tỷ đồng, tăng 58%. Các khoản phải thu dài hạn đạt 984 tỷ đồng, 74%. Hàng tồn kho đạt 797 tỷ đồng, tăng 45%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.088 tỷ đồng, giảm 54%.

Nợ phải trả tại ngày 31/12/2022 đạt 10.225 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay đạt 3.467 tỷ đồng, giảm 1,8%. Doanh thu chưa thực hiện 4.613 tỷ đồng, giảm 26% - đây là tiền cho thuê đất, phí quản lý và sử dụng hạ tầng nhận trước tại các khu công nghiệp, tức nguồn doanh thu tương lai của IDC.

Với vốn chủ sở hữu 6.507 tỷ đồng, tăng 29%, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của IDC là 1,57 lần.

Số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7%

## Lý giải nguyên nhân, Bộ Xây dựng cho rằng hoạt động doanh nghiệp còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu, ngoài ra giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng dẫn đến chi phí của doanh nghiệp cũng tăng đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo số liệu thống kê của Cục Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới, và số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 8.593 doanh nghiệp, tăng 13,7%; số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động có 2.081 doanh nghiệp, tăng 56,7%.

Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể cũng tăng khoảng 38,7% so cùng kỳ năm trước.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Xây dựng đánh giá, năm 2022 là năm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như: tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động; dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO; có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động… để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại.

Lý giải nguyên nhân, Bộ Xây dựng cho rằng, do doanh nghiệp còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu dẫn đến thiếu vốn phải giãn tiến độ, hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh đó lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng khiến chi phí của doanh nghiệp cũng tăng đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính vì hạn chế dòng tiền như thế nên doanh nghiệp không có nguồn để trả cho doanh nghiệp cung ứng, trả lương người lao động, hay thanh toán, thực hiện nghĩa vụ thuế… Trong khi ấy, khách hàng mua bất động sản khó tiếp cận vốn vay của tổ chức tín dụng, càng gián tiếp ảnh hưởng đến thanh khoản các sản phẩm, dự án bất động sản dẫn đến doanh nghiệp không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư.

Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Xây dựng kiến nghị: Để đảm bảo thị trường bất động sản thời gian tới tiếp tục phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải đẩy mạnh công tác công bố, công khai, minh bạch thông tin; kịp thời tuyên truyền, phổ biến, công bố các chính sách, quy định, giải pháp mới của Nhà nước về tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu, tình hình thị trường bất động sản.

Riêng Bộ Công an cần chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát, xử lý nghiêm, kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản, hoạt động môi giới bất động sản và hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét, đề xuất phương án điều hành trần tín dụng phù hợp nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế; chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng;

Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng cho vay, giải ngân nhanh chóng đối với doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ.

Novaland (NVL) đạt 4.114 tỷ đồng LNTT trong năm 2022, đã giải ngân 29.858 tỷ cho hoạt động M&A

Theo NVL, trước tình hình biến động của kinh tế thế giới và cả trong nước ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp, Tập đoàn đã và đang tái cấu trúc để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Novaland (NVL) đạt 4.114 tỷ đồng LNTT trong năm 2022, đã giải ngân 29.858 tỷ cho hoạt động M&A

Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, NVL) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4/2022. Đây cũng là quý ghi nhận nhiều biến động cũng như lên kế hoạch tái cấu trúc của Tập đoàn.

Ghi nhận, doanh thu trong kỳ thu về 3.244 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ quý 4/2021. Khấu trừ chi phí, NVL ghi nhận lợi nhuận sau thuế 240 tỷ đồng.

Được biết, trong kỳ các dự án của NVL đã bàn giao theo từng giai đoạn cho khách hàng. Hiện, nhiều cư dân tương lai tại Aqua City (Đồng Nai) đã và đang gấp rút hoàn thiện nội thất để an cư và lên kế hoạch kinh doanh. Đô thị kinh tế du lịch NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận) cũng đã bàn giao biệt thự Florida cho tân cư dân nhận trước những ngày giáp Tết.

Luỹ kế năm 2022, NVL ghi nhận gần 11.152 tỷ đồng tổng doanh thu hợp nhất, giảm 25% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu từ bán hàng đạt gần 9.221 tỷ đồng, được ghi nhận từ việc bàn giao tại các dự án như NovaWorld Phan Thiet, Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaHills Mui Ne, Soho Residence và Victoria Village; doanh thu từ cung cấp dịch vụ đạt hơn 1.930 tỷ đồng.

Khấu trừ chi phí, NVL đạt 4.114 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và hơn 2.293 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, giảm 34% so với năm ngoái.

Theo NVL, trước tình hình biến động của kinh tế thế giới và cả trong nước ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp, Tập đoàn đã và đang tái cấu trúc để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành của Tập đoàn quyết liệt đưa ra những giải pháp mạnh mẽ, cụ thể như tinh giảm các hoạt động chưa cần thiết, củng cố đội ngũ nhân sự vững chuyên môn, dày kinh nghiệm.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản NVL đạt hơn 257.365 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cuối năm 2021. Trong đó, hàng tồn kho ghi nhận gần 134.485 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc đầu tư các dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và từ việc nhận chuyển nhượng các dự án mới.

91% tổng hàng tồn kho (tương đương gần 122.559 tỷ đồng) là giá trị quỹ đất và dự án đang xây dựng, phần còn lại là BĐS đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng.

Đối với hoạt động huy động vốn, tính đến hết quý 4 vừa qua, Tập đoàn đã nhận giải ngân tổng cộng gần 29.858 tỷ đồng. Các khoản giải ngân được sử dụng cho các hoạt động M&A.

Nguồn: Novaland (NVL) đạt 4.114 tỷ đồng LNTT trong năm 2022, đã giải ngân 29.858 tỷ cho hoạt động M&A

1 Likes

DIC Corp (DIG): Năm 2022, Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn và hai người con đã giảm sở hữu 4,47% vốn điều lệ

(ĐTCK) Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG - sàn HoSE) công bố Báo cáo quản trị năm 2022, trong đó đáng chú ý là Ban lãnh đạo liên tục giảm sở hữu.

Ông Nguyễn Thiện Tuấn và 2 người con bị bán giải chấp giai đoạn cuối năm 2022.

Cụ thể, trong Báo cáo quản trị năm 2022, ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT đã giảm sở hữu từ 10,09% về còn 7,68% vốn điều lệ, tương ứng giảm sở hữu 2,41% vốn điều lệ; ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Chủ tịch HĐQT (con trai ông Nguyễn Thiện Tuấn) đã giảm sở hữu từ 10,28% về còn 8,85% vốn điều lệ, tương ứng giảm sở hữu 1,43% vốn điều lệ; bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch HĐQT (con gái ông Nguyễn Thiện Tuấn) đã giảm sở hữu từ 3,61% về còn 2,98% vốn điều lệ, tương ứng bán ra 0,63% vốn điều lệ tại DIC Corp.

DIC Corp (DIG): Năm 2022, Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn và hai người con đã giảm sở hữu 4,47% vốn điều lệ ảnh 1
Ông Nguyễn Thiện Tuấn và hai người con đã giảm sở hữu tại DIC Corp trong năm 2022.

Nếu thống kê ba cha con ông Nguyễn Thiện Tuấn đã giảm sở hữu khoảng 4,47% vốn điều lệ tại DIC Corp trong năm 2022.

Ở một diễn biến khác, theo thống kê từ ngày 4/11/2022 đến 16/11/2022 dựa trên Công bố thông tin (không tính trường hợp mua vào của con gái Nguyễn Thị Thanh Huyền), gia đình Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp tới 31.858.450 cổ phiếu DIG, tương ứng 5,22% vốn điều lệ. Trong đó, thời điểm bán giải chấp, cổ phiếu DIG giao dịch vùng từ 16.600 đồng về 10.800 đồng/cổ phiếu.

Lỗ hoạt động cốt lõi 24,22 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022

Trong quý IV/2022, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 390,86 tỷ đồng, giảm 57,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2,72 tỷ đồng, giảm 99,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 43,3% về còn 28,1%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 72,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 286,2 tỷ đồng về 109,77 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm nhẹ 3,1%, tương ứng giảm 0,72 tỷ đồng về 22,23 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 11,6%, tương ứng tăng thêm 5,82 tỷ đồng lên 55,78 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 33%, tương ứng giảm 38,53 tỷ đồng về 78,21 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm 99,7%, tương ứng giảm 783,14 tỷ đồng về 2,59 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý IV, Công ty bất ngờ ghi nhận lỗ 24,22 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 229,27 tỷ đồng.

