|MỚI| Dầu khí 24/7 - Cập nhật tin hot hàng ngày cho Chứng sỹ

Chào cả nhà,
Nhằm để giúp Chứng sỹ F247 “KHÔNG BỊ BỎ LỠ” những tin tức hot nhất về chủ đề Dầu khí, em lập topic này để cập nhật tin tức xuyên ngày xuyên đêm cho anh chị em cô dì chú bác.
Đây cũng là 1 topic tổng hợp thông tin để cả nhà lướt xem trong thời gian rảnh và hệ thống được dòng thời gian của tin tức. Hy vọng điều này sẽ hỗ trợ cả nhà tốt hơn trong việc nắm rõ tin tức trong quá trình đầu tư.

Em sẽ cập nhật topic bao gồm các nội dung sau:
1. Tin tức mới nhất về các mã Dầu khí
2. Tin vĩ mô liên quan
3. Tình hình nhóm ngành theo ngày khi có biến động mạnh
Chú ý: Những tin này KHÔNG phải là khuyến nghị đầu tư, chỉ mang tính chất tham khảo.

Với các mã Dầu khí, cả nhà quan tâm những mã nào thì comment cho em nhé. Em sẽ note lại và theo dõi sát sao, lên ngay tin mới nhất về những mã đó.
Cả nhà thả tim cho em nếu thấy topic hữu ích nhé!
:smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts:

4 Likes

Giá dầu hồi phục, kỳ vọng gì nhóm cổ phiếu dầu khí?

## Thị trường chứng khoán đang diễn biến tiêu cực, song nhiều cổ phiếu dầu khí lại bền bỉ “lội ngược dòng”. Những yếu tố nào đang nâng đỡ chỉ số cho cổ phiếu của nhóm này?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/10/2022. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã diễn ra không mấy tích cực khi VN-Index có 66 mã sàn, 429 mã giảm điểm nhưng nhóm cổ phiếu dầu khí lại có sắc xanh xuyên suốt trong phiên chỉ chịu áp lực bán vào cuối phiên, với mã BSR giữ vững mốc tham chiếu, PVD, PVS, PVC giữ giá tốt hơn so với thị trường. Thanh khoản của nhóm này cũng cao hơn so với những ngày trước đó.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, nhóm cổ phiếu dầu khí có thể diễn biến tích cực hơn do giá dầu hồi phục. Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ thông tin, chúng tôi xin điểm lại các vấn đề chính của nhóm cổ phiếu này và điểm qua thông tin từng doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị ngành dầu khí

Thượng nguồn: Các nhà thầu dầu khí như PVEP, VSP sở hữu những mỏ dầu khí và sẽ thuê các dịch vụ dầu khí để thực hiện thăm dò và khai thác. Các công ty kỹ thuật dầu khí bao gồm PVD (cung cấp dịch vụ khoan); PVS (cung cấp các dịch vụ khai thác còn lại bao gồm tàu và cảng) những công ty này sẽ hỗ trợ các nhà thầu dầu khí để thực hiện việc thăm dò và khai thác dầu khí.

Trung nguồn: chủ yếu cung cấp dịch vụ tù trữ và vận chuyển, trong phân khúc này có các cổ phiếu là GAS, PVB, PVT

Hạ nguồn: có nhà máy lọc dầu, như nhà máy lọc dầu Bình Sơn và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Trên sàn thì có nhà máy lọc dầu Bình Sơn sẽ tiếp nhận dầu thô từ PVT vận chuyển tới và thực hiện lọc dầu thành những sản phẩm xăng dầu. Sau đó PVT vận chuyển sản phẩm xăng, dầu đến các nhà phân phối như PLX và OIL.

“Không phải không có lý khi nhà đầu tư huyền thoại W. Buffet đã tiết lộ hồi đầu năm là công ty Bershire Hathaway của ông đã và đang đầu tư lớn vào các doanh nghiệp dầu khí”

Triển vọng giá dầu

6 tháng đầu năm giá dầu tăng rất mạnh do căng thẳng giữa Nga và Ukraine dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn cung. 2 tháng gần đây thì giá dầu giảm từ mức 120USD xuống 80-90 USD/thùng, do lo ngại về rủi ro suy thoái sẽ tác động đến nhu cầu dầu thô.

Triển vọng giá khí

Hiện tại căng thẳng giữa Nga và Ukraine dẫn đến giá khí rất cao và triển vọng cho thấy năm 2023 giá khí vẫn tiếp tục cao nữa nhưng trong dài hạn sẽ giảm về mức hợp lý hơn. Việt Nam sẽ bắt đầu nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ năm 2023.

Giá dầu dài hạn ở mức 75USD/ thùng sẽ hỗ trợ sự phát triển của các dự án khí mới trong nước.

Trữ lượng dầu và khí ở Việt Nam khá dồi dào. Theo dữ liệu của BP Statistics, Việt Nam đang giữ 4,4 tỷ thùng dầu và đứng thứ 3 khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trữ lượng dầu đang nằm trong khu vực khó khai thác và đang tranh chấp. Tuy nhiên, trữ lượng khí rất lạc quan, Việt Nam có khoảng 600 tỷ mét khối khí (tương đương với 60 năm khai thác) cho nên tiềm năng khai thác khí rất tốt.

