|MỚI| Bất Động Sản 24/7

Nội bộ HĐQT HBC chia rẽ: Công bố các thông tin trái chiều

(ĐTCK) Nghị quyết HĐQT HBC số 53 công bố ngày 31/12/2022 với nội dung hoãn thi hành việc từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT, tư cách thành viên HĐQT của ông lê Viết Hải, hoãn thi hành việc bầu ông Nguyễn Công Phú vào vị trí thay thế. Ngay sau đó 1 ngày, 4 thành viên HĐQT HBC (trong đó có ông Phú) phát đi thông cáo về việc kiên quyết bác bỏ động thái này.

Ông Lê Viết Hải và ông Nguyễn Công Phú đứng giữa

Ông Lê Viết Hải và ông Nguyễn Công Phú đứng giữa

Tối ngày đầu năm mới 2023, ngày 1/1, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) bất ngờ phát đi thông cáo báo chí, khẳng định việc công bố Nghị quyết số 53/2022-NQ-HĐQT HBC (công bố ngày 31/12/2022) là đúng quy định công bố thông tin cũng như tổ chức cuộc họp HĐQT đảm bảo theo quy định đúng Luật Doanh nghiệp và điều lệ Công ty.

Đồng thời, Tập đoàn chính thức thông báo, kể từ ngày 1/1/2023, mọi thông tin, nội dung, văn bản không được ban hành chính thức từ tập đoàn và người đại diện pháp luật là ông Lê Viết Hải đều không có giá trị. Tập đoàn sẽ không chịu trách nhiệm về những thông tin, nội dung mà các cá nhân, tổ chức nhân danh Hòa Bình để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Nội bộ HĐQT HBC chia rẽ: Công bố các thông tin trái chiều ảnh 1

Thông cáo này được đăng tải trong bối cảnh một số thành viên HĐQT khác của HBC, bao gồm ông Nguyễn Công Phú, ông Lê Quốc Duy, ông Dương Văn Hùng và ông Albert Antoine cũng phát đi thông cáo báo chí cùng ngày 1/1/2023 để bác bỏ việc ông Lê Viết Hải tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT (theo Nghị quyết 53), khẳng định ông Phú là tân Chủ tịch HĐQT theo đúng cuộc họp HĐQT ngày 13/12/2022 (công bố Nghị quyết 50 và 51, cùng ban hành ngày 14/12/2022).

Theo nghị quyết HĐQT số 53, HBC sẽ hoãn thi hành đơn xin từ nhiệm (ký ngày 12/12/2022) chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2023; cũng như hoãn thi hành đơn từ nhiệm của ông Lê Viết Hải xin rút khỏi tư cách thành viên HĐQT. Đồng thời, HBC hoãn thi hành việc thành lập Hội đồng Sáng lập Tập đoàn theo Nghị quyết số 50/2022/NQ-HĐQT.HBC ngày 14/12/2022. Nghị quyết cũng thông qua hoãn thi hành việc bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho ông Lê Viết Hiếu (con trai ông Hải); hoãn thi hành việc bầu ông Nguyễn Công Phú vào chức vụ Chủ tịch HĐQT theo Nghị quyết số 51/2022/NQ-HĐQT.HBC ngày 14/12/2022.

Trước đó, ngày 14/12/2022, HBC đã công bố thông tin Nghị quyết HĐQT (số 50 và 51) về việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải và giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Sáng lập từ ngày 1/1/2023. Đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú – Thành viên HĐQT độc lập làm Chủ tịch HĐQT, hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

Nội bộ HĐQT HBC chia rẽ: Công bố các thông tin trái chiều ảnh 2

Sau khi Nghị quyết 53 được ban hành, truyền thông đưa tin nhóm thành viên HĐQT kể trên đã phản pháo nội dung này, cho rằng, ông Lê Viết Hải tổ chức cuộc họp HĐQT bất thường để đưa ra Nghị quyết số 53 là không hợp lệ khi cuộc họp không đủ điều kiện tiến hành khi chỉ có 4 thành viên tham dự, trong khi điều lệ quy định cần 5/8 thành viên tham dự.

Theo đó, nhóm này kiên quyết bác bỏ toàn bộ các động thái của ông Hải đơn phương thực hiện ngày 31/12/2022 (thể hiện qua nội dung Nghị quyết HĐQT số 53 – PV). Đồng thời, các quyết định thông qua tại cuộc họp HĐQT trước đó (thể hiện qua Nghị quyết HĐQT số 50 và 51 -PV) vẫn còn hiệu lực, vì được toàn bộ 8/8 thành viên HĐQT thông qua. Vì vậy, ông Nguyễn Công Phú là Chủ tịch hợp pháp của Tập đoàn Hòa Bình kể từ 01/01/2023.

Đáng chú ý, nhóm này cho rằng, “Do sự điều hành yếu kém của ông Lê Viết Hải trong nhiều năm, tập đoàn giờ đang đối diện với muôn vàn khó khăn, trong đó có vấn đề tài chính. Việc HĐQT thông qua quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú làm người đứng đầu Tập đoàn nhằm mục tiêu duy nhất – khắc phục tình trạng khó khăn và thực hiện những cải cách tất yếu để đảm bảo sự phát triển của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trong tương lai.”

Nhóm các thành viên HĐQT của HBC cho biết đã thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Việt Nam (SSC) và các cơ quan tư pháp liên quan về tất cả các động thái vi phạm quy chế, quy định của ông Lê Viết Hải trong những ngày vừa qua. Và sẽ tiếp tục có những hành động thích hợp để đảm bảo các quyết định của HĐQT trong cuộc họp ngày 13/12/2022 được tuân thủ thực hiện đầy đủ và đúng pháp luật.

SSI Research dự báo KDH rời rổ VN30, BCM có thể được thêm mới

Theo bộ phận phân tích của SSI Research, do có tỷ lệ free-float (tỷ lệ tự do chuyển nhượng) thấp nên ước tính BCM chỉ có tỷ trọng 0,29% danh mục mới, tương đương khối lượng mua khoảng 300.000 cổ phiếu.

Bộ chỉ số HOSE-Index, VNX-Index cùng các chỉ số đầu tư bao gồm VNDiamond, VNFin Lead và VNFIN Select sẽ công bố danh mục cơ cấu vào 16/1, hoàn thành cơ cấu danh mục vào 3/2 và ngày chỉ số mới có hiệu lực vào 6/2.

Trong kỳ này, các chỉ số vốn hóa và chỉ số ngành của bộ chỉ số HOSE-Index, bao gồm chỉ số VN30 và VNFIN Lead sẽ thực hiện đổi rổ với các thay đổi về thành phần. Trong khi đó, chỉ số VNDiamond, VNFIN Select và bộ chỉ số VNX-Index sẽ chỉ cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục.

Dựa trên số liệu chốt ngày 30/12, SSI Research đưa ra một số dự báo về chỉ số VN30 lần này. Trong đó, SSI Research cho rằng BCM có thể được thêm vào chỉ số nhờ giá cổ phiếu tăng giúp giá trị vốn hóa tự do đạt mức yêu cầu là 2.500 tỷ đồng và cổ phiếu đã lọt vào nhóm 20 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE.

