|MỚI| Bất Động Sản 24/7

PDR: Thị giá giảm sàn “trắng bên mua” 12 phiên liên tiếp, lãnh đạo đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu

Kết phiên 21/11, thị giá PDR dừng ở mức 17.100 đồng/cp, “bốc hơi” 61% so với đầu tháng và là phiên giảm sàn thứ 12 liên tiếp. Khối lượng dư bán sàn 102 triệu đơn vị.

Thông tin mới đây từ HoSE, Thành viên HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã CK: PDR) Bùi Quang Anh Vũ vừa đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu PDR với mục đích đầu tư. Giao dịch sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 24/11 - 23/12, phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Trước giao dịch, ông Vũ sở hữu hơn 3,2 triệu cổ phiếu PDR (tương ứng tỷ lệ 0,48%). Nếu giao dịch thành công, ông Vũ sẽ nắm giữ 23,2 triệu cổ phiếu, tương đương 3,45% cổ phần của công ty.

Động thái mua vào “đỡ giá” của Thành viên HĐQT diễn ra trước bối cảnh cổ phiếu của Bất động sản Phát Đạt ghi nhận chuỗi giảm 24 phiên, trong đó thị giá đã giảm sàn “trắng bên mua” 12 phiên liên tiếp, với khối lượng chất sàn hàng chục đến hàng trăm triệu đơn vị.

Trong văn bản giải trình cổ phiếu giảm sàn 10 phiên liên tiếp gần đây, Phát Đạt cho biết giá cổ phiếu PDR giảm trong thời gian gần đây do yếu tố tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế. Đồng thời, bị tác động bởi các chính sách kinh tế vĩ mô liên quan đến ngành bất động sản. Ngoài ra, nhà đầu tư cổ phiếu PDR có vay ký quỹ bị ép bán chủ động từ những CTCK để nhanh chóng thu hồi vốn vay.

Kết phiên 21/11, thị giá PDR dừng ở mức 17.100 đồng/cp, với khối lượng dư bán sàn khoảng 102 triệu đơn vị, trong khi khối lượng khớp lệnh chỉ vỏn vẹn 173.000 cổ phiếu. Như vậy, chỉ tính từ đầu tháng 11, PDR đã bay hơi tới 61% giá trị. Tính theo giá kết phiên 21/11, dự kiến ông Vũ sẽ chi khoảng 340 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu nếu thành công.

Cổ phiếu chất sàn liên tiếp cũng là nguyên nhân khiến Chủ tịch HĐQT PDR là ông Nguyễn Văn Đạt liên tục bị call margin nhưng các công ty chứng khoán vẫn chưa thể bán giải chấp thêm để thu hồi nợ.

Cụ thể, trong ngày 14/11, MBS đã tiến hành đặt lệnh bán giải chấp 516.500 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Chủ tịch Đạt, tuy nhiên không có cổ phiếu nào bán khớp. Tiếp tục tới phiên 15/11, MBS một lần nữa đặt lệnh bán giải chấp 556.300 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của ông Đạt, song kết quả tương tự lặp lại khi không thể bán được cổ phiếu nào.

Mới đây nhất, MBS công bố kết quả bán giải chấp hơn 1,6 triệu cổ phiếu PDR của ông Đạt vào ngày 16/11, song không có cổ phiếu nào được bán khớp lệnh thành công.

PDR: Dự án ngàn tỷ Cadia Quy Nhơn chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa công bố một số thông tin đối với “Dự án tại khu đất số 01 đường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn" tên thương mại là Cadia Quy Nhơn, tại số 01 đường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn.

Theo đó, “Dự án tại khu đất số 01 đường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn” được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án tại Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 20/9/2019.

Thông tin về quy hoạch có liên quan gôm: Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đất số 01 Ngô Mây và Khu đất liền kề tại phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn (điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 690/QĐ-UBND ngày 06/3/2018).

Phối cảnh Dự án Cadia Quy Nhơn

Mục tiêu của dự án là xây dựng công trình trung tâm thương mại dịch vụ khách sạn cao cấp (Khách sạn 5 sao). Quy mô dự án thep quy hoạch là: Diện tích khu đất: 8.109,16m2; Mật độ xây dựng: ≤ 75%; Tầng cao xây dựng: ≥ 20 tầng; Hệ số sử dụng đất: Tối đa 20 lần. Tổng vốn đầu tư của dự án: Khoảng 1.126.486.303.000 đồng.

Dự án mới được cấp Giấy phép xây dựng số 14/GPXD-SXD ngày 19/8/2022 “Phần móng, tầng hầm và phần thân Khu A - Căn hộ du lịch kết hợp thương mại dịch vụ”.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, “Dự án tại khu đất số 01 đường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn” đang được Chủ đầu tư thi công phần móng và tầng hầm, chưa đảm bảo điều kiện của bất động sản được đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Novaland khớp sàn liên tục, hơn 2.500 tỷ đã được chi để gom hơn 100 triệu NVL

Hàng loạt lệnh lớn

Thanh khoản tăng cao kỷ lục gần 100 triệu
Screenshot 2022-11-22 at 10.57.22

Hơn 81 triệu cổ khớp giá sàn

UPDATE:


:scream: :scream: :scream:
11h5p sáng: Hơn 100 triệu cổ đã được giải cứu, hơn 2.500 tỷ đã được chi ra

Bộ Tài chính họp về trái phiếu rồi

PDR: Người anh em “đồng Sàn” với Novaland (NVL 13) phiên tuy cũng được giải cứu nhưng vẫn Sàn
Kết phiên sáng PDR, trong khi người “đồng Sàn” 13 phiên đã được bơm hơn 2.800 tỷ để giải cứu 112 triệu cổ thì PDR mới được giải cứu 34 triệu cổ ở giá sàn và vẫn chưa thể lên được giá đỏ.


Hơn 500 tỷ đã được bơm ra để gom PDR.


Thanh khoản tăng gấp 34 lần nhưng việc nằm Sàn vẫn chưa thể thoát.

Nam Long huy động 500 tỷ trái phiếu đầu tư dự án Waterpoint giai đoạn 2

Mục đích phát hành trái phiếu nhằm thực hiện dự án Waterpoint giai đoạn 2 (bằng hình thức góp vốn vào công ty con Nam Long VCD).

HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) vừa phê duyệt Nghị quyết phát hành trái phiếu đợt 2 theo hình thức riêng lẻ với tổng giá trị phát hành lên đến 500 tỷ đồng.

Mệnh giá đạt 1 tỷ đồng/trái phiếu, dự kiến có kỳ hạn tối đa 7 năm. Mức lãi suất cố định hàng năm được tính toán bằng tổng của lãi suất cơ bản cố định tính theo VND cộng biên độ 3,5%/năm.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có bảo đảm bằng sản là cổ phiếu của Nam Long tại công ty con (Công ty Cổ phần Nam Long VCD, 1.850 tỷ đồng tương ứng với 51% giá trị thị trường) và công ty liên doanh (Công ty Cổ phần NNH Mizuki, 1.501 tỷ đồng tương ứng 50% giá trị thị trường).


NLG muốn huy động trái phiếu.

Mục đích phát hành trái phiếu nhằm thực hiện dự án Waterpoint giai đoạn 2 (bằng hình thức góp vốn vào công ty con Nam Long VCD). Dự kiến phát hành vào quý 4/2022.

Tại thời điểm cuối quý 3, dư nợ tài chính của Nam Long đạt 4.595 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm và chiếm 18% trong tổng nguồn vốn. Nợ trái phiếu là 2.517 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Nếu hoàn thành đợt phát hành trái phiếu vừa công bố ở trên, dư nợ trái phiếu của công ty sẽ vượt mức 3.000 tỷ đồng.