Với trữ lượng dầu khí như vậy thì theo kế hoạch của chính phủ, sản lượng khai thác dầu của Việt Nam sẽ giảm từ 10-12 triệu tấn/năm xuống gần 9 triệu tấn/ năm trong 2022-2025 do sản lượng mỏ cũ suy giảm và chậm đầu tư vào dự án mỏ mới.

Triển vọng sản lượng khí lại rất khả quan. Trong giai đoạn 2022-2026, kỳ vọng sản lượng khai thác khí ở mức 8-8.5 tỷ m3/ năm trước khi tăng lên 10 tỷ m3/ năm vào năm 2027 với sản lượng từ mỏ khí Lô B và Cá Voi Xanh.

PVS - Chi phí tăng ảnh hưởng biên lợi nhuận mảng Cơ khí dầu khí.

PVS là cổ phiếu đầu tiên hưởng lợi khi dự án Lô B được phát triển. Trong dài hạn, PVS cũng có tiềm năng từ các dự án điện gió ngoài khơi, PVS đang thực hiện dự án điện gió ngoài khơi cho Hải Long - Đài Loan và đang học hỏi kinh nghiệm để phát triển nhiều dự án điện gió hơn tại VN trong tương lai.

PVS có tiềm năng rất lớn từ các dự án cùng LNG, PVS đang xây dựng công LNG Thị Vải - giai đoạn 1. PVS hiện cũng đang tìm kiếm cơ hội việc làm cho các dự án công LNG Thị Vải – giai đoạn 2, cảng LNG Sơn Mỹ và Cà Mau.

Mảng FSO/FPSO mang lại dòng tiền/ lợi nhuận ổn định với năng lực tài chính mạnh

d2.jpg

PVD - Kỳ vọng giá thuê ngày cao hơn trong năm 2023

PVD sở hữu đội khoan dầu trẻ và hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tính trung bình, các giản khoan tự nâng (JU) của PVD có tuổi thọ 11 năm (so với tuổi thọ trung bình của giản JU khoảng 30-35 năm), trong khi giàn TAD của công ty chỉ mới 9 năm tuổi. Các giàn khoan hiện đang hoạt động với hiệu suất hoạt động cao 80%-90%, có hệ số hiệu quả cao là 97% và cạnh tranh trực tiếp với các công ty khoan dầu của Mỹ như Transocean và Seadrill

PVD có triển vọng tích cực hơn từ năm 2023 với kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2023 với LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi tăng 6, 6 lần YoY do giá thuê ngày của giãn JU tăng 15% YoY và đội giàn khoan hoạt động gần 100% công suất

Giàn TAD đóng góp vào dòng tiền từ năm 2022. Giàn TAD đã bắt đầu thực hiện hợp đồng khoan kéo dài 10 năm cho Shell tại Brunei vào đầu năm 2022, và bắt đầu đóng góp dòng tiền sau 5 năm không hoạt động

Nhu cầu xăng dầu hồi phục thúc đẩy sản lượng tiêu thụ và biên xăng dầu.

Biên xăng dầu thể hiện lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu, đặc biệt là BSR. Dự phòng rằng biên xăng dầu sẽ hạ nhiệt từ năm 2023, tuy nhiên, biên xăng dầu vẫn cao hơn so với thời gian trước và hỗ trợ lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu.

Ước tính trong năm 2022, sản lượng tiêu thụ xăng dầu sẽ được hồi phục 7% so với năm 2021, trong dài hạn, sản lượng tiêu thụ xăng dầu tăng 5.5% từ năm 2022 đến năm 2026.

Trong 6 tháng đầu năm, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn bị sự cố về nhà máy và tài chính, do vậy, không cung cấp đủ nguồn cung cho thị trường.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ Công Thương, 2 nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nghi Sơn đang hoạt động 100% công suất, như vậy, dự kiến sẽ cung cấp 72% nhu cầu trong quý 3 và 80% nhu cầu trong quý 4. Kỳ vọng sẽ đáp ứng 60% - 65% trong cả năm.

BSR - Định giá hấp dẫn khi lợi nhuận đạt mức kỉ lục

Nhà máy lọc dầu Bình Sơn là nhà máy lọc dầu trẻ và thị phần thống trị trong khi Việt Nam đang có nhu cầu cao cho các sản phẩm lọc dầu.

BSR sẽ được hưởng lợi từ mức tăng trưởng mạnh mẽ trong tiêu thụ sản phẩm lọc. Với 2 nhà máy lọc dầu tại Việt Nam, với kỳ vọng sản lượng trong nước chỉ đáp ứng 60-65% tổng nhu cầu xăng dầu của Việt Nam trong dài hạn.

Biên xăng dầu diesel dài hạn sẽ trở lại mức trung bình trong giai đoạn 2015-2019. Việc nối lại các hoạt động đi lại, vận tải và công nghiệp sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm xăng dầu trong dài hạn, chúng tôi kỳ vọng giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn giá dầu thô.