KDH có thể bị loại khỏi danh mục do đây là cổ phiếu có giá trị vốn hóa thấp nhất trong rổ hiện tại. Trong các ETF trên thị trường, hiện có 4 ETF đang sử dụng chỉ số VN30 làm tham chiếu bao gồm VFM VN30, SSIAM VN30, Mirae Asset VN30, và KIM VN30 với tổng tài sản ước tính là 8.200 tỷ đồng.

Do có tỷ lệ free-float (tỷ lệ tự do chuyển nhượng) thấp nên các nhà phân tích ước tính BCM chỉ có tỷ trọng 0,29% danh mục mới, tương đương khối lượng mua khoảng 300.000 cổ phiếu. Ngược lại, ước tính KDH sẽ bị bán ra toàn bộ 1,29% tỷ trọng, tương đương khoảng 4 triệu cổ phiếu. Do đó, hầu hết các cổ phiếu còn lại sẽ được tăng nhẹ tỷ trọng.

Nguồn: SSI Research.

Bên cạnh đó, SSI Research dự báo chỉ số VNFIN Lead sẽ không có thay đổi về danh mục trong kỳ này. Tỷ trọng danh mục mới được tính lại như sau:

Nguồn: SSI Research.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/ssi-research-du-bao-kdh-roi-ro-vn30-bcm-co-the-duoc-them-moi-42202313125852802.htm

HDC nhận được phê duyệt đồ án chi tiết 1/500 khu du lịch Đại Dương

CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HOSE: HDC) mới đây cho biết nhận được quyết định của UBND Thành phố Vũng Tàu về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch Đại Dương.

Đây được xem là tiền đề pháp lý quan trọng để HDC đẩy nhanh tiến độ đưa dự án vào kinh doanh.

Khu du lịch Đại Dương tọa lạc tại khu vực Chí Linh – Cửa Lấp, phường 11, thành phố Vũng Tàu có quy mô diện tích 19.6 ha. Dự án phát triển thành quần thể du lịch - nghỉ dưỡng với đa dạng các phân khu chức năng như: khu condotel, khu retreat, biệt thự nghỉ dưỡng, quần thể khách sạn kết hợp phố đi bộ và chợ đêm, shophouse, khu vui chơi giải trí indoor và outdoor, bãi biển…

Phối cảnh dự án khu du lịch Đại Dương.

Chủ đầu tư trước đây của Khu du lịch Đại Dương là CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương (gọi tắt là Công ty Đại Dương). Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2010 và chứng nhận thay đổi lần thứ nhất vào năm 2014 với mục tiêu xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng bao gồm nhiều loại hình vui chơi, giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế. Theo kế hoạch ban đầu, tổng vốn đầu tư dự án là 3,350 tỷ đồng, được khởi công xây dựng năm 2014 và dự kiến cuối năm 2020 sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động, kinh doanh.

Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, được hoàn tất thủ tục đất đai, UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch 1/500, Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, song nhà đầu tư chưa triển khai theo kế hoạch được phê duyệt. Nguyên nhân do Công ty gặp khó khăn về tài chính và người đại diện theo pháp luật gặp vấn đề về sức khỏe.

Năm 2018, Công ty Đại Dương đã xin giãn tiến độ thực hiện dự án đến năm 2022 sẽ đưa toàn bộ dự án vào hoạt động khai thác.

Cũng trong năm 2018, Công ty giảm vốn điều lệ đăng ký từ 225 tỷ còn 150 tỷ đồng vào tháng 4, rồi sau đó bất ngờ tăng lên 500 tỷ đồng vào tháng 7. Đến tháng 03/2021, vốn điều lệ giảm còn 190 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập của Công ty gồm ông Nguyễn Văn Tư nắm 90% (sinh năm 1954, giữ chức Chủ tịch HĐQT), ông Châu Anh Dũng, Châu Ngọc Hà.

Tháng 05/2022, HDC cho biết nhận được Quyết định của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc chấp thuận thay đổi nhà đầu tư dự án Khu du lịch Đại Dương tại phường 11, thành phố Vũng Tàu từ Công ty Đại Dương sang CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu (gọi tắt là Công ty Đại Dương Vũng Tàu - công ty con Hodeco nắm 100% vốn).

Được biết, Công ty Đại Dương Vũng Tàu thành lập vào tháng 04/2019 với vốn điều lệ 205 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm có ông Nguyễn Văn Tư nắm 53.44%, ông Châu Ngọc Hà 5.56%, Châu Anh Dũng (đại diện pháp luật Công ty kiêm Giám đốc) nắm 41%. Trụ sở đăng ký kinh doanh tại tầng 3, toà nhà Hodeco Plaza, 35 Nguyễn Thái Học, phường 7, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vào cuối năm 2019, báo cáo thường niên của HDC ghi nhận Công ty có tỷ lệ lợi ích chiếm 59% vốn Đại Dương Vũng Tàu.

Đến tháng 08/2021, Công ty Đại Dương Vũng Tàu thay đổi người đại diện pháp luật và Giám đốc sang ông Đoàn Hữu Hà Vinh (sinh năm 1987) – Thành viên HĐQT HDC, đồng thời HDC chính thức sở hữu 100% vốn (tương dương 20.5 triệu cp).

Mặc dù mới nhận phê duyệt về tỷ lệ 1/500 của dự án nhưng trước đó vào tháng 09/2022, HĐQT HDC thông qua ký kết hợp đồng chuyển nhượng 11.4 triệu cổ phần tại Đại Dương Vũng Tàu. Sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, HDC sẽ cùng đối tác phối hợp triển khai dự án khu du lịch Đại Dương trên nguyên tắc phát huy thế mạnh của các bên để sớm đưa dự án vào vận hành và khai thác.

Trong một Nghị quyết của HĐQT HDC vào tháng 05/2021 cho biết, HDC thông qua hợp tác đầu tư và kinh doanh cũng đối tác tại dự án khu du lịch Đại Dương (tên thương mại Antares), trong đó, phần diện tích thuộc dự án Công ty đồng ý để đối tác triển khai khoảng 11 ha tại các vị trí quy hoạch bất động sản du lịch, còn lại phần phía mặt tiền biển sẽ do HDC đầu tư kinh doanh.

Tại thời điểm cuối tháng 09/2022, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của HDC tại dự án này là hơn 679 tỷ đồng.

https://fili.vn/2023/01/hdc-nhan-duoc-phe-duyet-do-an-chi-tiet-1500-khu-du-lich-dai-duong-4222-1028320.htm

Phát Đạt miễn nhiệm một Phó Tổng Giám đốc sau 4 tháng

Phát Đạt vừa công bố miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc công ty đối với bà Trang Thanh Minh Thư, nhân sự vừa được bổ nhiệm từ ngày 1/9/2022.

CTCP Phát triển Bất động sản Phát triển Bất động sản Phát Đạt cho biết, bà Trang Thanh Minh Thư không còn đảm nhận chức vụ Phó Tổng Giám đốc công ty kể từ ngày 31/12/2022. Lý do miễn nhiệm không được công ty công bố.

Bà Thư sinh năm 1981, được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc trên kể từ ngày 1/9/2022. Trước đó, bà Thư là Trợ lý Tổng Giám đốc.

Như vậy, Ban Điều hành của Phát Đạt hiện còn 5 thành viên, gồm Tổng Giám đốc, ông Bùi Quang Anh Vũ và các Phó Tổng Giám đốc, ông Trương Ngọc Dũng, ông Nguyễn Đình Trí, ông Nguyễn Khắc Sinh và ông Vũ Kim Điền.