Ngoài ra Nam Long cũng đang vay ngân hàng gần 2.100 tỷ cộng thêm nợ phải trả khác hơn 8.000 tỷ đồng. Tổng cộng dư nợ phải trả sau đợt phát hành trên là hơn 13.000 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, Nam Long vừa thông qua chủ trương mua lại cổ phiếu NLG làm cổ phiếu quỹ.

Theo đó, Nam Long sẽ mua lại cổ phiếu NLG với tổng giá trị không vượt quá 1.000 tỷ đồng, trích từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối của công ty.

Tính đến cuối quý 3, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của NLG là hơn 2.171 tỷ đồng. Nếu dùng toàn bộ 1.000 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ, phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của NLG sẽ giảm xuống còn hơn 1.171 tỷ đồng.

Cổ phiếu TCH tăng dựng đứng, Tài chính Hoàng Huy giải trình

Do sự phục hồi của thị trường chứng khoán chung trong và ngoài nước, giá cổ phiếu TCH tăng trần 5 phiên liên tiếp, nhưng đã giảm gần 70% so với thời điểm đầu năm.

Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) vừa có văn bản giải trình về việc cổ phiếu đã tăng trần 5 phiên liên tiếp.

Theo đó, TCH cho biết giá cổ phiếu của công ty tăng tích cực trong những phiên gần đây do sự phục hồi của thị trường chung trong và ngoài nước. Yếu tố tác động này do thị trường quyết định và nằm ngoài kiểm soát của công ty.

Theo Tài chính Hoàng Huy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường.

Chốt phiên giao dịch ngày 22/11, cố phiếu TCH đang tăng đến 7%, dừng ở mức giá 7.960 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, so với thời điểm đầu năm, cổ phiếu này đã giảm gần 70%.

Diễn biến thị giá cổ phiếu TCH. (Nguồn: TradingView).

Về tình hình kinh doanh, theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã soát xét 6 tháng đầu năm (trong kỳ tài chính từ 1/4/2022 đến 30/9/2022) vừa công bố, TCH ghi nhận doanh thu thuần 593 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, kỳ này, doanh nghiệp ghi nhận thêm khoản thu từ hợp đồng xây dựng, đạt 187 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu từ bán ô tô đầu kéo và linh kiện thu hồi cùng kinh doanh bất động sản lại giảm mạnh, lần lượt giảm 44% và 57%, ghi nhận 168 tỷ đồng và 183 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán kỳ này lại tăng lên 497 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ cộng với doanh thu sụt giảm khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm mạnh gần 70% xuống còn 95,7 tỷ đồng.

Các loại chi phí của doanh nghiệp kỳ này cũng giảm nhẹ, trong đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 7%, chi phí bán hàng giảm 67%,… Sau khi khấu trừ các chi phí và thuế, doanh nghiệp báo lãi ròng giảm mạnh đến 75%, ghi nhận gần 73 tỷ đồng.

Công ty giải trình rằng, doanh thu bán hàng và lợi nhuận kỳ này giảm mạnh do giá xăng dầu tăng cao, cùng với việc siết chặt tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến nhu cầu mua xe của khách hàng giảm mạnh, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong khi lĩnh vực bất động sản, các khoản đầu tư dự án trực tiếp và gián tiếp của công ty chủ yếu đang trong quá trình đầu tư nên trong kỳ này chưa ghi nhận được doanh thu.

So với kế hoạch doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt 900 tỷ đồng, tăng đến 48%, công ty mới thực hiện được 19,7% mục tiêu doanh thu và 8% mục tiêu lợi nhuận sau 6 tháng đầu năm.

Tính đến 30/9/2022, tổng tài sản của công ty mở rộng 7,5% so với con số đầu kỳ, đạt 15.774 tỷ đồng. Trong đó, lượng hàng tồn kho tăng mạnh, đến 76% so với đầu kỳ, chiếm phần lớn là hàng tồn kho kinh doanh ô tô và phụ tùng ô tô cùng tồn kho kinh doanh bất động sản tăng cao, lần lượt tăng 88% và 75% so với đầu kỳ. Trong cơ cấu, dự án Hoàng Huy New City tại Tp.Hải Phòng có giá trị lớn nhất, đến 1.393 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/9/2022, dự án đang trong giai đoạn thẩm định Báo cáo khả thi Dự án đầu tư xây dựng.

Về nguồn vốn, sau 6 tháng đầu năm, nợ phải trả của doanh nghiệp tăng đến gần 59% so với thời điểm 1/4/2022, đạt hơn 3.690 tỷ đồng. Trong đó, ghi nhận khoản vay ngắn hạn 441 tỷ đồng tại ngân hàng Sacombank (tăng 42%) và phát sinh thêm khoản vay 159 tỷ đồng tại Vietinbank.

Đáng chú ý, doanh nghiệp ghi nhận hơn 1.521 tỷ đồng khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn, tăng mạnh 98% so với đầu kỳ, chiếm phần lớn là tiền ứng trước theo tiến độ của khách hàng mua bất động sản tại dự án Hoàng Huy - Sở Dầu (tăng 75%, đạt 918 tỷ đồng) và thêm khoản tiền ứng 448 tỷ đồng từ dự án Hoang Huy Commere.

Đặc biệt, mặc dù lợi nhuận còn đang cách xa mục tiêu đề ra, thị giá giảm, nhưng sắp tới, Tài chính Hoàng Huy sẽ chia cổ tức với tỉ lệ 12% bằng tiền mặt, tức 1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng, cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Ngày thanh toán cổ tức là ngày 14/12.

Với hơn 668,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính TCH sẽ chi khoảng 802 tỷ đồng để thanh toán cổ tức. Trước đó, hồi tháng 8, Tài chính Hoàng Huy đã trả cổ tức năm 2021, tỉ lệ 3% bằng tiền mặt.

Phát Đạt (PDR) tất toán các khoản vay đáo hạn

## Ngày 21/11/2022, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) tất toán khoản vay vốn lưu động từ Mirae Asset, với giá trị 120 tỷ đồng. Đây là khoản vay được bảo đảm bằng cổ phiếu PDR.

Trước đó vào ngày 25/10/2022, Phát Đạt cũng đã tất toán 100 tỷ đồng một khoản vay tương tự cho Tập đoàn tài chính Hàn Quốc này.

Từ đầu tháng 11/2022, cổ phiếu PDR chứng kiến những phiên giảm giá mạnh. Nguyên nhân được Công ty giải trình là do yếu tố tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn của nền kinh tế và cổ đông của Phát Đạt đang có vay ký quỹ tại các công ty chứng khoán bị ép bán (force sell).

Tính đến ngày 30/09/2022, tổng tài sản của PDR là 25.797 tỷ đồng, tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Phát Đạt (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản) ở mức 0,40. Nếu trừ đi lượng hàng tồn kho đang được ghi nhận trên báo cáo tài chính từ dự án Everich 2 và Everich 3 (các dự án về cơ bản đã được chuyển nhượng và thu về dòng tiền), tỷ lệ này ước tính ở mức 0,49. Đây là tỷ lệ đòn bẩy khá tốt đối với một doanh nghiệp ngành bất động sản.

Tính riêng những khoản vay (phát sinh lãi), bao gồm những khoản vay và trái phiếu, tổng dư nợ chiếm khoảng 21% cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho Công ty.