BSR đang tiến hành nghiên cứu khả thi cho kế hoạch nâng cấp & mở rộng sửa đổi với vốn đầu tư liên quan có khả năng giảm từ 1,8 tỷ USD còn 1,2 tỷ USD.

BSR có thể hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư thấp hơn cho dự án nâng cấp và mở rộng, chuyển niêm yết sang sàn HOSE nhưng rủi ro giá dầu biến động mạnh dẫn đến sự biến động lớn của biên xăng dầu và dự phòng hàng tồn kho.

PLX - Nguồn cung trong nước sẽ cải thiện trong năm 2023.

Theo VCS dự báo lợi nhuận PLX giảm 37,2% YoY trong năm 2022 do nguồn cung trong nước không ổn định trong quỷ 1/2022, giá nhập khẩu cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận/lít của mảng phân phối xăng dầu và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Tuy nhiên, kỳ vọng lợi nhuận của PLX sẽ phục hồi 97,7% YoY vào năm 2023 với nguồn cung trong nước và nhập khẩu ổn định và phù hợp kế hoạch. Mô hình cửa hàng bán lẻ tích hợp và hoạt động kinh doanh LNG có thể là động lực tăng trưởng trong dài hạn.

PLX có thể tạo ra tăng trưởng dài hạn từ các dịch vụ ngoài xăng dầu (cửa hàng tiện lợi dịch vụ rửa xe) tại 2.700 trạm xăng dầu hiện hữu. PLX đang thử nghiệm mô hình rửa xe bảo dưỡng xe tự động dưới sự tư vấn của đối tác. chiến lược ENEOS Corporation (Nhật Bản).

Trong khi đó, PLX đặt mục tiêu đầu tư 700 triệu USD vào kho LNG Nam Văn Phong trong giai đoạn 2022-2025. Theo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, kế hoạch của Chính phủ đối với tăng trưởng mức tiêu thu xăng dầu Việt Nam là 5,5%/năm - gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng toàn cầu dự kiến là 1,6% (theo IEA).

1 Likes

Phiên 7/10: Ngoài nỗ lực kéo xanh của một vài cổ phiếu trụ, các cổ phiếu dầu khí như PVS, PVD, PVB, PVC hay HDC, HAX, STG,… cũng có một phiên ngược dòng đầy ngoạn mục.

Thị trường chứng khoán vừa khép lại phiên giao dịch cuối tuần đầy giông bão, VN-Index có thời điểm giảm hơn 52 điểm trước khi thu hẹp mức giảm còn 38,61 điểm (-3,59%). Sắc đỏ vẫn bao trùm thị trường, thậm chí toàn sàn có đến gần 270 mã giảm sàn. Trong bối cảnh đó, vẫn có một số cổ phiếu ngược dòng ấn tượng, thậm chí tăng kịch trần.

Nhóm vốn hóa lớn chứng kiến nỗ lực kéo xanh của VIC, VHM, SAB, VJC,… dù mức tăng không quá lớn. Tuy nhiên, đây vẫn là kết quả rất đáng ghi nhận bởi trong phiên các cổ phiếu này đều có thời điểm giảm rất sâu và gây áp lực lớn lên chỉ số.

Trong khi đó, nhóm vốn hóa nhỏ hơn lại cho thấy khả năng hồi phục nhanh và mạnh điển hình là một số cái tên trong nhóm dầu khí như PVS, PVD, PVB, PVC. Các cổ phiếu này giao dịch đầy khởi sắc với thanh khoảng khá dồi dào ngay cả trong thời điểm thị trường giảm sâu nhất. Dù vậy, khá bất ngờ, các “ông lớn” như GAS, PLX, BSR vẫn chìm trong sắc đỏ.

Nhiều cổ phiếu ngược dòng ngoạn mục phiên thị trường giảm mạnh, có mã tăng gần 30% trong 1 tuần - Ảnh 1.

Cổ phiếu dầu khí chia nửa buồn vui

Rất khó để lý giải cho biến động trái chiều trên. Theo một số nhận định, đà tăng mạnh của một số cổ phiếu dầu khí phần nào được hỗ trợ bởi thông tin giá dầu tiêp tục leo thang và giữ ở mức cao nhất 3 tuần sau khi OPEC+ đồng ý thắt chặt nguồn cung toàn cầu với một thỏa thuận cắt giảm 2 triệu thùng/ngày, giảm nhiều nhất kể từ năm 2020. Tuy nhiên, luận điểm này có phần không thật sự thuyết phục bởi GAS và BSR được SSI Research đánh giá có độ nhạy với giá dầu cao hơn so với các cổ phiếu khác trong nhóm.

Một trường hợp đi ngược cả nhóm ngành khác là cổ phiếu HDC của Hodeco. Trong khi hàng loạt cổ phiếu bất động sản giảm sâu, thậm chí trắng sàn, HDC lại bất ngờ tăng mạnh, thậm chí có thời điểm còn chạm trần.

Mặc dù không thể tránh khỏi ảnh hưởng bởi thị trường chung nhưng HDC vẫn nằm trong số ít các cổ phiếu bất động sản chưa bị thủng đáy cũ. Cổ phiếu này hiện đang dừng ở mức 42.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 43% so với đáy xác nhận hồi trung tuần tháng 6 nhưng thấp hơn 53% so với đỉnh hồi giữa tháng 11 năm ngoái.