Trong đó, ông Vũ Kim Điền được bổ nhiệm chức vụ trên cùng thời điểm với bà Thư. Tương tự bà Thư, trước khi đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc công ty, ông Điền giữ chức Trợ lý Tổng Giám đốc.

Thời điểm đó, Phát Đạt cũng miễn nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc của ông Dương Hồng Cẩm. Lý do miễn nhiệm không được công ty công bố. Ông Cẩm làm việc tại Phát Đạt từ đầu năm 2021 với vai trò Phó Tổng Giám đốc Đầu tư, trước đó, ông Cẩm từng công tác tại Novaland, Công ty Toa Corporation (Nhật Bản), Công ty Donata Engineering (Hoa Kỳ),…

Nói thêm về việc điều chỉnh nhân sự tại Ban điều hành của Phát Đạt trong năm 2022, ngày 25/6, công ty đã bổ nhiệm ông Nguyễn Khắc Sinh (sinh năm 1978) vào vị trí Phó Tổng Giám đốc công ty. Trước đó, ông Sinh giữ chức Giám đốc Quản lý Xây dựng tại công ty.

Ngày 8/4, công ty cũng công bố quyết định bổ nhiệm ông Trương Ngọc Dũng (sinh năm 1984) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Thiết kế, sau đó điều chỉnh thành chức vụ Phó Tổng Giám đốc như hiện tại.

Ở chiều ngược lại, trước đó vào ngày 28/1, Phát Đạt cho biết đã miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tài chính đối với ông Nguyễn Thanh Thảo. Sau khi miễn nhiệm, ông Thảo đảm nhận chức vụ mới là Trợ lý Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.

Nói thêm về hoạt động gần đây của Phát Đạt, ngày 2/12/2022, Phát Đạt cho biết đã hoàn tất việc chuyển nhượng gần 28,5 triệu cổ phần tại CTCP Địa ốc Hòa Bình (tương đương tỷ lệ sở hữu 88,99% vốn điều lệ), qua đó chuyển nhượng dự án Khu phức hợp Hòa Bình – Thanh Yến tại số 197 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP HCM do đơn vị này làm chủ đầu tư.

“Việc chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Địa ốc Hòa Bình nằm trong chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư của Phát Đạt với mục đích tối ưu nguồn lực đầu tư, đảm bảo dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản nợ vay và tất toán trái phiếu trước hạn.”, theo chia sẻ của Phát Đạt.

Cổ phiếu HHV bốc đầu tăng sau khi Hạ tầng Đèo Cả trúng gói thầu “béo”

## So với mức 6.240 đồng (giá thấp nhất phiên 16/11/2022), đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu HHV của Hạ tầng giao thông Đèo Cả đã tăng hơn 72% giá trị.

Cuối tháng 12/2022, Ban Quản lý dự án 2 đã tổ chức ký hợp đồng gói thầu XL1 thi công đoạn Km0+000 - Km30+000 dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (chiều dài 30 km) thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông cói giá trị gói thầu 3.800 tỷ đồng cùng thời gian thực hiện hợp đồng là 34 tháng.

Được biết, đơn vị trúng thầu thi công là liên danh CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (Mã HHV) - Tập đoàn Đèo Cả - Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Dacinco.

Theo kế hoạch, ngày 1/1/2023, 12 dự thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 sẽ đồng loạt khởi công trên địa bàn 9 tỉnh là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Hậu Giang, Cà Mau. Cao tốc Quảng Ngãi Hoài Nhơn (tỉnh Quảng Ngãi) được Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải chọn làm điểm tổ chức chính và kết nối trực tuyến với các địa phương còn lại.

Về phần mình, CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (Mã HHV) là đơn vị thành viên đã niêm yết, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, thi công, quản lý vận hành công trình hạ tầng giao thông. Đến nay, HHV đã hoàn thành nhiều dự án trọng điểm như cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, chuỗi hầm xuyên núi ở miền Trung gồm: Cổ Mã, Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân,… với tổng mức đầu tư gần 100.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, HHV đang quản lý, vận hành hơn 25 km hầm đường bộ, hơn 330 km đường cao tốc và quốc lộ,15 trạm thu phí dịch vụ.

Về tình hình tài chính, 9 tháng năm 2022, Hạ tầng Đèo Cả ghi nhận doanh thu 1.478 tỷ đồng - tăng hơn 230 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đồng - tăng hơn 20 tỷ YoY.

Vấn đề đáng lưu ý nhất với HHV là việc nợ phải trả của công ty (27.105 tỷ đồng) đang gấp 3,4 lần vốn chủ sở hữu (7.914 tỷ).

Trên thị trường, ngay sau thông tin trúng gói thầu “béo” ngay cuối năm 2022, cổ phiếu bất ngờ tăng dựng với chuỗi 3 phiên liên tiếp từ ngày 29/12/2022 đến 3/1/2023.

Đầu phiên sáng 4/1, cổ phiếu này sớm được kéo lên mức giá trần (phiên thứ 2 liên tiếp); thị giá đạt 10.750 đồng.

Tính chung sau 1 tuần gần nhất, cổ phiếu HHV tăng 28% từ mức 8.390 đồng (phiên 26/12/2022) và trở thành một trong số những cổ phiếu hạ tầng tăng mạnh nhất trong cùng thời điểm.

Nếu so với mức đáy 6.240 đồng (giá thấp nhất phiên 16/11/2022), đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu HHV đã hồi hơn 72% giá trị.


Diễn biến giá cổ phiếu HHV


Tin tốt cho PDR. Bán được lô này thì dư tiền để kéo giá cp

Tin ở đâu kinh zậy bác :))))

Ông chú Viettel bác à :smiley:

Lãi ròng tăng 5 lần sau 6 năm, IJC bất ngờ chốt chia cổ tức 2021 bằng cổ phiếu

## Điều này là khá bất ngờ khi IJC đã liên tục duy trì việc chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ từ 6 - 12%/năm kể từ khi lên sàn hồi tháng 4/2010 đến nay.

CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Mã IJC - HOSE) thông qua Nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021.

Theo đó, IJC dự kiến phát hành hơn 34,7 triệu cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu) để trả cổ tức (bằng 16% tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành). Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021.

Sau phát hành, vốn điều lệ của IJC sẽ tăng từ 2.171 tỷ đồng lên 2.518 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 1/2023 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Đáng nói, điều này là khá bất ngờ khi IJC đã liên tục duy trì việc chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ từ 6 - 12%/năm kể từ khi lên sàn hồi tháng 4/2010 đến nay.

Về tình hình kinh doanh, tình hình kinh doanh của IJC bắt đầu khởi sắc mạnh mẽ kể từ năm 2015 với mức doanh thu chỉ 702 tỷ và 122 tỷ lãi sau thuế.

Tuy nhiên đến năm 2021, doanh thu công ty đã tăng gấp 3,7 lần lên 2.613 tỷ đồng; lợi nhuận ròng thậm chí tăng gấp 5 lần lên 621 tỷ. Đây cũng là các mức đỉnh lịch sử và doanh nghiệp bất động sản này ghi nhận.

Lãi ròng tăng 5 lần sau 6 năm, IJC bất ngờ chốt chia cổ tức 2021 bằng cổ phiếu

9 tháng năm 2022, Hạ tầng Kỹ thuật IJC ghi nhận 1.755 tỷ đồng doanh thu - giảm 25% so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận sau thuế thu về gần 483 tỷ đồng - giảm 13% YoY. Thặng dư lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 30/9/2022 là gần 940 tỷ đồng.

