PDR: NHẬN QUYẾT ĐỊNH 1/500 DỰ ÁN THUẬN AN
Nguồn: Báo cáo FIDT
Lãnh đạo Bamboo Capital muốn bán tiếp 50% số cổ phiếu BCG đang nắm giữ Ông Phạm Minh Tuấn – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa có đăng ký giao dịch cổ phiếu BCG gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Lãnh đạo liên tục đăng ký bán ra hàng triệu cổ phiếu
Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (mã cổ phiếu BCG - sàn HoSE) vừa thông báo việc ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Bamboo Capital đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu BCG trong tổng số 6 triệu cổ phiếu BCG đang sở hữu.
Cụ thể, nhằm thu xếp tài chính cá nhân, từ ngày 13/10 – 11/11, ông Phạm Minh Tuấn đăng ký bán ra 3 triệu cổ phiếu bằng phương pháp khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu hoàn tất giao dịch, sở hữu của ông Tuấn tại Bamboo Capital sẽ giảm xuống còn 3,1 triệu cổ phần, tương đương 0,59% vốn điều lệ tập đoàn.
Trước đó, từ ngày 26/7 – 24/8, ông Phạm Minh Tuấn đã bán ra toàn bộ 4 triệu cổ phiếu BCG đã đăng ký bằng phương pháp thỏa thuận nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư cá nhân để gia tăng đầu tư vào công ty con của Bamboo Capital.
Ông Phạm Minh Tuấn không phải là lãnh đạo duy nhất của Bamboo Capital bán ra cổ phiếu trong thời gian gần đây. Từ ngày 3/8 – 7/8, ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc chuyển nhượng 5 triệu cổ phiếu BCG sang cho vợ là bà Nguyễn Xuân Lan, hạ sở hữu xuống còn 6,7 triệu cổ phần, tương đương 2,2% vốn điều lệ công ty.
Tới ngày 31/8, bà Nguyễn Xuân Lan đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu BCG với mục đích thu xếp tài chính cá nhân. Sau đó, bằng phương pháp khớp lệnh, bà Nguyễn Xuân Lan đã bán 80.000 trong số 2 triệu cổ phiếu được đăng ký, hạ sở hữu xuống còn 4,96 triệu cổ phần. Lý do không hoàn tất giao dịch được bà Lan nêu là “do không đạt mức giá kỳ vọng”.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/10, thị giá cổ phiếu BCG đạt 9.350 đồng/cổ phiếu. Tạm ước tính theo mức giá này, ông Phạm Minh Tuấn có thể thu về khoảng 28 tỷ đồng từ việc bán ra 50% số cổ phiếu BCG đang nắm giữ.
Nợ thuế hơn 317 tỷ đồng, dự án chậm tiến độ
Tính đến quý 2/2023, theo Báo cáo tài chính hợp nhất, Bamboo Capital (BCG) đang có khoản ghi nhận “thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước” là hơn 317 tỷ đồng. Phải trả người lao động gần 26 tỷ đồng, Quỹ khen thưởng phúc lợi gần 4,7 tỷ đồng. Riêng nợ phải trả của doanh nghiệp này là gần 29.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 17.600 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, trong khi đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu chỉ là hơn 5.300 tỷ đồng.
Liên quan đến Công ty này, dù thời điểm bàn giao dự kiến là năm 2023, nhưng sau gần 3 năm động thổ xây dựng, dự án King Crown Infinity (Võ Văn Ngân, Bình Thọ, Tp.Thủ Đức) mới thi công xong phần móng và hầm, chưa lên được tầng nào. Thời điểm hiện tại, King Crown Infinity gần như “án binh bất động”.
Dự án King Crown Infinity gần như “án binh bất động”.
Trong khi đó, mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Helios (Tổng đại lý của dự án) có văn bản thông báo đến khách hàng để tiến hành ký hợp đồng mua bán và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài chính, đóng tiền mua nhà cho chủ đầu tư theo tiến độ trong hợp đồng đặt cọc.
Nhiều khách hàng bức xúc vì cho rằng, dự án đã chậm tiến độ xây dựng theo thời gian quy định trong hợp đồng đặt cọc, dù chậm trễ tiến độ nhưng khi yêu cầu khách hàng đóng tiền tiếp chủ đầu tư lại không cung cấp được văn bản dự án được cho phép gia hạn đến thời gian nào. Điều này khiến khách hàng rất lo lắng vì nếu đóng tiền tiếp liệu chủ đầu tư có đẩy mạnh tiến độ xây dựng để bàn giao nhà hay không khi thực tế dự án gần như đóng băng thời gian qua.
Về năng lực tài chính, theo số liệu, lợi nhuận trong năm 2022 của Bamboo Capital tụt giảm, trong khi dòng tiền âm, lượng tiền mặt còn lại ít ỏi, chưa tới 20 tỷ đồng.
Theo giải trình báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã được soát xét mới đây, lợi nhuận sau thuế của Bamboo Capital đạt gần 176 tỷ đồng, giảm hơn 79%, tương đương với hơn 670 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lý giải về sự sụt giảm mạnh này, Bamboo Capital cho biết, do doanh thu tài chính giảm vì các yếu tố thị trường chưa thuận lợi để thực hiện các hoạt động M&A (mua bán, sáp nhập) trong khi phần lớn doanh thu nửa đầu 2023 đến từ các hoạt động này.