Nhiều cổ phiếu ngược dòng ngoạn mục phiên thị trường giảm mạnh, có mã tăng gần 30% trong 1 tuần - Ảnh 2.

Cổ phiếu HDC ngược dòng trong nhóm bất động sản

Cũng có một phiên ngược dòng ấn tượng là cổ phiếu HAX của Haxaco – đơn vị phân phối xe Mercedes chính hãng duy nhất trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu này cũng có thời điểm đã chạm giá trần trước khi mức tăng thu hẹp còn 3,3% và đóng cửa tại mức 20.650 đồng/cổ phiếu. So với đáy hồi giữa tháng 6, thị giá HAX đã tăng 42% tuy nhiên vẫn còn thấp hơn 38% so với đỉnh đạt được vào cuối tháng 3 năm nay.

Nhiều cổ phiếu ngược dòng ngoạn mục phiên thị trường giảm mạnh, có mã tăng gần 30% trong 1 tuần - Ảnh 3.

Cổ phiếu HAX cũng ngược dòng ấn tượng

Mới đây, Haxaco đã nối lại phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Theo đó, công ty dự kiến phát hành thêm gần 49 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 100:86 (sở hữu 100 cổ phiếu, cổ đông sẽ có quyền mua 86 cổ phần mới). Vốn điều lệ sau phát hành dự kiến sẽ tăng từ hơn 569 tỷ đồng lên hơn 1.059 tỷ đồng.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ năm 2022, Haxaco thông qua nghị quyết phương án chào bán 49,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5, HĐQT tạm hoãn việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Lý do là diễn biến của thị trường không tốt ảnh hưởng đến lợi ích của công ty và lợi ích cổ đông.

Một trong những cái tên gây ấn tượng nhất phiên hôm nay phải kể đến STG của Sotrans khi cổ phiếu này tăng hết biên độ lên mức 34.600 đồng/cổ phiếu. Thực tế, cổ phiếu này đã bắt đầu đi ngược thị trường từ đầu tháng 10 với nhiều phiên trần. Chỉ trong 1 tuần qua, STG đã tăng gần 30% qua đó tiến sát đến đỉnh cũ đạt được hồi giữa tháng 11 năm ngoái.

Nhiều cổ phiếu ngược dòng ngoạn mục phiên thị trường giảm mạnh, có mã tăng gần 30% trong 1 tuần - Ảnh 4.

Cổ phiếu STG tăng gần 30% trong 1 tuần

Theo báo cáo mới đây, SSI Research cho rằng các công ty logistics sẽ tiếp tục hoạt động tốt trong 6 tháng cuối năm 2022. Tuy nhiên, trong dài hạn, sản lượng vận tải biển đã giảm tốc, trong khi giá cước vận tải có thể sẽ vẫn chịu áp lực cho đến năm 2023. Trên thị trường quốc tế, giá cước vận tải giao ngay tiếp tục giảm khi Chỉ số WCI đã giảm 28% trong tháng qua, tương đương mức giảm 54% kể từ tháng 2 năm 2022. Nhiều chuyên gia trong ngành đồng ý rằng mùa cao điểm vận tải biển thường thấy hàng năm có khả năng sẽ không xảy ra trong năm nay do hàng tồn kho của nhà bán lẻ ở mức cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu.

dpm cũng có họ dầu khí, hi vọng được hưởng ké tí sóng

1 Likes

DPM phân chứ bác nhỉ

Mình quan tâm PXS ạ :smiling_face_with_three_hearts:

1 Likes

ok bác ạ, đã vào danh sách

1 Likes

Bikini tím bên hồ bơi là hót lắm rồi.

Sò tím ah chủ tịch quỹ?

1 Likes

Giá dầu tnag sao bsr lại đỏ au vậy bạn

Giá dầu thế giới tăng rất mạnh trước động thái của OPEC+

## Phiên giao dịch ngày 7/10, giá dầu Brent giao dịch tại London đã tăng 3,50 USD, tương đương 3,7%, lên mức 97,92 USD/thùng, và tính trong cả tuần qua, giá dầu Brent đã tăng tới 11%.

Gia dau the gioi tang rat manh truoc dong thai cua OPEC+ hinh anh 1
Cơ sở khai thác dầu tại Almetyevsk, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong tuần giao dịch vừa qua, giá dầu thế giới đã tăng mạnh với tốc độ hai con số, trong đó giá dầu Brent Biển Bắc đạt mức gần 100 USD/thùng, sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) công bố quyết định cắt giảm sản lượng dầu để phản ứng trước việc thị trường năng lượng đã chứng kiến 4 tháng suy giảm liên tiếp.

Phiên giao dịch ngày 7/10, giá dầu Brent giao dịch tại London đã tăng 3,50 USD, tương đương 3,7%, lên mức 97,92 USD/thùng. Như vậy trong tuần qua, giá dầu Brent đã tăng 11%, sau khi giảm 11% hồi tháng Chín và giảm 22% trong quý 3/2022.