Hết quý III/2022, dư nợ vay dài hạn và tổng dư nợ trái phiếu chiếm lần lượt là 58% và 54% trên tổng số dư nợ vay của Phát Đạt. Được biết, trái phiếu phát hành được đảm bảo bằng cổ phiếu PDR, sở hữu bởi các cổ đông lớn của Công ty.

Sau khi giá trị tài sản đảm bảo là các cổ phiếu sụt giảm trong thời gian qua, Ban lãnh đạo PDR đã nhanh chóng thông qua các chủ trương để bổ sung thêm tài sản đảm bảo là cổ phiếu PDR và bất động sản, bao gồm quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài sản và quyền sở hữu nhà ở.

Cụ thể, bên thứ 3 là Công ty cổ phần Đầu tư TM DV AKYN, là bên liên quan của Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt, dùng quyền sở hữu và quyền khai thác tài sản thuộc Dự án Chung cư 239 CMT8, phường 4, quận 3, TP.HCM làm tài sản đảm bảo bổ sung cho các lô trái phiếu phát hành lần 1/2021, lần 3/2021, lần 6/2021, lần 7/2021 và lần 1/2022. Giá trị tài sản đảm bảo này được ước tính rơi vào khoảng 3.000 tỷ đồng.

Tổng cộng, sau khi bổ sung thêm tài sản đảm bảo, tỷ lệ LTV (dư nợ trái phiếu/tổng tài sản đảm bảo) ước đạt khoảng 40%. Lưu ý tỷ lệ LTV ước tính dựa trên tổng tài sản đảm bảo, gồm giá trị cổ phiếu tính theo mệnh giá 10.000 đồng và giá trị bất động sản.

Ngoài ra, phía AKYN cũng đồng ý đảm bảo cho lô trái phiếu lần 2/2021 bằng toàn bộ cổ phần của Công ty TNHH Du Lịch Quang Hải và quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thuộc sở hữu của AKYN.

Các tài sản khác thuộc sở hữu của Phát Đạt như quyền sử dụng đất tại Quảng Ngãi, Bình Định và Dự án KDL Bến Thành Long Hải (Tropicana) tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng được đưa vào làm tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu còn lại.

Nhìn chung, sau khi bổ sung tài sản đảm bảo, các lô trái phiếu do Phát Đạt phát hành đang giữ tỷ lệ LTV ước tính ở mức khá tốt, đảm bảo nghĩa vụ cho trái chủ. Đây là tín hiệu được nhiều bên kì vọng rằng, Phát Đạt có thể nỗ lực được để tiếp tục đảm bảo khả năng trả nợ.

Lượng hàng tồn kho của Phát Đạt chiếm phần lớn phân bổ tài sản của Công ty, ghi nhận các dự án đang triển khai và kỳ vọng mở bán từ năm 2023 bao gồm các dự án tại Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Định… Đây là cơ sở để Phát Đạt kỳ vọng dòng tiền vào đáng kể trong năm 2023 và những năm sau.

Phát Đạt (PDR) tất toán các khoản vay đáo hạn ảnh 3
Nguồn: Tổng hợp

(): Tỷ lệ LTV được tính theo giá trị dư nợ trái phiếu chia cho tổng giá trị tài sản đảm bảo ước tính*

Giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo được tính theo giá trị 10.000 đồng/cổ phiếu

Tài sản sử dụng cho cho nhiều lô trái phiếu được giả định phân bổ theo tỷ lệ tương ứng với dư nợ từng lô

NovaLand lên tiếng: Tin đồn về tình hình nợ và khả năng thanh toán của tập đoàn là không chính xác

NovaLand lên tiếng: Tin đồn về tình hình nợ và khả năng thanh toán của tập đoàn là không chính xác

Thông báo này cũng cho biết, để đảm bảo năng lực tài chính và chuẩn bị cho các dự án sắp tới, NovaLand đã tích cực làm việc với các đối tác tài chính trong nước và quốc tế.

CTCP Đầu tư Tập đoàn Địa ốc Nova (NovaLand, mã chứng khoán: NVL) vừa phát đi thông báo gửi các nhà đầu tư về các tin đồn liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp lan truyền trên thị trường.

Phiên giao dịch hôm nay ngày 22/11, những tưởng được giải cứu với hơn 120 triệu cổ phiếu được khớp lệnh nhưng NVL cuối phiên lại giảm sàn, ghi nhận phiên sàn thứ 14 liên tiếp xuống còn 25.350 đồng.

Trong thông báo, Ban lãnh đạo NovaLand cho biết các tin đồn về tình hình nợ và khả năng thanh toán của tập đoàn là không chính xác. Các hoạt động phát hành trái phiếu của NovaLand đều tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

NovaLand lên tiếng: Tin đồn về tình hình nợ và khả năng thanh toán của tập đoàn là không chính xác - Ảnh 1.

Trích thông báo của Novaland

Về hoạt động phát triển các dự án, đội ngũ của NovaLand và các đối tác, nhà thầu đang làm việc liên tục để hoàn thiện các bất động sản và bàn giao cho khách hàng theo đúng tiến độ của hợp đồng ký kết.

Theo đó, hoạt động xây dựng và hoàn thiện đang diễn ra ở tất cả các dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiết, NovaWorld Hồ Tràm và các dự án chung cư tại trung tâm TP.HCM. Ở một số dự án, NovaLand đã vượt tiến độ cam kết với khách hàng ở một số phân khu.

Thông báo này cũng cho biết, để đảm bảo năng lực tài chính và chuẩn bị cho các dự án sắp tới, NovaLand đã tích cực làm việc với các đối tác tài chính trong nước và quốc tế. Tập đoàn tiếp tục nhận được những cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính từ các đối tác.

Tập đoàn khuyến cáo cổ đông và các nhà đầu tư nên cập nhật các thông tin chính thức hoặc do NovaLand cung cấp, không nên tin vào các tin đồn trên thị trường. Tập đoàn sẽ thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ theo các quy định của pháp luật liên quan bao gồm quy định CBTT trên thị trường chứng khoán, quy định CBTT về trái phiếu doanh nghiệp trong nước và bộ quy tắc điều chỉnh hoạt động niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.

Nguồn: NovaLand lên tiếng: Tin đồn về tình hình nợ và khả năng thanh toán của tập đoàn là không chính xác

L14 lên tiếng về 5 phiên tăng trần liên tiếp

CTCP Licogi 14 (HNX: L14) khẳng định không bao giờ có tác động làm biến động tăng, giảm giá cổ phiếu, gây ảnh hưởng đến thị trường, lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và quyền lợi của nhà đầu tư.

Qua theo dõi giao dịch trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu L14 đã tăng trần 05 phiên liên tiếp (16- 22/11/2022), từ 20,100 đồng/cp lên 29,300 đồng/cp.

Giải trình về diễn biến trên, L14 cho biết Công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và bình thường, không có biến động gì ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Việc giá cổ phiếu L14 tăng trần 5 phiên liên tiếp nằm ngoài tầm kiểm soát của Công ty.

Cổ phiếu L14 được niêm yết và giao dịch minh bạch trên sàn HNX, nhà đầu tư, cổ đông quyết định đầu tư do có niềm tin vào doanh nghiệp, phụ thuộc vào tâm lý, cảm xúc trong từng giai đoạn, thời kỳ của thị trường, cùng với sự can thiệp quyết liệt, điều hành linh hoạt, thích ứng về chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ của Chính phủ.

L14 khẳng định không bao giờ có tác động làm biến động tăng, giảm giá cổ phiếu, gây ảnh hưởng đến thị trường, lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và quyền lợi của nhà đầu tư.