Như vậy, lợi nhuận gộp không đủ trả chi phí lãi vay, bán hàng & quản lý doanh nghiệp, đồng thời hụt lợi nhuận khác là nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận lao dốc giảm 99,7% về 2,72 tỷ đồng.

DIC Corp thuyết minh trong quý IV, lợi nhuận khác giảm chủ yếu do không còn chênh lệch do đánh giá tồn kho so với cùng kỳ 861,97 tỷ đồng.

Trước đó, trong quý III/2022, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 423,57 tỷ đồng, giảm 21,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 0,97 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 42,27 tỷ đồng, tức giảm 43,24 tỷ đồng. Được biết, quý lỗ gần nhất của DIC Corp là quý I/2017 với giá trị lỗ 15,46 tỷ đồng.

Luỹ kế trong năm 2022, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 1.908,73 tỷ đồng, giảm 25,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 144,39 tỷ đồng, giảm 84,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2022, DIC Corp đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 196,99 tỷ đồng, Công ty đã không hoàn thành kế hoạch và chỉ đạt 10,4% kế hoạch lợi nhuận năm, cách rất xa kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông giao cho Ban lãnh đạo.

Tiếp tục mô hình thâm hụt vốn 4 năm liên tiếp với giá trị âm kỷ lục 2.531,3 tỷ đồng

Bên cạnh kinh doanh lao dốc, dòng tiền tiếp tục âm năm thứ 4 liên tiếp. Cụ thể, trong năm 2022, dòng tiền kinh doanh chính ghi nhận âm 2.531,3 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 801,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận dương 2.950,9 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận 1.173,9 tỷ đồng, chủ yếu trả bớt nợ vay.

Được biết, từ khi niêm yết (năm 2009) tới nay, chưa năm nào DIC Corp báo cáo dòng tiền kinh doanh chính âm vượt 2.531,3 tỷ đồng. Trong đó, 3 năm gần đây, Công ty liên tục duy trì mô hình thâm hụt dòng tiền, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2019 ghi nhận âm 245,41 tỷ đồng, năm 2020 ghi nhận âm 504,3 tỷ đồng và năm 2021 ghi nhận âm 1.966,48 tỷ đồng.

Như vậy, DIC Corp đã trải qua 4 năm thâm hụt dòng tiền kéo dài, Công ty phải tăng vay nợ và sử dụng quỹ tiền mặt để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/2, cổ phiếu DIG giảm sàn 1.200 đồng về 16.300 đồng/cổ phiếu.

Không siết, không nới lỏng mà duy trì tín dụng bất động sản ở mức hợp lý

Thông điệp mà người đứng đầu Chính phủ cũng như ngành ngân hàng đều cho tín dụng bất động sản năm 2023 không siết, không nới lỏng mà duy trì ở mức hợp lý, ưu tiên cho phân khúc phù hợp túi tiền.

Tín dụng vào bất động sản tiếp tục được kiểm soát hợp lý. (Ảnh: Int)

Nhìn lại năm 2022 về tín dụng bất động sản qua báo cáo của Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản, được biết tính đến 31/12/2022 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản gần 800.000 tỷ đồng.

Trong đó đáng chú ý, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 180.743 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Cùng với đó là dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 144.157 tỷ đồng, chiếm 18,16% tổng dư nợ. Hay như dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 85.199 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,7% tổng dư nợ. Ngoài ra, dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 57.539 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 211.452 tỷ đồng…

Điều đó cho thấy, thị trường vẫn đang được điều hành hợp lý, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những phân khúc đầu cơ, rủi ro như bất động sản hạng sang, nghỉ dưỡng…

Tuy thế, thị trường bất động sản vẫn gặp khó khăn trong năm 2022 chủ yếu do vướng pháp lý và ách tắc về vốn. Trước tình hình này, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những chỉ đạo kịp thời gỡ khó cho thị trường bất động sản.

Mới đây nhất, trong Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, có biện pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản đối với cả doanh nghiệp bất động sản và người mua, thúc đẩy phát triển các dự án bất động sản hiệu quả, cơ cấu lại và phát triển thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân…; tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Cũng tại cuộc gặp mặt nhân dịp đầu xuân mới và giao nhiệm vụ cho ngành ngân hàng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo ngành ngân hàng tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản cả về phía người bán và người mua.

“Tháo gỡ được những khó khăn của thị trường bất động sản sẽ góp phần tháo gỡ được nhiều vấn đề liên quan nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp và sở hữu chéo… Khó khăn là có, nhưng chúng ta không bó tay trước khó khăn, chọn điểm đột phá để thực hiện”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - Chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản đang có những khó khăn thực sự về thanh khoản. Chính vì vậy, Thủ tướng mong muốn ngành ngân hàng phải hỗ trợ để thị trường bất động sản phục hồi trở lại. Bởi nếu thị trường bất động sản không phục hồi sẽ rất nguy hiểm. Hệ thống ngân hàng sẽ gặp khó khăn, hàng loạt các tập đoàn lớn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán kể cả trái phiếu, nợ nhà thầu hay nợ người mua nhà.

“Tôi nghĩ sẽ không có ‘món quà’ nào cho tín dụng bất động sản trong năm 2023. Tôi hy vọng, với chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ vẫn duy trì chính sách lâu nay đối với thị trường bất động sản trong năm nay”, ông Nghĩa nói.

Hồi giữa năm 2022, Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng đưa ra thông điệp rằng, không có một văn bản nào nói siết tín dụng vào bất động sản, mà chỉ hạn chế tín dụng vào những lĩnh vực nóng, tiềm ẩn rủi ro.

Cuối tháng 12/2022, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro trong một số lĩnh vực, đặc biệt là kinh doanh bất động sản có giá trị lớn, phân khúc nghỉ dưỡng, có tính chất đầu cơ…

Trong thông điệp đầu năm 2023, ông Đào Minh Tú vẫn khẳng định, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tín dụng tập trung hướng dòng vốn vào những lĩnh vực ưu tiên, những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Đồng thời, ngành ngân hàng sẽ dành nguồn lực thỏa đáng tập trung vào những dự án, những chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước, Chính phủ để tạo nền tảng cho việc khôi phục nhanh nền kinh tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc “lôi kéo” các hoạt động của lĩnh vực khác.

Một công ty bất động sản chỉ còn vỏn vẹn 3 tỷ tiền mặt và tiền gửi

Được biết, 2022 là năm TDH có sự thay đổi thượng tầng sau lùm xùm với ban lãnh đạo cũ cũng như nợ thuế. Tại ĐHĐCĐ đầu năm nay, ban lãnh đạo mới tuyên bố mục tiêu trọng tâm sẽ lấy lại những tài sản của Công ty, đặc biệt là Chợ nông sản Thủ Đức vì đây là một những dự án làm nên thương hiệu Thuduc House.

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4/2022, ghi nhận doanh thu 118 tỷ đồng - gấp hơn 5 lần cùng kỳ. Khấu trừ giá vốn, Công ty có lãi gộp trở lại với 72 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 168 tỷ.

Trong kỳ, chi phí tài chính và chi phí quản lý giảm mạnh, dẫn đến lợi nhuận thuần từ HĐKD đạt gần 16 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ đến 514 tỷ. Khấu trừ chi phí, TDH lỗ ròng 32 tỷ, có cải thiện so với mức lỗ 782 tỷ đồng hồi quý 4/2021.

Được biết, 2022 là năm TDH có sự thay đổi thượng tầng sau lùm xùm với ban lãnh đạo cũ cũng như nợ thuế. Tại ĐHĐCĐ đầu năm nay, ban lãnh đạo mới tuyên bố mục tiêu trọng tâm sẽ lấy lại những tài sản của Công ty, đặc biệt là Chợ nông sản Thủ Đức vì đây là một những dự án làm nên thương hiệu Thuduc House. Công ty Chợ nông sản Thủ Đức có doanh thu 300 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 42 tỷ đồng/năm.

Kết thúc năm 2022, TDH đạt doanh thu thuần 177 tỷ đồng, giảm 64% so với năm trước. Doanh thu tất cả các mảng đều giảm, trong đó doanh thu mảng bất động sản giảm gần 56%, chỉ đạt hơn 138 tỷ đồng.

Không còn ghi nhận chi phí đột biến, TDH có lãi ròng trở lại hơn 13 tỷ đồng trong năm 2022, kết thúc chuỗi 2 năm lỗ liên tiếp. Lỗ lũy kế của Công ty tại thời điểm 31/12/2022 vẫn còn ghi nhận hơn 671 tỷ đồng.