Trong khi đó, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) đã tăng 4,19 USD, tương đương 4,7%, lên mức 92,84 USD/thùng, đánh dấu mức tăng 17% trong tuần. Trước đó, giá dầu thô tiêu chuẩn của Mỹ đã giảm 12,5% trong tháng Chín và 24% trong quý thứ ba.

Ed Moya, chuyên gia phân tích tại sàn giao dịch trực tuyến OANDA, cho biết: “OPEC+ đã làm tất cả những gì họ có thể và hiện đang chờ đợi phản ứng từ các nhà lãnh đạo thế giới”.

Từ phía nước Mỹ, phản ứng của chính phủ nhiều khả năng sẽ là hạn chế lượng nhiên liệu có thể được xuất khẩu ra khỏi nước Mỹ - trong một nỗ lực nhằm ngăn giá xăng tăng về mức cao kỷ lục được ghi nhận hồi giữa tháng 6 là 5 USD/gallon (tương đương 3,78 lít).

Tính đến ngày 7/10, giá xăng tại các máy bơm ở Mỹ trung bình vào khoảng 3,80 USD/gallon.

OPEC+, nhóm gồm 13 nước thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) do Saudi Arabia đứng đầu với 10 nhà xuất khẩu dầu khác trong đó có Nga, hôm 5/8 đã công bố sẽ cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày, tương đương với 2% sản lượng hàng ngày của toàn cầu, cho đến ngày 23/12/2023 và đây là đợt cắt giảm sản lượng lớn nhất của OPEC kể từ tháng 4/2020 đến nay.

Mặc dù vậy, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức thiếu hụt 3,5 triệu thùng/ngày từ mức mục tiêu mà OPEC+ đã công bố trước đó.

Ngoài ra, tất cả các nước thành viên OPEC+ cũng nhất trí gia hạn hiệp định hợp tác vốn sẽ hết hạn vào cuối năm 2022 tới hết năm 2023.

Họ cũng nhất trí rằng ủy ban giám sát của nhóm sẽ họp định kỳ hai tháng một lần còn các nước thành viên OPEC+ sẽ họp 6 tháng một lần.

Tuy nhiên, OPEC+ lại không đưa ra bất kỳ sự định hướng nào liên quan đến việc sự cắt giảm sẽ đến từ đâu, tức là những quốc gia nào sẽ thực hiện cắt giảm và họ sẽ làm thế nào.

Phil Flynn, một nhà phân tích năng lượng tại hãng cung cấp các dịch vụ tài chính Chicago’s Price Futures Group cho biết bên cạnh quyết định của OPEC, vẫn còn những lý do khác tác động đến sự phục hồi của giá dầu.

Theo chuyên gia này, “nguồn cung dầu thô hiện thấp hơn 3% so với mức trung bình 5 năm.” Ngoài ra, thị trường cũng chờ đợi báo cáo việc làm hàng tháng do Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 7/10.

Các nhà tuyển dụng Mỹ đã bổ sung thêm 263.000 việc làm trong tháng Chín, cao hơn một chút so với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế.

Tỷ lệ thất nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm xuống 3,5% từ mức 3,7% của tháng 8 giữa bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang làm mọi cách để thúc đẩy cuộc chiến chống lạm phát.

Trong khi đó, đồng USD tiếp tục kéo dài chuỗi tăng giá trong ngày thứ ba liên tiếp hôm 7/10, khi thị trường kỳ vọng rằng Fed có thể sẽ một lần nữa tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp vào tháng 11 tới dựa trên số liệu báo cáo việc làm hàng tháng mới nhất của Bộ Lao động Mỹ.

Đồng bạc xanh mạnh là chỉ báo tiêu cực đối với các loại hàng hóa được định giá bằng đồng USD, bao gồm cả dầu thô, vì sự mạnh lên của đồng tiền này sẽ làm tăng chi phí đối với các nhà giao dịch sử dụng đồng euro và các loại tiền tệ khác.

Với quyết tâm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ, Fed đã tăng lãi suất thêm 300 điểm cơ bản trong năm nay từ mức chỉ 25 điểm cơ bản, đẩy giá trị đồng USD lên mức cao nhất của 20 năm./.

Đỏ hay xanh theo e là do cung cầu thị trường và ý chí của tạo lập, tuy nhiên trong ngắn hạn với giá dầu lên cao thì nhóm dầu khí khả năng cao thu hút dc dòng tiền

1 Likes

Các bác đừng trêu e e ngại lắm :joy:

Bác xem pt BSR ở đây e thấy ok Alo Bác Sĩ.....Cấp cứu cổ phiếu - #420 bởi Bacsi_ChungKhoan

1 Likes

Đằng sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, hóa ra Nga mới là người hưởng lợi nhiều nhất

Quyết định cắt giảm sản lượng mới đây nhất của OPEC đã gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt với mức cắt giảm này đang cho thấy Nga là người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Cắt giảm 2 triệu thùng/ngày

Mới đây OPEC+ đã bất ngờ cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu 2 triệu thùng/ngày, mức cắt giảm sâu nhất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Điều này đã khiến cho Nga trở thành người hưởng lợi nhiều nhất.