Trên thị trường, trước khi bước vào giai đoạn “tăng vùn vụt”, giá cổ phiếu L14 giảm sâu với 4 phiên sàn liên tiếp (từ 10-15/11). Giá cổ phiếu này vẫn đang nằm ở mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây.

https://fili.vn/2022/11/l14-len-tieng-ve-5-phien-tang-tran-lien-tiep-830-1019353.htm

1 Likes

“Giải cứu” Novaland bất thành, một trái chủ nước ngoài chấp nhận hoán đổi trái phiếu bằng cổ phiếu NVL với giá gấp 3,3 lần thị giá

Trái phiếu không có tài sản đảm bảo và có điều kiện chuyển đổi thành cổ phần của Novaland. Giá chuyển đổi ban đầu là 135.700 đồng/cp, sau đó được điều chỉnh thành 85.000 đồng/cp tại ngày 19/1/2022.

“Giải cứu” Novaland bất thành, một trái chủ nước ngoài chấp nhận hoán đổi trái phiếu bằng cổ phiếu NVL với giá gấp 3,3 lần thị giá

Kết phiên 23/11, cổ phiếu NVL của Novaland tiếp tục đóng cửa với tình trạng “trắng bên mua” và giảm sàn còn 23.600 đồng/cp, thấp nhất kể từ khi lên sàn hồi cuối tháng 12/2016. Với 15 phiên sàn, NVL là trường hợp chưa từng có tiền lệ trong việc phải giải trình lần thứ 3 trước tình trạng giảm sàn liên tục.

Đáng chú ý, HĐQT NVL vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho trái chủ. Cụ thể, 5 trái phiếu mệnh giá 200.000 USD, tương đương với hơn 23 tỷ đồng của Citigroup Global sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu với giá 85.000 đồng/cp.

Được biết, 5 trái phiếu kẻ trên nằm trong khoản huy động vốn bằng việc phát hành 1.500 trái phiếu chuyển đổi vào ngày 16/7/2021 của NovaLand cho các nhà đầu tư quốc tế do The Bank of New York Mellon và Credit Suisse thu xếp và làm đại lý phát hành.

Chi 1 triệu USD mua lô trái phiếu này, Citigroup Global nhận lãi trái phiếu là 5,25%/năm. Giá chuyển đổi ban đầu là 135.700 đồng/cp, sau đó được điều chỉnh thành 85.000 đồng/cp tại ngày 19/1/2022.

Động thái chấp nhận hoán đổi của Citigroup Global diễn ra trong bối cảnh kỳ vọng “giải cứu” NVL bất thành. Giá hoán đổi theo đó cao gấp 3,3 lần so với thị giá hiện tại.

Về NVL, tính từ đầu tháng 11, cổ phiếu này đã giảm đến hơn 66% tương ứng vốn hóa “bốc hơi” 90.500 tỷ đồng. Nếu so với đỉnh đạt được cuối tháng 6/2021, con số này thậm chí còn lên đến hơn 134.000 tỷ đồng.

Trong thông báo mới nhất, Chứng khoán MBS cho biết bán giải chấp 3 triệu cổ phiếu NVL thuộc sở hữu của NovaGroup từ ngày 22/11 thông qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Trước đó, CTCK này cũng đã cắt margin đối với cổ phiếu NVL.

Trên thị trường, sau phiên khớp lệnh kỷ lục 128 triệu đơn vị ngày 22/11, cổ phiếu NVL được kỳ vọng “giải cứu” khi cầu bắt đáy đã xuất hiện, song bất thành do áp lực bán quá lớn. Kết phiên 23/11, NVL tiếp tục đóng cửa với tình trạng “trắng bên mua” và giảm sàn còn 23.600 đồng/cp, thấp nhất kể từ khi lên sàn cuối tháng 12/2016.

Cổ phiếu giảm sàn liên tiếp 15 phiên về mức thấp kỷ lục, Novaland (NVL) sắp phát hành hoán đổi trái phiếu với giá 85.000 đồng/cp - Ảnh 1.

Lên tiếng trấn an nhà đầu tư trước bối cảnh hiện nay, NVL cho biết hoạt động phát triển các dự án đang diễn ra liên tục để hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng theo đúng tiến độ của hợp đồng ký kết, ở tất cả các dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiết, NovaWorld Hồ Tràm và các dự án chung cư tại trung tâm Tp.HCM.

Tập đoàn cũng khuyến cáo cổ đông và các nhà đầu tư nên cập nhật các thông tin chính thức hoặc do NovaLand cung cấp, không nên tin vào các tin đồn trên thị trường. Tập đoàn sẽ thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ theo các quy định của pháp luật liên quan bao gồm quy định CBTT trên thị trường chứng khoán, quy định CBTT về trái phiếu doanh nghiệp trong nước và bộ quy tắc điều chỉnh hoạt động niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.

“Giải cứu” Novaland bất thành, một trái chủ nước ngoài chấp nhận hoán đổi trái phiếu bằng cổ phiếu NVL với giá gấp 3,3 lần thị giá

Novaland (NVL) phát hành cổ phiếu chuyển đổi trái phiếu giá 85.000 đồng/cp

Vốn hoá “bốc hơi” 100.000 tỷ đồng từ đầu tháng, Novaland (NVL) lần thứ 3 lên tiếng về việc giá cổ phiếu giảm sàn

Tính từ đầu tháng 11, cổ phiếu này đã giảm hơn 70%, tương ứng vốn hóa “bốc hơi” khoảng 99.800 tỷ đồng.

Vốn hoá “bốc hơi” 100.000 tỷ đồng từ đầu tháng, Novaland (NVL) lần thứ 3 lên tiếng về việc giá cổ phiếu giảm sàn

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã NVL) vừa có công văn giải trình về việc giá cổ phiếu NVL giảm sàn 5 phiên giao dịch liên tiếp từ 17/11 đến 23/11.

Theo Novaland, giá cổ phiếu NVL giảm trong thời gian gần đây do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô.

Trước đà lao dốc thê thảm chưa từng thấy, chỉ trong chưa đầy 1 tháng, đây là lần thứ 3 Tập đoàn giải trình với cùng “văn mẫu” là “giá cổ phiếu NVL giảm thời gian gần đây do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô” . Điệp khúc này như dự báo đã được lặp lại trong lần giải trình này.

Đây là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu của chứng khoán Việt Nam. Song, không loại trừ khả năng sẽ có thêm những cái tên rơi vào tình trạng tương tự trong thời gian tới. Cổ phiếu PDR của Phát Đạt đang có nguy cơ khá cao sẽ nối gót NVL khi đã giảm sàn 14 phiên liên tiếp và vẫn còn dư bán đến 85,6 triệu đơn vị. Nếu tình trạng này không được cải thiện trong phiên tới, PDR cũng sẽ lập “hat trick” giải trình.

Sau phiên khớp lệnh kỷ lục 128 triệu đơn vị ngày 22/11, Cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) tưởng chừng sẽ sớm được giải cứu khi cầu bắt đáy đã xuất hiện. Tuy nhiên, áp lực bán quá lớn đã khiến hàng nghìn tỷ đồng đổ vào cổ phiếu này vẫn chưa đủ kéo cổ phiếu này thoát sàn. Đến giữa phiên chiều 24/11, NVL giảm sàn “trắng bên mua” phiên thứ 16 liên tiếp về mức giá 21.950 đồng/cp. Đồng thời, cổ phiếu này vẫn chất sàn với lượng dư bán lên đến 49 triệu đơn vị.

