hi vọng đủ target cá nhân 6x
Các tổ chức quốc tế nâng mức dự báo giá dầu
## Ngân hàng Goldman Sachs nâng dự báo giá dầu Brent cho năm 2022 từ 99 USD lên 104 USD/thùng. Sự gia tăng này được giải thích là do OPEC+ quyết định giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày.
Mặc dù con số 2 triệu thùng này là danh nghĩa, mức giảm sản lượng thực tế có thể thấp hơn, nhưng Goldman Sachs tin rằng điều đó đủ chặt chẽ để biện minh cho việc điều chỉnh giá dầu dự báo tăng.
Trên cơ sở hàng quý, Goldman Sachs dự kiến Brent hay dầu thô Biển Bắc sẽ giao dịch ở mức 110 USD/thùng trong quý này và đạt 115 USD/thùng vào quý đầu tiên của năm 2023.
Trong kịch bản lạc quan nhất, ngân hàng này cho biết có thể có một đợt tăng 25 USD với giá dầu Brent nếu OPEC+ duy trì việc cắt giảm sản lượng cho đến năm 2023. Morgan Stanley cũng đã nâng dự báo giá dầu Brent vào hôm 9/10 lên mức 100 USD/thùng cho quý đầu tiên của năm 2023. Theo dự báo mới nhất của Goldman Sachs, giá dầu Brent trung bình trong năm tới có thể là 110 USD/thùng do việc cắt giảm.
Các nhà phân tích của ngân hàng này nhận xét rằng việc cắt giảm lớn như vậy sẽ khiến Hoa Kỳ phản ứng, và sự phản ứng đó rất có thể sẽ là việc Mỹ xả thêm kho dầu thô dự trữ chiến lược.
Theo Goldman Sachs, ngay cả Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng có thể tham gia giải phóng kho dự trữ để giữ giá dầu ở mức có thể chấp nhận được.
Một số nhà bình luận trên các phương tiện truyền thông đã chỉ trích việc giảm nguồn cung dầu của OPEC+ vào thời điểm hầu hết người tiêu dùng đang phải vật lộn với lạm phát và nguồn cung năng lượng vốn đã không đủ. Chuyên gia Javier Blas của Bloomberg cho rằng đó là một sai lầm. Tổ chức OPEC+ giải thích động thái của mình do hoàn cảnh thị trường. Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út Abdulaziz bin Salman nói rằng triển vọng suy thoái nền kinh tế khiến giá dầu giảm khoảng 1/4 trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 vừa qua.
Mặc dù giá dầu đã hạ nhiệt nhẹ vào sáng thứ Sáu tuần trước (7/10), nhưng vẫn sẵn sàng cho mức tăng lớn trong thời gian tới.
Nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc tăng đột biến
Tổng cục Hải quan cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu các loại với tổng giá trị gần 6,9 tỷ USD. Đáng chú ý, trong số các thị trường, xăng dầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đột biến, với lượng nhập gấp 2,3 so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, cả nước nhập khẩu hơn 627.000 tấn xăng dầu các loại với giá trị hơn 616 triệu USD (tăng gần 35% về lượng và tăng khoảng 28% về kim ngạch so với tháng 8).
Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu, với giá trị gần 6,9 tỷ USD, tăng 23% về lượng và tăng 132 % về kim ngạch so với cùng kỳ 2021.
Trong 9 tháng, cả nước nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu.
Về thị trường nhập khẩu, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt với hơn 2,5 triệu tấn (tăng 92% so với cùng kỳ năm ngoái); thị trường Malaysia khoảng 950.000 tấn (giảm 44%); Singapore 960.000 tấn; tương đương năm ngoái, Thái Lan 878.000 tấn (tăng 12%).
Đáng chú ý, năm nay Trung Quốc nổi lên là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn hàng đầu của Việt Nam với hơn 627.000 tấn (gấp 2,3 về lượng), và kim ngạch đạt 676 triệu USD (gấp 4,4 lần so với năm ngoái).
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã trải qua 26 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 12 lần giảm, một lần giữ nguyên. Hiện, xăng E5 RON 92 có giá bán lẻ là 20.730 đồng/lít, xăng RON95 khoảng 21.440 đồng/lít, mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây và tương đương thời điểm tháng 9/2021.
Giá xăng dầu giảm về mức thấp nhất từ đầu năm, PV OIL ước tính doanh thu quý 3 vẫn tăng 81% so với cùng kỳ
Lũy kế 9 tháng đầu năm. doanh thu hợp nhất PV OIL đạt 76.497 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái và vượt 70% kế hoạch cả năm 2022.
Tại Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PV OIL, mã CK: OIL) cho biết sản lượng kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ nhờn của đạt 3.022 nghìn m3/tấn, vượt 21% kế hoạch 9 tháng và đạt 91% kế hoạch cả năm 2022. Sản lượng bán hàng qua các kênh bán buôn, khách hàng công nghiệp, bán lẻ đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ.
Theo đó, doanh thu hợp nhất 9 tháng PV OIL ước đạt 76.497 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái và vượt 70% kế hoạch cả năm 2022. Riêng quý 3, PV OIL ước đạt 22.835 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, tăng 81% so với cùng kỳ.
Tính đến hết quý 3/2022, tổng số của hàng xăng dầu của PVOIL nâng lên 648 cửa hàng trong toàn hệ thống. Trong 9 tháng đầu năm, sản lượng bán hàng qua kênh PVOIL Easy đạt 71,5 nghìn m3, hoàn thành 84% kế hoạch năm, bình quân đạt 262 m3/ngày, tăng 27% so với sản lượng bình quân ngày năm 2021.
Giá xăng ở mức thấp nhất kể từ đầu năm
Trước đó, PV OIL đã lập kỷ lục về doanh thu trong quý 2 khi ghi nhận 30.400 tỷ đồng, tăng 130% so với cùng kỳ. Doanh thu của PV OIL không còn giữ được mức tăng trưởng như quý 2, một trong những nguyên nhân trực tiếp phải kể tới là giá xăng đã liên tục điều chỉnh.
Sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 6, giá xăng dầu trong nước đã liên tục sụt giảm mạnh qua các kỳ điều chỉnh. Theo thống kê, giá xăng trong nước đã có 9 kỳ giảm trong vòng 4 tháng trở lại đây. Từ sau đợt điều chỉnh gần nhất (ngày 21/9), mỗi lít xăng RON 95-III đã giảm về 22.584 đồng và E5 RON 92 còn 21.781 đồng. Đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022.
