|MỚI| Bất Động Sản 24/7

NLG: Vợ Chủ tịch Nam Long đăng ký bán thêm 2,5 triệu cổ phiếu NLG

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa công bố đăng ký giao dịch cổ phiếu NLG của bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, vợ ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG).

Cụ thể, với mục đích cơ cấu tài chính cá nhân, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích đăng ký bán ra 2,5 triệu cổ phiếu NLG. Giao dịch được thực hiện từ ngày 6/7 - 4/8 bằng phương pháp khớp lệnh hoặc thỏa thuận, dự kiến sẽ hạ sở hữu của bà Bích xuống còn 13,84 triệu cổ phần, tương đương 3,6% vốn điều lệ công ty.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NLG đang có chuỗi giao dịch không mấy tích cực khi giảm điểm 8 phiên gần nhất. Tính đến 10h sáng 4/7, NLG tiếp tục giảm thêm 0,8% về còn 32.250 đồng/CP, tương đương vốn hóa 12.384 tỷ đồng. Tạm lấy đây làm giá giao dịch, bà Bích dự kiến sẽ thu về 80,6 tỷ đồng cho số cổ phiếu nói trên.

Trước đó vào ngày 21/6, bà Ngô Thị Ngọc Liễu - mẹ của Thành viên HĐQT Cao Tấn Thạch cũng đăng ký bán ra 800.000 cổ phiếu NLG nhằm cân đối tài chính cá nhân. Giao dịch được thực hiện từ ngày 27/6 - 26/7 bằng phương pháp khớp lệnh và thỏa thuận.

Bản thân Chủ tịch Nam Long Nguyễn Xuân Quang từ ngày 19/5 – 8/6 cũng bán ra thành công 2 triệu cổ phiếu NLG đã đăng ký, hạ sở hữu xuống còn 44,45 triệu cổ phần, tương đương 11,57% vốn điều lệ Nam Long.

Về tình hình kinh doanh, trong 3 tháng đầu năm 2023, Nam Long ghi nhận doanh thu 235 tỷ đồng, giảm 60% so với thực hiện của quý 1/2022. Bóc tách cơ cấu doanh thu, doanh thu bán đất, căn hộ, nhà phố và biệt thự vẫn đóng vai trò chủ đạo với 175 tỷ đồng, theo sau đó là doanh thu cung cấp dịch vụ 47 tỷ đồng.

Với việc giá vốn giảm 77%, lãi gộp của Nam Long chỉ giảm 36% về 160 tỷ đồng. Trong kỳ, phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng mạnh từ 6,4 triệu đồng lên hơn 78 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tài chính tăng 95% lên 46 tỷ đồng.

Tuy nhiên chi phí tài chính tăng gần gấp đôi lên 76,5 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,1% lên 141,3 tỷ đồng. Khấu trừ thuế phí, Nam Long báo lãi sau thuế 16,2 tỷ đồng, giảm hơn nửa so với thực hiện của quý 1/2022.

CEO: Chào bán 252 triệu cổ phiếu, huy động 2.500 tỷ đồng cho dự án Sonasea

CEO Group chào bán 252 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi thị giá cổ phiếu CEO ở mức 22.200 đồng/cổ phiếu.

Ngày 20/7 tới đây CTCP Tập đoàn C.E.O (mã chứng khoán CEO) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu.

Theo đó CEO dự kiến phát hành gần 252,2 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành100:98, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1 quyền mua, cứ 100 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới.

Giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Dự kiến nếu bán hết CEO Grouop thu về khoảng 2.522 tỷ đồng. Trên thị trường cổ phiếu CEO hiện giao dịch quanh mức 22.000 đồng/cổ phiếu. Giá chào bán chưa bằn ½ thị giá.

Số tiền thu được để đầu tư Dự án khu biệt thự cao cấp Sonasea Residebces. Tăng vốn cho các công ty con và bổ sung vốn lưu động.

Dòng tiền mua mạnh cổ phiếu bất động sản, DIG, KDH, PDR, HQC bay cao

## Nửa đầu phiên sáng 17/7, cổ phiếu bất động sản đang là nhóm tăng mạnh nhất thị trường với sự đồng thuận từ các smallcap đến lagrecap.

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên đầu tuần tại mốc 1.170 điểm với sắc xanh chiếm áp đảo trên các bảng điện tử.

Tuy nhiên, sự phân hóa ở nhóm VN30 vẫn là nguyên nhân khiến đà tăng không thể nới rộng. Tại thời điểm 10h, nhóm VN30 có 14 mã tăng và 13 mã giảm; ngoại trừ BCM giảm nhẹ, các mã cùng ngành đều tăng giá trong đó PDR tăng 2,6% lên mức 19.400 đồng/cp; VHM, NVL tăng 1,5 - 2%. Ở chiều ngược lại, bộ 3 ngân hàng Big4 gồm VCB, BID và CTG đều đỏ giá; STB đang giảm 1,4%; cổ phiếu HPG điều chỉnh nhẹ.

Dòng tiền đang ưu ái hơn cho nhóm cổ phiếu mid/smallcap kéo loạt mã tăng trần như LDG, QCG, HAR, HTN.

Cổ phiếu POM với câu chuyện tăng vốn và VNS với câu chuyện trả cổ tức đều phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp;

Cổ phiếu DXS tăng trần và trở lại mệnh giá 10.000 đồng (tính từ cuối tháng 4 tới nay, mã đã tăng 66%).

Cổ phiếu RDP tăng 34% từ đầu tháng 7 và test lại vùng giá cũ 9.5x đồng cách đây gần 1 năm.

Các mã CRE, EVG, HQC, PTL cũng tăng từ 3 - 5%. Cổ phiếu LSS tăng hơn 4% và hướng lên vùng kháng cự quanh 15.000 đồng/cp.

Bất động sản đang là nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường với sự đồng thuận từ các Largecap đến Smallcap.

Đây cũng là nhóm ghi nhận tăng trưởng giá trị giao dịch trung bình 5 phiên mạnh nhất thị trường với mức 37,7%. Hơn 1.900 tỷ đồng đang được giao dịch tại nhóm này.

Xuất hiện “bà trùm” phía Nam tuyên bố làm 40.000 căn nhà ở xã hội, cạnh tranh với “ông trùm” Hoàng Quân?

Bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Kim Oanh Group

Bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Kim Oanh Group

Kim Oanh Group được chú ý sau hình ảnh của Chủ tịch là bà Kim Oanh 3 năm về trước đã có hành động quỳ lạy, van xin bà Trần Uyên Phương - con gái ông Trần Quý Thanh (cựu lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát).

Trao đổi với báo chí hôm 22/7 vừa qua, bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Kim Oanh Group cho biết đang lên kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) giai đoạn 2023-2028 trên tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.

Công ty sẽ triển khai 26 dự án, trong đó có 23 dự án NOXH và 3 dự án nhà ở thu nhập thấp, với tổng cộng khoảng 40.000 sản phẩm; tổng mức đầu tư khoảng 31.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1 dự kiến từ nay đến năm 2026, Kim Oanh Group sẽ giới thiệu ra thị trường 14 dự án với 25.000 sản phẩm. Riêng năm 2023 sẽ giới thiệu ra thị trường 4.800 sản phẩm NOXH thấp tầng và cao tầng tại Bình Dương và Đồng Nai.

Nếu Kim Oanh Group làm đúng kế hoạch này, họ sẽ trở thành “bà trùm” NOXH chỉ đứng sau CTCP Tư Vấn - Thương Mại – Dịch Vụ - Địa ốc Hoàng Quân (HQC).

Trước đó, Kim Oanh Group đã ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Surbana Jurong (Singapore). Bà Kim Oanh nhấn mạnh các dự án của Công ty đã đủ điều kiện về mặt pháp lý và được hỗ trợ gói vay của quỹ đầu tư cho nhà đầu tư là điều kiện rất thuận tiện.