Tính từ đầu tháng 11, cổ phiếu này đã giảm đến hơn 70% tương ứng vốn hóa “bốc hơi” khoảng 99.800 tỷ đồng. Nếu so với đỉnh đạt được cuối tháng 6/2021, con số này thậm chí còn lên đến hơn 140.000 tỷ đồng.

Trong thông tin tới cổ đông tối 22/11 về các tin đồn liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp lan truyền trên thị trường, Ban lãnh đạo NovaLand cho biết các tin đồn về tình hình nợ và khả năng thanh toán của tập đoàn là không chính xác. Các hoạt động phát hành trái phiếu của NovaLand đều tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

Để đảm bảo năng lực tài chính và chuẩn bị cho các dự án sắp tới, NovaLand đã tích cực làm việc với các đối tác tài chính trong nước và quốc tế. Tập đoàn tiếp tục nhận được những cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính từ các đối tác.

Tập đoàn khuyến cáo cổ đông và các nhà đầu tư nên cập nhật các thông tin chính thức hoặc do NovaLand cung cấp, không nên tin vào các tin đồn trên thị trường. Tập đoàn sẽ thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ theo các quy định của pháp luật liên quan bao gồm quy định CBTT trên thị trường chứng khoán, quy định CBTT về trái phiếu doanh nghiệp trong nước và bộ quy tắc điều chỉnh hoạt động niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.

Trước đà lao dốc nhanh chóng, mới đây, Chứng khoán MBS sẽ bán giải chấp 3 triệu cổ phiếu NVL thuộc sở hữu của Công ty cổ phần NovaGroup từ ngày 22/11. MBS cũng nhấn mạnh số lượng chứng khoán dự kiến bán giải chấp là ước tính tại thời điểm công bố thông tin, số lượng chứng khoán bán thực tế có thể ít hơn hoặc nhiều hơn do tình trạng tài khoản/ biến động thị trường và các nghĩa vụ theo quy định tại MBS thay đổi. Trước đó, CTCK này cũng đã cắt margin đối với cổ phiếu NVL.

https://markettimes.vn/von-hoa-boc-hoi-100-000-ty-dong-tu-dau-thang-novaland-nvl-lan-thu-3-len-tieng-ve-viec-gia-co-phieu-giam-san-9521.html

Novagroup sắp bán 150 triệu cổ phiếu NVL của Novaland, công bố tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn

Phương thức giao dịch là thỏa thuận cho các nhà đầu tư và tổ chức có năng lực tài chính. Thời gian dự kiến giao dịch từ 30/11 – 29/12/2022.

CTCP NovaGroup vừa có thông báo đăng ký bán 150 triệu cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland). Sau giao dịch, số cổ phiếu NVL mà NovaGroup nắm giữ sẽ giảm xuống còn 560,9 triệu cổ phiếu tương đương 28,768% vốn điều lệ.

Mục đích thực hiện giao dịch là tập trung bổ sung các nguồn vốn để thực hiện các phương án xử lý trái phiếu, đưa hệ số tài chính của công ty về mức an toàn trong chiến lược tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn.

Phương thức giao dịch là thỏa thuận cho các nhà đầu tư và tổ chức có năng lực tài chính. Thời gian dự kiến giao dịch từ 30/11 – 29/12/2022.

Cụ thể về chiến lược tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn, Novagroup cho biết, thời gian qua, tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và khu vực đang có những bất ổn gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sản xuất của thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, những biến động không thuận lợi về môi trường đầu tư, kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn đã tác động trực tiếp đến tình hình tài chính kinh doanh và hoạt động chung của nhiều doanh nghiệp nội địa.

Trước bối cảnh này, NovaGroup chủ trương tái cấu trúc toàn bộ Tập đoàn để đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. NovaGroup đang cùng làm việc với các đơn vị tư vấn hàng đầu như EY Việt Nam, KPMG…để có đánh giá tổng thể tình hình và đưa ra giải pháp tái cấu trúc toàn diện.

Bước đầu tiên, Tập đoàn đã đàm phán thành công với nhà đầu tư và các tổ chức có năng lực tài chính lớn tham gia nhận chuyển nhượng một phần vốn tại Novaland. Thời gian thực hiện chuyển nhượng dự kiến từ cuối tháng 11 đến tháng 12/2022.

Bên cạnh đó, Novaland tiếp tục nỗ lực triển khai các hoạt động bán hàng, thu xếp nguồn vốn, cắt giảm các khoản đầu tư chưa thật sự cần thiết để tối ưu chi phí, tập trung nguồn lực tối đa hoàn thiện các dự án trọng điểm đang triển khai như Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và các dự án BĐS trung tâm TP.HCM, theo đó cam kết bàn giao nhà đúng tiến độ theo từng giai đoạn cho khách hàng.

Cổ phiếu L14 tăng trần 7 phiên liên tiếp, cổ đông lâu năm vẫn còn rất “xa bờ”

## L14 vẫn là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất thị trường chứng khoán từ đầu năm 2022 đến nay (tính theo thị giá) khi đã đánh rơi tới 347.200 đồng từ mức đóng cửa lịch sử 382.600 đồng (phiên 12/1/2022) - tương ứng mức giảm 91%.

Phiên giao dịch ngày 24/11, VN-Index đóng cửa ở mốc 947,71 điểm, tăng nhẹ 1,71 điểm (+0,18%). HNX-Index tăng 0,22 điểm (+0,11%) đạt 191,22 điểm, UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (-0,22%) về 67,51 điểm. Thanh khoản có sự cải thiện so với phiên trước đó khi có gần 550 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 8 nghìn tỷ đồng. Sắc xanh trong phiên hôm nay có phần nhỉnh hơn một chút khi có 218 mã tăng điểm, trong khi đó số mã giảm điểm là 214, còn lại là 72 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.

Bối cảnh đó, cổ phiếu L14 của Công ty CP Licogi 14 (Mã: L14) tiếp tục ghi dấu ấn với phiên tăng trần thứ 7 liên tiếp (kể từ mức 18.300 đồng ngày 15/11) kéo thị giá lên mức 35.400 đồng . Chuỗi leo trần này giúp mã tăng tới 93,4% thị giá cùng với lượng thanh khoản liên tục tăng mạnh đạt trung bình gần 800.000 đơn vị/phiên.

Cổ phiếu L14 tăng trần 7 phiên liên tiếp, cổ đông lâu năm vẫn còn rất

Tại văn bản giải trình về việc cổ phiếu tăng trần liên tiếp từ 16/11 – 22/11 gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) phía Licogi 14 nêu: “Cổ phiếu L14 được niêm yết và giao dịch minh bạch trên sàn HNX, các nhà đầu tư, các cổ đông quyết định đầu tư do có niềm tin vào doanh nghiệp, phụ thuộc vào tâm lý, cảm xúc trong từng giai đoạn, thời kì của thị trường đồng thời sự can thiệp quyết liệt, điều hành linh hoạt, thích ứng về chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tín dụng tiền tệ của chính phủ”.

Công ty cũng cho biết hiện tại doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường, không có biến động gì ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Việc L14 tăng mạnh nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.

Ngoài ra, Licogi 14 cũng khẳng định không bao giờ có tác động làm biến động tăng, giảm giá cổ phiếu làm ảnh hưởng đến thị trường, lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và quyền lợi của nhà đầu tư. Công ty luôn công khai, minh bạch và luôn tuân thủ các quy định của pháp luật.