Trên thị trường chứng khoán, theo chiều hướng giảm giá xăng, cổ phiếu của nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước PV OIL dần “trôi” về vùng đáy. Bất chấp những nhịp hồi phục của thị trường chung, OIL vẫn đang giao dịch tại mức giá 10.300 đồng/cp, giảm 52% kể từ đỉnh lập hồi đầu tháng 3, vốn hóa giảm còn hơn 13.000 tỷ đồng.
Vì sao có tình trạng hết xăng những ngày qua?
Những ngày gần đây xảy ra hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, tập trung tại một số tỉnh, thành phố như TPHCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk… Theo đó, có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động.
PV OIL đã đưa ra phản hồi về tình trạng này, một trong những nguyên nhân tới từ việc giá xăng dầu thế giới đã tăng cao trở lại, nhu cầu mua hàng của khách hàng cũng vì vậy mà tăng mạnh.
Trong khi đó, các chuyến tàu nhận hàng tại cả 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn trong giai đoạn cuối tháng 9, đầu tháng 10/2022 đều bị trễ so với kế hoạch do ảnh hưởng thời tiết của cơn bão Noru…
Cùng lúc, nguồn hàng nhập khẩu về rất hạn chế, không dồi dào như trước đây do phụ phí mua cao hơn nhiều so với công thức giá cơ sở nên ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.
Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường như vậy, PVOIL vẫn nỗ lực đảm bảo tối đa nguồn hàng cho toàn hệ thống. Cụ thể, trong 09 ngày đầu tháng 10/2022, sản lượng xăng dầu PVOIL cung cấp cho các đơn vị trong hệ thống toàn quốc vượt 7% so với kế hoạch, riêng mặt hàng xăng vượt 16%.
PVOIL cũng đã chỉ đạo các đơn vị thành viên bán lẻ xăng dầu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh của mình là Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn (PVOIL Sài Gòn) và Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức (TIMEXCO) tăng cường tối đa bán hàng thông qua hệ thống 21 cây xăng để phục vụ nhu cầu gia tăng đột biến của khách hàng trong giai đoạn nhất thời hiện nay.
Trong những ngày tiếp theo, PVOIL vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực khắc phục các khó khăn chung của thị trường nhằm đảm bảo nguồn hàng và duy trì hoạt động ổn định của các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng như toàn hệ thống.
Pic nhiều thông tin thú vị quá
Bộ Công Thương sẽ không can thiệp vào giá chiết khấu bán lẻ xăng dầu
Tại buổi họp báo thường kỳ quý 3/2022, Bộ Công Thương đã giải đáp một số vấn đề nổi bật liên quan đến lĩnh vực xăng dầu trong thời gian vừa qua, trong đó có thời hạn điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu cũng như đề xuất về mức chiết khấu tối thiểu cho các đại lý.
Trong buổi họp, có đại biểu đề cập đến việc Nhà nước cần có quy định về mức chiết khấu tối thiểu trong kinh doanh xăng dầu, trước tình trạng nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì thua lỗ với mức chiết khấu 0 đồng.
Bộ Công Thương cho biết mức chiết khấu là mức giảm giá của đơn vị bán xăng dầu cho đơn vị mua xăng dầu so với giá bán lẻ xăng dầu. Nhà nước chỉ quản lý và điều hành giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu (để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và điều hành kinh tế vĩ mô), không điều chỉnh mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì cuộc họp báo
Điều này là phù hợp với thực tế do giá bán lẻ xăng dầu đã được Nhà nước điều hành và quy định mức giá trần nên mức chiết khấu là yếu tố quan trọng để phản ánh tính thị trường, đồng thời, là yếu tố được điều chỉnh linh hoạt giúp các doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh phù hợp với biến động cung cầu, giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới và trong nước. Bên cạnh đó, thị trường xăng dầu trong nước hiện đã tương đối cạnh tranh với sự tham gia của ngày càng nhiều chủ thể kinh doanh xăng dầu, Nhà nước không nên can thiệp vào những thỏa thuận dân sự, phù hợp với quy định của pháp luật giữa các doanh nghiệp, giúp lĩnh vực kinh doanh xăng dầu phát triển theo định hướng kinh tế thị trường.
Về việc rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu
Nhiều ý kiến đang đề xuất xem xét lại thời gian điều hành giá bán lẻ xăng dầu, có thể xem xét rút ngắn thời gian điều chỉnh xuống 5 ngày thay vì 10 ngày và tiến tới mục tiêu giá về thị trường thay đổi theo hàng ngày.
Về vấn đề này, Bộ Công Thương trả lời theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, thời gian điều hành giá xăng dầu giữa 02 kỳ điều hành đã được điều chỉnh giảm từ 15 ngày xuống 10 ngày (cụ thể vào các ngày 01, 11, 21 hàng tháng). Việc rút ngắn thời gian điều hành nêu trên đã được điều chỉnh trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, Hiệp hội kinh doanh xăng dầu (những đơn vị trực tiếp liên quan và có kinh nghiệm nhiều trong việc mua bán xăng dầu trên thị trường).
Khoảng thời gian 10 ngày được các doanh nghiệp nhận định là phù hợp với phương thức tính giá mua bán và nhập hàng của các doanh nghiệp, phù hợp với chu kỳ lấy giá để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê, giữ mức ổn định tương đối để thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mục tiêu bình ổn thị trường.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan, rà soát, đánh giá và nếu cần thiết sẽ đề xuất Chính phủ sửa đổi quy định về thời gian điều hành giá cũng như một số quy định khác trong Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trả lời cho việc có thời điểm, giá bán buôn xăng dầu cao hơn giá bán lẻ xăng dầu, Bộ nhận xét theo quy định tại Khoản 27, Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn. Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Nhà nước chỉ điều hành và quy định đối với giá bán lẻ xăng dầu (để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và điều hành kinh tế vĩ mô), doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp phân phối có quyền quyết định giá bán buôn xăng dầu. Như vậy, giá bán buôn xăng dầu được xác định hoàn toàn theo các quy luật thị trường (quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật giá trị…) do đó giá bán buôn sẽ biến động liên tục lúc cao, lúc thấp và do các yếu tố trên thị trường quyết định. Trong khi đó, giá bán lẻ xăng dầu được điều hành theo chu kỳ cố định khoảng 10 ngày/lần, trong khoảng 10 ngày đó, nếu giá bán lẻ được giữ ổn định sẽ có những lúc có thể thấp hơn giá bán buôn.