Dù kết quả kinh doanh năm 2022 đã chuyển biến tích cực so với những năm gần đây nhưng “sức khỏe” tài chính của TDH suy giảm mạnh sau nhiều biến cố.

Tính đến thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của TDH đạt 1.432 tỷ đồng, giảm 22% so với đầu năm. Trong đó, đáng chú ý nhất là lượng tiền mặt đang nắm giữ chỉ còn chưa đến 3 tỷ đồng, giảm 98%. Công ty cũng không còn khoản đầu tư ngắn hạn hơn trăm tỷ như đầu kỳ.

Được biết, tiền và tiền gửi của Công ty không còn trong bối cảnh từ ngày 6/9-5/10/2022,Cục thuế TPHCM cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với TDH bằng cách trích tiền từ tài khoản của Công ty tại ngân hàng hơn 74 tỷ đồng. Trước đó, vào ngày 3/8/2022, TDH cũng đã nộp cho Cục thuế TPHCM 5,8 tỷ đồng sau khi được hoàn số tiền sử dụng đất tại 2 dự án Khu nhà ở Bình An 1,8 ha và Khu nhà ở Bình An 6,5 ha.

Một công ty bất động sản chỉ còn vỏn vẹn 3 tỷ tiền mặt và tiền gửi - Ảnh 2.

Tri Túc

https://f247.com/news/mot-cong-ty-bat-dong-san-chi-con-von-ven-3-ty-tien-mat-va-tien-gui-cafef93674c3386d047bb91f341080aaa0db3

Vợ chồng Chủ tịch Hải Phát Invest tiếp tục bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu HPX

Vợ chồng Chủ tịch Hải Phát Invest tiếp tục bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu HPX

Ông Đỗ Quý Hải – Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invset

Tổng số cổ phiếu HPX bị bán giải chấp của gia đình Chủ tịch HĐQT Đỗ Quý Hải đã lên đến xấp xỉ 73 triệu đơn vị, tương đương gần 24% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Hải Phát Invest.

Ông Đỗ Quý Hải – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest – mã HPX) và vợ là bà Chu Thị Lương vừa báo cáo các giao dịch cổ phiếu HPX. Cụ thể, ông Hải đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 1,48 triệu cổ phiếu HPX, trong khi bà Lương cũng bị bán ra gần 1,21 triệu cổ phiếu với cùng lý do tương tự trong phiên 1/2/2023.

Động thái diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu HPX vẫn đang loanh quanh vùng đáy lịch sử sau giai đoạn lao dốc mạnh cuối năm ngoái. Ước tính theo mức thị giá HPX đóng cửa phiên diễn ra giao dịch (5.300 đồng/cổ phiếu), các công ty chứng khoán có thể thu về khoảng 14 tỷ đồng từ việc bán giải chấp trên.

Đáng chú ý, trong phiên 1/2, HPX đã có thời điểm tăng rất mạnh và chạm trần nhưng lực bán mạnh sau đó đã kéo cổ phiếu này đóng cửa thấp nhất phiên với mức tăng chỉ 0,57%. Đây cũng là phiên có thanh khoản lớn nhất từ đầu năm 2023 của HPX với khối lượng khớp lệnh gần 28 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 9% vốn điều lệ của Hải Phát Invest.

Vợ chồng Chủ tịch Hải Phát Invest tiếp tục bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu HPX - Ảnh 1.

Các giao dịch vừa qua đã nâng tổng số cổ phiếu HPX bị bán giải chấp của gia đình Chủ tịch Đỗ Quý Hải lên xấp xỉ 73 triệu đơn vị, tương đương gần 24% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Trong bối cảnh liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu, ông Hải cũng chủ động bán ra lượng lớn cổ phiếu HPX.

Cụ thể, trong 2 ngày 27- 28/12/2022, Chủ tịch Hải Phát Invest đã bán thành công 10 triệu cổ phiếu HPX thông phương pháp khớp lệnh. Ngay sau đó, ông Hải tiếp tục đăng ký bán thêm 8 triệu cổ phiếu HPX với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 5/1/2023 đến 3/2/2023.

Về kết quả kinh doanh quý 4, Hải Phát Invest ghi nhận doanh thu đạt 326,8 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp này lỗ gộp 34,4 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Hải Phát Invest lãi ròng 19,2 tỷ đồng, giảm hơn 86% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2022, doanh nghiệp bất động sản này ghi nhận tổng doanh thu 1.635 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 142,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,4% và giảm 56,6% so với năm 2021.

Trong một diễn biến khác, ngày 2/2, Hải Phát Invest đã công bố thông tin về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc đối với ông Đinh Thế Quỳnh và ông Phạm Huy Thông, sau khi hai nhân sự này nộp đơn từ nhiệm vào ngày 1/2 trước đó.

https://f247.com/news/vo-chong-chu-tich-hai-phat-invest-tiep-tuc-bi-ban-giai-chap-hang-trieu-co-phieu-hpx-cafef2378de3f9cda45518e9e8f158e67ca74

Ông Bùi Thành Nhơn chính thức trở thành Chủ tịch Novaland

Ngày 03/02/2023, HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) đã thống nhất bầu ông Bùi Thành Nhơn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Đồng thời, Novaland đang tập trung hành động cho công tác tái cấu trúc toàn diện, củng cố đội ngũ nhân lực vững chuyên môn, dày kinh nghiệm.

Đứng trước những khó khăn và thách thức, với sự hỗ trợ và tư vấn của nhiều đối tác chuyên nghiệp, Novaland đang quyết liệt tiến hành tái cấu trúc toàn diện tập đoàn, nhằm đưa ra những giải pháp quản lý hiệu quả, tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và các bên liên quan.

Theo công bố mới nhất, Novaland đã điều chỉnh số lượng thành viên HĐQT từ 7 xuống 5 thành viên và bầu cử lại thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT). Theo đó, ông Bùi Thành Nhơn chính thức được bầu chọn là Chủ tịch HĐQT và là người đại diện pháp luật.

Ông Bùi Thành Nhơn, Nhà sáng lập - Chủ tịch HĐQT Novaland

Theo đề án tái cấu trúc, Tập đoàn sẽ tinh gọn bộ máy, sơ đồ tổ chức có nhiều sự thay đổi, có sự tách bạch và phân quyền hoạt động độc lập, giữa Hội đồng quản trị, Ban điều hành, từng cá nhân được giao quyền và trách nhiệm rõ ràng.

Trong suốt 30 năm hình thành và phát triển, ông Bùi Thành Nhơn cùng các cộng sự đã vững vàng vượt qua các giai đoạn khó khăn để cùng chèo lái con thuyền Nova. Từng đối mặt với cơn khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1999, khủng hoảng Kinh tế toàn cầu 2008 và rất nhiều khó khăn khác nhưng Nova vẫn kiên định vượt khó vươn lên.

Với thách thức hiện tại, Novaland đã và đang cùng các đơn vị tư vấn hàng đầu như KPMG, E&Y Parthenon, Deloitte… xây dựng đề án tái cấu trúc, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, tinh gọn nhân sự, xác định lại mục tiêu thay đổi chiến lược phát triển.

Ông Nhơn luôn tâm niệm rằng “Đã là doanh nhân phải chấp nhận đối mặt với khó khăn, thách thức bởi trở ngại này qua đi, khó khăn khác sẽ đến”.

Trong thông điệp đầu năm mới gửi toàn thể nhân viên, ông Nhơn đã viết: "Sau 30 năm hình thành và phát triển, Novaland đã là Thương hiệu Quốc gia. Tôi tin rằng tất cả các thành viên đang làm việc hoặc đã rời khỏi Tập đoàn đều nhận thấy mọi công sức của mỗi chúng ta đều mong muốn mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng và cho sự phát triển của đất nước.”

Đô thị kinh tế du lịch NovaWorld Phan Thiet, quy mô 1.000 ha của Novaland tại Bình Thuận

30 năm là một hành trình lao động sản xuất kinh doanh miệt mài của một tập thể hàng trăm ngàn nhân sự, Novaland đã dày công phát triển thông qua những sản phẩm chất lượng mang lại nhiều giá trị cho khách hàng và nhà đầu tư, góp phần phát triển đô thị, thay đổi diện mạo nhiều địa phương.