Mặc dù vậy, L14 vẫn là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất thị trường chứng khoán từ đầu năm 2022 đến nay (tính theo thị giá) khi đã đánh rơi tới 347.200 đồng từ mức đóng cửa lịch sử 382.600 đồng (phiên 12/1/2022) - tương ứng mức giảm 91%.


L14 vẫn là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất thị trường chứng khoán từ đầu năm 2022 đến nay (tính theo thị giá)

Nếu so với mức đáy 18.300 đồng hồi giữa tháng 11 vừa qua, cổ phiếu này đã mất tới 364.300 đồng/cổ phiếu - tương ứng giảm hơn 95% giá trị.

Đáng nói, đây không phải là mức giảm lớn nhất ghi nhận được tại cổ phiếu này nếu so ánh với mức giá cao nhất mà cổ phiếu này từng chạm tới (416.500 đồng - ngày 17/1/2022).

Trước khi chuỗi tăng trần xuất hiện, cổ phiếu L14 cũng đã ghi nhận 7/8 phiên giảm sàn liền trước (ngoại trừ phiên 9/11 tăng hơn 5,7%) qua đó kéo thị giá về mức đáy kể từ tháng 5/2019.

Từng là cổ phiếu có giá đắt đỏ nhất thị trường chứng khoán, đến thời điểm hiện tại, sau đỏ dốc, cổ phiếu L14 hiện chỉ còn là nỗi buồn của nhiều nhà đầu tư chứng khoán đã lỡ tay đu đỉnh.

Licogi 14 từ một doanh nghiệp xây dựng thuần túy đã trở thành công ty sinh lời bằng các khoản đầu tư chứng khoán có giá trị gốc hàng trăm tỷ đồng. Năm 2021, chính các khoản đầu tư này đã giúp doanh nghiệp kết năm với mức lãi kỷ lục 372 tỷ - gấp tới 11 lần năm trước đó.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc mạnh từ đầu năm, các mã cổ phiếu trong danh mục đầu tư liên tục giảm sâu đã khiến Licogi 14 không còn báo lãi khủng.

Licogi 14 lỗ 15,61 tỷ đồng 9 tháng đầu năm 2022

Quý III/2022, Licogi 14 ghi nhận doanh thu đạt 35,08 tỷ đồng, tăng 99,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 8,12 tỷ đồng, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 77,1% về chỉ còn 62,7%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 62% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 8,42 tỷ đồng lên 21,99 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 45,6%, tương ứng giảm 1,2 tỷ đồng về 1,43 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 35,53 lần, tương ứng tăng thêm 6,04 tỷ đồng lên 6,21 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 45,5%, tương ứng tăng thêm 1,86 tỷ đồng lên 5,95 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.


Nguồn Báo cáo tài chính quý 3/2022 của Licogi 14

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Licogi 14 ghi nhận doanh thu đạt 129,1 tỷ đồng, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 15,61 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 39,05 tỷ đồng.

Với việc ghi nhận lỗ trong 9 tháng đầu năm 2022, tính tới 30/9/2022, tổng lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối ghi nhận 18,6 tỷ đồng, giảm 55,8 tỷ đồng so với đầu năm.

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính âm 115,9 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 41,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 90,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 3,37 tỷ đồng. Được biết, trước đó năm 2021, Công ty cũng ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 184,61 tỷ đồng.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Licogi 14 giảm 3,4% so với đầu năm về 553,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 205 tỷ đồng, chiếm 37% tổng tài sản; tồn kho đạt 155,9 tỷ đồng, chiếm 28,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 71,5 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 56,1 tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng tài sản và các tài sản khác.

Trong đó, đáng chú ý danh mục đầu tư chứng khoán kinh doanh đầu năm là 0 đồng, tính tới 30/9/2022 đã là 105,3 tỷ đồng, Công ty đã trích lập dự phòng giảm giá tới 68,7 tỷ đồng, tương ứng mức lỗ 65,2% tổng danh mục. Mặc dù ghi nhận lỗ lớn do đầu tư chứng khoán nhưng Licogi 14 không thuyết minh danh mục cổ phiếu đang đầu tư.

Dù không công bố danh mục đầu tư chứng khoán, song theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, L14 đã mua vào 7,6 triệu cổ phiếu CEO của Tập đoàn C.E.O và gần 2,9 triệu cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) với giá gốc bỏ ra là hơn 486 tỷ đồng. Hiện cả cổ phiếu DIG và CEO đều đã giảm từ 70 - 90% so với thị giá hồi đầu năm 2022.

Trung Quốc bơm 38 tỷ USD giải cứu các công ty bất động sản

Những thông tin tích cực ngay lập tức đẩy tăng giá cổ phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc.

Bloomberg đưa tin các siêu ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đang bơm ít nhất 270 tỷ nhân dân tệ (tương đương 38 tỷ USD) tín dụng mới cho các công ty bất động sản. Đây là 1 phần trong nỗ lực giải cứu thị trường của chính phủ nước này.

Hôm qua (23/11), Bank of China và Bank of Communications chính thức công bố thông tin về các thỏa thuận. Hôm nay Postal Savings Bank of China đã có động thái tương tự. Ngân hàng Công thương cho biết sẽ hoàn tất kế hoạch trong tuần này, trong khi Ngân hàng Nông nghiệp không tiết lộ chi tiết số tiền.

Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cho biết đã giàn xếp 1 quỹ trị giá 30 tỷ nhân dân tệ để mua bất động sản trong tháng 9

Trung Quốc bơm 38 tỷ USD giải cứu các công ty bất động sản - Ảnh 1.

Những thông tin tích cực ngay lập tức đẩy tăng giá cổ phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc. Chỉ số của Bloomberg theo dõi các công ty trong ngành này tăng 5%, trong đó có vài cổ tăng hơn 10%.

Các ngân hàng Trung Quốc được chỉ đạo bơm ít nhất 1.000 tỷ nhân dân tệ vào ngành bất động sản trong những tháng cuối năm 2022, nhằm ngăn những bất ổn của thị trường bất động sản lây lan ra toàn bộ nền kinh tế vốn đang bị đè nặng bởi dịch bệnh.

Trong cuộc họp với các ngân hàng hôm 21/11, NHTW Trung Quốc cho biết đang có kế hoạch cấp các khoản vay không lãi suất trị giá tổng cộng 200 tỷ nhân dân tệ cho các ngân hàng thương mại để bơm thêm vốn cho các dự án đang bị đóng băng.

Hồi đầu tháng, Trung Quốc đã công bố kế hoạch 16 điểm chỉ đạo các ngân hàng và công ty tài chính hỗ trợ thị trường bất động sản. Các biện pháp rất đa dạng, từ bơm thanh khoản đến nới lỏng quy định.

Nguồn: Trung Quốc bơm 38 tỷ USD giải cứu các công ty bất động sản

Mua lại trước hạn trái phiếu, DIC Corp có thể tiết kiệm gần 380 tỷ đồng

Việc mua lại trái phiếu trước hạn giúp DIC Corp tiết kiệm được gần 380 tỷ đồng lãi suất nhưng cũng buộc doanh nghiệp phải xoay xở dòng tiền sớm hơn dự kiến.

DIC Corp hoàn tất mua lại 1.600 tỷ đồng trái phiếu trước hạn từ 2 lô phát hành hồi 2021.

Nội dung chính:

  • Ngày 17/11, DIC Corp công bố hoàn tất mua lại 1.600 tỷ đồng trái phiếu trước hạn từ 2 lô phát hành hồi 2021.
  • Việc mua lại trái phiếu trước hạn giúp DIC Corp tiết kiệm được gần 380 tỷ đồng nhưng cũng buộc doanh nghiệp phải xoay xở dòng tiền sớm hơn dự kiến.

Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) vừa hoàn tất việc mua lại trước hạn 1.600 tỷ đồng trái phiếu theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với người sở hữu trái phiếu. Sau khi mua lại, tổng dư nợ trái phiếu còn lại của DIC Corp là 1.817 tỷ đồng

Số trái phiếu vừa được mua lại thuộc 2 lô trái phiếu DIC Corp phát hành vào năm 2021, kỳ hạn 36 tháng, tổng giá trị 2.500 tỷ đồng và trái chủ là một ngân hàng. Về bản chất, đây giống như một khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, phía Ngân hàng sau khi mua trái phiếu phát hành của DIC Corp, đã tiến hành phân phối lại cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác theo đúng quy định của pháp luật, đại diện ngân hàng cho biết. Việc mua lại trái phiếu là thỏa thuận giữa DIC Corp và các tổ chức, cá nhân sở hữu trái phiếu.

Cả 2 lô này đều là trái phiếu thông thường, không chuyển đổi. Tài sản đảm bảo là toàn bộ tài sản, quyền tài sản và lợi ích phát sinh liên quan đến dự án Khu đô thị Du lịch Long Tân tại Đồng Nai; cổ phiếu DIG (mã cổ phiếu của DIC Corp) và toàn bộ lợi tức/cổ tức phát sinh từ số cổ phiếu đang được DIC Corp thế chấp tại ngân hàng.

Theo mức lãi thả nổi hiện hành, mức lãi mà DIC Corp đang phải trả cho 2 lô trái phiếu này là 12,15%/năm.

Tạm tính theo mức lãi suất nói trên, việc mua lại 2 lô trái phiếu sớm hơn 2 năm so với dự kiến giúp DIC Corp tiết kiệm được gần 380 tỷ đồng tiền lãi. Trong xu hướng tăng lãi suất huy động chung của các ngân hàng thương mại, số tiền DIC Corp tiết kiệm được có thể còn cao hơn nữa.

Tuy nhiên, công ty buộc phải xoay xở dòng tiền sớm hơn dự kiến để mua lại số trái phiếu nói trên mà theo giải trình của công ty, là lấy từ hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn thu khác.

Theo công bố trước đó của DIC Corp, mục đích phát hành của các lô trái phiếu vừa được mua lại là để tăng vốn và bổ sung vốn cho dự án Khu đô thị Du lịch Long Tân (332 ha tại tỉnh Đồng Nai). Trong năm nay, công ty dự kiến đầu tư khoảng 2.025 tỷ đồng cho dự án này.

Trước đó, tại thông báo phát đi ngày 11/11, DIC Corp cho biết công ty đã hoán đổi các tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu (trước đây bằng cổ phiếu DIG) sang các bất động sản khác của công ty tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Sau khi hoán đổi, DIC Corp chuyển trả 55 triệu cổ phiếu này cho các cổ đông lớn của công ty.

Tiền mặt dồi dào

Tính đến cuối quý III/2022, lượng tiền mặt của DIC Corp khá dồi dào với giá trị 2.063 tỷ đồng (tính cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ngắn hạn), vượt quá lượng trái phiếu công ty dự kiến mua lại.

Báo cáo tài chính của DIC Corp cho thấy chi phí lãi vay là chi phí hoạt động lớn nhất. Trong 9 tháng đầu năm 2022, chi phí lãi vay của DIC Corp lên tới 200 tỷ đồng, gấp 10 lần con số cùng kỳ 2021. Mặc dù thua lỗ gần 1 tỷ đồng trong riêng quý III, lũy kế 9 tháng DIC Corp vẫn lãi sau thuế gần 142 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2021. Sau 9 tháng, DIC Corp mới chỉ hoàn thành 30% kế hoạch doanh thu và 7% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Mặc dù tiền mặt dồi dào, dòng tiền hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm của DIC Corp thâm hụt 2.380 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ thâm hụt 353 tỷ đồng. Nguồn tiền trong kỳ của DIC Corp chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư, trong đó có hơn 3.000 tỷ đồng từ việc thu hồi các công cụ nợ từ đơn vị khác và vay nợ.

Việc trả nợ trước hạn có thể khiến số dư tiền mặt của DIC Corp cuối năm bị hụt so với cuối quý III vừa qua, ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật và các khoản chi phải thanh toán ngay của công ty như các chi phí thuê ngoài, trả lương nhân viên… Sự thiếu hụt này có thể sẽ được bù đắp từ các dòng tiền hoạt động kinh doanh chính, thu hồi các công cụ đầu tư khác hoặc thậm chí vay thêm tiền từ các tổ chức tín dụng.

Việc chủ động mua lại trái phiếu trước hạn là thiện chí của các doanh nghiệp bất động sản ngay trong giai đoạn dòng tiền khó khăn, lãi suất tăng và thị trường ảm đạm cho thấy sự thiện chí của các doanh nghiệp.

https://markettimes.vn/mua-lai-truoc-han-trai-phieu-dic-corp-co-the-tiet-kiem-gan-380-ty-dong-9581.html

DIG rẻ rách cũng 500k. KKK

Hiện ngành BĐS đang TOP so với các ngành khác

PDR tất toán trái phiếu trước hạn

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) vừa công bố thông tin về việc tất toán lô trái phiếu phát hành lần 9-2021 (PDRH2123009) có tổng mệnh giá phát hành là 150 tỷ đồng.

Không chịu áp lực thanh toán nợ và trái phiếu

Đây là lô trái phiếu phát hành ngày 16/12/2021 có kỳ hạn 2 năm. Thời điểm mua lại trước hạn là ngày 25/11/2022 dựa trên thỏa thuận giữa Phát Đạt và các trái chủ. Đại diện Công ty cho biết đã chuẩn bị dòng tiền để thanh toán các khoản nợ đáo hạn, bao gồm cả trái phiếu từ cuối năm nay đến 2023.

Vào ngày 21 và 25/10/2022, Phát Đạt cũng đã tất toán khoản vay vốn lưu động có giá trị tổng cộng 220 tỷ đồng cho Tập đoàn Tài chính Mirae Asset (Hàn Quốc). Như vậy, so với số liệu theo BCTC quý 3/2022, số dư nợ vay của Phát Đạt giảm 370 tỷ đồng.

Cụ thể, ước tính sau khi tất toán lô trái phiếu lần 9-2021, tổng số dư nợ vay (ngắn hạn và dài hạn) là 4,896 tỷ đồng. Trong đó số dư nợ trái phiếu xuống còn 2,698 tỷ đồng. Với số dư nợ vay này thì ước tính tỷ lệ “vay (ngắn hạn + dài hạn)/vốn chủ sở hữu” xuống mức 0.47, so với tại thời điểm cuối quý 3/2022 là 0.51. Phát Đạt thường xuyên duy trì tỷ lệ này ở mức tích cực (dưới 0.5) từ qúy 2/2020 đến nay.

Tăng tài sản đảm bảo trái phiếu

Các lô trái phiếu của Phát Đạt có tài sản đảm bảo là cổ phiếu PDR. Thời gian qua, cổ phiếu PDR có những phiên giảm do tâm lý nhà đầu tư lo ngại về triển vọng kinh tế vĩ mô kém tích cực và các chính sách liên quan đến trường bất động sản. Đồng thời, các cổ đông sử dụng vốn vay để mua cổ phiếu PDR bị các công ty chứng khoán bán chủ động nhằm thu hồi vốn.