Với kết quả này, công ty đã thực hiện được đã hoàn thành 62% kế hoạch doanh thu và 70% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm.

Trên thị trường chứng khoán, nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng, cổ phiếu IJC cũng tăng mạnh từ ngưỡng 6.x đồng (hồi đầu năm 2019) và đạt đỉnh 36.500 đồng tại thời điểm giữa tháng 11/2021.

Tuy nhiên, mã đã nhanh chóng lao dốc cùng với đà giảm của thị trường chung trong năm 2022 và hiện giao dịch tại mức 12.900 đồng (kết phiên 3/1/2023) - giảm 59% so với đầu năm 2022 và mất 65% giá trị so với đỉnh.


Diễn biến giá cổ phiếu IJC

“Đọ” thu nhập của CEO các tập đoàn bất động sản Vingroup, Novaland, Kinh Bắc…: Người nhận tiền tỷ, người chỉ được chục triệu đồng một tháng

CEO Vingroup, Kinh Bắc, Vinhomes “bỏ túi” cả tỷ đồng mỗi tháng trong khi CEO Tân Tạo, Tài chính Hoàng Huy chỉ có thu nhập khiêm tốn hơn 10 triệu đồng/tháng.

Lương của CEO Novaland cao gấp 4 lần thù lao của Chủ tịch Bùi Thành Nhơn

Mới đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - mã: NVL) đã tiết lộ thù lao của các thành viên HĐQT và tiền lương của tổng giám đốc, người quản lý khác đã được tiết lộ trong công bố thông tin bổ sung BCTC năm 2021.

Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT được trả thù lao 1,2 tỷ đồng, tương đương với thù lao mỗi tháng là 100 triệu đồng.

Là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, ông Bùi Xuân Huy được NVL trả mức lương khủng 5,52 tỷ đồng/năm, tương đương 460 triệu đồng/tháng. Tính chung, tổng thu nhập của ông Huy trong năm 2021 lên tới 5,52 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần thu nhập thực chi của ông Bùi Thành Nhơn.

Tuy vây, ông Huy vẫn chưa phải là CEO bất động sản được công ty trả lương cao nhất.

BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2022 cho thấy, Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) còn “chịu chi” cho hơn vị trí CEO khi 6T2022, CEO Nguyễn Việt Quang của Vingroup được trả lương 6,18 tỷ đồng, tức ông nhận trung bình hơn 1 tỷ đồng/tháng.

Thêm vào đó, do đảm nhiệm cả vị trí Phó chủ tịch HĐQT, ông Quang được trả mức thù lao 929 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2022. Tương ứng, tổng thu nhập của ông Quang là 7,11 tỷ đồng, bình quân ông “bỏ túi” 1,18 tỷ đồng/tháng - thu nhập cao nhất mà 1 CEO nhận được tại các DN Bất động sản.

Những CEO có tổng thu nhập cao nhất thị trường

Xét về tổng thu nhập, gồm lương, thưởng, thù lao và các lợi ích khác, ngang ngửa CEO Vingroup còn có CEO Đô thị Kinh Bắc, Vinhomes.

6 tháng 2022, bà Nguyễn Thị Thu Hương - CEO Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã: KBC) có tổng thu nhập 6,83 tỷ đồng, tương đương 1,14 tỷ đồng mỗi tháng.

Bà Nguyễn Thu Hằng - CEO Vinhomes (mã: VHM) nhận tổng thu nhập 5,98 tỷ đồng, bình quân xấp xỉ 1 tỷ đồng/tháng.

Dù chỉ nhận trung bình hơn 670 triệu đồng/tháng trong nửa đầu năm 2022, CEO Bùi Quang Anh Vũ của Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR) vẫn là CEO có thu nhập cao thứ 4 thị trường.

Đọ thu nhập của CEO các tập đoàn bất động sản Vingroup, Novaland, Kinh Bắc...: Người nhận tiền tỷ, người chỉ được chục triệu đồng một tháng - Ảnh 2.

Chênh lệch lớn: CEO Tân Tạo, Hoàng Huy chỉ nhận hơn chục triệu

Dữ liệu từ BCTC 6 tháng đầu năm của loạt DN BĐS cho thấy, CEO nhiều DN bất động sản khác như Hưng Thịnh Incons, Thaiholdings, Cen Land… nhìn chung nhận thu nhập dao động từ 400 - 1,4 tỷ đồng trong 6T2022. Trung bình “bỏ túi” từ gần 70 triệu đồng đến hơn 230 triệu đồng/tháng.

Tuy vậy ở diễn biến khác, có những CEO chỉ nhận thu nhập rất ít ỏi so với con số tiền trăm, tiền tỷ.

Nửa năm 2022, mỗi tháng, ông Đặng Quang Hạnh - CEO Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã: ITA) có tổng thu nhập khoảng 15,6 triệu đồng/tháng, không có khoản thù lao khác.

CEO Hoàng Thị Huyên của Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Hoàng Huy (mã: TCH) còn có thu nhập khiêm tốn hơn. Bà được trả lương, thưởng gần 71 triệu đồng trong nửa đầu năm 2022, tương ứng mỗi tháng bà chỉ nhận gần 12 triệu đồng.

IDC: VDSC dự báo lợi nhuận của Idico năm 2022 có thể đạt hơn 2.500 tỷ đồng

Cùng với triển vọng tăng trưởng khả quan trung và dài hạn từ hai mảng khu công nghiệp và năng lượng, các chuyên gia VDSC dự báo lợi nhuận sau thuế của của Tổng công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) năm 2022 có thể đạt 2.517 tỷ đồng.

Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong quý IV/2022, theo tiến độ IDC dự kiến sẽ ghi nhận khoảng 530 tỷ đồng từ việc bàn giao khoảng 18 ha khu công nghiệp cho khách hàng. Trong khi mảng điện ước tính sẽ ghi nhận tăng 30 tỷ đồng so với quý III/2022 sau khi nhà máy thủy điện Đăk Mi 3 trở lại hoạt động trong tháng 11/2022. Các mảng kinh doanh còn lại dự kiến không có nhiều thay đổi so với trước đó.

Năm 2022, các chuyên gia VDSC ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của IDC lần lượt là 8.428 tỷ đồng (tăng 96% so với cùng kỳ năm 2021) và 2.517 tỷ đồng (tăng 335%).

Năm 2023, VDSC dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của IDC đạt lần lượt 8.538 tỷ đồng (tăng 1%) và 2.224 tỷ đồng (giảm 12%).

Về mảng khu công nghiệp, doanh thu của doanh nghiệp ước đạt 4.250 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù theo tiến độ, ước tính diện tích có thể bàn giao trong năm 2023 có thể lên đến 143 ha (tăng 50%) dựa trên số lượng MOU và hợp đồng đã được ký kết trong năm 2022 (khoảng 160 ha).

Tuy nhiên, dự kiến doanh thu từ việc chuyển đổi hạch toán ước tính chỉ ở mức 500 tỷ đồng từ chuyển đổi phương pháp kế toán tại hai khu công nghiệp Quế Võ và Phú Mỹ II, giảm đáng kể so với con số đột biến gần 2.100 tỷ đồng được ghi nhận trong năm 2022 từ việc chuyển đổi cách thức ghi nhận doanh thu tại các khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, Mỹ Xuân B1 và Phú Mỹ II mở rộng.