Ngoài ra, các chi phí cấu thành giá bán lẻ được rà soát, công bố định kỳ (6 tháng/lần) nên có những giai đoạn (nhất là trong thời gian vừa qua thị trường chịu ảnh hưởng của các yếu tố dịch bệnh, địa chính trị) chi phí tăng cao nhưng chưa kịp phản ánh vào giá bán lẻ do nhà nước công bố, trong khi giá bán buôn luôn được cấu thành từ các chi phí thực tế phát sinh nên sẽ có thể chênh lệch cao hơn giá bán lẻ.
Kể cả trong trường hợp giá bán lẻ không phải do nhà nước điều hành, cũng như các hàng hóa khác trên thị trường, hiện tượng giá bán buôn cao hơn giá bán lẻ vẫn có thể xảy ra do khi mua vào giá cao nhưng sau đó cầu giảm hoặc cung tăng, để cạnh tranh hoặc giảm chi phí lưu kho, các doanh nghiệp vẫn buộc phải bán lẻ với giá thấp hơn giá bán buôn.
Hồng Đức
Mất hơn 4 năm để đưa cổ đông “đu đỉnh” IPO về bờ, vốn hóa BSR lại nhanh chóng bị thổi bay 1,8 tỷ USD sau chưa đầy 4 tháng
![Mất hơn 4 năm để đưa cổ đông “đu đỉnh” IPO về bờ, vốn hóa BSR lại nhanh chóng bị thổi bay 1,8 tỷ USD sau chưa đầy 4 tháng]
“Mất hơn 4 năm để đưa cổ đông “đu đỉnh” IPO về bờ, vốn hóa BSR lại nhanh chóng bị thổi bay 1,8 tỷ USD sau chưa đầy 4 tháng”)
Nhìn lại chặng đường hơn 4 năm, nhà đầu tư gắn bó với BSR từ ngày đầu lên sàn vừa mới “về bờ” đã lại mất đi hơn 40% giá trị. Vốn hoá theo đó cũng “bốc hơi” tới 42.000 tỷ đồng (~1,8 tỷ USD).
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng như hiện nay, dầu thô luôn là một trong những loại hàng hóa được quan tâm nhất bởi đây là mặt hàng thiết yếu cho hầu hết các hoạt động của nền kinh tế. Nhóm dầu khí nói chung có tính chất đầu cơ rất cao theo biến động giá dầu và CTCP Lọc Hoá dầu Bình Sơn (Mã CK: BSR) cũng không ngoại lệ.
Giá dầu có xu hướng tăng trưởng mạnh giai đoạn hậu Covid khi nền kinh tế hồi phục trở lại và đạt đỉnh vào tháng 6 năm 2022. Có độ nhạy với giá dầu, cổ phiếu BSR cũng tranh thủ bứt phá mạnh nửa đầu năm, để đạt mốc đỉnh vào giữa tháng 6/2022, tương ứng thị giá ở mức 33.500 đồng/cp. Đáng nói, vùng giá đỉnh hồi tháng 6 của BSR là vùng giá thương vụ “bom tấn” lên sàn đầu tháng 3 năm 2018.
Ngược thời gian về đầu năm 2018, “bom tấn” BSR chính thức chào sàn UpCOM với mức giá tham chiếu 22.400 đồng/cổ phiếu. Ngay lập tức, trong phiên giao dịch đầu tiên BSR gây bất ngờ với hơn 14 triệu cổ phiếu khớp lệnh và đóng cửa ở mức giá trần (+40%) 31.300 đồng/cổ phiếu.
Tưởng chừng khởi đầu như mơ sẽ mở ra một giai đoạn rực rỡ cho cổ đông BSR nhưng thực tế sau đó lại trái ngược với những kỳ vọng ban đầu. Với đặc thù ngành nghề có vị thế độc quyền khá cao, được bao tiêu đầu ra theo chính sách, duy trì chạy hết công suất, việc tư nhân hóa được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều tiềm năng tăng trưởng và cải thiện kết quả kinh doanh trong tương lai.
Thế nhưng, cổ phiếu này lại liên tục gây thất vọng khi quay đầu lao dốc mạnh và có thời điểm tưởng như đã bị nhấn chìm khi rơi xuống dưới 5.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 3/2020. Suốt 2 năm miệt mài dò đáy, BSR thi thoảng lại reo chút hy vọng với một vài nhịp hồi ngắn ngủi nhưng sau đó cũng nhanh chóng bị dập tắt.
Khi những nhà đầu tư kiên nhẫn nhất cũng khó có thể chịu đựng thêm, BSR lại âm thầm quay đầu đi lên từ vùng đáy. Không quá khi cho rằng chính Covid-19 đã tạo ra bước ngoặt đối với cổ phiếu này. Cùng với sự phục hồi nhanh chóng của giá dầu sau khi hợp đồng tương lai hàng hóa này rơi xuống mức âm, các cổ phiếu dầu khí Việt Nam cũng hồi phục mạnh mẽ và BSR cũng không ngoại lệ.
Trở lại năm 2022, với độ nhạy cao với giá dầu thế giới, cổ phiếu BSR chịu chung tình cảnh lao dốc từ đỉnh giữa tháng 6 trước sự sụt giảm nhanh chóng của giá dầu trong nước. Từ mức giá đỉnh 33.500 đồng/cp, BSR lùi về còn 19.900 đồng/cp kết phiên 12/10.
Sau chặng đường hơn 4 năm dài đằng đẵng, nhà đầu tư gắn bó với BSR từ ngày đầu lên sàn vừa mới “về bờ” hồi tháng 6 đã lại mất đi hơn 40% giá trị. Vốn hoá theo đó cũng “bốc hơi” tới 42.000 tỷ đồng (~1,8 tỷ USD) kể từ đỉnh.
Trái với những diễn biến không mấy khả quan trên thị trường chứng khoán, kết quả kinh doanh của BSR lại ghi nhận những con số bất ngờ. Theo ước tính, tổng doanh thu sau 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 125.000 tỷ đồng; con số này vượt 36% chỉ tiêu doanh thu cả năm. Như vậy, tính riêng quý 3, BSR ước tính thu về khoảng 38.000 tỷ đồng, tăng 114% so với kết quả cùng kỳ năm trước.
Liên quan đến NMLD Dung Quất, công ty cho biết nhà máy đạt công suất vận hành trung bình 105%, sản xuất được khoảng 5,18 triệu tấn xăng dầu, đạt 106% kế hoạch 9 tháng và đạt 80% kế hoạch năm 2022.