Kim Oanh Group có tiền thân là Kim Oanh Real Estate, được thành lập vào năm 2008. Ban đầu, Công ty chỉ chuyên tư vấn, phân phối bất động sản. Đến năm 2014, Công ty chuyển đổi mô hình sang nhà phát triển dự án. Các dự án của doanh nghiệp này có thể kể đến là Richland Residence (15,64ha), dự án Legacy Central (TP Thuận An, 10.098,9m2), Khu đô thị Mega City (50ha), KĐT New Time City (18,5ha)…

Trong khi đó, Hoàng Quân là một trong những thương hiệu hàng đầu phía Nam về đầu tư và phát triển NOXH. Đến nay, Công ty đã cung cấp hơn 35.000 sản phẩm NOXH, nhà ở cho công nhân.

Năm nay, khi Nhà nước về khuyến khích phát triển NOXH, chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với mức lãi suất thấp hơn từ 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn của các NHTM… Hoàng Quân đặt mục tiêu triển khai 50.000 căn hộ NOXH đến năm 2030.

Dù được gọi là “ông trùm” NOXH và đang đứng trước cơ hội tốt khi Chính phủ có chính sách khuyến khích, Chủ tịch HĐQT Trương Anh Tuấn tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 cho rằng: “Tôi không thích nói là trùm hay vua NOXH, thời điểm này chữ trùm nó nguy hiểm. Với tôi Hoàng Quân chỉ nên nói là hoạt động cốt lõi là NOXH. Và đúng là Hoàng Quân đi đầu về mảng này, do có quỹ đất và vị trí mà không phải ai cũng dễ có được”.

Sang năm 2023, với những chính sách được Chính phủ ủng hộ, thích hợp với xu thế phát triển của xã hội cùng thế mạnh có sẵn trong lĩnh vực phát triển NOXH, Hoàng Quân khẳng định sẽ chú trọng đẩy mạnh tìm kiếm thêm dự án, phát triển, hoàn thiện các dự án NOXH, nhà ở cho công dân tại các Khu công nghiệp (KCN). Công ty cũng mạnh dạn lên kế hoạch doanh thu 1.700 tỷ - cao gấp 5 lần và lợi nhuận 140 tỷ đồng – gấp hơn 7 lần kết quả năm 2022.

Thực tế, sự cởi mở về chính sách đã và đang “hâm nóng” thị trường NOXH trở lại, loạt ông lớn đánh tiếng cùng tham gia.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ diễn vào vào cuối tháng 4, Chủ tịch Vinhomes (VHM), ông Phạm Thiếu Hoa, cho biết sẽ mở bán NOXH tại Thanh Hoá và Quảng Trị. Hai dự này đã được Vinhomes động thổ hồi tháng 7 năm ngoái với quy mô khoảng 3.500 căn mang thương hiệu Happy Home.

Hiện tại, Công ty chưa công bố giá mở bán dự kiến của các dự án trên. Tuy nhiên, cũng tại phiên họp thường niên gần 1 năm trước, ông Hoa từng chia sẻ rằng Vinhomes sẽ xây 500.000 căn NOXH trong 5 năm, giá bán dưới một tỷ đồng mỗi căn tại các vùng ven.

Tổng công ty Viglacera (VGC) cũng dự kiến khởi công mới Nhà ở công nhân Tiền Hải (5,2ha), NOXH Phú Hà (8,4ha), chuẩn bị đầu tư dự án nhà ở công nhân Hải Yên - Quảng Ninh; dự thầu dự án khu NOXH tại Tiên Dương - Đông Anh (theo chương trình của UBND TP. Hà Nội). Đồng thời tiếp tục khảo sát, tìm kiếm phát triển quỹ đất mới để đầu tư các khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các địa phương có điều kiện phù hợp.

Đại diện Tổng công ty Viglacera cho biết đang từng bước triển khai đầu tư 50.000 căn NOXH trong giai đoạn 2022 - 2030 đã được Bộ Xây dựng giao. Các dự án trọng điểm đang triển khai gồm: Nhà ở công nhân tại các KCN Đồng Văn IV, Phú Hà, Đông Mai; nhà ở xã hội tại Kim Chung; khu nhà ở xã hội 9,8ha Yên Phong - Bắc Ninh.

Không ngoài cuộc, CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) năm nay cam kết xây dựng 20.000 căn NOXH trong những vùng dự án Nam Long đang làm (Hải Phòng, Đồng Nai, Cần Thơ, Long An). Không chỉ vậy, doanh nghiệp này còn cùng chính quyền địa phương nghiên cứu, xây dựng những khu đô thị tích hợp dành riêng cho NOXH, nhà ở vừa túi tiền.

Ông Lê Thống Nhất, CTCP Tập đoàn Danh Khôi (NRC) cho biết HĐQT và ban điều hành Công ty đang suy nghĩ kế hoạch tham gia vào NOXH dựa trên quỹ đất đang có tại huyện Nhà Bè hay quận 12.

Hay CTCP BV Land cũng tuyên bố rằng việc phát triển các sản phẩm giá rẻ (bao gồm NOXH) là mục tiêu trọng tâm của năm 2023. BV Land đang có kế hoạch triển khai một dự án NOXH và hy vọng dự án có thể khởi công trong năm 2023 - 2024 với tổng diện tích sàn khoảng 150.000m2.

https://markettimes.vn/xuat-hien-ba-trum-phia-nam-tuyen-bo-lam-40-000-can-nha-o-xa-hoi-canh-tranh-voi-ong-trum-hoang-quan-34887.html

DIC Corp muốn “mở khoá” cổ phiếu ESOP 2021 sớm 1 năm, 15 triệu cổ phiếu DIG sắp tuôn ra thị trường?

image

15 triệu cổ phiếu DIG trong đợt ESOP năm 2021 dự kiến sẽ được tự do chuyển nhượng kể từ ngày 31/8 năm nay thay vì phải đợi đến ngày 31/8/2024. Phần lớn trong số đó đang nằm trong tay ban lãnh đạo DIC Corp và người nhà.

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã DIG) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua điều chỉnh thời gian hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) năm 2021. Theo đó, HĐQT công ty đã thống nhất điều chỉnh thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu ESOP năm 2021 xuống còn 2 năm kể từ ngày phát hành.

Theo phương án được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021 diễn ra ngày 22/4/2021 thông qua, DIC Corp sẽ phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên với giá 15.000 đồng/cp. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày phát hành. Đợt phát hành sau đó được hoàn tất vào ngày 31/8/2021.

Như vậy, với việc mở khoá sớm hơn 1 năm so với kế hoạch ban đầu, 15 triệu cổ phiếu DIG trong đợt ESOP trên dự kiến sẽ được tự do chuyển nhượng kể từ ngày 31/8 năm nay thay vì phải đợi đến ngày 31/8/2024 .

Trong tổng số 15 triệu cổ phiếu ESOP phát hành năm 2021, ban lãnh đạo DIC Corp và người nhà đã mua đến 14,4 triệu đơn vị, tương ứng với 96% tổng lượng cổ phiếu phát hành. Đáng chú ý, riêng hai người con của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn là ông Nguyễn Hùng Cường và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền đã mua vào lần lượt 2,5 triệu đơn vị và 11,01 triệu đơn vị.

Kể từ thời điểm đó đến nay, ông Nguyễn Hùng Cường và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền vẫn giữ vai trò là thành viên HĐQT của DIC Corp. Với tư cách là người nội bộ, khi cổ phiếu ESOP được tự do chuyển nhượng, hai cá nhân này vẫn sẽ phải đăng ký giao dịch theo quy định nếu muốn bán cổ phiếu.

Động thái muốn mở khoá sớm cổ phiếu ESOP của DIC Corp diễn ra trong bối cảnh DIG đang có nhịp tăng mạnh trên sàn chứng khoán. Từ giữa tháng 3 đến nay, cổ phiếu này đã tăng hơn 130% qua đó leo lên mức 25.600 đồng/cp, cao nhất trong vòng hơn 9 tháng. Vốn hoá thị trường tương ứng đạt hơn 15.600 tỷ đồng.

Ngày 21/7 vừa qua, DIC Corp đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2023 lần 2 sau khi bất thành lần 1 do không đủ túc số. Tại Đại hội, cổ đông công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2023 với doanh thu hợp nhất đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 98% và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.400 tỷ đồng, tăng đến 604% so với thực hiện năm 2022. Đây cũng là mức lợi nhuận trước thuế cao nhất từ trước đến nay. Cổ tức năm 2023 tỷ lệ 8-15%. Vốn điều lệ dự kiến 6.500-7.000 tỷ đồng.