Ảnh: VDSC

Về mảng năng lượng, năm 2023, các chuyên gia VDSC dự phóng doanh thu đạt 3.354 tỷ đồng, tăng 17%. Nhà máy thủy điện Đăk Mi 3 (63MW) từ tháng 11/2022 sau gần 2 năm đại tu. Với doanh thu hàng năm ở mức 200 tỷ đồng, sự trở lại hoạt động của Đăk Mi 3 sẽ góp phần tăng trưởng kết quả kinh doanh mảng điện của IDC trong năm 2023.

Trong năm 2022, IDC đã hoàn thiện triển khai thử nghiệm 1MW dự án điện mặt trời áp mái tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 2. Sau giai đoạn thử nghiệm với quy mô nhỏ, sang 2023, IDC dự kiến sẽ tăng độ phủ điện áp mái tại khu công nghiệp này lên 20MW và kế hoạch nâng tổng công suất lên 120-150MW khi thực hiện dự án tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 & Nhơn Trạch 5.

Bên cạnh đó, theo giá bán các hợp đồng ký kết, biên lợi nhuận gộp từ dự án điện áp mái ở mức khoảng 50%, cao hơn rất nhiều so với mức 3% điện thương mại được mua từ EVN.

Ảnh: VDSC

Đến thời điểm hiện tại IDC đã đạt được thỏa thuận với EVN về việc mua bán điện cho khu công nghiệp Hựu Thạnh. Theo kế hoạch, IDC có thể bắt đầu thương mại điện tại khu công nghiệp Hựu Thạnh từ tháng 9/2023 sau khi trạm biến áp 1 (63MW) đi vào hoạt động.

Dự kiến công ty có thể ghi nhận lần lượt 117 tỷ đồng và 740 tỷ doanh thu trong hai năm 2023-2024, đồng thời có thể ghi nhận mức tăng trưởng bình quân kép (CAGR) 20%/năm từ việc lấp đầy diện tích khu công nghiệp Hựu Thạnh mỗi năm.

Coteccons sẽ mua lại 500 tỷ đồng trái phiếu theo yêu cầu của trái chủ

(VNF) - Theo báo cáo tài chính quý III/2022, Coteccons chỉ có duy nhất một khoản nợ trái phiếu 500 tỷ đồng sẽ đáo hạn vào tháng 1/2025.

Coteccons sẽ mua lại 500 tỷ đồng trái phiếu theo yêu cầu của trái chủ

Coteccons sẽ mua lại 500 tỷ đồng trái phiếu theo yêu cầu của trái chủ

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) vừa phê duyệt phương án mua lại trái phiếu trước hạn theo yêu cầu của trái chủ.

Theo đó, Coteccons sẽ mua lại lô trái phiếu CTD122015 với mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, số lượng 500 trái phiếu. Tổng giá trị của lô trái phiếu là 500 tỷ đồng. CTD122015 là trái phiếu phát hành ra công chúng, kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 9,5%/năm.

Được biết, lô trái phiếu này được Coteccons phát hành vào ngày 14/1/2022 và đáo hạn vào ngày 14/1/2025. Như vậy, còn 2 năm nữa lô trái phiếu này mới ngày đáo hạn. Theo tiết lộ ban đầu của Coteccons, việc mua lại trái phiếu là do yêu cầu của trái chủ.

Tính đến cuối quý III, dư nợ trái phiếu của Coteccons ghi nhận hơn 495 tỷ đồng, là lô trái phiếu CTD122015 nêu trên. Như vậy nếu hoàn tất mua lại trái phiếu theo kế hoạch vừa được phê duyệt, Coteccons sẽ chính thức sạch nợ trái phiếu.

Được biết, việc mua lại trái phiếu của các doanh nghiệp diễn ra rất sôi động trong thời gian gần đây. Theo báo cáo chuyên đề trái phiếu của FiinGroup, tính đến hết tháng 10, giá trị mua lại trái phiếu doanh nghiệp đạt 143.440 tỷ đồng, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2021, tập trung vào các trái phiếu cận đáo hạn.

Các công ty bất động sản và tổ chức tín dụng có số lượng mua lại trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất lần lượt chiếm 21,1% và 63,6% giá trị mua lại từ đầu năm (tương ứng 30.265 tỷ đồng và 91.228 tỷ đồng).

Nhóm bất động sản chứng kiến hoạt động mua lại đột biến vào tháng 6-7 khi ghi nhận giá trị 12.425 tỷ đồng, tương đương 42% tổng giá trị phát hành trong 10 tháng đầu năm.

Về Coteccons, quý III tiếp tục ghi nhận lỗ 3,5 tỷ đồng so với mức lỗ 23,8 tỷ đồng trong quý II và 11,8 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021 do giá nguyên vật liệu tăng cao, các hoạt động xây dựng trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn, mức độ cạnh tranh cao khiến các chủ đầu tư xây dựng phải cạnh tranh về giá thầu.

Lũy kế 9 tháng năm 2022, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1,8 tỷ đồng (giảm 97,9% so với cùng kỳ). Coteccons đã trích lập 299 tỷ đồng chi phí dự phòng trong chi phí quản lý doanh nghiệp, cao gấp 5,4 lần so với cùng kỳ, trong đó khoản phải thu hơn 242 tỷ đồng từ dự án D’Capitale của chủ đầu tư Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) ước tính doanh thu năm 2022 của Coteccons đạt 11.238 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ). KBSV dự báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 181 tỷ đồng do công ty tăng cường trích lập dự phòng cho các khoản phải thu tồn đọng từ năm 2020.

Doanh thu ước tính năm 2023 của Coteccons đạt 12.342 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ). KBSV kỳ vọng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ hồi phục đạt 28 tỷ đồng sau khi đã trích lập phần lớn các khoản phải thu trong năm 2022.

239 CMT8 thì tiền đã về ngay 200 tỷ, còn 1800 tỷ sẽ về trong tháng 1 này. Có tiền nên đội nó tự tin chất lệnh kinh hoàng, chiều nay 15 lấy đà thẳng tiến 16.5 trong tuần sau.!

image

Bất động sản ‘quay cuồng’ vì thiếu dòng tiền

Hơn nửa năm qua, hầu hết các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) chao đảo vì tín dụng bị siết chặt. Do đó, đa số DN thiếu vốn để triển khai tiếp dự án, còn nhà đầu tư thứ cấp không có dòng tiền để “lướt sóng”. Thị trường BĐS rơi vào thời kỳ “ngủ đông”.

https://fireant.vn/charts

Khu dân cư Bửu Long (P.Bửu Long, TP.Biên Hòa) đang được xây dựng. Ảnh: Lò Văn Hợp

Trước đây, đất nền, nhà ở thuộc vùng tứ giác kinh tế: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM luôn sôi động, nhưng gần 1 năm nay rất ảm đạm. Nhiều dự án BĐS bị đình trệ do một số nguyên nhân như: vướng thủ tục đất đai, xây dựng, quy hoạch và thiếu vốn.