Hưởng lợi từ mặt bằng crack spread cao hơn do cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine và nhu cầu tiêu thụ phục hồi
Tuy trong ngắn hạn cổ phiếu BSR có thể gặp nhiều biến động trước bối cảnh thị trường chung và giá xăng dầu không thuận lợi, song Chứng khoán VNDirect (VND) cho rằng đây lại là cơ hội khá hấp dẫn để tích luỹ cổ phiếu BSR.
Theo nhóm phân tích VNDirect, khả năng phục hồi của crack spread xăng sau đợt sụt giảm mạnh trong quý 3/2022 sẽ là động lực tăng giá tiềm năng trong ngắn hạn cho BSR, do giá cổ phiếu BSR thường rất nhạy cảm với diễn biến của crack spread xăng dầu thành phẩm (khoảng chênh lệch giữa giá xăng dầu thành phẩm và giá dầu thô).
Đội ngũ phân tích VNDirect đánh giá mặt bằng crack spread các sản phẩm lọc dầu dự kiến sẽ duy trì ở mức cao, là tín hiệu tốt cho các nhà máy lọc dầu trong một vài năm tới.
Động lực tăng trưởng trong dài hạn từ việc nâng cấp và mở rộng NMLD
Hiện tại, nhu cầu xăng dầu trong nước khoảng 18 triệu m3 hàng năm, và nguồn cung trong nước đến từ BSR và NMLD Nghi Sơn (NSR) đáp ứng ~75% tổng nhu cầu. Tỷ trọng nguồn nhập khẩu liên tục giảm kể từ năm 2017, trước khi đảo ngược xu hướng này trong 6 tháng đầu năm 2022 do NMLD Nghi Sơn hoạt động dưới công suất do các vấn đề khó khăn tài chính. Do đó, nhờ chính sách ưu tiên các nguồn trong nước, VNDirect cho rằng không có rủi ro cạnh tranh đáng kể đối với việc tiêu thụ sản phẩm của BSR trong vài năm tới do nguồn cung trong nước hiện vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu xăng dầu nội địa.
Mặt khác, VNDirect Research cũng đánh giá dự án nâng cấp và mở rộng nhà máy lọc dầu của BSR sẽ trở thành động lực tăng trưởng trong dài hạn. Trong năm 2022, BSR đã trình đề xuất cuối cùng cho dự án mở rộng NMLD Dung Quất lên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và chờ sự phê duyệt của Chính phủ.
VNDirect Research cho rằng đây sẽ là cơ hội cho BSR tiếp cận nhiều loại dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn và giá cả cạnh tranh hơn với nguồn cung dồi dào trên thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh sản lượng dầu trong nước đã giảm trong nhiều năm.
Do đó, VNDirect dự phóng tăng trưởng lợi nhuận ròng sẽ đạt đỉnh trong năm 2022 nhưng vẫn duy trì ở mức cao trong giai đoạn 2023-24 nhờ mặt bằng crack spread sản phẩm lọc dầu cao hơn do cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine.Trong năm 2023-2024, lợi nhuận ròng dự báo sẽ giảm 40,1% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của đợt bảo dưỡng định kỳ trong năm 2023, trước khi quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm 2024 với tốc độ tăng trưởng 12,2% so với cùng kỳ.
Dương Ngọc
Nhịp sống thị trường
Dragon Capital gom thêm 2,5 triệu cổ phiếu PVD
Sau giao dịch, Dragon Capital nâng tỷ lệ sở hữu từ 37,17 triệu cổ phiếu tương ứng 6,68% tỷ lệ sở hữu lên 39,72 triệu cổ phiếu tương đương 7,1% tỷ lệ sở hữu.
Ảnh minh họa.
Ngày 12/10 vừa qua, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa mua thêm 2,55 triệu cổ phiếu PVD của Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí.
Trong đó, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua vào 2 mua vào 2 triệu cổ phiếu PVD, KB Vietnam Focus Balanced Fund mua vào 50 nghìn PVD và Norges Bank mua vào 500 nghìn PVD.
Như vậy, sau giao dịch, Dragon Capital nâng tỷ lệ sở hữu từ 37,17 triệu cổ phiếu tương ứng 6,68% tỷ lệ sở hữu lên 39,72 triệu cổ phiếu tương đương 7,1% tỷ lệ sở hữu.
Dragon Capital vừa mua thêm 2,55 triệu cổ phiếu PVD.
Trước đó, nhóm này liên tục mua vào nâng tỷ lệ sở hữu tại PVD. Ở một diễn biến khác, ngày 5/10 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) quyết định đưa cổ phiếu PVD vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin).
Lý do được HoSE đưa ra do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm là số âm. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong 6 tháng đầu năm ghi nhận âm 115,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 97,6 tỷ đồng.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, PV Drilling ghi nhận doanh thu đạt 2.659,8 tỷ đồng, tăng 60,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 148,63 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 68,95 tỷ đồng. So với kết quả đã công bố trước đó, sau soát xét số lỗ giảm đi gần 800 triệu đồng.
Nguồn: Vneconomy
3 thành viên nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu tại PVD
3 thành viên trong nhóm 4 nhà đầu tư nước ngoài có liên quan vừa mua số lượng lớn cổ phiếu PVD để nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVD).
Giàn khoan dầu khí của PVD - đơn vị thành viên của PVN. Ảnh: PVN
Theo thông tin từ Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, mã chứng khoán PVD), 3 thành viên trong nhóm 4 nhà đầu tư nước ngoài có liên quan vừa mua số lượng lớn cổ phiếu PVD để nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp.
Cụ thể, DC Developing Markets Strategies Public vừa mua thêm 2.000.000 cổ phiếu PVD, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại PV Drilling từ mức 0,8995% lên 1,2593%.
KB Vietnam Focus Balanced Fund vừa mua thêm 50.000 cổ phiếu PVD, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại PV Drilling từ mức 0,1169% lên 0,1259%.
Norges Bank vừa mua thêm 500.000 cổ phiếu PVD, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại PV Drilling từ mức 1,5344% lên 1,6243%.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù doanh thu của PV Drilling đạt gần 2,660 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ nhưng doanh nghiệp lỗ ròng gần 117 tỷ đồng do sụt giảm mạnh lợi nhuận từ các công ty liên doanh khi chi phí tài chính tăng do tỷ giá USD tăng và biến động lãi suất qua đêm liên ngân hàng London (lãi suất Libor) làm tăng chi phí lãi vay.
PV Drilling là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Năm 2022, PV Drilling đã thông qua kế hoạch doanh thu đạt 4.700 tỷ đồng doanh thu và nỗ lực có lợi nhuận trong năm 2022.