Trong thị trường dầu vốn đã eo hẹp về nguồn cung, phương Tây là nơi đang phải chịu mức giá năng lượng cao kỉ lục sẽ đối mặt với sự không chắc chắn về nguồn cung hơn nữa trong tương lai.

Lãnh đạo OPEC, Saudi Arabia cho biết họ chỉ đơn thuần phản ứng với việc lãi suất tăng vọt ở phương Tây, nơi các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang “chậm trễ” giảm thanh khoản, kích hoạt đồng USD tăng và khiến giá dầu rẻ hơn.

Washington cáo buộc OPEC đứng về phía Nga và gọi quyết định này là thiển cận khi nói rằng thế giới đã phải chịu chi phí năng lượng cao do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

OPEC+ bao gồm 13 thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và 11 đồng minh do Nga dẫn đầu.

Hôm thứ Năm, các nhà theo dõi thị trường dầu mỏ cho biết dựa trên các phép toán thuần túy và dữ liệu sản xuất mới nhất của OPEC +, Nga thực sự được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​quyết định này.

Đằng sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, hóa ra Nga mới là người hưởng lợi nhiều nhất - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nga vẫn là người hưởng lợi

Moscow thực chất sẽ không phải cắt giảm vì nước này đang sản xuất thấp hơn mục tiêu đã thỏa thuận trong khi sẽ được hưởng lợi từ giá dầu sẽ cao hơn nữa thông qua quyết định cắt giảm.

"Người chiến thắng là Nga trong khi người thua cuộc là người tiêu dùng toàn cầu”, ông Ole Hansen từ ngân hàng Saxo cho biết.

Điện Kremlin hôm thứ Năm cho biết việc cắt giảm là nhằm mục đích ổn định thị trường và xác nhận vai trò của OPEC+ với tư cách là một tổ chức chịu trách nhiệm về sự ổn định thị trường.

Việc cắt giảm 2 triệu thùng/ngày chiếm hơn 4% tổng sản lượng mục tiêu 43,8 triệu thùng của OPEC+. Tuy nhiên, tổ chức này đã phải vật lộn để sản xuất đạt các mục tiêu trước khi cắt giảm, bơm 3,6 triệu thùng mỗi ngày so với mục tiêu sản lượng vào hồi tháng Tám.

Những nước bị tụt hậu trong vài năm qua phải kể đến Angola và Nigeria do đầu tư kém. Và trong những năm gần đây tổ chức có thêm sự tham gia của Nga, quốc gia đang hứng chịu lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine. Nga đã bơm 9,9 triệu thùng/ngày vào tháng 9, giảm so với mục tiêu 11 triệu thùng/ngày.

Theo thỏa thuận vào hôm thứ Tư, Nga được cho là sẽ giảm sản lượng của mình xuống 10,5 triệu thùng/ngày - cắt giảm 600.000 thùng so với mức cao kết, tuy nhiên thực tế sản lượng của Nga đang thấp hơn so với mức này. Bởi vậy Nga sẽ chỉ càng hưởng lợi vì giá dầu sẽ bật tăng.

Công ty môi giới BCS Express có trụ sở tại Nga cho biết: “Nga sẽ không phải cắt giảm bất cứ thứ gì. Đây là một tin tích cực cho các công ty dầu mỏ của Nga, họ sẽ được hưởng lợi từ giá cao hơn trong khi giữ sản lượng ổn định”.

Ai là người phải cắt giảm sản lượng?

Ngược lại, lãnh đạo OPEC là Saudi Arabia, nước đang bơm dầu phù hợp với mục tiêu sẽ phải cắt giảm khoảng 500.000 thùng mỗi ngày (trị giá 46 triệu USD/ngày hay 1,4 tỷ USD/tháng.

Phó chủ tịch cấp cao của Rystad Energy, ông Jorge Leon, cho biết ông ước tính mức cắt giảm sản lượng hiệu quả 1,2 triệu thùng/ngày sẽ chủ yếu do Arab Saudi ( giảm 520.000 thùng/ngày), Iraq (giảm 220.000 thùng/ngày), UAE ( giảm 150.000 thùng/ngày) và Kuwait ( giảm 135.000 thùng/ngày).

Ông nói: “Giá dầu cao hơn chắc chắn sẽ làm tăng thêm cơn “đau đầu” lạm phát mà các Ngân hàng trung ương toàn cầu đang phải đối mặt và giá dầu cao hơn sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán tăng thêm lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cũng cho biết việc cắt giảm này sẽ thắt chặt thị trường dầu mỏ đáng kể, đặc biệt là khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu mỏ và các sản phẩm tinh chế của Nga có hiệu lực trong năm nay và năm sau.

Ông Hansen cho biết ông dự kiến ​​Fed sẽ thắt chặt lãi suất hơn nữa, dẫn đến việc đồng USD sẽ mạnh hơn, lợi suất trái phiếu cao hơn và suy thoái kinh tế toàn cầu có thể mất nhiều thời gian hơn để đảo ngược.

Ông Norbert Rücker từ Julius Baer cho biết căng thẳng giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất dầu có thể sẽ gia tăng trong tương lai gần.