*** Cần nguồn vốn lớn**

Mặc dù đầu tháng 12-2022, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới room tín dụng thêm 1,5-2% để có dòng tiền khoảng 240 ngàn tỷ đồng cộng với khoảng 200 ngàn tỷ đồng còn lại của room tín dụng 14% (cũ) bơm vào nền kinh tế, nhưng đến đầu năm 2023, nhiều DN, nhất là DN trên lĩnh vực BĐS và người mua nhà vẫn rất khó vay được vốn. Theo các DN, nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng thương mại không hạ “chuẩn” tín dụng.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu cho rằng, nhiều dự án BĐS của DN phải tạm dừng triển khai vì thiếu nguồn vốn để đầu tư. Điều này khiến cho thị trường BĐS đang khó khăn rơi vào tình trạng ảm đạm hơn. Trong tình thế “bất thường” thì Chính phủ cần phải ban hành các giải pháp xử lý kịp thời và hiệu quả những khó khăn của thị trường BĐS. “Nhà nước nên có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường BĐS khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng” - ông Châu bày tỏ.

Theo Sở TN-MT, trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030, Đồng Nai sẽ tăng thêm gần 11 ngàn ha đất ở. Như vậy, đến năm 2030, trên toàn tỉnh có gần 30,16 ngàn ha đất ở.

Hiện nay, DN xin vay khoản tín dụng mới mặc dù có tài sản bảo đảm, nhưng không được ngân hàng thương mại chấp thuận do DN có khoản vay đáo hạn chưa thanh toán, nên không đạt “chuẩn” tín dụng.

Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Nam Long (TP.HCM), cho biết: “DN đang đầu tư một số dự án BĐS tại TP.HCM, Đồng Nai và một số tỉnh, thành khác nên rất cần nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ dự án. Nếu có được khoản vay mới thì DN có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh, tạo được dòng tiền và thanh khoản có thể hoàn trả khoản vay cũ và thanh toán khoản vay đáo hạn. Như vậy sẽ có lợi cho cả DN lẫn tổ chức tín dụng và có thể cùng nhau vượt qua khó khăn”.

Vừa qua, nhiều DN BĐS tại Đồng Nai cũng như cả nước đã đề nghị Chính phủ cho thế chấp trái phiếu của DN để vay vốn cho các dự án đang triển khai. Thế nhưng, các ngân hàng thương mại đều không chấp thuận tài sản bảo đảm là trái phiếu do không đạt “chuẩn” tín dụng. Nếu có được khoản vay mới và được phép thế chấp bằng trái phiếu DN thì đây là nguồn vốn vay quý giá, có tính chất là “vốn mồi” để DN có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh, tạo được dòng tiền và thanh khoản.

*** Ưu tiên vốn vay cho người mua nhà để ở**

Trên thị trường Đồng Nai, TP.HCM và một số tỉnh, thành khác rất khan hiếm căn hộ nhà ở xã hội, trong khi nhu cầu phân khúc này rất lớn. Hiện nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đang thực hiện chính sách giảm giá bán nhà, chiết khấu sâu đến 50%. Do đó, nếu người có nhu cầu về nhà ở thật sự có thể vay được tín dụng với lãi suất hợp lý để mua nhà thì cả DN và người dân đều có lợi. Vì người dân sẽ có nhà để ở, bớt phải chờ đợi mỏi mòn mua nhà ở xã hội, còn DN BĐS bán được sản phẩm sẽ có dòng tiền tái đầu tư những dự án mới.

Trên địa bàn Đồng Nai hiện có hơn 120 dự án khu dân cư đã được HĐND tỉnh đưa vào danh mục thu hồi đất để triển khai thực hiện. Các dự án trên tập trung tại TP.Biên Hòa, H.Long Thành, H.Nhơn Trạch và H.Trảng Bom.

Bà Lê Thị Phương Linh (ngụ KP.1, P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) chia sẻ: “Vợ chồng tôi từ miền Trung vào Biên Hòa sinh sống và làm việc đã hơn 10 năm, nhưng số tiền tích lũy chưa đủ để mua nhà nên vẫn phải ở nhà trọ. Dịp này nghe nói giá nhà, đất nền giảm mạnh, tôi dự tính vay tiền để mua nhà, nhưng hỏi mấy ngân hàng đều không vay được”.

Mặc dù Chính phủ đã nới room tín dụng và nền kinh tế có thêm hàng trăm ngàn tỷ đồng cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhưng trên lĩnh vực BĐS vẫn rất ít DN “chạm tay” được gói vay trên.

Ông Đàm Thế Dân, Chủ tịch HĐQT, Phó giám đốc Công ty CP Kinh doanh nhà Đồng Nai (TP.Biên Hòa) chia sẻ: “Hiện nay, cả chủ đầu tư dự án khu dân cư, khu đô thị và người mua nhà đều rất khó tiếp cận được nguồn tín dụng, khiến cho thị trường BĐS càng thêm trầm lắng. Bởi vì, DN thiếu tiền triển khai dự án, trong khi người mua nhà sẽ không đủ khả năng mua nhà nếu không có hỗ trợ tín dụng từ các ngân hàng”.

Nếu khó khăn về tín dụng không được tháo gỡ thì Đồng Nai cũng như TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh, thành khác rất khó thu hút được DN đầu tư vào lĩnh vực dự án khu dân cư hay dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Đồng thời, hàng trăm dự án khu dân cư, khu đô thị sẽ “giậm chân tại chỗ”, vì DN hết nguồn tiền để đầu tư tiếp. Hiện nay, 3 nơi có thể huy động nguồn vốn lớn cho các dự án BĐS đều bị “nghẽn”, đó là nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn huy động từ khách hàng và nguồn vốn từ trái phiếu. Vì thế, hàng loạt công ty BĐS từ lớn đến nhỏ tại Việt Nam đang đứng bên bờ vực, phải cắt giảm nhiều nhân sự. Có những DN, tập đoàn BĐS chỉ giữ lại bộ phận quan trọng, còn lại phải tỉnh giảm hết lao động vì không đủ khả năng chi trả lương.

Tại Đồng Nai đã quy hoạch gần 300 dự án khu dân cư, nhưng đến nay rất ít khu dân cư được đầu tư hoàn thành. Trong bối cảnh như hiện nay, việc đầu tư xây dựng các dự án khu dân cư lại càng khó khăn hơn.

Phó chủ tịch UBND tỉnh VÕ VĂN PHI: Thu hút đầu tư dự án BĐS khó khăn

Trong năm 2022, Đồng Nai gặp khó khăn về thu hút đầu tư vào các dự án khu dân cư, khu đô thị do tình hình kinh tế thế giới suy giảm, tín dụng với lĩnh vực BĐS bị siết chặt. Do đó, DN đầu tư vào các dự án BĐS lớn trong tỉnh giảm hẳn, ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư trong nước. Cụ thể, năm 2022, thu hút đầu tư trong nước đạt khoảng 20% so với năm trước đó. Bên cạnh đó, các dự án BĐS tại Đồng Nai gặp vướng mắc trong thực hiện các thủ tục về quy hoạch, đất đai, cấp chủ trương đầu tư liên quan đến Luật Đất đai năm 2013, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Xây dựng…

Giám đốc Sở Xây dựng HỒ VĂN HÀ: Ưu tiên cho dự án nhà ở xã hội

Hiện nay, Đồng Nai đang ưu tiên mời gọi các DN đầu tư vào dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vì nhu cầu mua nhà giá rẻ của người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh rất lớn. Tỉnh đã quy hoạch gần 40 khu đất tại các huyện, thành phố để mời gọi các DN đầu tư dự án. Đồng thời, tỉnh cũng đưa ra quy định về tiêu chuẩn nhà ở xã hội cho DN biết, tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Trong đó, nhà ở liền kề thấp tầng, căn hộ chung cư diện tích không quá 70m2. Giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư.