Trước đó hôm đầu tháng 10, 2 trong số 3 nhà đầu tư ngoại này đã mua thêm cổ phiếu DPM của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo). PVFCCo cũng là một đơn vị thành viên chủ chốt của PVN.
DC Developing Markets Strategies Public vừa mua thêm 500.000 cổ phiếu DPM để nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại PVFCCo từ mức 1,1243% lên mức 1,2521%.
KB Vietnam Focus Balanced Fund vừa mua thêm 35.000 cổ phiếu DPM để nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại PVFCCo từ mức 0,1022% lên mức 0,1112%.
Theo số liệu của Trung tâm lưu ký Chứng khoán cập nhật đến ngày 17/10, hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 13,56% trên tỷ lệ 49% cổ phần được sở hữu tối đa tại PV Drilling.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch cuối tuần trước vào ngày 14/10, cổ phiếu PVD tăng 2,55% và đóng cửa ở mức 20.100 đồng/cổ phiếu./.
Trung Quốc ngừng bán khí đốt cho EU
Lo ngại thiếu hụt dự trữ cho mùa đông, Trung Quốc quyết định ngừng xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) cho các nước châu Âu, Bloomberg đưa tin.
Trung Quốc ngừng xuất khẩu khí LNG cho châu Âu do lo ngại thiếu hụt nguồn cung vào mùa đông (Ảnh: Reuters).
Bloomberg dẫn nguồn thạo tin ngày 17/10 cho biết, Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu năng lượng quốc doanh của nước này gồm PetroChina, Sinopec và CNOOC ngừng việc bán lại LNG cho khách hàng nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cho mùa đông.
Mặc dù nguồn cung từ Trung Quốc giúp châu Âu giảm bớt sức ép từ cuộc khủng hoảng năng lượng trong bối cảnh căng thẳng với Nga leo thang, song chi phí vận tải tăng kỷ lục làm giảm sức hấp dẫn của việc mua lại nhiên liệu từ Trung Quốc.
Giữa lúc quan hệ Nga - phương Tây căng thẳng, Trung Quốc có thể tận dụng nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga, sau đó xuất khẩu một phần cho châu Âu. Việc mua đi bán lại mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp của Trung Quốc.
Những tháng gần đây, nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc có xu hướng giảm, buộc Bắc Kinh bán lại lượng LNG dư thừa ra thị trường thế giới. Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc là những khách hàng lớn. Dữ liệu thống kê cho thấy, trong khi nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu giảm từ 40% xuống còn 9%, thì lượng nhập khẩu LNG vào EU tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, những dự báo về khả năng thâm hụt nguồn cung khí đốt có thể đã thúc đẩy Bắc Kinh ngừng bán lại LNG.
Theo Bloomberg, động thái này của Trung Quốc có thể khiến cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu trầm trọng hơn khi mùa đông đang đến gần, thời điểm lục địa này cần nhiều khí đốt để phục vụ nhu cầu sưởi ấm.
Bộ Tài chính yêu cầu ‘báo cáo trung thực’ chi phí kinh doanh xăng dầu
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương, doanh nghiệp đầu mối xăng dầu báo cáo số liệu chi phí kinh doanh xăng dầu, để điều chỉnh tiếp vào kỳ điều hành ngày 21.11 tới.
Đề nghị này của cơ quan điều hành giá đưa ra một ngày sau công điện của Thủ tướng yêu cầu tiếp tục cập nhật, tính toán để điều chỉnh các chi phí kinh doanh xăng dầu tại kỳ điều hành giá ngày 21.11 tới.
Hết xăng tại cây xăng trên đường Bàu Cát, Q.Tân Bình, TP.HCM (Ảnh chụp chiều tối 12.11)
L.N
Đặc biệt, Bộ Tài chính lưu ý, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo trung thực, chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của thông tin, số liệu báo cáo.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng yêu cầu Bộ Công thương, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu so sánh, phân tích và đánh giá tính bất thường, cũng như tác động của các chi phí trên tới kinh doanh. Các số liệu được đề nghị gửi về Bộ Tài chính trước 10 giờ ngày 15.11, để điều chỉnh tiếp vào kỳ điều hành ngày 21.11.
Trước đó, Bộ Tài chính cho hay, 21/28 doanh nghiệp đầu mối gửi báo cáo về bộ nhưng không có số liệu cụ thể.
Cũng trong ngày 12.11, Bộ Công thương có công điện yêu cầu các cơ quan quản lý thị trường buộc các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối ký cam kết bảo đảm nguồn cung cho hệ thống bán lẻ. Việc ký cam kết này phải hoàn thành trước ngày 16.11. Sáng 13.11, trao đổi với Thanh Niên, một số công chức quản lý thị trường tại TP.HCM cho hay, các đội đang triển khai công tác kiểm tra giám sát cửa hàng xăng dầu theo chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường và Bộ Công thương.
Trong Công điện ngày 11.11, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương khắc phục tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ ngay trong ngày 12.11. Tuy nhiên, chiều tối ngày 12.11, ghi nhận của PV Báo Thanh Niên, còn nhiều cây xăng tại TP.HCM đóng cửa hết xăng bán, thậm chí tình trạng “hết xăng” phổ biến tại nhiều cây xăng ngay khu vực đông dân đi từ quận 12 về quận Tân Bình, Tân Phú… tại các cây xăng lớn trên các tuyến đường: Trường Chinh, Âu Cơ, Hồng Lạc, Bàu Cát… Đến sáng 13.11, các cửa hàng xăng có hàng bán vẫn tiếp tục giăng dây bán giới hạn do số trụ bơm hoạt động giảm mạnh.
Trên thế giới, giá dầu thô tuần qua giảm 3 - 4%. Trong nước, ngày 11.11, giá xăng được điều chỉnh tăng mức cao nhất thêm 1.110 đồng/lít.
Dragon Capital quay sang bán ròng trở lại cổ phiếu PV Drilling (PVD)
## Sau khi liên tục mua vào, quỹ ngoại quay lại bán ra cổ phiếu Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, mã PVD - sàn HoSE).
Cụ thể, ngày 17/11, nhóm Dragon Capital vừa mua ròng 600.000 cổ phiếu để tăng sở hữu từ 9,96% lên 10,07% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua vào 1 triệu cổ phiếu và Norges Bank bán ra 400.000 cổ phiếu.
Tuy nhiên, tới ngày 18/11, nhóm Dragon Capital lại bán ra 1.147.300 cổ phiếu PVD để giảm sở hữu từ 10,07% về còn 9,86% vốn điều lệ. Trong đó, Norges Bank bán ra 600.000 cổ phiếu và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) bán ra 547.300 cổ phiếu.