Mặt khác, nợ phải trả của Bamboo Capital là gần 29.000 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn là hơn 17.400 tỷ đồng, nợ dài hạn là hơn 11.500 tỷ đồng.
Còn theo báo cáo tài chính hợp nhất, hết quý 2/2023, Bamboo Capital có tổng dư nợ trái phiếu đạt gần 6.800 tỷ đồng, trong đó có 4.494 tỷ đồng trái phiếu đến hạn trả và hơn 2.261 tỷ đồng trái phiếu dài hạn. Trong 13.950 tỷ đồng nợ vay tài chính của Bamboo Capital, dư nợ trái phiếu chiếm gần 50%. Trong các lô trái phiếu của hệ sinh thái Bamboo Capital, có những lô có lãi suất 10-14%/năm.
King Crown Infinity được giới thiệu là dự án căn hộ cao cấp mới nhất của Bamboo Capital, có tổng mức đầu tư 4.717 tỷ đồng, được xây dựng trên khu đất hơn 1,2ha tại khu đất 218 Võ Văn Ngân (phường Trường Thọ, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM). Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Gia Khang làm chủ đầu tư và BCG Land là đơn vị phát triển, cả 2 doanh nghiệp này đều là thành viên của Bamboo Capital.
Nguồn: Lãnh đạo Bamboo Capital muốn bán tiếp 50% số cổ phiếu BCG đang nắm giữ
Ngày 23/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký công điện tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Theo nội dung công điện, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực triển khai quyết liệt các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng về tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Qua đó, tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp từng bước đi vào ổn định, thị trường bất động sản đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hạ lãi suất điều hành, chỉ đạo các ngân hàng tiết kiệm chi phí, hạ lãi suất cho vay đối với tất cả các đối tượng doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực bất động sản; triển khai thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư.
Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng; tăng trưởng tín dụng thấp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tiếp tục khó khăn, nợ xấu có xu hướng gia tăng.
Trong công điện, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính tiếp tục triển khai mạnh mẽ điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ để thúc đẩy đầu tư, nhất là đầu tư ngoài nhà nước, đẩy mạnh đầu tư công phục vụ tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
Bộ Tài chính khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong cuối năm 2023 và năm 2024; chủ động xây dựng kịch bản, đánh giá tác động và có phương án, biện pháp cụ thể, hiệu quả xử lý theo thẩm quyền, góp phần bảo đảm an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ; không để bị động, bất ngờ và tiêu cực đến phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế.
Đồng thời, Bộ Tài chính theo dõi sát, đánh giá chính xác khả năng, phương án thanh toán của doanh nghiệp phát hành, nhất là các doanh nghiệp còn khó khăn và có thể có rủi ro về khả năng trả nợ để chủ động có biện pháp, giải pháp phù hợp theo thẩm quyền nhằm ổn định thị trường, yêu cầu doanh nghiệp ưu tiên nguồn lực thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, các chủ thể liên quan và an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ theo đúng quy định pháp luật hiện hành, có các giải pháp thiết thực, hiệu quả để củng cố, tăng cường và khôi phục niềm tin nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển an toàn, minh bạch, lành mạnh, bền vững.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chủ động đẩy mạnh hơn nữa theo thẩm quyền việc quản lý Nhà nước về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là chống tiêu cực, lợi dụng trục lợi chính sách và các hoạt động không lành mạnh khác; tăng cường phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin, giám sát liên thông, chủ động theo dõi, có giải pháp, biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, toàn diện việc tuân thủ pháp luật, không để trục lợi, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng; xử lý nghiêm đối với các trường hợp sai phạm, vi phạm quy định pháp luật; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền; đảm bảo thị trường hoạt động đúng quy luật thị trường, lành mạnh, an toàn, công khai, minh bạch, bền vững.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng được giao phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan chú trọng thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là về tình hình, định hướng phát triển của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp; tăng cường kiểm duyệt chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các tổ chức, hội nhóm, kênh thông tin xã hội tuyên truyền đưa tin xuyên tạc, không chính xác, gây kích động người dân; kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước được giao theo dõi sát, chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, tín dụng bất động sản để có các giải pháp vừa đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, vừa góp phần giải quyết khó khăn, tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tiếp tục rà soát, có giải pháp thiết thực, hiệu quả, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn, kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, dòng tiền. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời những ngân hàng thương mại đưa thêm các điều kiện yêu cầu không khả thi, không đúng quy định, gây khó khăn, phiền hà cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà.
Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Xây dựng tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ, chủ động, tích cực triển khai hoạt động Tổ Công tác quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, toàn diện hơn nữa, kịp thời hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc để hoàn thiện pháp lý các dự án, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án bất động sản, nhất là các dự án nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp lớn, có tính lan tỏa, có tính khả thi khi tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc.
Bộ Xây dựng chủ động đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các địa phương trong giải quyết các thủ tục hành chính, hướng dẫn các địa phương nâng cao nghiệp vụ, cắt giảm tối đa thời gian xử lý, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án bất động sản, nhất là các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thủ tục thẩm định hồ sơ thiết kế, thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu. Chủ động tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có giải pháp kịp thời, hiệu quả tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức của thị trường bất động sản.
Nguồn bài viết: Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo gỡ khó cho thị trường trái phiếu, bất động sản