VDSC: Ước tính lợi nhuận 2023 của Kinh Bắc giảm hơn 50%

Theo báo cáo của VDSC, năm 2023 dự báo lợi nhuận sau thuế của Kinh Bắc đạt 1.869 tỷ đồng, giảm 53% so với kế hoạch 4.000 tỷ đồng đề ra tại ĐHĐCĐ lần 2 của Kinh Bắc.

Theo báo cáo của VDSC, đến cuối năm 2022, ước tính quỹ đất cho thuê còn lại của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) tại các khu công nghiệp Quang Châu, Tân Phú Trung và Nam Sơn Hạp Lĩnh vào khoảng 290 ha (bao gồm 60 ha mới của khu Quang Châu mở rộng đã được phê duyệt chủ trương đầu tư vào quý IV/2022).

Trong kịch bản cơ sở, ước tính Kinh Bắc có thể thuê 126 ha vào năm 2023. Trong đó, 50 ha tại Khu công nghiệp Quang Châu là chắc chắn do Foxconn đã ký MOU với KBC cho khu vực này và dự kiến sẽ bàn giao trong năm 2023.

Trong khi đó, dự phóng thận trọng, các chuyên gia VDSC lùi thời gian phát triển và kinh doanh các dự bất động sản dân dụng vì cho rằng các điểm nghẽn về pháp lý sẽ cần thêm thời gian để xử lý. Cụ thể, đối với dự án Tràng Cát, quy hoạch tổng thể điều chỉnh 1/500 đô thị cần chờ TP. Hải Phòng có phê duyệt quy hoạch chung giai đoạn 2021-2025. Đối với dự án Phúc Ninh cũng đang gặp trở ngại trong việc xác lập nghĩa vụ nộp thuế cho phần diện tích 27 ha còn lại. Dự án bất động sản còn lại mà Kinh Bắc có thể kinh doanh là khu đô thị Tràng Duệ.


Ảnh: VDSC

Theo báo cáo, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2023 của KBC ước tính lần lượt là 5.289 tỷ đồng (+77%) và 1.869 tỷ đồng (-38%).

Tại ĐHĐCĐ diễn ra vào ngày 28/12/2022, Kinh Bắc đặt mục tiêu năm 2023 đạt tổng doanh thu hợp nhất dự kiến ở mức 9.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận hợp nhất sau thuế là 4.000 tỷ đồng.

Theo số liệu được công ty cập nhật mới nhất, tổng diện tích đất của các dự án KCN gối đầu của KBC lên đến khoảng 4.000 ha ở cả hai miền Nam & Bắc.

Theo các chuyên gia VDSC, Kinh Bắc vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư 2 khu công nghiệp lớn tại Long An là khu công nghiệp Tân Tập (654ha) và khu công nghiệp Lộc Giang (466ha) trong năm 2022. Kết hợp với với các cụm công nghiệp ở Hưng Yên và Long An đã được phê duyệt, KBC có thể tiến hành triển khai đầu tư và khai thác ngay trong năm sau, qua đó sẽ tạo ra động lực tăng trưởng đáng kể cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nguồn vốn để đầu tư phát triển các khu công nghiệp này là rất lớn. Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, việc huy động vốn khá khó khăn. Bên cạnh đó, việc triển khai giải phóng mặt bằng cũng sẽ là nút thắt tiếp theo tại các khu công nghiệp mới mà các chủ đầu tư cần tháo gỡ. “Do đó, chúng tôi nghĩ rằng, kế hoạch kinh doanh mà KBC đặt ra trong năm 2023 sẽ phù hợp cho kịch bản tích cực của chúng tôi”, theo VDSC.

L18 cùng liên danh đầu tư hai dự án hơn 1,360 tỷ đồng ở Hải Dương và Vĩnh Phúc

HĐQT CTCP Đầu tư và Xây dựng Số 18 (Licogi 18, HNX:L18) phê duyệt đầu tư hai dự án tại tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến hơn 1,360 tỷ đồng. Cả 2 dự án đều là xây dựng nhà ở, thuộc nhóm B.

Cụ thể, tại Hải Dương, L18 cùng CTCP Đầu tư và Xây dựng số 18.1 làm liên danh chủ đầu tư thực hiện dự án xây thô và hoàn thiện mặt ngoài khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn (giai đoạn 1).

Dự án bao gồm xây thô và hoàn thiện mặt ngoài các nhà ở có mặt tiếp giáp các tuyến đường 01, 07, 11, 20, 22 và 34 trên diện tích 85.3 ha; 237 nhà ở liền kề và nhà ở liền kề kết hợp thương mại; 113 căn biệt thự.

Thời gian thực hiện trong vòng 28 tháng. Trong đó, từ tháng 12/2022 – 04/2023: Hoàn thiện pháp lý, lập dự án và chấp thuận chủ trương đầu tư; từ tháng 05/2023 – 07/2023: Thẩm định, phê duyệt dự án; từ tháng 07/2023 – 02/2025: Đầu tư xây dựng công trình.

Với tổng số vốn đầu tư hơn 650 tỷ đồng, cơ cấu vốn cho dự án bao gồm 20% vốn chủ sở hữu (130 tỷ đồng) và 80% là vốn vay thương mại và các nguồn vốn hợp pháp khác (520 tỷ đồng).

Cơ cấu nguồn vốn dự án tại tỉnh Hải Dương

Nguồn: Licogi 18

Tại Vĩnh Phúc, liên danh L18 và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng số 18.8 thực hiện dự án khu dân cư nông thôn mới xã Tử Du, huyện Lập Thạch.

Tổng vốn đầu tư hơn 711 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) cho quy mô dự án với diện tích hơn 8 ha; 241 căn nhà ở liền kề và nhà ở liền kết hợp thương mại; 42 căn biệt thự; quy mô dân số 849 người.

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày Nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất. Dự án sẽ được thực hiện từ quý 3/2023 đến quý 4/2027.

Tương tự dự án Khu đô thị mới Bắc Cầu Hàn tại Hải Dương, cơ cấu nguồn vốn dự án này cũng bao gồm 20% là vốn chủ sở hữu (142 tỷ đồng), 80% còn lại là vốn vay (569 tỷ đồng).

Cơ cấu nguồn vốn dự án tại tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Licogi 18

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2022, L18 có hơn 2,600 tỷ đồng tiền mặt, hơn 50 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối và hơn 2,520 tỷ đồng nợ với 30% là nợ dài hạn.

Tóm tắt thông số hai dự án tại tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc

Nguồn: Licogi 18

Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/01/2023, giá cổ phiếu L18 ở mức 20,400 đồng/cp, giảm 67% so với đầu năm 2022.

Giá cổ phiếu L18 từ đầu năm 2022

https://vietstock.vn/2023/01/l18-cung-lien-danh-dau-tu-hai-du-an-hon-1360-ty-dong-o-hai-duong-va-vinh-phuc-737-1029429.htm?zarsrc=31&utm_source=■■■■&utm_medium=■■■■&utm_campaign=■■■■

1 Likes

Nay sao HPX NVL tăng tốt vậy các bác? Có tin gì ko để em mạnh dạn mua thêm PDR đón đầu dòng tiền luân chuyển

PDR về 14.2 là ko thể giảm sâu thêm. Lãnh đạo húp trọn 20 triệu vùng 13 - 14 thì chắc chắn vùng này là đáy trong 5 năm nữa (hoặc cho đến khu chu kỳ đổ vỡ BĐS) tiếp theo!!!