Trước đó, ngày 31/10, nhóm Dragon Capital vừa mua vào 1,66 triệu cổ phiếu PVD và ngày 9/11, nhóm quỹ Dragon Capital vừa mua thêm 1,1 triệu cổ phiếu PVD.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, PV Drilling ghi nhận doanh thu đạt 1.241,74 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 51,81 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 55,63 tỷ đồng, tức giảm 107,44 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 11,8% về còn 9,4%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 1,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 2,17 tỷ đồng về 117,19 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 53,1%, tương ứng giảm 29,24 tỷ đồng về 25,87 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 103,5%, tương ứng tăng thêm 44,45 tỷ đồng lên 87,4 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết giảm 73,7%, tương ứng giảm 30,83 tỷ đồng về 11,02 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 12,7%, tương ứng tăng thêm 10,74 tỷ đồng lên 95,4 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, trong quý III, PV Drilling ghi nhận lỗ do hụt doanh thu tài chính, lãi công ty liên doanh, liên kết và chi phí tài chính, bán hàng & quản lý doanh nghiệp tăng cao.
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, PV Drilling ghi nhận doanh thu đạt 3.923,44 tỷ đồng, tăng 47,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 201,66 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 13,15 tỷ đồng, tức tăng lỗ thêm 188,51 tỷ đồng.
Được biết, trong năm 2022, PV Drilling đặt kế hoạch doanh thu 4.700 tỷ đồng và không đưa kế hoạch lợi nhuận.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/11, cổ phiếu PVD giảm 600 đồng về 13.600 đồng/cổ phiếu.
EU nhất trí áp trần giá dầu Nga 60 đô la/thùng
Sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng, hôm 2-12, các nước thành viên Liên minh châu (EU) đã đồng ý áp trần giá dầu Nga ở mức 60 đô la Mỹ/thùng trên thị trường toàn cầu. Thỏa thuận đạt được sau khi Ba Lan dừng phản đối. Mục đích áp giá trần là nhằm làm giảm doanh thu nhiên liệu hóa thạch của Điện Kremlin nhưng vẫn bảo đảm dầu của Nga tiếp tục chảy ra thị trường quốc tế để tránh cú sốc nguồn cung có thể đẩy giá dầu tăng vọt trở lại sau khi EU cấm vận dầu thô của Nga vào ngày 5-12 tới.
Các thùng dầu bên trong một nhà máy của tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom ở Omsk, Nga. Ảnh: Reuters
Trước đó, Ba Lan không đồng ý giới hạn giá dầu Nga ở mức 60 đô la Mỹ vì muốn EU hạ xuống mức thấp hơn nữa để xói mòn thêm thu nhập của Moscow. Giờ đây, sự ủng hộ của Ba Lan có nghĩa là EU hoàn tất sáng kiến này trước ngày 5-12, khi lệnh cấm nhập khẩu dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga vào EU có hiệu lực.
Lệnh cấm vận dầu Nga của EU cũng bao gồm quy định cấm các công ty ở EU cung cấp dịch vụ bảo hiểm, tài chính và hàng hải cho các tàu chở dầu thô của Nga. Tuy nhiên, các dịch vụ này có thể được cung cấp cho các tàu chở dầu từ Nga với điều kiện dầu của Nga phải được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá trần do các nước phương Tây ấn định.
“Chúng tôi có thể chính thức đồng ý với quyết định này”, Andzrej Sadoś, đại diện thường trực của Ba Lan tại EU, nói đồng thời cho biết thêm rằng việc công bố chính thức thỏa thuận sẽ diễn ra vào cuối tuần.
Thỏa thuận áp trần giá dầu Nga cũng bao gồm một điều khoản quy định rằng phải thường xuyên đánh giá mức giá trần để đảm bảo nó thấp hơn “ít nhất 5%” so với giá thị trường trung bình đối với dầu của Nga.
Thỏa thuận dự kiến sẽ có tác động trên phạm vi toàn cầu vì các nhà nhập khẩu dầu của Nga sử dụng dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển từ các công ty có trụ sở tại EU và các nước G7 khác cần phải tuân theo mức giá trần.
Tuy nhiên, Nga nhiều lần tuyên bố không bán dầu cho bất kỳ quốc gia nào tuân thủ cơ chế giá trần của phương Tây. Ấn Độ và Trung Quốc, hai khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga, cho đến nay vẫn chưa nói rõ họ có ủng hộ thỏa thuận này hay không. Nga dự kiến dựa vào các tàu chở dầu sẵn sàng hoạt động mà không có dịch vụ bảo hiểm của phương Tây, mặc dù các thương nhân đã cảnh báo xuất khẩu của nước này có thể giảm nếu không tiếp cận đủ lượng tàu dầu cần thiết.
Dầu Urals của Nga đang giao dịch ở mức chiết khấu lớn so với dầu Brent chuẩn quốc tế. Các chuyên gia an ninh từ tổ chức tư vấn Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nói rằng mức trần 60 đô la Mỹ là không có tác dụng vì giá dầu hiện tại của Nga chỉ ở mức khoảng 52 đô la Mỹ/thùng. Các nhà phân tích ước tính Nga vẫn lãi khi bán dầu từ 40-45 đô la Mỹ/thùng.
“Thỏa thuận trần giá dầu hôm nay là một bước đi đúng hướng, nhưng điều này là chưa đủ. Ý định là đúng nhưng tác động là yếu”, Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu viết trên Twitter.
Sáng kiến giới hạn giá dầu Nga được G7 nhất trí hồi tháng 9. Chi tiết về cách hoạt động của sáng kiến này đã được tranh luận gay gắt kể từ thời điểm đó. Ủy ban châu Âu (EC) ban đầu đề xuất mức giá trần dầu Nga là 70 đô la Mỹ/thùng. Ba Lan và các nước thành viên EU như Lithuania và Estonia yêu cầu hạ mức giá trần xuống sâu hơn.
Trong những ngày gần đây, các nước EU đã đàm phán về mức giá trần 60 đô la Mỹ nhưng Ba Lan tiếp tục phản đối. Tuy nhiên, cuối cùng, nước này cũng đã đồng ý khi Brussels nhất trí đẩy nhanh tiến độ thực hiện một gói trừng phạt mới chống lại Moscow, trong đó sẽ bao gồm các biện pháp do Ba Lan đề xuất. “Chúng tôi muốn hoàn toàn chắc chắn rằng chúng tôi đang nghiên cứu một gói trừng phạt mới, đau đớn và tốn kém đối với Nga”, ông Sadoś nói.