Ông nói thêm: “Phương Tây hiện có nhiều động lực để nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với các quốc gia như Venezuela hoặc Iran."

Theo Bloomberg, Reuters

Chuyên gia: Áp giá trần dầu Nga sẽ làm “thay đổi cán cân quyền lực” giữa OPEC và phương Tây

“Các nước phương Tây càng có nhiều công cụ để can thiệp thị trường dầu khí thì OPEC càng khó duy trì giá dầu và đòn bẩy chính trị của mình”…

Đại diện của các nước thành viên OPEC tham dự họp báo sau cuộc họp của ủy ban giám sát cấp bộ trưởng và Hội nghị Bộ trưởng OPEC và ngoài OPEC tại Vienna, Áo ngày 5/10 - Ảnh: AFP

Theo ông Karim Fawaz, giám đốc bộ phận cố vấn năng lượng tại S&P Global, việc áp giá trần lên dầu Nga có thể gây ra tác động lớn đối với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Ông cho rằng OPEC tỏ ra quan ngại về giá trần và xem đây như một bài kiểm tra đối với các nỗ lực gây ảnh hưởng tới thị trường trong tương lai của mình.

Bình luận của nhà phân tích năng lượng này được đưa ra sau cuộc họp của OPEC+ (liên minh giữa OPEC và một số thành viên ngoài khối gồm Nga) hôm thứ Tư tuần trước tại Vienna, Áo. Tại cuộc họp này, OPEC+ đã thống nhất giảm hạn ngạch sản lượng dầu mỏ 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11. Đây là mức giảm sản lượng lớn nhất của liên minh này kể từ tháng 4/2020.

Giá dầu thô đã tăng vọt và giữ trên 100 USD/thùng trong nhiều tháng do chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 4 tháng trở lại đây, giá dầu đã giảm hơn 30% do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu dầu.

Theo các nhà phân tích, động thái của OPEC+ cho thấy tổ chức này có ý định giữ giá dầu ở mức cao, nhằm phản ứng với kết hoạch áp giá trần đối với dầu Nga của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Liên minh châu Âu (EU).

G7 và EU đang đẩy nhanh kế hoạch giá trần, dự kiến áp dụng từ tháng 12 tới, nhằm ngăn chặn một cú sốc về nguồn cung, đồng thời hạn chế nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Nga.

Tuy nhiên, theo ông Fawaz, các chi tiết về giá trần dù hiện chưa được quyết định cụ thể nhưng đang khiến OPEC phải lo lắng.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman tại cuộc họp báo sau Hội nghị Bộ trưởng OPEC và ngoài OPEC lần thứ 33 tại Vienna vào ngày 5/10 - Ảnh: AFP

“Một mức trần giá hiệu quả sẽ mang lại cho các khách hàng lớn của dầu Nga (cụ thể là phương Tây) một công cụ đối ngoại hữu dụng và đã qua kiểm nghiệm. Công cụ này có thể thay đổi cán cân quyền lực đã được định hình trên thị trường dầu khí nhiều thập kỷ qua”, vị chuyên gia giải thích.

Ông Fawaz cũng nhận định giá trần là một giải pháp hấp dẫn hơn so với áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp hoặc nhắm trực tiếp vào dòng chảy dầu. Biện pháp này sẽ nối tiếp động thái xả kho xăng dầu dự trữ chiến lược của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm ngăn chặn giá dầu tăng.

“Các nước phương Tây càng có nhiều công cụ để can thiệp thị trường dầu khí thì OPEC càng khó giữ giá dầu và đòn bẩy chính trị của mình”, ông phân tích. “Các biện pháp trừng phạt và trần giá đối với một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới có thể giúp duy trì dòng chảy dầu, nhưng mức giá do Washington cùng G7 đặt ra sẽ làm thay đổi lằn ranh đỏ bất thành văn”.

EU tuần trước đã thông qua việc áp dụng cơ chế trần giá lên dầu Nga như một phần trong gói trừng phạt mới nhằm vào Moscow, nhưng một số khách hàng lớn của Nga như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đứng ngoài, làm dấy lên hoài nghi về hiệu quả của cơ chế này.

“Dù có thể không hiệu quả, cơ chế này cho thấy nỗ lực sáng tạo của các nước phương Tây trong việc phát triển các công cụ ngoại giao mới và điều này thực sự khiến OPEC phải lo lắng”, ông Fawaz nhận định. “Nhìn rộng hơn, thị trường dầu khí đang được tái cấu trúc, các mối quan hệ thương mại và chính trị đang được định hình lại và luật chơi đang thay đổi. OPEC rõ ràng không thích hướng đi này nhưng việc họ tìm cách lội ngược dòng có thể chỉ càng khiến mọi thứ được đẩy nhanh hơn”.

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/10: Giá xăng dầu tăng cao đẩy giá kim loại bứt phá mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/10: Chỉ số MXV- Index tăng vọt đến 5,67% lên mức 2.559 điểm nhờ đà tăng rất mạnh trên nhóm năng lượng.