Đại hội cũng đã tiến hành bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới (2023-2027) bao gồm: ông Nguyễn Thiện Tuấn – Chủ tịch HĐQT; ông Nguyễn Hùng Cường – Phó Chủ tịch HĐQT; Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó Chủ tịch HĐQT; Ông Nguyễn Quang Tín – Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT; Ông Đinh Hồng Kỳ – Thành viên độc lập HĐQT.

https://markettimes.vn/dic-corp-muon-mo-khoa-co-phieu-esop-2021-som-1-nam-15-trieu-co-phieu-dig-sap-tuon-ra-thi-truong-35103.html

Đất Xanh (DXG) báo lãi ròng 6 tháng giảm sâu 85% so với cùng kỳ năm trước, số lượng nhân sự sụt gần 1.400 người so với đầu năm

Đất Xanh (DXG) báo lãi ròng 6 tháng giảm sâu 85% so với cùng kỳ năm trước, số lượng nhân sự sụt gần 1.400 người so với đầu năm

DXG báo lãi sau thuế 6 tháng đạt 40 tỷ đồng, giảm 94% so với cùng kỳ năm trước. LNST công ty mẹ đạt 61 tỷ, giảm 85%.

CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với doanh thu giảm giảm 54% so với cùng kỳ, xuống 714 tỷ đồng. Chi phí giá vốn giảm chậm hơn khiến biên lãi gộp co lại còn 41% (quý 2/2022 đạt 51%), tương ứng lợi nhuận gộp đạt 290 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu tài chính tăng 74% lên 342 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính mà chủ yếu là chi phí lãi vay ghi nhận 160 tỷ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đồng loạt giảm hơn 60% xuống còn lần lượt là 108 tỷ đồng và 100 tỷ đồng.

Kết quả, DXG lãi sau thuế 157 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua, giảm 40% so với quý 2/2022. Dù vậy, đây là thông tin tương đối tích cực sau khi công ty vừa báo lỗ ròng trong quý 1 liền trước.

Đất Xanh (DXG) báo lãi ròng 6 tháng giảm sâu 85% so với cùng kỳ năm trước, số lượng nhân sự sụt gần 1.400 người so với đầu năm - Ảnh 1.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của DXG đạt 1.091 tỷ đồng, giảm 67%. Trong đó, doanh thu từ bán căn hộ và đất nền trong nửa đầu năm ghi nhận 721 tỷ đồng, giảm còn 1/3 so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 66% cơ cấu doanh thu. Bên cạnh đó, doanh thu từ dịch vụ môi giới cũng giảm sâu còn 259 tỷ. Doanh thu từ hợp đồng xây dựng và khác cũng giảm mạnh từ 204 tỷ 6 tháng đầu năm 2022 xuống còn 34 tỷ đồng. Ngoài ra, Đất Xanh còn ghi nhận 78 tỷ đồng từ dịch vụ quản lý, cho thuê và BĐS đầu tư.

Khấu trừ chi phí, DXG báo lãi sau thuế 6 tháng đạt 40 tỷ đồng, giảm 94% so với cùng kỳ năm trước. LNST công ty mẹ đạt 61 tỷ, giảm 85%.

Năm 2023, DXG lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 với chỉ tiêu doanh thu thuần 5.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 158 tỷ đồng. Như vậy công ty đã hoàn thành 38% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay.

Nguồn: BCTC DXG

Tại thời điểm 30/06/2023, tổng tài sản của DXG đạt 30.498 tỷ đồng, tăng gần 200 tỷ so với đầu năm. Trong đó, các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho với 11.870 tỷ đồng và 14.788 tỷ đồng. Tổng nợ vay thời điểm cuối quý 1 ghi nhận 6.027 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm 3.008 tỷ, còn lại là dài hạn.

Cũng theo thuyết minh BCTC, số lượng nhân sự của Đất Xanh tại thời điểm 30/6/2023 ghi nhận 2.390 người, nhích thêm 1 người so với thời điểm cuối quý 1 và giảm 1.383 người so với thời điểm đầu năm 2023. Đây là số nhân sự thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây tại DXG.

Đất Xanh (DXG) báo lãi ròng 6 tháng giảm sâu 85% so với cùng kỳ năm trước, số lượng nhân sự sụt gần 1.400 người so với đầu năm - Ảnh 3.

Cổ phiếu DXG trên thị trường đang có đà tăng mạnh kể từ thời điểm cuối tháng 2. Thị giá hiện đạt 18.950 đồng/cp, tăng 93% chỉ sau khoảng 5 tháng và hiện đang ở vùng giá cao nhất 10 tháng.

https://markettimes.vn/dat-xanh-dxg-bao-lai-rong-6-thang-giam-sau-85-so-voi-cung-ky-nam-truoc-so-luong-nhan-su-sut-gan-1-400-nguoi-so-voi-dau-nam-35489.html

Từng tự tin lợi nhuận quý 2/2023 sẽ gấp 3 lần quý 1, Cienco 4 (C4G) bất ngờ báo lãi vỏn vẹn 36 tỷ

Cienco 4 dự kiến niêm yết trên HNX trong tháng 5/2023, song hiện C4G vẫn đang được giao dịch tại UPCoM với mức giá 14.300 đồng/cp, tương ứng tăng 52% so với đầu năm.

CTCP Tập đoàn Cienco 4 (Upcom: C4G) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với 621 tỷ đồng doanh thu, giảm 20% so với cùng kỳ; 113 tỷ đồng lợi nhuận gộp.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng 48% lên 37 tỷ đồng, song chi phí tài chính cũng tăng gần 2 lần lên 86 tỷ đồng. Kết quả C4G lãi sau thuế 36 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ.


Đơn vị: Tỷ đồng

Lũy kế 6 tháng đầu năm, C4G thu về 1.081 tỷ đồng doanh thu và 77 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 10% và 2,5% so với cùng kỳ. Năm 2023, Cienco 4 đặt mục tiêu doanh thu 4.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 330 tỷ đồng. Như vậy, công ty mới thực hiện 24% kế hoạch doanh thu và 23% kế hoạch lợi nhuận.

Trước đó, cổ đông đã bày tỏ lo lắng về việc C4G đặt mục tiêu lợi nhuận có phần “tham vọng”, song lãnh đạo cho biết các hợp đồng trong năm 2023 đã có mức giá ký mới tốt hơn.

Riêng dự án Bùng - Vạn Ninh đã gánh tới 60-70%, chưa kể đến dự án bất động sản và xây lắp khác. Trong khi đó, đây là dự án điểm của ngành giao thông và Công ty đã sẵn sàng về nguyên vật liệu và cũng tận dụng máy móc, tài sản thay vì đi thuê. Vì vậy, ban lãnh đạo tin tưởng sẽ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Cienco 4 đạt 9.639 tỷ đồng, tăng 1.368 tỷ đồng so với số đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 5.673 tỷ đồng, chủ yếu là 3.866 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho là 902 tỷ đồng. Đáng chú ý, tiền và các khoản tương đương tiền tăng gấp 3,3 lần lên 713 tỷ đồng.

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của C4G tại thời điểm cuối quý 2 ở mức 5.944 tỷ đồng, tăng 167 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 2.379 tỷ đồng.

Còn nhớ tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc từng tự tin chia sẻ quý 2 sẽ vượt gấp 3 lần quý 1 bởi theo cập nhật chỉ trong vòng hơn 20 ngày đầu quý 2, lợi nhuận đã đạt gần bằng quý 1. Dù vậy, trên thực tế, kết quả cho thấy mức lãi quý vừa qua chỉ bằng 90% so với đầu năm.


C4G tăng mạnh so với đầu năm

Về cổ phiếu C4G, Công ty dự kiến trong tháng 5 mã này sẽ được niêm yết trên HNX, song đến nay vẫn còn giao dịch tại UPCoM. Kết phiên 2/8, thị giá C4G đạt 14.300 đồng/cp, tương ứng tăng 52% so với đầu năm.