Mỹ rất ủng hộ cơ chế áp giá trần dầu Nga vì Washington muốn đảm bảo dầu của Nga tiếp tục được xuất khẩu để tránh tình trạng thiếu hụt toàn cầu, có thể dẫn đến đợt tăng giá mới của dầu thô, gây khó khăn cho cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ.
Mỹ hy vọng Ấn Độ và Trung Quốc vẫn có thể sử dụng cơ chế giá trần này để đàm phán giảm giá lớn hơn đối với dầu Nga.
Một số nước EU ban đầu yêu cầu mức giá trần thấp đến 30 đô la Mỹ/thùng, nhưng Brussels lo ngại điều này sẽ khiến Moscow cắt giảm xuất khẩu.
Bộ Tài chính Nga cho biết xuất khẩu dầu và khí đốt trong năm nay có thể đạt 11,7 nghìn tỉ rúp, chiếm 42% doanh thu xuất khẩu Nga trong năm. Nga cảnh báo biện pháp áp trần giá dầu của phương Tây có thể tàn phá thị trường năng lượng và đẩy giá dầu lên cao hơn nữa.
Các nhà phân tích năng lượng cho rằng G7 sẽ cần sự ủng hộ từ những khách hàng mua dầu lớn của Nga nếu muốn mức trần giá dầu Nga có hiệu lực. Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng mua dầu của Nga sau khi chiến sự nổ ra ở Ukraine để hưởng lợi từ mức chiết khấu do Moscow đưa ra.
Nhưng dường như cả hai nước này đều không muốn tuân thủ mức giá trần. Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Shri Hardeep S Puri nói với CNBC vào tháng 9 rằng ông có “nghĩa vụ đạo đức” đối với người tiêu dùng nước mình. Ông cho biết: “Chúng tôi sẽ mua dầu từ Nga, chúng tôi sẽ mua từ bất cứ đâu”.
Theo Financial Times, CNBC, Guardian
Dragon Capital thành cổ đông lớn của PTSC
Quỹ đầu tư Dragon Capital đã chính thức thành cổ đông lớn của Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, mã chứng khoán PVS) sau khi mua thêm 1,4 triệu cổ phiếu PVS.
3 trong 5 thành viên của nhóm Dragon Capital đã mua 1,4 triệu cổ phiếu PVS gồm: CTBC Vietnam Equity Fund mua vào thêm 1 triệu cổ phiếu PVS, tăng tỷ lệ sở hữu lên 2,2596%; Norges Bank mua thêm 300.000 cổ phiếu PVS tăng tỷ lệ sở hữu lên 1,4285% và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust mua thêm 100.000 cổ phiếu PVS tăng tỷ lệ sở hữu lên 0,1778%.
Qua đó, tổng sở hữu của Quỹ ngoại Dragon Capital tại PVS đã tăng từ mức 4,9239% lên 5,2258%, chính thức trở thành cổ đông lớn của PTSC.
Theo số liệu của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cập nhật đến ngày 5/12, nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 17,51% cổ phần trên tỷ lệ sở hữu tối đa 49% tại PTSC.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước vào ngày 2/12, cổ phiếu PVS tăng trần 9,62% và đóng cửa ở mức 22.800 đồng/cổ phiếu./.
PV Gas (GAS) chấm dứt một chi nhánh
## Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas, mã chứng khoán GAS - sàn HOSE) thông qua kế hoạch chấm dứt hoạt động một chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cụ thể, PV Gas vừa Quyết định chấm dứt hoạt động Chi nhánh PV Gas – Ban Quản lý Dự án Khí Đông Nam Bộ, địa chỉ tại số 101 Lê Lợi, phường Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Lý do chấm dứt theo đề án tái cơ cấu các đơn vị quản lý dự án tại Nghị Quyết số 55/NQ-KVN ngày 14/9/2022 của HĐQT, thời gian chính thức chấm dứt từ ngày 1/1/2023.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, PV Gas ghi nhận doanh thu đạt 24.329,1 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 3.089 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ từ 18,4% về còn 18,1%.
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, PV Gas ghi nhận doanh thu đạt 78.671,6 tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 11.725,6 tỷ đồng, tăng 71,9% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2022, PV Gas đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 80.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 7.039 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, Công ty đã vượt 66,6% kế hoạch lợi nhuận năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/12, cổ phiếu GAS giảm 2.300 đồng về 101.200 đồng/cổ phiếu.
Khối ngoại có tuần mua ròng thứ 7 liên tiếp, tập trung gom mạnh cổ phiếu điện VPD
Tuần qua, khối ngoại mua ròng 1.455 tỷ đồng, ghi nhận tuần thứ 7 rót ròng liên tục vào thị trường chứng khoán Việt…
VN-Index ghi nhận sự rung lắc điều chỉnh trong tuần vừa qua với áp lực bán liên tục gia tăng mạnh vàp những ngày đầu tuần khiến chỉ số chung liên tục mất điểm, đánh mất mốc hỗ trợ 1.030. Thanh khoản cũng liên tục sụt giảm cho thấy tâm lý thận trọng, giằng co đang hiện diện rõ ràng hơn trong ngắn hạn. Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 32,14 điểm (3,05%) xuống mức 1.020,34 điểm; trong khi đó HNX-Index giảm gần 7,7 điểm xuống mức 205,3 điểm. T
Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh, thanh khoản cũng liên tục sụt giảm cho thấy tâm lý thận trọng, giằng co đang hiện diện rõ ràng hơn trong ngắn hạn. Giá trị giao dịch bình quân trên HOSE trong tuần qua chưa tới 14.000 tỷ đồng/phiên, thậm chí trong phiên cuối tuần thị giá trị giao dịch khớp lệnh trên HoSE xuống dưới ngưỡng 7.000 tỷ đồng, thấp nhất trong hơn 2 tháng.
Trái ngược với sự thận trọng của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại vẫn cho thấy sự lạc quan với việc tiếp tục mua ròng 1.457 tỷ đồng trong tuần qua. Song con số này tiếp tục giảm so với tốc độ mua ròng những tuần trước đó, thậm chí họ đã quay đầu bán ròng thoả thuận. Xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng 2.399 tỷ đồng, nhưng họ bán ròng 943 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận - qua đó thu hẹp đáng kể đà gom ròng trong cả tuần.
Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu ngành điện VPD với giá trị gần 785 tỷ đồng, hầu hết là giao dịch thoả thuận. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này gom mạnh cổ phiếu HPG, FUEVFVND, SHB, STB, DGC, giá trị đều trên 140 tỷ đồng tại mỗi mã.