Với sự quyết tâm giữ vững uy tín thương hiệu, cùng với sự đồng hành, niềm tin gắn bó của các khách hàng, cổ đông, đối tác; của các nhà đầu tư, tổ chức tài chính quốc tế; đặc biệt được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, của cộng đồng sẽ là chìa khóa giúp Novaland vượt qua khó khăn và thách thức, từ đó, tiếp tục thực hiện những đô thị gắn liền với phát triển kinh tế địa phương, an sinh xã hội, góp phần vào một nước Việt Nam phát triển.

https://fili.vn/2023/02/ong-bui-thanh-nhon-chinh-thuc-tro-thanh-chu-tich-novaland-214-1036832.htm

Cổ đông lớn cùng 2 Phó Tổng CTX tiếp tục đăng ký bán gần 12 triệu cp

Sau khi không thể bán được bất kỳ cổ phiếu nào trong tuần sau Tết Nguyên đán, cổ đông lớn của Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (HNX: CTX) là CTCP Thăng Long Fundings cùng hai Phó Tổng Giám đốc Công ty là bà Ngô Thị Thu Lý và ông Lý Quốc Hùng tiếp tục đăng ký bán tổng cộng hơn 11.8 triệu cp từ ngày 07-24/02/2023.

Cụ thể, Thăng Long Fundings đăng ký bán hơn 3.1 triệu cp. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của cổ đông này tại CTX sẽ giảm từ 23.1% xuống còn 19.16%, tương đương hơn 15 triệu cp.

Trong khi đó, ông Hùng và bà Lý lần lượt đăng ký bán gần 6 triệu cp và 2.8 triệu cp. Nếu thành công, tỷ lệ sở hữu của ông Hùng sẽ giảm từ 7.62% xuống còn 0.1%, tương đương 82,039 cp. Còn tỷ lệ sở hữu của bà Lý sẽ giảm từ 3.57% xuống còn 0.03%, tương đương 20,600 cp.

Cả 3 giao dịch trên đều được đăng ký với cùng mục đích là góp vốn bằng cổ phiếu vào doanh nghiệp khác, đồng thời số cổ phiếu trên sẽ được giao dịch ngoài hệ thống.

Về mối quan hệ, bà Lý là Phó Tổng Giám đốc (TGĐ) CTX, đồng thời là Giám đốc Thăng Long Fundings. Trong khi đó, ông Hùng vừa là Phó TGĐ vừa là Thành viên HĐQT CTX.

Trước khi đăng ký giao dịch trong tháng 2, ba cổ đông trên từng đăng ký bán số cổ phiếu tương tự trong tuần đầu tiên sau Tết Nguyên Đán (27/01-02/02). Tuy nhiên, kết thúc thời gian giao dịch, cả 3 cổ đông đều không bán ra bất kỳ cổ phiếu nào.

Cổ phiếu CTX bị đưa vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 31/10/2022 do chậm nộp BCTC bán niên 2022. Tuy nhiên, trước đó, cổ phiếu này đã không còn ghi nhận giao dịch sau ngày 05/08/2022.

https://fili.vn/2023/02/co-dong-lon-cung-2-pho-tong-ctx-tiep-tuc-dang-ky-ban-gan-12-trieu-cp-739-1037257.htm

Bộ Tài chính: Phân bổ vốn đầu tư công năm 2023 đạt 90,32%

## Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, đến ngày 31/1/2023, tổng số vốn đã phân bổ là 638.613,081 tỷ đồng, đạt 90,32% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,198 tỷ đồng).

Theo báo cáo, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 là 756.111,862 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nước là 727.111,86 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho biết đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 33/52 bộ, cơ quan trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Còn 19 bộ, cơ quan trung ương chưa báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023.

Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 14/33 bộ, cơ quan trung ương và 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ Tài chính: Phân bổ vốn đầu tư công năm 2023 đạt 90,32% - Ảnh 1.

Tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 là 756.111,862 tỷ đồng. (Ảnh minh họa Internet)

Cũng theo báo cáo, đến ngày 31/1/2023, tổng số vốn đã phân bổ là 638.613,081 tỷ đồng, đạt 90,32% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,198 tỷ đồng). Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương mà các địa phương giao tăng là 36.180,476 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 602.432,605 tỷ đồng, đạt 85,20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 104.611,593 tỷ đồng, chiếm 14,80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Cụ thể, số vốn chưa phân bổ của các bộ, cơ quan trung ương là 22.751,426 tỷ đồng, chiếm 11,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 21.682,581 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.068,845 tỷ đồng).

Số vốn chưa phân bổ tại các địa phương là 81.860,167 tỷ đồng, chiếm 15,96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 79.951,771 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.908,396 tỷ đồng).

Báo cáo Bộ Tài chính nêu rõ, đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm vốn Chương trình MTQG), trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 14/33 bộ, cơ quan trung ương và 40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguyên nhân vốn trong nước chưa phân bổ chủ yếu là do các dự án chưa đảm bảo thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết kế hoạch vốn (trong đó chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội); vốn nước ngoài chưa phân bổ do chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay, chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ hoặc đang lấy ý kiến nhà tài trợ để hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư.

Bộ Tài chính nhận thấy còn một số vấn đề còn tồn tại như: Phân bổ vốn cho một số dự án chưa đủ điều kiện giải ngân (dự án khởi công mới chưa có quyết định đầu tư; dự án chuẩn bị đầu tư chưa có dự toán chuẩn bị đầu tư được phê duyệt; phân bổ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cho một số dự án không thuộc danh mục dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội…).

Theo đó, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề nghị điều chỉnh lại kế hoạch phân bổ chi tiết theo đúng quy định làm căn cứ để nhập dự toán và kiểm soát thanh toán cho các dự án.

Bộ Xây dựng ‘điểm mặt’ kẽ hở để chủ đầu tư BĐS lách luật huy động vốn

Bộ Xây dựng đang đề xuất bổ sung các quy định bảo đảm giám sát chặt việc tuân thủ pháp luật trong việc huy động vốn, sử dụng vốn huy động của các chủ đầu tư dự án.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có công văn 311/BXD-QLN trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh chuyển đến theo văn bản số 1666/TTKQH-GS ngày 31/10/2022 của Tổng Thư ký Quốc hội.

"Hiện nay đang tồn tại thực trạng chủ đầu tư huy động vốn trái phép từ người mua nhà khi chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định hoặc chủ đầu tư sau khi hoàn thành xong dự án (bàn giao căn hộ cho người mua sử dụng) nhưng chưa giải chấp ngân hàng khoản vay vốn đầu tư, xây dựng dự án trước đó, dẫn đến người mua nhà không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,

Xin hỏi Bộ trưởng, Bộ Xây dựng đã có biện pháp gì (bao gồm các biện pháp xử lý hành chính và hình sự) để hạn chế các sai phạm của chủ đầu tư dự án hay không? Và trong giai đoạn tới chuẩn bị sửa đổi Luật Nhà ở thì các đề xuất quy định nghiêm ngặt trong kiểm soát và xử lý các sai phạm để chủ đầu tư không thể làm sai hoặc không dám làm sai?", nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ.

Về nội dung này, Bộ Xây dựng cho biết, thị trường bất động sản trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thị trường cũng bộc lộ một số bất cập, tồn tại, trong đó có việc chủ đầu tư huy động vốn từ người mua nhà khi dự án nhà ở chưa đủ điều kiện huy động vốn; chủ đầu tư thế chấp dự án, bất động sản trong dự án tại tổ chức tín dụng, mặc dù chưa giải chấp nhưng vẫn tổ chức huy động vốn nhằm mục đích bán nhà ở theo hình thức hợp đồng đầu tư góp vốn. Điều này dẫn đến vướng mắc không làm được thủ tục, không bàn giao được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho người mua.

Các tồn tại trong việc chủ đầu tư lách luật huy động vốn khi chưa đủ điều kiện pháp lý có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân trực tiếp tác động như: pháp luật hiện hành còn chưa hoàn thiện, đồng bộ để đảm bảo ngăn chặn được triệt để các hành vi lách luật để huy động vốn trong giao dịch bất động sản; năng lực chủ đầu tư dự án bất động sản chưa được sàng lọc tốt; hiểu biết pháp luật và tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản chưa cao, có tâm lý chạy theo lợi nhuận; thông tin về thị trường bất động sản chưa thông suốt; công tác thanh tra, kiểm tra, phổ biến pháp luật, giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý thị trường bất động sản.

Về giải pháp để hạn chế việc lách luật huy động vốn, kiểm soát để thị trường bất động sản an toàn, ổn định: Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng của Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng các địa phương đã triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản, xử lý các vi phạm. Bộ Xây dựng đã tổ chức các Đoàn kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản tại địa phương theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao. Qua thanh tra, kiểm tra, bên cạnh việc xử lý các sai phạm, đồng thời các cơ quan thẩm quyền cũng đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế về quản lý thị trường bất động sản và đề nghị các địa phương khắc phục.

Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản, trong đó bổ sung quy định về hợp đồng theo mẫu trong giao dịch bất động sản và Nghị định số 44/2022/NĐ-CP ngày 29/6/2022 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản nhằm đảm bảo thông tin minh bạch thị trường.

Hiện nay, tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đã quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong kinh doanh bất động sản. Tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở đã quy định chủ đầu tư dự án nhà ở không được áp dụng hình thức huy động vốn quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP hoặc các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn.

Bộ Xây dựng đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; trong đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp góp phần ổn định thị trường bất động sản, giá bất động sản đảm bảo thị trường phát triển an toàn, bền vững, lành mạnh; rà soát các quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài theo hướng xây dựng công cụ chính sách lành mạnh, phù hợp, hiệu quả để bảo đảm liên thông, an toàn, chắc chắn giữa thị trường vốn với thị trường bất động sản, đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản; tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để tháo gỡ các vướng mắc, xử lý sai phạm để bảo vệ thị trường, bảo vệ tài sản của người dân, không hợp thức hóa sai phạm đồng thời đánh giá khách quan, xác định nguyên nhân, có cơ chế tháo gỡ những vướng mắc thực tiễn đặt ra;

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang chủ trì xây dựng Luật Nhà ở sửa đổi, bổ sung và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, bổ sung.

Trong các dự thảo các Luật sửa đổi, bổ sung nêu trên đã chú trọng xây dựng nhóm hệ thống các quy định nhằm quy định đồng bộ, bao quát giữa việc vừa tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi đồng thời cũng đảm bảo có sự quản lý, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ đúng quy định pháp luật trong việc huy động vốn, sử dụng vốn huy động của các chủ đầu tư dự án bất động sản; quy định về các hình thức huy động vốn, quản lý sử dụng vốn huy động của các chủ đầu tư dự án bất động sản. Quy định áp dụng biện pháp bảo đảm trong giao dịch mua bán bất động sản hình thành trong tương lai; quy định chặt chẽ, phù hợp thực tiễn về điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh. Quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, bên bán, cho thuê mua, cho thuê bất động sản trong việc phải tuân thủ pháp luật, bảo đảm quyền lợi của khách hàng; trách nhiệm trong việc áp dụng, ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh doanh bất động sản đúng quy định pháp luật. Quy định nâng cao điều kiện, trách nhiệm, năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động, hành nghề môi giới bất động sản.

Quy định nâng cao về trách nhiệm công khai thông tin bất động sản của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản. Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản thống nhất và liên thông từ Trung ương đến địa phương; liên kết chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các ngành, lĩnh vực, các cơ quan liên quan về quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản.

Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Xây dựng hệ cơ chế, biện pháp điều tiết của Nhà nước đối với thị trường bất động sản; đảm bảo nhà nước quản lý và điều tiết kịp thời, hiệu quả thị trường bất động sản.

Quy định đầy đủ, cụ thể trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Nâng cao vai trò, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản để tăng cường hiệu quả ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm.

Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước gỡ khó tín dụng bất động sản

Ngành ngân hàng cần tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản, người mua, giảm chi phí để hạ lãi vay.

Đây là nội dung được nêu tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1. Ngoài tín dụng cho bất động sản, lãnh đạo Chính phủ lưu ý dòng vốn của các nhà băng phải “chảy” vào các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, kinh doanh. Các ngân hàng cũng phải giảm chi phí để ổn định lãi suất, giảm lãi suất cho vay.

Bất động sản là ngành đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ mật thiết với nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Tuy nhiên, thời gian qua, thị trường này gặp không ít khó khăn khi dòng vốn tín dụng bị siết lại, cung dư thừa so với nhu cầu và thị trường còn thiếu minh bạch… Những yếu tố này khiến giao dịch bất động sản giảm, nhiều dự án ngừng trệ không tiếp tục triển khai do đói vốn.

Thống kê mới đây của Bộ Xây dựng cho thấy, gần 40% doanh nghiệp địa ốc phá sản trong năm ngoái vì khó khăn dòng tiền, giá nguyên vật liệu leo thang.

Cuối năm ngoái, Chính phủ đã lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản với sự tham gia của các bộ, ngành.

Tại nghị quyết phiên họp lần này, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì rà soát, đề xuất các biện pháp và báo cáo Thủ tướng về hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường này trước ngày 15/2.

Khu trung tâm TP HCM, công viên 23/9, quận 1, tháng 11/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Khu trung tâm TP HCM, công viên 23/9, quận 1, tháng 11/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Cùng với bất động sản, Thủ tướng giao Bộ Tài chính rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm nay.

“Biện pháp xử lý phù hợp trên tinh thần ‘lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư”, nghị quyết phiên họp Chính phủ nêu.

Dự thảo sửa đổi Nghị định số 65 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán ra quốc tế cần trình Chính phủ trước ngày 10/2.

Tại dự thảo sửa đổi, nhiều giải pháp được đưa ra “cứu” thị trường trái phiếu. Với loạt giải pháp này, giới chuyên gia kỳ vọng doanh nghiệp có thêm thời gian và nhiều lựa chọn hơn để cân đối dòng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán cho trái chủ qua đó hạn chế khả năng vỡ nợ.

Loạt sai phạm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu bị cơ quan quản lý xử lý trong năm 2022 đã tác động không nhỏ tới tâm lý nhà đầu tư, thị trường.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến cuối tháng 11, lượng trái phiếu phát hành giảm hơn 32% so với cùng kỳ 2021, đạt 331.800 tỷ đồng. Lượng lớn trái phiếu cũng được doanh nghiệp mua lại trước hạn, tăng 14% so với năm ngoái.

Nguồn bài viết: Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước gỡ khó tín dụng bất động sản - VnExpress Kinh doanh

Hải Thạch B.O.T bán thành công gần 42 triệu cp HHV

CTCP Đầu tư Hải Thạch B.O.T đã bán thành công hơn 41.76 triệu cp của CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HOSE: HHV) theo hình thức thỏa thuận trong thời gian từ 16/01-08/02/2023.

Với thị giá trung bình giai đoạn trên là 12,680 đồng/cp, ước tính Hải Thạch B.O.T có thể thu về gần 530 tỷ đồng khi hoàn tất giao dịch. Theo đó, tỷ lệ sở hữu của Hải Thạch B.O.T tại HHV giảm từ 33.68% (tương đương 103.66 triệu cp) xuống còn 20.11% (61.9 triệu cp).

Mục đích giao dịch được Hải Thạch B.O.T đưa ra là để duy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.

Về mối liên hệ, ông Võ Thụy Linh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Hải Thạch B.O.T hiện đang là thành viên HĐQT HHV. Ngoài ra, ông Nguyễn Hữu Hùng - thành viên HĐQT Hải Thạch B.O.T đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT HHV.

Hai vị trên đều không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu HHV nào nhưng ông Võ Thụy Linh đang là người đại diện vốn của Hải Thạch B.O.T tại HHV…

Ở chiều ngược lại, ngày 18/01, ông Phạm Đình Thắng thông báo đã mua vào 9.5 triệu cp HHV làm tăng sở hữu tại đây lên hơn 17.3 triệu cp, tương ứng 5.62%, chính thức trở thành cổ đông lớn.

Về kết quả kinh doanh, năm 2022, HHV ghi nhận doanh thu thuần gần 2,095 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Phần lớn cơ cấu doanh thu là mảng thu phí BOT, tăng 18%. Sau khi trừ chi phí, HHV chỉ lãi ròng 275 tỷ đồng, gần như đi ngang so với năm 2021 và thực hiện được hơn 69% kế hoạch lợi nhuận 396 tỷ đồng năm.

Kết quả kinh doanh 5 năm gần đây của HHV

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu HHV đang được giao dịch quanh mức 11,900 đồng/cp (phiên sáng 13/02).

Giá cổ phiếu HHV từ đầu năm 2023 đến nay

https://fili.vn/2023/02/hai-thach-bot-ban-thanh-cong-gan-42-trieu-cp-hhv-739-1039045.htm

Chủ tịch Phát Đạt (PDR) bị CTCK bán giải chấp gần 5,3 triệu cổ phiếu do ‘hiểu nhầm’

(VNF) - Ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) mới đây đã có báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM.
1
Chủ tịch Phát Đạt (PDR) bị CTCK bán giải chấp gần 5,3 triệu cổ phiếu do ‘hiểu nhầm’.
Cụ thể, trong phiên 13/2, bằng phương pháp khớp lệnh, Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirea Asset đã tiến hành bán ra 5,268 triệu cổ phiếu Phát Đạt thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Đạt. Qua đó, tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch Phát Đạt giảm xuống còn 283,2 triệu cổ phần, tương đương 42,95% vốn điều lệ công ty.