Nhà đầu tư ngoại vẫn tìm mua dự án bất động sản Việt

Việc các nhà đầu tư ngoại mua cổ phần doanh nghiệp bất động sản Việt trên sàn chứng khoán hoặc trực tiếp mua lại dự án của các doanh nghiệp này vẫn đang diễn ra trên thị trường…

Ảnh minh họa.

Theo công bố của Batdongsan.com.vn, nhóm “người chơi mới” tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam gồm các doanh nghiệp, quỹ đầu tư… đang tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường thông qua mua bán, sáp nhập (M&A). Họ thu mua quỹ đất của những doanh nghiệp bất động sản hoặc tự thành lập doanh nghiệp bất động sản để phát triển sản phẩm riêng.

GIA TĂNG M&A DỰ ÁN

Mới đây, Tập đoàn bất động sản Gamuda (Malaysia) đã thông báo việc công ty con là Gamuda Land đạt được thỏa thuận mua lại toàn bộ cổ phần của 3 cá nhân trong Công ty cổ phần Bất động sản Tâm Lực với giá trị hơn 7.200 tỷ đồng. Đồng thời, đơn vị này cũng trực tiếp sở hữu dự án hỗn hợp nhà cao tầng tại TP.HCM là Khu nhà ở Tâm Lực. Sau khi về tay Gamuda Land, dự án được thiết kế với 1.968 căn hộ riêng biệt, 12 căn hộ áp mái, 51 cửa hàng khối đế và 21 căn nhà phố thương mại.

Theo Tập đoàn Gamuda, việc mua lại Tâm Lực là cơ hội hiếm hoi giúp Gamuda Land gia tăng quỹ đất tại địa điểm đắc địa này và bổ sung nguồn căn hộ chất lượng cao khi rủi ro về phê duyệt quy hoạch và pháp lý được giảm thiểu đáng kể.

Ngoài ra, Tập đoàn Keppel (Singapore) cũng đang gia tăng hoạt động M&A dự án, với thương vụ được dư luận quan tâm gần đây là việc Keppel cùng Keppel Vietnam Fund (KVF) đã ký các thỏa thuận ràng buộc để mua lại 49% cổ phần từ Công ty Khang Điền tại 2 dự án khu dân cư liền kề ở TP. Thủ Đức. Giá trị thương vụ chuyển nhượng này giúp Khang Điền thu về 3.180 tỷ đồng (khoảng 187,1 triệu USD).

Trước đó, Công ty CapitaLand Development, thành viên Tập đoàn CapitaLand (Singapore) đã đàm phán mua một phần tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD, tương đương hơn 36.000 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Vinhomes. Cụ thể, CapitaLand Development sẽ tham gia mua một phần dự án Ocean Park 3 của Vinhomes. Đây là dự án phát triển theo phong cách thành phố nghỉ dưỡng có diện tích 294 ha gần Hà Nội hoặc một dự án khác ở phía Bắc TP. Hải Phòng.

CapitaLand cũng đã đàm phán một thương vụ khác trị giá 716 triệu USD để thâu tóm quỹ đất có vị trí đắc địa tại TP. Thủ Đức (TP.HCM) với quy mô 8 ha. Thương vụ này cũng chuẩn bị cho một công trình quy mô hơn 1.100 căn hộ khởi công năm 2024 và đưa vào hoạt động từ năm 2027.

Một thương vụ điển hình trong việc doanh nghiệp phải nhượng dự án bất động sản để “bán” nợ, đó là Công ty cổ phần Địa ốc No Va (Novaland) đã hoán đổi thành công số cổ phần trị giá 1.000 tỷ đồng tại 2 công ty thành viên của Novaland cho đối tác là Dallas Vietnam Gamma Ltd. Trước đó, Novaland cho biết đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, Dallas Vietnam Gamma Ltd đã mua 4.435 trái phiếu chuyển đổi và 185 trái phiếu kèm chứng quyền, với tổng trị giá 4.620 tỉ đồng.

Tương tự, Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Phát Đạt) đã bán 89% vốn sở hữu dự án cao ốc 197 Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh, TP.HCM) của công ty để thu về 285 tỷ đồng.

Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua lượng lớn cổ phần từ các doanh nghiệp bất động sản trong nước, như: Hưng Thịnh Land, Novaland… để có thể tham gia sâu hơn vào thị trường bất động sản Việt Nam.

“SĂN” DỰ ÁN GIÁ HỜI

Theo một chuyên gia bất động sản, các đối tác mạnh về tiền đang có động thái “săn” dự án để mua giá hời. Họ chủ yếu tham gia ở các dự án có đầy đủ pháp lý, tham gia cổ phần dễ dàng và dự án có nhiều tiềm năng.

Chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản đang gặp phải tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG), cho biết hiện nay không chỉ riêng QCG mà hầu hết cả Việt Nam hiện đang gặp vướng mắc về pháp lý bất động sản. Công ty đã không giải quyết được dự án ở nội đô nào trong 3 năm qua 2021-2023. Trong quá trình chờ chính sách được tháo gỡ, công ty đã gặp gỡ nhiều đối tác trong và ngoài nước nhưng nhiều đối tác vẫn còn lo ngại do tình trạng pháp lý.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), số lượng M&A dự án bất động sản sẽ không nhiều và giới hạn ở các dự án quy mô nhỏ với pháp lý cơ bản hoàn thiện. Các thương vụ quy mô vừa và lớn sẽ tiếp tục duy trì quá trình đàm phán đến hết quý 4/2023, thậm chí kéo dài sang quý 2/2024.

Còn theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng đón nhận nhiều luồng quan tâm mạnh mẽ đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các dự án tạo ra lợi nhuận.

Sự phát triển của các quỹ đầu tư tư nhân đã cung cấp một nguồn vốn dồi dào để thực hiện các thương vụ M&A.

Những nhà đầu tư này không ngừng tìm kiếm những bất động sản đang hoạt động hoặc tìm cách liên doanh với các đối tác có danh tiếng tốt. Dòng vốn đầu tư vào bất động sản luôn sẵn sàng chảy vào thị trường, nhưng cơ hội tìm được một dự án tiềm năng lại đầy thách thức. Do đó, hầu hết nhà đầu tư muốn tham gia liên doanh, liên kết và M&A hơn là giao dịch bất động sản thuần túy.

Nguồn báo: Nhà đầu tư ngoại vẫn tìm mua dự án bất động sản Việt - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Hodeco sắp chào bán 20 triệu cp với giá thấp hơn 60% thị giá để trả nợ ngân hàng

HĐQT CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HOSE: HDC) vừa thông qua việc triển khai chi tiết phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu đã được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua.

Hodeco dự kiến phát hành 20 triệu cp cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua. Tỷ lệ thực hiện là 1,000:148 (sở hữu 1,000 cp sẽ được mua 148 cp mới). Số cổ phiếu phát hành mới được tự do chuyển nhượng.

Giá chào bán là 15,000 đồng/cp - thấp hơn 60% so với thị giá chốt phiên 04/08 (37,700 đồng/cp). Số tiền dự kiến huy động được là 300 tỷ đồng, HDC sẽ dùng thanh toán nợ vay gốc và lãi tại ngân hàng gồm BIDV (76 tỷ đồng), PGBank (91 tỷ đồng), TPBank (54 tỷ đồng) và Vietcombank (80 tỷ đồng). Thời gian giải ngân dự kiến trong quý 1-3/2024.

Tính đến thời điểm 30/06/2023, tổng dư nợ vay tài chính của Hodeco là 1,676 tỷ đồng, giảm nhẹ 14 tỷ đồng so với đầu năm và chiếm 37% tổng nguồn vốn. Gần 80% trong đó đến từ vay ngân hàng.

Thời điểm phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu dự kiến từ quý 4/2023 đến quý 1/2024, sau khi được UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán thêm cổ phiếu.