Ngược lại, cổ phiếu ngân hàng tuần qua bị khối ngoạ i bán ròng mạnh nhất, giá trị đạt hơn 1.600 tỷ đồng. Đồng thời, các mã khác như ACV, SAB. VRE, VGC, GAS,… cũng bị bán ròng trong tuần qua.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục đà mua ròng, giá trị tuần này đạt 1.375 tỷ đồng. Cụ thể nhà đầu tư ngoại mua ròng 2.261 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, nhưng bán ròng 886 tỷ đồng tại kênh thỏa thuận.
Tại chiều mua, khối ngoại tuần này tỏ ra ưa thích cổ phiếu ngành điện VPD, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị mua ròng lên tới 785 tỷ đồng, toàn bộ đều là mua ròng thoả thuận. Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại mã HPG với giá trị hơn 306 tỷ đồng và chứng chỉ quỹ FUEVFVND với hơn 165 tỷ đồng mua ròng.
Danh sách TOP 10 cổ phiếu được mua ròng trăm tỷ trong tuần qua tại sàn HoSE còn có SHB (160 tỷ đồng), STB (144 tỷ đồng), DGC (141 tỷ đồng),…
Trong khi đó, tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng ghi nhận tại mã EIB, giá trị bán ròng thoả thuận lên tới 1.635 tỷ đồn, tập trung trong những phiên cuối tuần. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại SAB và VRE với giá trị lần lượt là 48 tỷ đồng và 40 tỷ đồng. Các mã khác như VGC, GAS, VIC, VHC… cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.
Trên sàn HNX, khối ngoại giao dịch tích cực khi mua ròng 120 tỷ đồng trong cả tuần, toàn bộ giao dịch diễn ra kênh khớp lệnh.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HNX nhiều nhất tại cổ phiếu IDC với giá trị 69 tỷ đồng. Ngoài ra, PVS và CEO cũng lần lượt được mua ròng khoảng 35 tỷ đồng và 8 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có SHS, PVI, HUT, BVS…
Ngược lại, giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại VCS, giá trị khoảng 2 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có PGS, THD, PLC, SCG…, giá trị bán ròng tại mỗi mã khoảng vài trăm triệu đồng.
Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này bán ròng 37 tỷ đồng, trong đó họ trở lại mua ròng 19 tỷ kênh khớp lệnh, nhưng bán ròng 56 tỷ đồng thoả thuận.
Cổ phiếu ACV dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 52 tỷ đồng, phần lớn trên kênh thoả thuận. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có VTP, QNS, CMT,… với giá trị lần lượt là 13 tỷ đồng, 6 tỷ đồng và 1 tỷ đồng.
Tại chiều mua vài, cổ phiếu MCH và MPC tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với khoảng 9-10 tỷ đồng tại mỗi mã. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến VEA, MCM, BSR, CLX,…
PV Power (POW) báo lãi quý 4 cao gấp 39 lần cùng kỳ, lợi nhuận cả năm 2022 bỏ xa kế hoạch
Lợi nhuận ròng quý 4 của POW cũng chuyển từ lỗ 43 tỷ sang lãi 684 tỷ đồng.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, mã chứng khoán POW) đã công bố Báo cáo tài chính quý 4/2022. Trong kỳ, doanh thu thuần đạt 7.669 tỷ đồng, tăng 113% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng chậm hơn giúp lợi nhuận gộp chuyển từ lỗ 329 tỷ trong quý 4/2021 sang lãi 1.108 tỷ đồng, biên lãi cải thiện lên mức 14%.
Doanh thu tài chính tăng gấp đôi lên 211 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính giảm 36% xuống 95 tỷ đồng. Kết quả, POW báo lãi sau thuế quý 4/2022 đạt 732 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ lãi vỏn vẹn 19 tỷ đồng, tương ứng gấp gần 39 lần. Lợi nhuận ròng cũng chuyển từ lỗ 43 tỷ sang lãi 684 tỷ đồng.
Lũy kế trong năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu đạt 28.235 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.323 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 13% so với thực hiện trong năm 2021. Lãi ròng đạt 1.894 tỷ đồng.
Trong cơ cấu doanh thu, chiếm phần lớn là doanh thu bán điện với 27.979 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ và tương ứng tỷ trọng lên tới 99%; còn lại là thu từ cung cấp dịch vụ và hoạt động khác.
Trong năm 2022, PV Power đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 24.242 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 743 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, công ty hoàn thành 313% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của POW đạt 56.642 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 29.155 tỷ đồng, chiếm 51% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 9.900 tỷ đồng trong khi các khoản phải thu ngắn hạn đạt 12.284 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính tới cuối quý 4, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của PV Power tăng gần 7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 560 tỷ đồng lên hơn 9.000 tỷ đồng và chiếm 16% tổng nguồn vốn. Công ty có thuyết minh, đơn vị này tính tới 31/12/2022 có dư nợ 2.354 tỷ đồng bằng đồng Đô la Mỹ, tăng gần 500 tỷ so với đầu năm.
Đại gia xăng dầu miền tây lỗ nặng, gần nửa tài sản là hàng tồn kho
Là doanh nghiệp xăng dầu đầu mối có hơn 550 đại lý ở Tây Nam Bộ, Dầu khí Nam Sông Hậu vừa báo lỗ lần đầu tiên từ khi lên sàn chứng khoán.
Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro - HoSE: PSH) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với doanh thu thuần đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp giảm 18%, xuống còn 182 tỷ đồng.
Về hoạt động tài chính, doanh thu trong kỳ giảm mạnh còn 2,7 tỷ đồng, chỉ tương đương hơn 1/5 cùng kỳ, trong khi chi phí tài chính tăng 23%. Khấu trừ các chi phí, Nam Sông Hậu lãi sau thuế chỉ hơn 42 tỷ đồng, giảm mạnh 40% so với cùng kỳ.
Giải trình kết quả này, doanh nghiệp cho biết nguyên nhân chủ yếu đến từ giá xăng dầu trong nước và quốc tế biến động tăng làm ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu vào, dẫn đến tổng chi phí hoạt động quý IV/2022 tăng cao hơn cùng kỳ.
Luỹ kế cả năm, doanh thu Dầu khí Nam Sông Hậu tăng 28% lên hơn 7.300 tỷ đồng, so với chỉ tiêu đề ra đầu năm chỉ thực hiện được 50% kế hoạch.
Thế mà PSH nó lại cứ lên kk