Phản hồi về sự việc này, ở thông cáo báo chí chiều 13/2, Phát Đạt cho hay khối lượng lớn cổ phiếu Phát Đạt được đặt bán trong sáng ngày 13/2/2023 phát sinh từ sự hiểu nhầm trong quá trình trao đổi thông tin giữa nhân viên của ông Đạt và Công ty Cổ phần chứng khoán Mirae Asset.

Đại diện Phát Đạt cho biết vì sự hiểu nhầm không đáng có nói trên, Mirea Asset đã đặt lệnh bán một lượng lớn cổ phiếu trong tài khoản của ông Nguyễn Văn Đạt trong khi Chủ tịch Phát Đạt không đặt bất kỳ lệnh bán nào và vẫn thực hiện đúng các thỏa thuận của mình với công ty chứng khoán.

Ngay sau khi phát hiện sự cố, các bên đã liên lạc với nhau và Mirea Asset cũng đã dừng lệnh bán. Để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến thị giá cổ phiếu Phát Đạt nói riêng và các nhà đầu tư, cổ đông, ông Đạt cùng với công ty chứng khoán này đang liên lạc với nhau để giải quyết sự việc.

Đây là lần đầu tiên ông Nguyễn Văn Đạt bị bán giải chấp cổ phiếu trong năm 2023. Trước đó, vào ngày 21/12, Chủ tịch Phát Đạt đã bị Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI bán giải chấp 3,519 triệu cổ phiếu Phát Đạt. Tính rộng ra từ cuối tháng 11/2022 đến nay, ông Đạt đã bị các công ty chứng khoán bán giải chấp gần 49 triệu cổ phiếu Phát Đạt, tương đương 7,3% vốn điều lệ công ty.

Trước đó, Phát Đạt đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với kết quả đáng thất vọng về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, quý IV/2022, Phát Đạt chỉ đạt 14 tỷ đồng doanh thu thuần (đều là doanh thu cung cấp dịch vụ), giảm tới 99% so với cùng kỳ năm trước.

Quý IV này, Phát Đạt chịu lỗ trước thuế tới 296,5 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ đậm bậc nhất trong khoảng mười năm trở lại đây.

Luỹ kế năm 2022, doanh thu thuần của Phát Đạt giảm 58%, đạt 1.504,5 tỷ đồng; lợi nhuận gộp giảm 54%, đạt 1.276 tỷ đồng.

Điểm sáng là doanh thu tài chính đạt 1.267 tỷ đồng, chủ yếu là khoản lãi chuyển nhượng cổ phần công ty con. Trong năm, chi phí tài chính của Phát Đạt tăng gấp 4 lần lên 638 tỷ đồng. Chi phí vận hành (chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) cũng phát sinh thêm 66 tỷ đồng, đạt 305 tỷ đồng.

Kết quả, Phát Đạt lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 1.599,5 tỷ đồng, giảm 32% so với năm 2023. Trừ đi khoản lỗ khác 106 tỷ đồng, Phát Đạt có lãi trước thuế 1.494 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.145,5 tỷ đồng, giảm 39%.

Chủ tịch Phát Đạt bị CTCK bán giải chấp hơn 5 triệu cổ phiếu PDR do “hiểu nhầm”

Phiên 13/2 ghi nhận thị giá PDR giảm sàn xuống mức 11.250 đồng/cp - thấp nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây.

Chủ tịch Phát Đạt bị CTCK bán giải chấp hơn 5 triệu cổ phiếu PDR do "hiểu nhầm"

Trong thông báo mới nhất, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT C TCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán PDR) vừa có báo cáo bán ra gần 5,3 triệu cổ phiếu PDR trong phiên 13/2 theo phương thức khớp lệnh.

Sau giao dịch, lượng cổ phiếu ông Đạt nắm giữ hạ xuống còn hơn 283 triệu cổ phần, tương đương 42,95% vốn điều lệ công ty. Đáng chú ý, lý do thực hiện giao dịch là: “Công ty chứng khoán bán giải chấp, do hiểu nhầm trong quá trình trao đổi thông tin với nhân viên của ông Nguyễn Văn Đạt”.

Ngay sau đó, Phát triển Bất động sản Phát Đạt đã có văn bản giải trình về giao dịch cổ phiếu PDR phiên 13/2.

Cụ thể, công ty cho biết vào sáng ngày 13/2, một khối lượng lớn cổ phiếu PDR đã được đặt bán trên thị trường, khiến cho thị giá bị ảnh hưởng. Để làm rõ thêm thông tin đến các nhà đầu tư, cổ đông, và đối tác, văn bản của Phát Đạt nêu rõ: khối lượng lớn cổ phiếu PDR được đặt bán trong sáng ngày 13/2 phát sinh từ sự hiểu nhầm trong quá trình trao đổi thông tin giữa nhân viên của Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt và Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam).

Vì sự hiểu nhầm không đáng có này, dẫn đến việc Chứng khoán Mirae Asset đã đặt lệnh bán một lượng lớn cổ phiếu PDR trong tài khoản chứng khoán của ông Đạt trong khi vị Chủ tịch Phát Đạt không đặt bất kỳ lệnh bán nào, vẫn thực hiện đúng các thỏa thuận giữa công ty chứng khoán và ông Đạt.

Ngay sau khi phát hiện việc hiểu nhầm, các bên đã liên lạc với nhau và Chứng khoán Mirae Asset đã lập tức dừng lệnh đặt bán.

"Để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến thị giá cổ phiếu PDR nói riêng và các nhà đầu tư, cổ đông và đối tác của Phát Đạt nói chung, ông Nguyễn Văn Đạt và Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) đang liên lạc với nhau để giải quyết sự việc", thông cáo của Phát Đạt ghi rõ.

Đóng cửa phiên 13/2, thị giá PDR giảm sàn xuống mức 11.250 đồng/cp. Đây cũng là mức giá thấp nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây của cổ phiếu này. Vốn hóa tương ứng chỉ còn 7.600 tỷ đồng, giảm đến 84% so với đỉnh đạt được hồi giữa tháng 10/2021. Trước đó, PDR từng có khoảng thời gian lao dốc mạnh với 17 phiên giảm sàn liên tiếp trong tháng 11 năm ngoái. Lãnh đạo công ty phải liên tục bổ sung tài sản vì cầm cố cổ phiếu để phát hành trái phiếu, đồng thời bán bớt tài sản để xử lý nợ…

Cổ phiếu “thủng đáy” trong bối cảnh Phát Đạt vừa báo lỗ sau thuế 229 tỷ đồng quý 4/2022. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp bất động sản này báo lỗ kể từ năm 2011. Trong kỳ, Phát Đạt thậm chí còn không ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản. Nguồn thu gần từ hoạt động cung cấp dịch vụ chỉ đạt 15 tỷ đồng, thấp kỷ lục trong khi phí lãi vay tăng gấp đôi. Theo Phát Đạt, do tình hình khó khăn chung của thị trường nên việc đầu tư kinh doanh vào các dự án không được thuận lợi và doanh nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư.

https://markettimes.vn/chu-tich-phat-dat-bi-ctck-ban-giai-chap-hon-5-trieu-co-phieu-pdr-do-hieu-nham-16617.html

Dragon Capital vừa mua thêm KDH, gom gần 36 triệu cp Nhà Khang Điền trong 3 tháng qua

Trong khi nhiều tổ chức muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, nhóm quỹ Dragon Capital vẫn tiếp tục gom thêm cổ phiếu KDH, nâng sở hữu lên hơn 10%.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), nhóm quỹ Dragon Capital đã mua vào tổng cộng 1 triệu cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền trong phiên giao dịch ngày 9/2.

Cụ thể, quỹ thành viên Amersham Industries Limited mua 1 triệu đơn vị. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu KDH mà nhóm quỹ này nắm giữ tăng từ 70,75 triệu đơn vị lên 71,75 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu tăng tương ứng từ 9,87% lên 10,01%.

Tạm tính theo giá kết phiên 9/2 là 26.950 đồng/cp, ước tính nhóm quỹ đã chi khoản tiền 26,95 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.

Từ khi thị trường tạo đáy giữa tháng 11/2022 đến nay, nhóm quỹ Dragon Capital đã liên tục mua ròng cổ phiếu KDH của Nhà Khang Điền. Cụ thể, trong vòng ba tháng (11/11/2022 - 9/2), nhóm quỹ đã mua ròng tổng cộng gần 36 triệu đơn vị, nâng tỷ lệ sở hữu lên gấp đôi từ 4,99% lên 10,01%

Chiều ngược lại, VOF Investment Limited, quỹ thành viên thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền khi đăng ký bán toàn bộ 10 triệu cổ phiếu nắm giữ, phục vụ mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.