Trên đây là kế hoạch gọi vốn mới trong năm nay của HDC sau khi ĐHĐCĐ 2023 của Công ty thông qua việc hủy kế hoạch phát hành tối đa 8.6 triệu cp riêng lẻ năm 2022 với giá phát hành tối thiểu 100,000 đồng/cp để huy động 860 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cổ đông HDC còn thông qua kế hoạch phát hành tối đa 200 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, Công ty đặt chỉ tiêu doanh thu 1,770 tỷ đồng và lãi sau thuế 488 tỷ đồng, tăng lần lượt gần 14% và gần 18% so với thực hiện năm 2022.

Sau 6 tháng, doanh thu thuần của HDC đạt gần 306 tỷ đồng và lãi sau thuế 52 tỷ đồng, lần lượt giảm 61% và 71% so cùng kỳ, thực hiện được 17% kế hoạch doanh thu và hơn 10% mục tiêu lợi nhuận năm. Trong đó, lãi ròng quý 2 giảm tới 75% còn 20 tỷ đồng - mức lợi nhuận hàng quý thấp nhất của Công ty trong 4 năm kể từ quý 2/2019.

Lợi nhuận ròng hàng quý của HDC giai đoạn 2019-2023

Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu HDC từng chinh phục mức đỉnh gần 74,000 đồng/cp hồi tháng 11/2021 nhưng giảm liên tục trong giai đoạn VN-Index đi xuống. Kết phiên 04/08, thị giá cổ phiếu này dừng ở mức 37,700 đồng/cp, tăng 33% sau 1 tháng.

Giá cổ phiếu HDC có đà tăng từ đầu tháng 7 đến nay

Nguồn: Hodeco sắp chào bán 20 triệu cp với giá thấp hơn 60% thị giá để trả nợ ngân hàng | Fili

DIC Corp (DIG) muốn thoái toàn bộ 15% vốn một doanh nghiệp trên sàn chứng khoán

DIC Corp (DIG) muốn thoái toàn bộ 15% vốn một doanh nghiệp trên sàn chứng khoán

Cổ phiếu của doanh nghiệp mà DIC Corp muốn thoái vốn đã tăng gần 50% kể từ đầu tháng 6 dù trong diện hạn chế giao dịch.

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã DIG) vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 3,9 triệu cổ phiếu, tương ứng 15,04% cổ phần của CTCP Đầu tư và thương mại DIC (DIC Intraco – mã DIC) với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận trong khoảng thời gian từ 8/8 đến 31/8.

Nếu giao dịch thành công, DIC Corp sẽ không còn là cổ đông tại DIC Intraco. Tuy nhiên, hai người đại diện vốn của DIC Corp là ông Nguyễn Đức Hải – Chủ tịch HĐQT DIC Intraco và ông Nguyễn Văn Quyến – thành viên HĐQT DIC Intraco đều đang trực tiếp nắm giữ cổ phiếu DIC, với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 4,51% và 0,04%.

Trên thị trường, cổ phiếu DIC đang trong diện hạn chế và chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hàng tuần. Nguyên nhân do công ty chậm nộp BCTC bán niên 2022 đã được soát xét quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định; tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2021; thuộc trường hợp cổ phiếu bị hạn chế giao dịch theo quy định tại điếm b, c khoản 1 Điều 34 Quy chế Đăng ký và Quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết.

Bên cạnh đó, HNX mới đây cũng đã quyết định duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu DIC do tổ chức đăng ký giao dịch chưa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định.

Tuy nhiên, thị giá DIC đã tăng gần 50% kể từ đầu tháng 6 và hiện đang giao dịch quanh mức 1.900 đồng/cp. Ước tính theo mức thị giá này, DIC Corp có thể thu về gần 7,5 tỷ đồng từ việc bán ra cổ phiếu.

Nguồn: DIC Corp (DIG) muốn thoái toàn bộ 15% vốn một doanh nghiệp trên sàn chứng khoán

Dự án hơn 2.700 tỷ của Năm Bảy Bảy (NBB) hợp tác cùng CII chưa đủ điều kiện mở bán

Dự án do CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (Mã NBB) làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 4/8/2009.

Tại cuộc họp báo định kỳ về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 ngày 7/8, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận cho biết hiện đã có thông tin về 33 dự án bất động sản chưa đủ điều kiện giao dịch.

Trong danh sách có dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp Khu dân cư De Lagi. Đây là dự án do CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (Mã NBB - HOSE) làm chủ đầu tư (được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 4/8/2009).

Được biết, dự án nằm tại xã Tân Phước, tình Bình Thuận, có quy mô 124,53 ha bao gồm các khu chức năng, giải trí, nhà hàng, khách sạn, sân golf, biệt thự biển. Tổng vốn đầu tư dự án hơn 2.725 tỷ đồng trong đó đã giải ngân hơn 1.264 tỷ. Năm 2023, Năm Bảy Bảy dự kiến giải ngân thêm 329 tỷ đồng.

Tại dự án này, Năm Bảy Bảy hợp tác đầu tư với Hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (Mã CII) và Pearl City trong đó Pearl City được hưởng 30% lợi nhuận trước thuế từ việc đóng góp, phát triển và kinh doanh.

Theo quy hoạch, toàn bộ dự án sẽ được đầu tư xây dựng, hoàn thành và chính thức hoạt động dự kiến vào tháng 12/2015 (theo giấy chứng nhận đầu tư).

Quý 2/2023, NBB ghi nhận doanh thu thuần 180 tỷ đồng - tăng 92% so với cùng kỳ trong đó 175 tỷ đến từ kinh doanh bất động sản; lợi nhuận gộp ở mức 105 tỷ đồng - tăng 122% YoY.

Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm nhẹ về 36,8 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 55% lên gần 96 tỷ đồng (63 tỷ là chi phí lãi vay). Sau cùng, công ty báo lãi sau thuế quý 2 đạt 1,2 tỷ đồng, cải thiện hơn cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Nam Bảy Bảy đạt 193 tỷ đồng doanh thu và 1,3 tỷ lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 14% và giảm 26% YoY.

Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của công ty đạt 7.182 tỷ đồng - tăng 12% so với đầu năm (phần lớn là tài sản dài hạn với 4.095 tỷ) trong đó khoản phải thu vốn góp hợp tác đầu tư với CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) ở mức 2.007 tỷ đồng;

Hàng tồn kho tăng 14,6% lên 1.553,6 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu là các dự án đang xây dựng dở dang với hơn 1.473 tỷ trong đó tồn kho tại dự án khu dân cư Sơn Tịnh - Quảng Ngãi là hơn 610 tỷ, dự án Khu nghỉ dưỡng kết hợp Khu dân cư De Lagi Bình Thuận là 792,7 tỷ đồng, dự án căn hộ Diamond Riverside 22,8 tỷ đồng,…

Trên thị trường chứng khoán, dù tình hình kinh doanh vẫn đang gặp khó khăn song cổ phiếu NBB đã có nhịp tăng mạnh trong hơn 3 tháng qua. Từ mức 12.750 đồng/cp phiên 25/4, NBB tăng 60,4% lên 20.450 đồng/cp (phiên 4/8). Tuy nhiên, mã sau đó đã xuất hiện tín hiệu đảo chiều khi giá vượt vùng quá mua, kết phiên 8/8 giảm 3% về 19.600 đồng/cp.

Nguồn bài viết: Dự án hơn 2.700 tỷ của Năm Bảy Bảy (NBB) hợp tác cùng CII chưa đủ điều kiện mở bán

Ông Trương Anh Tuấn bán sạch 16 triệu cổ phiếu HQC, vợ chồng Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân không còn nắm vốn tại công ty

Ông Trương Anh Tuấn bán sạch 16 triệu cổ phiếu HQC, vợ chồng Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân không còn nắm vốn tại công ty

Thời gian qua, nhóm cổ đông liên quan tới Chủ tịch đang có động thái thoái vốn dồn dập khỏi Địa ốc Hoàng Quân.

Trong thông báo mới nhất, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (mã: HQC) vừa báo cáo hoàn tất bán ra hơn 16 triệu cổ phiếu HQC, tương ứng tỷ lệ 3,43% vốn. Giao dịch thực hiện theo hình thức thỏa thuận trong ba phiên từ 9 đến 11/8.

Sau giao dịch, ông Tuấn không còn nắm giữ bất kỳ cổ phần nào tại Địa ốc Hoàng Quân. Tạm tính theo thị giá đóng cửa trên sàn của cổ phiếu HQC, giao dịch của Chủ tịch có giá trị khoảng 79 tỷ đồng.