Phát Đạt đã nhanh chóng có những đợt bổ sung tài sản cho các lô trái phiếu. Thực tế quy mô trái phiếu của Phát Đạt không lớn so với tổng tài sản, hay so với các nhà phát triển bất động sản khác trên thị trường.

Trong đó, lô trái phiếu lần 9-2021 (vừa được mua lại trước hạn ngày 25/11/2022) và lần 5-2021 đã được bổ sung chung tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất tại Quảng Ngãi ước tính có giá trị khoảng 200 tỷ đồng. Trước đó hai lô trái phiếu này cũng đã được bổ sung thêm một số cổ phiếu PDR.

Sau khi lô trái phiếu lần 9-2021 được mua lại trước hạn, và cổ phiếu PDR được tính giá trị theo mệnh giá 10,000 đồng/cổ phiếu, ước tính tổng giá trị tài sản đảm bảo đang có cho lô trái phiếu lần 5-2021 là 316.2 tỷ đồng. Tỷ lệ LTV (số dư vay/giá trị tài sản đảm bảo) là 63%. Nhìn chung, tất cả lô trái phiếu do Phát Đạt phát hành đang giữ tỷ lệ LTV ước tính ở mức khá tốt, đảm bảo nghĩa vụ cho trái chủ.

Chia sẻ với báo chí mới đây, ông Bùi Quang Anh Vũ, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Phát Đạt khẳng định, công ty luôn trả đúng hạn lãi và nợ gốc trái phiếu, cũng như các khoản vay. Sự khẳng định này đến từ nền tảng sức khỏe tài chính được duy trì ổn định và quá trình chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để phát triển các dự án trong năm 2023. Phát Đạt cũng linh hoạt thay đổi chiến lược kinh doanh để thích ứng với sự điều chỉnh của thị trường.

Nguồn; PDR Tổng hợp

(*): Tỷ lệ LTV được tính theo giá trị dư nợ trái phiếu chia cho tổng giá trị tài sản đảm bảo ước tính Giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo được tính theo giá trị 10.000 đồng/cổ phiếu Tài sản sử dụng cho cho nhiều lô trái phiếu được giả định phân bổ theo tỷ lệ tương ứng với dư nợ từng lô

https://fili.vn/2022/11/prd-tat-toan-trai-phieu-truoc-han-3118-1019918.htm

DPG: Quảng Nam giao thêm 3.500m2 đất cho công ty Đạt Phương Hội An làm khu đô thị

Tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định giao 3.597,3m2 đất cho Công ty Cổ phần Đạt Phương Hội An để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị dịch vụ Đồng Nà tại xã Cẩm Hà, TP. Hội An (đợt 4).

Quảng Nam giao thêm 3.500m2 đất cho Đạt Phương làm dự án bất động sản.

UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định về việc thu hồi đất, giao đất cho Công ty Cổ phần Đạt Phương Hội An thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị dịch vụ Đồng Nà tại xã Cẩm Hà, TP. Hội An (đợt 4).

Theo quyết định này, tỉnh Quảng Nam sẽ thu hồi 743,8 m2 đất do UBND xã Cẩm Hà quản lý.

Cùng với đó, địa phương này giao 3.597,3 m2 đất, bao gồm toàn bộ diện tích thu hồi trên và 2.853,5m2 đất nuôi trồng thuỷ sản được UBND TP. Hội An thu hồi theo thẩm quyền, cho Công ty Cổ phần Đạt Phương Hội An để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị dịch vụ Đồng Nà tại xã Cẩm Hà, thành phố Hội An (đợt 4).

Qua đó, Công ty Cổ phần Đạt Phương Hội An có trách nhiệm sử dụng đất đúng vị trí, diện tích, mục đích được Nhà nước giao.

Công ty Cổ phần Đạt Phương Hội An phải thực hiện dự án Đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị dịch vụ Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An theo đúng hồ sơ thiết kế và quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường được phê duyệt tại Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đảm bảo công tác phòng, chống cháy nổ.

Ngoài ra, doanh nghiệp này bàn giao diện tích đất hành lang bảo vệ an toàn luồng đường thủy nội địa sông Cổ Cò sau khi hoàn thành cho địa phương quản lý.

Thị giá tăng 70% sau 7 phiên trần, CEO Group muốn phát hành hơn 5,1 triệu cổ phiếu ESOP

Tính từ mức đỉnh lịch sử 92.500 đồng (ngày 7/1/2022), cổ phiếu CEO đã “bốc hơi” gần 78.700 đồng thị giá - tương ứng giảm 85%.

CTCP Tập đoàn C.E.O (HNX) vừa thông qua Nghị quyết HĐQT về kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2022.

Mục tiêu của đợt phát hành ưu đãi này là nhằm thu hút lao động có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, tạo sự gắn bó và gắn kết lợi ích người lao động, cán bộ quản lý với tập đoàn.

Đối tượng của đợt chào bán là cán bộ chủ chốt của công ty, các công ty con và người lao động đã ký kết hợp đồng - có nhiều đóng góp cho công ty. Riêng người lao động là cán bộ nhân viên đáp ứng thêm điều kiện thâm niên làm việc tối thiểu 5 năm.

CEO dự phát hành tối đa 5.146.800 cổ phiếu (tương đương 2% số lượng cổ phiếu đang lưu hành); giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng thêm gần 51,5 tỷ đồng lên mức 2.625 tỷ đồng.

Cổ phiếu ESOP sau phát hành bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Trên thị trường chứng khoán, sau khi rơi về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7/2021 (mức 8.100 đồng thị giá), cổ phiếu CEO bất ngờ tăng mạnh trong gần 2 tuần trở lại đây (từ ngày 16/11/2022) với 7/8 phiên tăng trần .

Kết phiên 25/11, cổ phiếu CEO đứng mức 13.800 đồng - tương ứng tăng 70% giá trị. Tuy nhiên, nếu tính từ mức 70.900 đồng hồi đầu năm, cổ phiếu này hiện đã giảm gần 81%; nếu tính từ mức đỉnh lịch sử 92.500 đồng (ngày 7/1/2022), cổ phiếu này đã “bốc hơi” gần 78.700 đồng thị giá - tương ứng giảm 85%.

Diễn biến giảm điểm của cổ phiếu CEO diễn ra ngay sau thời điểm ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC bị phát giác hành vi bán chui hàng chục triệu cổ phiếu FLC kéo theo đó là làn sóng báo tháo nhóm cổ phiếu bất động sản,…

Về kết quả kinh doanh, CEO Group vừa kết quả kinh doanh quý 3/2022 với doanh thu đạt 334 tỷ đồng - gấp 2,7 lần cùng kỳ; lãi sau thuế 41 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ sau thuế 58 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của CEO Group đạt 1.052 tỷ đồng; lãi sau thuế 111 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 223 tỷ. Mặc dù vậy, so với mức lãi gần 306 tỷ đồng trong quý 4/2021, mức lợi nhuận ròng các quý năm 2022 đầy đã giảm rất mạnh.

Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của CEO đạt 7.846 tỷ đồng - tăng 11% so với đầu năm; tiền và các khoản tương đương tiền đạt 318 tỷ đồng; hàng tồn kho gấp 2,4 lần đạt 1.463 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, nợ phải trả tại ngày kết thúc quý 3/2022 là 4.296 tỷ đồng - tăng 22% so với đầu năm. Tuy nhiên, nợ vay của CEO đã giảm 5% còn 1.662 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Thị giá tăng 70% sau 7 phiên trần, CEO Group muốn phát hành hơn 5,1 triệu cổ phiếu ESOP

1 Likes