Theo đó, quỹ VOF Investment Limited đã bán 4,11 triệu đơn vị trong khoảng thời gian 12/12/2022 – 10/1, theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh. Lý do không bán hết số lượng cổ phiếu đăng ký mà quỹ này đưa ra là do diễn biến thị trường chưa phù hợp. Sau giao dịch, quỹ còn nắm giữ 5,89 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ 0,83%.

Ngay sau đó, quỹ VOF Investment Limited tiếp tục đăng ký bán 5,89 triệu cổ phiếu còn lại, giao dịch dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian 17/1 – 15/2, theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh.

Tương tự, Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam cũng đã thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền khi hoàn tất bán toàn bộ gần 17.000 cổ phiếu nắm giữ (tỷ lệ 0,00235%) trong phiên giao dịch ngày 6/2, theo phương thức giao dịch khớp lệnh.

Trên thị trường, sau khi phục hồi 60% giá trị từ đáy hôm 15/11/2022, cổ phiếu KDH đang “lình xình” quanh vùng giá 27.000 đồng/cp từ đầu năm. Kết phiên 14/2, giá mã cổ phiếu này dừng tại 26.600 đồng/cp, mất khoảng 48% giá trị so với đỉnh lịch sử cách đây hơn một năm.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/dragon-capital-vua-mua-them-kdh-gom-gan-36-trieu-cp-nha-khang-dien-trong-3-thang-qua-422023214151343141.htm

IDC: KCN Tân Phước 1 của IDICO dự kiến được chấp thuận phê duyệt đầu tư trong quý I

IDICO cho biết đã nộp hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt đầu tư cho KCN Tân Phước 1 tại tỉnh Tiền Giang và dự kiến sẽ được phê duyệt trong quý I/2023.

Theo báo cáo cập nhật về Tổng Công ty IDICO - CTCP (mã chứng khoán: IDC) của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đơn vị này dẫn lời từ IDICO cho biết, đã nộp hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt đầu tư cho Khu công nghiệp (KCN) Tân Phước 1 vào ngày 5/1 (IDICO sở hữu 65% cổ phần của nhà phát triển KCN này).

Dự án dự kiến sẽ được phê duyệt trong quý I này.

KCN Tân Phước 1 có tổng diện tích 470 ha tại tỉnh Tiền Giang (cách trung tâm TP HCM khoảng 60 - 70 km). VCSC cho rằng KCN này sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện kết nối cơ sở hạ tầng giữa tỉnh Tiền Giang cũng như các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM. Đơn vị này cũng kỳ vọng KCN Tân Phước 1 sẽ ghi nhận doanh số bán đất KCN từ năm 2025.

Trước đó, IDICO từng cho biết dự án này dự kiến sẽ có thể bắt đầu thu hút đầu tư từ cuối năm 2023.

Bên cạnh đó, theo IDICO, năm 2022, công ty đã ký hợp đồng cho thuê và biên bản ghi nhớ (MOU) cho khoảng 132 ha. VCSC cho rằng, điều này sẽ tạo ra dư địa ổn định để IDICO ghi nhận lợi nhuận từ việc bán đất KCN vào năm nay.

Tính đến cuối năm 2022, IDICO cho biết đã ghi nhận doanh số bán đất KCN một lần cho khoảng 17 ha đối với các hợp đồng mua bán đất KCN 132 ha đã ký vào năm 2022, tương ứng 115 ha còn lại sẽ là động lực mang lại lợi nhuận cho IDICO trong năm nay.

Theo VCSC, việc doanh số bán đất KCN tăng mạnh trong năm 2022 sẽ hỗ trợ cho lợi nhuận ròng năm nay của doanh nghiệp, khi doanh số bán đất KCN năm nay được dự báo sẽ thấp hơn so với cùng kỳ năm trước do suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cũng theo VCSC, tỷ lệ ghi nhận một lần đối với doanh thu bán đất KCN trong năm nay của IDICO được dự báo cao hơn cho khoảng 130 ha, để bù đắp cho mức giảm trong việc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện từ các KCN đã lấp đầy trong năm.

Qua đó, VCSC dự báo năm nay, IDICO sẽ đạt doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 2.500 tỷ đồng, tăng lần lượt 9% và 8% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ khoản ghi nhận một lần nói trên.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

KHG: Bất ngờ với chủ đầu tư dự án 1.500ha chỉ còn 5 triệu đồng trong tài khoản

Thông tin từ Khải Hoàn Land cho biết, Tập đoàn đang thực hiện và hợp tác cùng Khải Hoàn – Vũng Tàu tại Dự án Khu đô thị mới Gò Găng – TP. Vũng Tàu.

Như Báo Lao Động phản ánh, báo cáo tài chính quý IV/2022 của Công ty CP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG) cho biết, kết thúc năm 2022, KHG đạt gần 385 tỉ đồng doanh thu hoạt động tài chính, trong khi cùng kì xấp xỉ 80 tỉ đồng.

Trong đó, có 58,8 tỉ đồng doanh thu hoạt động tài chính từ bên liên quan là Công ty TNHH Tập đoàn Khải Hoàn – Vũng Tàu. Báo cáo quản trị năm 2022 của KHG cho biết, đây là lãi cho vay năm 2022 giữa Khải Hoàn Land và Khải Hoàn - Vũng Tàu. Trước đó, năm 2021 số tiền này cũng được ghi nhận là 58,8 tỉ đồng.

Thông tin từ Khải Hoàn Land cho biết, Tập đoàn đang thực hiện và hợp tác cùng Khải Hoàn – Vũng Tàu tại Dự án Khu đô thị mới Gò Găng – TP. Vũng Tàu.

Dự án này có quy mô 1.509ha với vốn đầu tư dự kiến 145.000 tỉ đồng, thời gian đầu tư chia thành nhiều giai đoạn từ năm 2018 đến 2034. Sản phẩm dự án bao gồm sản phẩm khu đô thị nghỉ dưỡng kết hợp kinh tế biển.

Phối cảnh dự án Khu đô thị mới Gò Găng - Thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Trích chụp báo cáo bạch Khải Hoàn Land.

Tính đến cuối năm 2022, dự án đang trình UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê đồ án phân khu tỉ lệ 1/200; đang chuẩn bị song song hồ sơ pháp lý cho khâu cập nhật chương trình phát triển đô thị và lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Để triển khai, Khải Hoàn – Vũng Tàu và Khải Hoàn Land đã ký hợp đồng vay vốn trung và dài hạn với mục đích tài trợ vốn cho Dự án Khu đô thị mới Gò Găng – TP. Vũng Tàu. Số tiền vay vốn là 490 tỉ đồng, thời gian vay 12 tháng và sẽ tiếp tục được gia hạn theo thỏa thuận của hai bên.

Lợi ích Khải Hoàn Land thu được là sau khi Khải Hoàn – Vũng Tàu hoàn tất các điều kiện pháp lý tiên quyết, KHG sẽ ưu tiên nhận được quyền quyết định tham gia hợp tác đầu tư phát triển 2 tiểu khu của dự án với diện tích khoảng 170ha.

Khải Hoàn Land ghi nhận 58,8 tỉ đồng doanh thu từ bên liên quan là Khải Hoàn - Vũng Tàu. Ảnh: Báo cáo tài chính của KHG.

Đáng nói, dù là chủ đầu tư dự án có quy mô hơn 1.500ha, vốn đầu tư dự kiến 145.000 tỉ đồng, thế nhưng tính đến cuối năm 2021, tiền mặt tại Khải Hoàn – Vũng Tàu chỉ còn khoảng 1,9 triệu đồng, ngân hàng xấp xỉ 3,5 triệu đồng.

Đây không phải là lần đầu tiên số tiền còn lại của chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Gò Găng – TP. Vũng Tàu ít ỏi đến mức ngạc nhiên. Chỉ số này ở năm 2020 lần lượt ở mức 1,8 triệu đồng và 2,6 triệu đồng.

Tại ngày 31.12.2021, tổng tài sản Khải Hoàn – Vũng Tàu khoảng 4.311 tỉ đồng, biến động không nhiều so với 1 năm trước đó (4.326 tỉ đồng). Tuy nhiên, có đến 97% tài sản nằm ngoài công ty khi các khoản phải thu ngắn hạn chiếm đến 4.181 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại Khải Hoàn – Vũng Tàu dường như đóng băng. Cụ thể, năm 2020 và 2021 doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu thuần, không phát sinh chi phí tài chính, chi phí bán hàng, trong khi đó chi phí quản lí doanh nghiệp cũng khiêm tốn với 10 triệu đồng năm 2021, năm 2020 là 6 triệu đồng.