Cùng chiều, công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Quân, tổ chức do ông Tuấn làm Chủ tịch cũng vừa báo cáo thoái sạch toàn bộ hơn 3 triệu cổ phần HQC đang nắm giữ. Thời gian giao dịch tương tự như vị Chủ tịch, theo phương thức khớp lệnh. Tạm tính thương vụ có giá trị khoảng 15 tỷ đồng.

Thời gian qua, nhóm cổ đông liên quan tới Chủ tịch đang có động thái thoái vốn dồn dập khỏi Địa ốc Hoàng Quân. Trước đó, vợ Chủ tịch Tuấn là bà Nguyễn Thị Diệu Phương, Phó chủ tịch HĐQT HQC cũng đã bán ra 18 triệu cổ phiếu HQC để giảm sở hữu từ 3,82% vốn về 0% vốn, tương ứng vỏn vẹn 6 cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện từ ngày 25/5 đến ngày 1/6/2023.

Điều này cũng trái ngược với những lời khẳng định chắc nịch của vị Chủ tịch HQC với cổ đông. Tại kỳ họp thường niên 2023 diễn ra hồi tháng 4, ông Tuấn còn cho rằng đến năm 2024, giá cổ phiếu HQC có thể về mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu). Giá trị sổ sách của HQC là hơn 9.000 đồng/cổ phiếu, còn giá hợp lý ở thời điểm hiện tại là 5.000 đồng/cổ phiếu cho nên giá thị trường đang hơi rẻ so với giá trị của công ty.

Có thể thấy chưa kịp đợi cổ phiếu “về mệnh”, Chủ tịch HQC và người nhà đã nhanh tay thoái sạch vốn.

Về tình hình kinh doanh, quý 2/2023, Địa ốc Hoàng Quân ghi nhận doanh thu thuần chỉ đạt 103 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng chỉ đạt xấp xỉ 1 tỷ đồng, giảm 87% so với hồi quý 2/2022.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Địa ốc Hoàng Quân chỉ ghi nhận tổng doanh thu 147 tỷ đồng và lãi ròng “vỏn vẹn” 2,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 38% và giảm 85% so với nửa đầu năm 2022. So với kế hoạch lãi ròng 140 tỷ đồng đề ra cho năm nay, doanh nghiệp bất động sản này mới chỉ thực hiện được 2% mục tiêu cả năm.

Nguồn bài viết: Ông Trương Anh Tuấn bán sạch 16 triệu cổ phiếu HQC, vợ chồng Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân không còn nắm vốn tại công ty

Đất Xanh sẽ nhận chuyển nhượng 27,5 triệu cổ phiếu Đất Xanh Services (DXS) từ nhóm Dragon Capital, VinaCapital

Giá giao dịch dự kiến theo thỏa thuận giữa các bên. Mức giá thoả thuận dự kiến nằm ngoài biên độ giao dịch cổ phiếu DXS tại thời điểm dự kiến chuyển nhượng.

Theo biên bản họp và nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường diễn ra ngày 17/8, CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services – mã DXS) đã thống nhất thông qua việc CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) tăng tỷ lệ sở hữu mà không phải thực hiện chào mua công khai.

Theo đó, Đất Xanh dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng 27,5 triệu cổ phiếu DXS từ từ các quỹ thành viên của VinaCapital, Dragon Capital. Sau giao dịch, Đất Xanh sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Đất Xanh Services từ 60% lên 66%. Giá giao dịch dự kiến theo thỏa thuận giữa các bên. Mức giá thoả thuận dự kiến nằm ngoài biên độ giao dịch cổ phiếu DXS tại thời điểm dự kiến chuyển nhượng.

Theo lãnh đạo Đất Xanh Services, trong những thời điểm cực kỳ thách thức, hàng loạt doanh nghiệp môi giới bất động sản đóng cửa, tạm dừng hoạt động, buộc phải rời bỏ cuộc chơi, để lại “miếng bánh” thị phần. Do đó, dịch vụ môi giới bất động sản sẽ được tái xác lập và phân chia lại giữa các doanh nghiệp vẫn còn đang trụ vững. Việc Đất Xanh tiếp thêm nguồn lực sẽ hỗ trợ Đất Xanh Services thuận lợi trong cuộc chiến giữ vững và mở rộng thị phần.

Trên thị trường, cổ phiếu DXS đã quay đầu điều chỉnh sau khi lên đỉnh 10 tháng. Kết phiên 18/8, cổ phiếu này giảm còn 10.700 đồng/cp nhưng vẫn cao hơn gần 60% so với thời điểm đầu năm. Tạm tính theo mức thị giá này, lô cổ phiếu DXS mà Đất Xanh dự kiến nhận chuyển nhượng từ các tổ chức khác có giá trị thị trường khoảng 300 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh quý 2/2023, Đất Xanh Services ghi nhận 662 tỷ đồng doanh thu giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp này lỗ 17 tỷ đồng trong quý vừa qua trong khi cùng kỳ lãi 256 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ 3 liên tiếp của Đất Xanh Services. Trước đó, doanh nghiệp này lỗ 43 tỷ đồng quý 1/2023 và lỗ hơn 136 tỷ đồng quý 4/2022.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Đất Xanh Services ghi nhận 1.029 tỷ đồng doanh thu nhưng lại lỗ 61 tỷ đồng. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 3.800 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 126 tỷ đồng. Với kết quả không mấy khả quan trong nửa đầu năm, Đất Xanh Services còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Nguồn bài viết: Đất Xanh sẽ nhận chuyển nhượng 27,5 triệu cổ phiếu Đất Xanh Services (DXS) từ nhóm Dragon Capital, VinaCapital

Một doanh nghiệp bất động sản lên kế hoạch lợi nhuận năm 2023 cao gấp 18 lần

Công ty sau nửa đầu năm 2023 đang ghi nhận lỗ gần 20 tỷ đồng, cách rất xa kế hoạch có lãi vừa được cổ đông thông qua.

CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã: TDH) vừa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 lần 2, thông qua kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2023 với doanh thu hơn 440 tỷ đồng và LNST công ty mẹ hơn 88 tỷ đồng, lần lượt gấp 3 lần và 18 lần so với thực hiện trong năm trước.

Tương tự năm trước, Thuduc House dự kiến sẽ không chia cổ tức trong năm 2023.

Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, doanh thu năm nay dự kiến tăng mạnh nhờ việc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện do việc chuyển nhượng dự án Phú Mỹ tại Bà Rịa Vũng Tàu. Do ảnh hưởng từ dự án linh kiện điện tủ, nguồn vốn của công ty khá eo hẹp để thực hiện dự án mới. Công ty đang tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý của các dự án cũ để thu về số tiền 5% của khách hàng hàng tại các dự án sau khi bàn giao.

Đại hội cũng thông qua việc miễn nhiệm đối với chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Huy Hoàng vì lý do cá nhân; miễn nhiệm chức dành thành viên HĐQT đối với ông Đàm Mạnh Cường. Ông Cường tiếp tục đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật TDH.

Cổ đông cũng bầu thay thế 2 thành viên HĐQT là là ông Nguyễn Quang Nghĩa (SN 1978) và bà Võ Thị Tường Vy (SN 1996). Trong đó, ông Nghĩa đang là cổ đông lớn nhất tại Thuduc House với việc nắm giữ hơn 21 triệu cổ phiếu TDH, tương ứng tỷ lệ sở 18,75% vốn. Bà Vy hiện là luật sư nội bộ của Công ty cổ phần D2 Solution.

