Bài viết hôm nay của em sẽ đưa mọi người có 1 cái nhìn khái quát hơn về việc phát hành tín phiếu của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) Việt Nam từ cuối tuần rồi.
Đầu tiên, động thái Ngân hàng Nhà nước rút tiền về thông qua ba đợt bán tín phiếu lên đến 30.000 tỷ đồng, đang tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư chứng khoán. Nhưng, “đợt rút tiền này sẽ không nhiều, không lâu dài và nhớ là kỳ hạn 28 ngày”.
Để hiểu sâu hơn thì Nam xin tóm tắt sơ lược phần định nghĩa công cụ Tín phiếu của Ngân hàng, đó là môt nghiệp vụ bình thường trong hoạt động điều tiết thanh khoản của hệ thống. Việc không bình thường ở đây chính là rất nhiều tuần/tháng qua NHNN không thực hiện nghiệp vụ này.
Trong quá khứ, khi thực hiện nghiệp vụ này đi liền với hoạt động tăng lãi suất. Do đó, lúc này, khi NHNN tái khởi động lại công cụ này, liên tục hút tiền của hệ thống ngân hàng thương mại về qua 3 đợt bán tín phiếu lên đến 30 nghìn tỷ đồng, làm cho thị trường liên tưởng đến câu chuyện tiếp theo là lãi suất tăng.
Tuy nhiên, chúng ta không được áp dụng một cách mái móc khi mà lần tăng lãi suất gần nhất có sự góp mặt của đại dịch Covid. do đó chúng ta cần biết rằng thị trường tài chính vận hành mỗi một thời điểm luôn gắn với bối cảnh thông tin khác nhau.
Điểm đáng chú ý kế tiếp là bối cảnh hiện tại khi mà NHNN phát hành tín phiếu. tính đến hết tháng 8/2023, NHNN đã mua ròng ngoại tệ khi mà dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cam kết và giải ngân tương ứng hơn 18 và 13 tỷ USD, thặng dư cán cân thương mại lên đến hơn 20 tỷ USD. Điều này cho thấy việc mua vào ngoại tệ đã làm cho thanh khoản hệ thống NHTM trở nên dồi dào VND. Do vậy, theo Nam nhận định, NHNN buộc phải hút tiền VND về thông qua nghiệp vụ bán ra tín phiếu là chuyện rất bình thường.
Như vậy, nếu như tay phải đưa VND ra bằng cách mua ngoại tệ vào thì tay trái sẽ hút tiền VND vào thông qua bán tín phiếu. Đây chính là bối cảnh hiện tại khác bối cảnh của quá khứ. Đây là cách mà NHNN dùng để kiểm soát lạm phát thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cuối cùng, tỷ giá USD/VND mấy ngày qua đã không ngừng tăng nóng trở lại khi mà chỉ đó DXY đã có lúc đạt mốc 106.6 (27/9). Điều này làm cho đồng nội tệ của các nước trên thế giới đều mất giá và Việt Nam cũng không ngoại lệ khi tỉ lệ USD/VND ngày 27/9 đạt mức 24.540 đ (Eximbank). Tuy nhiên, tỷ giá tăng là cơ sở để trợ năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong thương mại toàn cầu, là một yếu tố quan trọng mà NHNN phải nhìn và chủ động. Do vậy, một mặt điều chỉnh tỷ giá trong biên độ có kiểm soát thì NHNN cần rút tiền VND về và việc rút tiền này sẽ không nhiều, không lâu dài và nhấn mạnh lưu ý là kỳ hạn 28 ngày.
Về Index
Cây nên phiên hôm qua 27/9 đã cho ta thấy 1 nhịp hồi kĩ thuật sắp tới về vùng cản 1200, và đây sẽ là 1 vùng cản mạnh khi mà Khối lượng ngày 27/9 vẫn còn khá thấp, chưa đủ để gọi là 1 phiên bắt đáy. Do đó nhịp hồi này sẽ đến quanh vùng 1200 rồi sideway tạo nền trước khi có thể bức phá. Điều này trùng hợp với khoảng thời gián Báo cáo tài chính Q3 của các Doanh nghiệp sắp tới.
Hành động: Tìm điểm mua hớp ly cho nhóm Chứng khoán và Bất động sản vì đây là 2 nhóm giảm mạnh nhất trong 4 phiên gần đây nên cũng sẽ là 2 nhóm chính tăng nóng trở lại. Nhịp này bắt đúng điểm sẽ có lợi nhuận 5-10%. Khi về quan 1200, anh chị có thể cắt gọt lại danh mục, tập trung các nhóm dự đoán có kết quả kinh doanh tốt hơn vào quý 3 và xa hơn là quý 4.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487