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đến thị trường có sự sụt giảm nhẹ trước tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong nước, giá trị giao dịch toàn Sở trung bình toàn đạt 4.100 tỷ đồng mỗi phiên. Đà tăng đến từ lực mua rất mạnh của nhiều mặt hàng quan trọng, mà đặc biệt là các hợp đồng xăng dầu. Đóng cửa tuần, nhiều mặt hàng ghi nhận các mức tăng vọt lớn nhất trong vòng nhiều tháng. Có thể kể đến, nhận hỗ trợ từ xu hướng của giá dầu, giá các mặt hàng dầu thực vật cũng ghi nhận những mức tăng rất mạnh. Dầu cọ Malaysia tăng vọt 12% sau 1 tuần, dầu đậu tương bật tăng hơn 8%.

Thị trường kim loại diễn biến trái chiều, theo sát xu hướng chỉ số Dollar Index

Kết thúc tuần giao dịch 03/10 – 09/10, nhóm kim loại chia thành hai nửa xanh đỏ. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc đóng cửa với mức giá cao nhất trong vòng 7 tuần, lấy lại mốc 20,25 USD/ounce sau khi tăng 6,39%. Bạch kim đóng cửa tuần tăng 3,84% lên mức 917,9 USD/ounce.

Dữ liệu sản xuất tại Mỹ bất ngờ tiêu cực trong tháng 9, thể hiện qua chỉ số quản trị mua hàng PMI sản xuất của Viện Quản lý cung ứng Mỹ (ISM) giảm mạnh từ mức 52,8 trong tháng 8 xuống 50,9 và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng 52,2 theo ước tính của các chuyên gia kinh tế. Điều này đã khiến đồng Dollar Mỹ suy yếu 2 phiên đầu tuần khi thị trường cho rằng tăng trưởng chậm lại có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhẹ tay hơn trong tiến trình tăng lãi suất, nhất là khi Ngân hàng Trung ương Úc có hành động bất ngờ chỉ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản khiêm tốn. Chỉ trong 2 phiên, giá bạc và bạch kim vốn chịu sức ép bán mạnh trong giai đoạn trước đó đã bật tăng gần 10%.

Tuy nhiên, các dữ liệu về việc làm của Mỹ tiếp tục cho thấy bức tranh về một thị trường lao động tích cực. Theo Bộ Lao động Mỹ, số người có việc ngoài ngành nông nghiệp tăng thêm 263.000 người trong tháng 9. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm từ 3,7% hồi tháng 8 xuống còn 3,5% bất chấp môi trường lãi suất tăng mạnh. Đồng Dollar Mỹ phục hồi trong 3 phiên cuối tuần khiến lực bán quay trở lại với nhóm kim loại quý. Mặc dù vậy, sức mua mạnh mẽ hồi đầu tuần đã giúp bạc và bạch kim kết thúc tuần trong sắc xanh.

Nhóm kim loại cơ bản cũng theo sát các yếu tố vĩ mô trong bối cảnh thị trường tiêu thụ lớn nhất, Trung Quốc trải qua tuần nghỉ lễ Quốc khánh. Lo ngại về nguồn cung khi Sở giao dịch kim loại London (LME) thảo luận về khả năng cấm một số mặt hàng kim loại của Nga trước ngày 28/10 đã khiến giá nhôm và nickel tăng hơn 6%. Trong khi đó, sức ép vĩ mô lấn át vẫn khiến mặt hàng đồng, thước đo sức khỏe của nền kinh tế kết thúc tuần giao dịch trong sắc đỏ. Giá đồng COMEX giảm 0,76% xuống 3,38 USD/pound trong khi đồng LME cũng suy yếu với mức giảm 1,36%.

Giá dầu có thể duy trì ở vùng giá cao và dẫn dắt xu hướng toàn thị trường hàng hoá

Theo MXV, sức ép từ việc thiếu hụt nguồn cung đang lớn dần lên sau khi OPEC+ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 2% nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới. Nếu kế hoạch này được duy trì cho đến đầu năm sau, thị trường gần như chắc chắn sẽ trở lại tình trạng mất cân bằng cung – cầu.

Đầu tuần này, giá dầu có thể gặp áp lực điều chỉnh khi mà thị trường đã hấp thụ hết các thông tin tiêu cực về nguồn cung thể hiện ở liên tiếp các phiên tăng rất mạnh trong suốt tuần qua. Tuy nhiên, khả năng sản xuất để bù đắp vào thiếu hụt nguồn cung từ Nga và OPEC+ vẫn rất mong manh sẽ khiến giá dầu khó có thể giảm sâu và sẽ tiếp tục duy trì ở vùng giá cao. Giá dầu vẫn sẽ tiếp tục dẫn dắt và là tín hiệu chỉ báo chung cho toàn thị trường hàng hoá.

Tuần này, lần lượt các cơ quan, tổ chức năng lượng lớn trên thế giới là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu OPEC, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, và Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA sẽ phát hành báo cáo tháng 10. Trong giai đoạn thị trường dầu đang nhiều bất ổn, các báo cáo tháng sẽ là tâm điểm của các nhà đầu tư và giới phân tích nói chung.

DPM tím lun gòi

1 Likes

Trần Văn Mạnh luôn

2 Likes

NN cũng vào mạnh =)) mong tuần này lên nhiều tí cho ae vui

1 Likes