Đồng thời, công ty đã thống nhất đổi trụ sở chính từ 82-84 Calmette, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM sang Tầng 8 tòa nhà Cantavil Premier, số 1 Song Hành - Xa Lộ Hà Nội, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, TPHCM.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính 6 tháng, Thuduc House đang ghi nhận doanh thu thuần 69 tỷ đồng và lỗ gần 20 tỷ đồng. Có thể thấy công ty còn cách rất xa kế hoạch có lãi trong năm 2023. Lỗ lũy kế tại thời điểm 30/6/2023 là 704 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TDH chốt phiên 18/8 đạt 5.960 đồng/cp.

image

Nguồn bài viết: Một doanh nghiệp bất động sản lên kế hoạch lợi nhuận năm 2023 cao gấp 18 lần

Ngoài VIX, thêm một cổ phiếu bất động sản được dự báo FTSE Vietnam ETF sẽ bổ sung mua mới

Tổng tài sản quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF tại ngày 21/8 đạt 384 triệu USD. Quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF được ước tính sẽ mua khoảng 9,5 triệu cổ phiếu VIX và 5,1 triệu cổ phiếu PDR.

Ảnh minh họa.

Các quỹ ETF ngoại sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục kỳ quý 3/2022 theo lịch dưới đây. Hai nhóm chỉ số của FTSE và MVIS sẽ cần hoàn thành cơ cấu danh mục vào ngày 15/09, trong khi các chỉ số của MSCI đã hoàn thành cơ cấu vào ngày 31/08.

Trong báo cáo dự báo thay đổi danh mục ETF, SSI Research cho biết, từ ngày 1/6/2023, quỹ iShares MSCI Frontier and Select EM ETF đã chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức quỹ ETF chủ động, đồng thời đổi tên quỹ thành iShares Frontier and Select EM ETF. Như vậy, quỹ không còn trực tiếp mô phỏng chỉ số MSCI Frontier and EM Select Index nhưng vẫn duy trì mục tiêu đầu tư vào các thị trường cận biên và một số thị trường mới nổi.

Quỹ hiện có tổng tài sản 646 triệu USD, trong đó 33,3% tài sản được phân bổ vào cổ phiếu Việt Nam. Đầu năm nay, quỹ ETF này đã vào ròng lượng tiền lớn (390 triệu USD từ tháng 11/2022 đến tháng 3/2023), nâng tổng tài sản lên 730 triệu USD, nhưng sau đó đảo chiều rút ròng 102 triệu USD kể từ tháng 4/2023.

Do chỉ số MSCI Frontier and EM Select Index không còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc phân bổ tài sản của quỹ nên SSI Research sẽ ngừng cập nhật về chỉ số này.

Với FTSE Vietnam Index, dựa trên số liệu cập nhật ngày 21/08, SSI dự báo chỉ số FTSE Vietnam Index như sau: VIX và PDR có thể được thêm vào do thỏa mãn tất cả các điều kiện; Không có cổ phiếu nào bị loại

Giả định với các thay đổi như trên, danh mục chỉ số sẽ bao gồm 25 cổ phiếu. Tổng tài sản quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF tại ngày 21/8 đạt 384 triệu USD. Quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF ước tính sẽ mua khoảng 9,5 triệu cổ phiếu VIX và 5,1 triệu cổ phiếu PDR. Ngoài ra, VCG sẽ được mua 393 nghìn cổ phiếu.

Ở chiều ngược lại, quỹ sẽ giảm tỷ trọng toàn bộ các cổ phiếu trong danh mục trong đó bán nhiều nhất SHB 2,7 triệu cổ phiếu; VIC 904 nghìn cổ phiếu; SSI 898 nghìn cổ phiếu; các cổ phiếu còn lại bị bán vài trăm và vài chục nghìn cổ phiếu.

Với MarketVector Vietnam Local Index, dựa trên số liệu cập nhật ngày 21/08, SSI dự báo chỉ số MarketVector Vietnam Local Index không có thay đổi về danh mục, với 42 cổ phiếu. Tổng giá trị tài sản của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF tại ngày 21/8 đạt 611,73 triệu USD.

Ước tính, ETF này sẽ mua bổ sung nhiều nhất VIX với 2,67 triệu cổ phiếu; EIB được mua bổ sung 2,37 triệu cổ phiếu; VHM được mua 1,9 triệu cổ phiếu; VND được mua 1,2 triệu cổ phiếu, các cổ phiếu còn lại cũng được mua bổ sung nhiều gồm SBT; VCI; VRE…

Ở chiều ngược lại, SHB bị bán nhiều nhất 9,1 triệu cổ phiếu; VIC 2 triệu cổ phiếu; SHS 1,8 triệu cổ phiếu; SSI và HPG cũng bị bán lần lượt 1 và 1,4 triệu cổ phiếu.

image

Trước đó, đối với FTSE Vietnam, Yuanta dự phóng sẽ thêm mới 1 cổ phiếu duy nhất là VIX vì đã đáp ứng đủ các điều kiện của quỹ, và không loại bỏ cổ phiếu nào. Dựa trên dự báo này, ước tính có gần 15 triệu cổ phiếu VIX sẽ được FTSE Vietnam ETF mua vào trong kỳ cơ cấu này, tỷ trọng dự kiến đạt 2,57%. Trái lại, FTSE Vietnam ETF sẽ bán ra các cổ phiếu còn lại trong danh mục với khối lượng không nhiều.

Yuanta cũng dự báo MarketVector Vietnam Local Index sẽ giữ nguyên danh mục trong đợt review quý 3/2023 này. Tuy nhiên, quỹ sẽ bán ra gần 2 triệu cổ phiếu VIC để giảm tỷ trọng về 8%, trong khi các cổ phiếu còn lại trong danh mục đều được mua ròng với khối lượng từ vài chục đến vài trăm nghìn đơn vị.

Nguồn bài viết: Ngoài VIX, thêm một cổ phiếu bất động sản được dự báo FTSE Vietnam ETF sẽ bổ sung mua mới - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Cơ hội vàng đến rồi hãy huy động tiền của múc full kéo tiếp, càng chần chừ là mất cơ hội, đua lệnh cũng phải đua, cướp ngay những cổ phiếu vàng để đón cơn mưa tiền vào đầu!!! mua mạnh mẽ dứt khoát lên giàu sang đang đợi chúng ta! Múc nhanh không thằng khác nó cướp mất hàng đấy đừng lo sợ nữa mạnh mẽ lên anh em!

Giờ còn tiền là múc bđs, thậm chí thị trường còn không giảm nổi thì đủ biết dòng tiền khủng khiếp thế nào đang chờ đợi ở ngoài sẵn sàng lao vào tranh cướp cổ phiếu, còn đợi gì mà không múc khi cơ hội giàu sang đã đến rất gần các bạn?

Thành viên liên danh Vietur trúng loạt gói thầu với tổng giá trị hơn 5.000 tỷ đồng

Hồi tháng 6/2023, SOL E&C của ông Nguyễn Bá Dương cho biết đã trúng thầu dự án nằm gần sân bay Long Thành do thành viên Tập đoàn Alibaba làm chủ đầu tư có giá trị gần 700 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư Xây dựng SOL E&C vừa công bố việc trúng thầu và triển khai hàng loạt dự án với tổng giá trị hợp đồng hơn 5.000 tỷ đồng, bao gồm Nhà máy TTI (Khu công nghệ cao TP HCM); TBS Land Green Towers (tỉnh Bình Dương), Showroom ô tô Thaco (Đà Lạt), Khách sạn Trung Nguyên (tỉnh Đắk Lắk), Cainiao Dongnai Smart Logistics Park (tỉnh Đồng Nai) và Giai đoạn đoạn mới nhà xưởng xây sẵn tại BDIP của Frasers Property (tỉnh Bình Dương).

Dự án xây dựng trung tâm kho vận Cainiao Dong Nai Smart Logistics Park do thành viên Tập đoàn Alibaba làm chủ đầu tư có giá trị gần 700 tỷ đồng đã được SOL E&C công bố hồi tháng 6. Dự án nằm tại vị trí thuận lợi tiếp cận sân bay Quốc tế Long Thành, cao tốc Long Thành – Dầu Giây – Liên Khương cũng như Cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải. Thời gian bàn giao dự kiến vào cuối năm nay.

SOL E&C là đơn vị thuộc hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương. Năm 2022, các doanh nghiệp gồm SOL E&C, Newtecons, Ricons, BM Windows, Boho Décor đạt doanh thu hơn 1 tỷ USD, trong đó, SOL E&C đóng góp 4.500 tỷ đồng doanh thu.