SCJ: Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu

Toàn bộ 200 tỷ đồng từ đợt chào bán sẽ được công ty dùng để trả nợ tại các ngân hàng SHB, BIDV và HDBank

CTCP Xi măng Sài Sơn (Mã SCJ - UpCOM) thông báo về việc Chủ tịch HĐQT Nguyễn Sỹ Tiệp đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu (giá trị tính theo mệnh giá 200 tỷ đồng) nhằm mục đích tăng sở hữu thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty.

Thời gian thực hiện dự kiến từ 12/1 - 18/1/2023.

Trước giao dịch, ông Tiệp đang là cổ đông lớn nhất nắm gần 24,2 triệu cổ phiếu SCJ (tỷ lệ 63,9%). Nếu giao dịch tới đây diễn ra thuận lợi, Chủ tịch SCJ sẽ nâng sỏ hữu tại doanh nghiệp nhà lên gần 44,2 triệu cổ phiếu - tương ứng tỷ lệ gần 76,4%.

Được biết đầu tháng 12/2022, HĐQT Xi măng Sài Sơn đã thông qua Nghị quyết về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2022 với số lượng 20 triệu cổ phiếu cho ông Nguyễn Sỹ Tiệp; giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu.

Thời gian dự kiến trong năm 2022 hoặc quý 1/2023 sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Sau chào bán, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng từ 378 tỷ đồng lên 578 tỷ - tương ứng 57,8 triệu cổ phiếu.

Toàn bộ 200 tỷ đồng từ đợt chào bán sẽ được công ty dùng để trả nợ tại các ngân hàng SHB, BIDV và HDBank.

Ghi nhận tại báo cáo tài chính quý 3/2022, nợ phải trả của SCJ tăng lên mức 1.630 tỷ đồng - gấp tới 3,4 lần quy mô vốn chủ sở hữu (chỉ 479 tỷ). Trong cơ cấu nợ phải trả, các khoản vay nợ tài chính ở mức 1.487 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 91,2%.

Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng năm 2022, Xi măng Sài Sơn đạt tổng doanh thu gần 750 tỷ đồng - giảm 25% so với năm 2021 - tương ứng 74% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế thu về 10,9 tỷ đồng - giảm 20% so với cùng thời điểm song đã hoàn thành được 83% chỉ tiêu cả năm 2022.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SCJ ghi nhận thanh khoản trung bình phiên gần 10.000 đơn vị, mã kết phiên sáng 9/1/2023 ở mức 3.000 đồng.

Giải cứu thị trường bất động sản: Bài học từ Trung Quốc

Việt Nam có thể áp dụng nhiều phương án mà Chính phủ Trung Quốc đang dùng để giải cứu thị trường bất động sản.

Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực giải cứu thị trường bất động sản sau thời gian siết chặt

Sau loạt chính sách thắt chặt về tín dụng, các “cú đấm bồi” từ vụ vỡ nợ trái phiếu của nhiều ông lớn bất động sản khiến giá nhà lao dốc, thị trường đóng băng, Chính phủ Trung Quốc vẫn đang tiếp tục các chính sách để giải cứu thị trường này.

Các chính sách đã và dự kiến được triển khai có thể kể đến như nới lỏng chính sách “ba giới hạn đỏ”, Xử lý rủi ro “chuỗi vốn”; Giới hạn hoa hồng đại lý bất động sản; Mở rộng lãi suất thế chấp; Hồi sinh quỹ nhà ở; Cải thiện về điều kiện nợ, dẫn dắt các nhà phát triển bất động sản và đáp ứng nhu cầu tài chính hợp lý của ngành…

Ngày 5/1, Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Kiến thiết đô thị - nông thôn Trung Quốc Nghê Hồng phát biểu trước truyền thông hứa sẽ “hỗ trợ mạnh mẽ” cho những người mua nhà lần đầu bằng cách hạ thấp tỷ lệ thanh toán và lãi suất thế chấp. Quan chức này nói rằng sẽ có “sự hỗ trợ hợp lý” cho những người mua ngôi nhà thứ hai, và “sự hỗ trợ chính sách” cho những người muốn mua một ngôi nhà tốt hơn cho một đại gia đình.

Nhận xét của ông được đưa ra ngay sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ra thông báo mới vào tối cùng ngày. Theo đó, nếu giá nhà mới xây giảm 3 tháng liên tiếp trong một năm, chính quyền địa phương có thể chọn duy trì, hạ thấp hoặc thậm chí loại bỏ lãi suất tối thiểu đối với các khoản vay cho ngôi nhà đầu tiên.

Trong khi đó, theo Bloomberg, những ngày đầu năm, Bắc Kinh cũng đã bắt đầu áp dụng hàng loạt chính sách, như kế hoạch nới lỏng vay vốn cho các nhà phát triển bất động sản, giải quyết nguy cơ “đứt dây chuyền vốn”. Bà Shen Meng - Giám đốc Ngân hàng đầu tư Chanson & Co cho biết, các biện pháp gần đây chắc chắn sẽ giảm bớt áp lực nợ và cải thiện tính thanh khoản của các nhà phát triển bất động sản. Tuy nhiên, chúng có thể có tác động tích cực rất ít hoặc rất hạn chế đối với lĩnh vực này. Vấn đề cốt lõi là các hộ gia đình rất ít quan tâm đến việc mua nhà mới.

TS Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết sau khi nghiên cứu khá kỹ 16 giải pháp giải cứu thị trường bất động sản của Trung Quốc và nhận thấy rằng Việt Nam có thể nghiên cứu vận dụng 10 giải pháp trong số đó. Thực tế một số giải pháp đã và đang làm như giãn hoãn thuế, giãn hoãn nợ…

“Còn một số giải pháp khác chúng tôi cũng đã tư vấn cho Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Chính phủ nghiên cứu, tìm ra hướng đi phù hợp với thực tế tình hình trong nước” - ông Lực cho hay.

Giải pháp quan trọng hơn hết là cần khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý diễn biến của thị trường bất động sản Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm khác nhau. Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc chủ yếu huy động vốn từ người mua nhà, chiếm tỷ lệ khoảng 53%. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ này chỉ khoảng 15-20%.

Hay không phải tất cả hay đa số người dân mua nhà của Trung Quốc đều mất khả năng trả nợ mà điều này chỉ xảy ra với một số người dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều. Mặt khác, không ít người mua nhà Trung Quốc chây ì trả nợ ngân hàng bởi tâm lý té nước theo mưa, sẵn sàng không trả nợ. Rõ ràng pháp luật của Việt Nam không cho phép điều đó, chúng ta có những cơ chế kiểm soát rất mạnh tay.

Theo TS Cấn Văn Lực, giải pháp quan trọng hơn hết là cần khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp phải chấp nhận chiết khấu để bán một số tài sản nhằm trả nợ đúng hạn; đàm phán với các trái chủ gia hạn nợ trong bối cảnh khó khăn, điều này được Nghị định 65 cho phép; đổi tiền lấy hàng, đổi trái phiếu lấy bất động sản, điều này cần được Nhà nước hướng dẫn để tránh các vấn đề pháp lý có thể phát sinh; doanh nghiệp được phép đảo nợ, tức là được phép phát hành mới để trả nợ cũ.

Nguồn: diendandoanhnghiep