Tuy nhiên, nhờ doanh thu hoạt động tài chính 12 triệu đồng (năm 2021) và 48 triệu đồng (năm 2020) giúp Khải Hoàn - Vũng Tàu báo lãi gần 2 triệu đồng trong năm 2021, 42 triệu đồng năm 2020.

Điều đáng nói là doanh thu của Khải Hoàn - Vũng Tàu chưa có, tiền trong tài khoản chỉ còn 5 triệu đồng và tài sản chủ yếu nằm ở các khoản phải thu thế nhưng trong năm 2021, Khải Hoàn Land vẫn ghi nhận lãi cho vay từ Khải Hoàn - Vũng Tàu 58,8 tỉ đồng.

Tình hình tài chính như trên đang gây ra nhiều nghi ngại, thậm chí là hoài nghi về khả năng thực hiện dự án của Công ty TNHH Tập đoàn Khải Hoàn – Vũng Tàu với một dự án có quy mô đồ sộ 1.500ha và tổng vốn đầu tư lên tới 145.000 tỉ đồng.

Công ty TNHH Tập đoàn Khải Hoàn – Vũng Tàu được thành lập ngày 17.7.2012 tại TP.HCM với vốn điều lệ đầu năm 2022 đạt 3.800 tỉ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm Công ty TNHH Tập đoàn Khải Hoàn góp 68%, ông Võ Công Sơn và bà Đinh Thị Nhật Hạnh mỗi người góp 0,5%, ông Nguyễn Khải Hoàn góp 17,142%, bà Phạm Thị Minh Phụ góp 0,2%, bà Nguyễn Thị Nhật Lệ góp 13,658%.

https://laodong.vn/kinh-doanh/bat-ngo-voi-chu-dau-tu-du-an-1500ha-chi-con-5-trieu-dong-trong-tai-khoan-1148244.ldo

Chủ tịch Novaland: Kiến nghị chọn dự án Aqua City để thí điểm tháo gỡ khó khăn

Phát biểu tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho bất động sản sáng ngày 17/2, Chủ tịch Novaland ông Bùi Thành Nhơn khẳng định, trong giai đoạn này, doanh nghiệp chỉ xin hỗ trợ về cơ chế để tự vượt qua. Chủ tịch Novaland kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chọn Khu đô thị Aqua City ở Đồng Nai để Tổ công tác của Thủ tướng thí điểm tháo gỡ khó khăn và Novaland mong ước thời gian tháo gỡ trong 1 tháng.

image
Ông Bùi Thành Nhơn (ngồi giữa) chủ tịch Novaland

Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland cho biết sau 2 năm COVID-19, các doanh nghiệp đã bị bào mòn cộng thêm sự bất ổn của thế giới hay lạm phát tăng cao, Chính phủ đã ra các đối sách và ngay lập tức tác động mạnh đến doanh nghiệp.

“Để đối phó với tác động của dịch COVID-19, Quốc hội và Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 14/2021 quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng. Kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản”, ông nói.

Lãnh đạo Novaland khẳng định trong giai đoạn này, doanh nghiệp chỉ xin hỗ trợ về cơ chế để tự vượt qua. Cụ thể, Novaland xin Thủ tướng khẩn cấp xem xét các kiến nghị: Xin Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định cho phép các ngân hàng giãn, hoãn và giữ nguyên các nhóm nợ cho các dự án bất động sản 2-3 năm; Chỉ đạo tháo gỡ pháp lý tận gốc cho các dự án trên địa bàn cả nước.

“Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chọn Khu đô thị Aqua City ở Đồng Nai để Tổ công tác của Thủ tướng thí điểm tháo gỡ khó khăn và Novaland mong ước thời gian tháo gỡ trong 1 tháng. Đây là mấu chốt, là dự án sống còn của Novaland trong thời điểm hiện nay, nếu dự án này được tháo gỡ sẽ là đầu mối tháo gỡ toàn bộ các khó khăn của Novaland để doanh nghiệp hoàn thiện dự án, thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu, ngân hàng…”, ông Nhơn đề xuất.

Hiện, ông cho biết Novaland đang có 25,000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại, trong đó theo các điều kiện tín dụng, khoảng hơn 10,000 tỷ đồng sẽ đủ điều kiện để giải tỏa khi Novaland hoàn thiện được một số thủ tục pháp lý. Nếu trong vòng 1-2 tháng tới vấn đề này được giải quyết, doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn để tiếp tục hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, lãnh đạo Novaland đề xuất giảm lãi suất cho vay, ngân hàng giảm biên lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, về vấn đề trái phiếu, lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng Chính phủ cần ban hành sớm dự thảo sửa đổi Nghị định 65. “Việc tháo gỡ pháp lý dự án sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm”, ông nói thêm.

Nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản nếu khó khăn kéo dài

Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Vinhomes cho biết hiện nay thị trường bất động sản đang có vướng mắc nổi cộm như thủ tục pháp lý phê duyệt các dự án còn chậm, dòng vốn tín dụng hạn chế, nguồn cung nhà ở khan hiếm, cung cầu lệch pha, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ không phát hành được.

“Trong khi đó, lĩnh vực bất động sản có liên quan mật thiết đến nhiều ngành nghề kinh doanh và các chuỗi cung ứng khác, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người lao động cũng như mang lại nguồn thu lớn cho Nhà nước…”, ông nói.

Theo lãnh đạo Vinhomes, hiện nay, nhu cầu sở hữu nhà của người dân rất lớn trong khi nguồn cung quá thấp chưa đáp ứng được thị trường, diện tích sàn bình quân trên một người tại Việt Nam chưa đạt yêu cầu.

“Nếu khó khăn tiếp tục kéo dài mà không có giải pháp kịp thời sẽ có nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa, phá sản, nguồn cung nhà ở sẽ càng thiếu hụt”, ông Hoa nhấn mạnh.

https://fili.vn/2023/02/chu-tich-novaland-kien-nghi-chon-du-an-aqua-city-de-thi-diem-thao-go-kho-khan-4220-1040244.htm

Lãnh đạo TP.HCM họp với doanh nghiệp để gỡ vướng 7 dự án bất động sản

UBND TP.HCM sẽ cùng lãnh đạo các sở, ban ngành lắng nghe các khó khăn, vướng mắc trong 7 dự án bất động sản trên địa bàn.

UBND TP.HCM vừa gửi giấy mời đến 6 doanh nghiệp có 7 dự án bất động sản tại TP.HCM đang gặp vướng mắc cùng nhiều cơ quan quản lý để tham dự cuộc họp giải quyết khó khăn vào chiều 20/2.

Cuộc họp do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường chủ trì và có sự tham gia của lãnh đạo các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Giao thông Vận tải; Cục thuế Thành phố, Ban quản lý Đầu tư Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND TP Thủ Đức, UBND các quận (quận 1, 4, 7, Tân Phú) cùng chủ đầu tư các dự án liên quan.

Tại buổi họp, từng chủ đầu tư sẽ trình bày lần lượt những vướng mắc liên quan đến dự án trước lãnh đạo của các cơ quan quản lý. Mỗi dự án có 30 phút để thảo luận.

Cuộc họp sẽ thảo luận về 7 dự án gặp vướng mắc tại TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng.


Cuộc họp sẽ thảo luận về 7 dự án gặp vướng mắc tại TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng.

Các dự án liên quan dự kiến được nêu trong cuộc họp gồm: Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp (đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, quận 7); dự án khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú); dự án chung cư Cửu Long (phường 1, quận 4); dự án khu phức hợp Sóng Việt (công trình tại lô đất 1-17, khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức); dự án khu nhà ở Thiên Lý (phường Phước Long B, TP Thủ Đức); dự án 30,2 ha (phường Bình Khánh, TP Thủ Đức; dự án chung cư Cô Giang (phường Cô Giang, quận 1).

Trước đó tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân cũng như cải tạo chung cư cũ. Trong đó, thành phố sẽ tập trung vào 18 dự án nhà ở xã hội và 16 dự án cải tạo chung cư.

TP.HCM cũng đang nỗ lực hoàn tất điều chỉnh quy hoạch, dự kiến trình Chính phủ trong tháng 9, bên cạnh tăng cường phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Đối với các nhóm dự án chậm tiến độ, thành phố sẽ có các chuyên đề và cũng đã lập tổ công tác để tháo gỡ. Đến nay địa bàn có khoảng 116 dự án gặp vướng mắc, trong đó ưu tiên xử lý dứt điểm cho 38 dự án.