Đáng chú ý, SOL E&C, Newtecons, Ricons là 3 doanh nghiệp nằm trong liên danh Vietur, nhóm nhà thầu đã trúng gói 35.000 tỷ đồng xây dựng nhà ga hành khách sân bay quốc tế Long Thành.

Liên danh liên danh Vietur được dẫn dắt bởi IC ISTAS bao gồm 10 thành viên: Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC ISTAS (Thổ Nhĩ Kỳ), CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons, CTCP Đầu tư Xây dựng Newtecons, CTCP Đầu tư Xây dựng SOL E&C, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1), CTCP Kết cấu ATAD, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - VCG), Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC), CTCP Hawee Cơ điện, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HAN).

Nguồn bài viết: Thành viên liên danh Vietur trúng loạt gói thầu với tổng giá trị hơn 5.000 tỷ đồng

Công ty liên quan đến con gái Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân không mua đủ lượng cổ phiếu HQC đăng ký do thiếu tiền

Tổ chức này chỉ mua được 1 triệu cổ phiếu HQC trên tổng số 20 triệu đơn vị đăng ký trước đó với lý do “chưa thu xếp được đủ nguồn tài chính”

image

CTCP Đầu tư Nam Quân vừa thông báo đã mua 1 triệu cổ phiếu HQC của CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân trên tổng số 20 triệu đơn vị đăng ký trước đó. Nguyên nhân không hoàn tất giao dịch được tổ chức này đưa ra là “chưa sắp xếp được đủ nguồn tài chính”. Giao dịch thực hiện theo phương thức thỏa thuận trong thời gian 2/8-25/8.

Trước khi thực hiện giao dịch, Đầu tư Nam Quân không nắm giữ cổ phiếu HQC nào. Đầu tư Nam Quân là tổ chức có liên quan đến bà Trương Nguyễn Song Vân, Phó Tổng Giám đốc Địa ốc Hoàng Quân. Bà Vân còn là con gái ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân. Hiện tại, cá nhân bà Vân cũng không trực tiếp nắm giữ cổ phiếu HQC nào.

Ở chiều ngược lại, trong cùng thời gian 9/8-11/8, ông Trương Anh Tuấn và tổ chức có liên quan đã đồng loạt thoái toàn bộ vốn khỏi HQC với mục đích cân đối danh mục đầu tư. Trong đó, ông Tuấn đã bán thỏa thuận toàn bộ hơn 16,3 triệu cổ phiếu HQC nắm giữ (tỷ lệ 3,43%). Tương tự, Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Quân (tổ chức cũng do ông Tuấn giữ chức Chủ tịch HĐQT) đã bán khớp lệnh toàn bộ hơn 3,07 triệu cổ phiếu HQC (tỷ lệ 0,65%).

Trước đó, vợ Chủ tịch Tuấn là bà Nguyễn Thị Diệu Phương, Phó chủ tịch HĐQT HQC cũng đã bán ra 18 triệu cổ phiếu HQC để giảm sở hữu từ 3,82% vốn về 0% vốn, tương ứng vỏn vẹn 6 cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện từ ngày 25/5-1/6.

Điều này cũng trái ngược với những lời khẳng định chắc nịch của vị Chủ tịch HQC với cổ đông. Tại kỳ họp thường niên 2023 diễn ra hồi tháng 4, ông Tuấn còn cho rằng đến năm 2024, giá cổ phiếu HQC có thể về mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu). Giá trị sổ sách của HQC là hơn 9.000 đồng/cổ phiếu, còn giá hợp lý ở thời điểm hiện tại là 5.000 đồng/cổ phiếu cho nên giá thị trường đang hơi rẻ so với giá trị của công ty.

Trên thị trường, cổ phiếu HQC đang giao dịch quanh mức 4.340 đồng/cp, giảm 15% so với đỉnh một năm đạt được đầu tháng 8 nhưng vẫn cao hơn 63% so với thời điểm đầu năm 2023.

Về kết quả kinh doanh quý 2/2023, Địa ốc Hoàng Quân ghi nhận doanh thu thuần chỉ đạt 103 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng chỉ đạt xấp xỉ 1 tỷ đồng, giảm 87% so với quý 2/2022. Lũy kế 6 tháng, Địa ốc Hoàng Quân ghi nhận tổng doanh thu 147 tỷ đồng và lãi ròng vỏn vẹn 2,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 38% và giảm 85% so với nửa đầu năm 2022. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp bất động sản này mới chỉ thực hiện được 2% mục tiêu cả năm.

Nguồn bài viết: Công ty liên quan đến con gái Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân không mua đủ lượng cổ phiếu HQC đăng ký do thiếu tiền

Tuột tay 2 gói thầu sân bay hơn 44.000 tỷ đồng, Coteccons (CTD) tiếp tục gặp rắc rối

Một đối tác lớn vừa thông báo quyết định dừng hợp tác với Xây dựng Coteccons (CTD).

Smiths Detection - công ty hàng đầu toàn cầu về công nghệ soi và phát hiện mối nguy cơ trong ngành hàng không vừa quyết định dừng hợp tác với Coteccons tại tất cả các dự án tại Việt Nam.

Thông tin này được Smiths Detection gửi tới cả Coteccons và Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) với tư cách là bên liên quan đến công tác đấu thầu Gói thầu số 5.10 - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách, Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tại văn bản phát đi vào ngày 25/8, đại diện Smiths Detection khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh sẽ không có bất kỳ sự liên quan cũng như hỗ trợ cho các dự án của Coteccons tại Việt Nam từ ngày 25/8/2023.

Smiths Detection cho rằng, Coteccons đã sử dụng các tài liệu được Smiths Detection cung cấp làm hồ sơ dự thầu cho Gói thầu số 5.10 - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách, Cảng hàng không quốc tế Long Thành cho Gói thầu số 12 - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất mà không có sự chấp thuận hay cho phép của Smiths Detection.

Đại diện Smiths Detection lo ngại, điều này có thể vi phạm các quy định đấu thầu và có thể gây ra các xung đột đối với những khách hàng lâu năm của Smiths Detection tại Việt Nam bao gồm ACV.

Tại Gói thầu số 12 - thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Coteccons tham gia trong liên danh Hòn Ngọc Viễn Đông (đã trượt thầu) gồm Xây dựng Unicons; Xây dựng Coteccons (mã CTD); Xây dựng Central; HAWEE Cơ điện; Dịch vụ và Kỹ thuật Cơ điện lạnh REE; 479 Hòa Bình.


Ngày 14/8 vừa qua, ACV đã tổ chức lễ trao hợp đồng gói thầu này cho liên danh HAN Corp (mã HAN), Xây dựng số 1 (mã CC1), Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng), Xây dựng Trường Sơn, Xây dựng Ricons và Xây dựng Lưu Nguyễn với giá trúng thầu 9.034 tỷ đồng. Tiến độ thi công là 600 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

Trong khi đó, tại Gói thầu số 5.10 - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Coteccons tham gia với tư cách thành viên đứng đầu liên danh Hoa Lư (đã trượt thầu) gồm Coteccons, Đầu tư Unicons, Thành An, Xây dựng DELTA; Xây dựng Central; Xây dựng An Phong; Xây dựng Hòa Bình; Công ty Powerline Engineering Public Company.

Tổng giá trị gói thầu này là khoảng 35.200 tỷ đồng.

Đáng tiếc tại cả 2 gói thầu nói trên, liên danh nơi có sự góp mặt của Coteccons đều không đủ điều điện trúng thầu theo công bố của ACV.

Ở diễn biến khác, HĐQT CTD vừa thông qua việc phân công lại nhiệm vụ mới đối với các nhân sự cấp cao nhằm thích ứng với những thay đổi của thị trường và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Theo đó, ông Christopher Senekki thôi làm Phó Tổng Giám Đốc Coteccons từ ngày 25/8; bà Phạm Thị Bích Ngọc thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc và đảm nhận nhiệm vụ Cố vấn chuyên môn cho Chủ tịch HĐQT và các Tiểu Ban trực thuộc HĐQT Coteccons.

Nguồn: Đánh rơi 2 gói thầu sân bay hơn 44.000 tỷ đồng, Coteccons (CTD) tiếp tục gặp rắc rối lớn