Mối quan hệ “mật thiết” của Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng và Tập đoàn Đất Xanh (DXG)

, , , , , , , , ,

Từ năm 2004 - 2021, ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch CTCP Đầu tư LDG đã giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại Tập đoàn Đất Xanh.

Ngày 30/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (LDG Investment; mã chứng khoán: LDG) về tội “Lừa dối khách hàng” quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), xảy ra tại dự án khu dân cư Tân Thịnh, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Ông Nguyễn Khánh Hưng sinh năm 1978 tại Quảng Bình. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông Hưng về đầu quân cho Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) trên cương vị Phó Tổng Giám đốc. Từ năm 2004 đến năm 2021, ông giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh. Ông Hưng được xem là một trong những “công thần” của Tập đoàn Đất Xanh khi gắn bó từ những ngày đầu thành lập.

Tuy nhiên, đến tháng 1/2021, ông Hưng chính thức gửi đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh.

Bên cạnh đó, trong thời gian từ 2015 - tháng 4/2016 ông Hưng còn nắm giữ vị trí Tổng Giám đốc của CTCP Đầu tư LDG. Sau đó, ông Hưng ngồi vào ghế Chủ tịch HĐQT công ty này từ 2016 cho đến nay. Ngoài ra, ông còn giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản Unihomes trong giai đoạn từ 2015-2019.

Về CTCP Đầu tư LDG, tiền thân của doanh nghiệp là CTCP Địa ốc Long Điền, được thành lập vào tháng 8/2010 tại Đồng Nai, với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Năm 2015 được coi là bước ngoặt đầu tiên của CTCP Đầu tư LDG khi chính thức được ra đời bằng việc đổi tên từ CTCP Địa ốc Long Điền. Cùng thời điểm đó, doanh nghiệp đã nâng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM.

Năm 2016, LDG đã có bước chuyển trong tỷ lệ sở hữu và biến động trong lãnh đạo thượng tầng. Khi đó, ông Lê Kỳ Phùng - Chủ tịch HĐQT và là người sáng lập LDG rút lui vào tháng 12/2016. Thay thế ông Phùng là ông Nguyễn Khánh Hưng (khi đó ông Hưng vẫn đang là thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Xanh).

Cũng từ thời điểm này, Đất Xanh là nhóm cổ đông lớn nhất tại LDG Group. Cụ thể, Đất Xanh trực tiếp sở hữu 14,34 triệu cổ phiếu LDG Group, tương ứng với tỷ lệ 16,2%. Hai công ty thành viên của Đất Xanh là Công ty CP Xây dựng Địa ốc Long Kim Phát và Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Dịch vụ Hà Thuận Hùng cũng lần lượt sở hữu 16% và 9,13%. Và các cổ đông có liên quan Đất Xanh sở hữu dưới 5% không thuộc diện phải công bố. Kể từ thời điểm đó, LDG Group luôn bị coi là cái bóng của Tập đoàn Đất Xanh.

Năm 2017, LDG Group đánh dấu sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh bằng việc bước vào phân khúc căn hộ ở TP. HCM khi tung ra thị trường các dự án căn hộ mang thương hiệu Intela như Saigon Intela, High Intela và West Intela. Ngoài ra còn có các dự án ở các tỉnh lân cận như Khu du lịch thác Giang Điền, Khu đô thị dành cho chuyên gia Sakura Valley, Khu biệt thự Giang Điền.

Đến năm 2018, LDG Group thoái vốn khỏi dự án Grand World Phú Quốc và Khu du lịch Giang Điền, thu về nguồn vốn 1.600 tỷ đồng.

Tháng 7/2020, LDG đánh dấu bước ngoặt lớn khi Đất Xanh và các công ty con đã thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp. Từ đó, LDG chính thức thoát khỏi “cái bóng” của Đất Xanh.

photo-1701366430597

Về kết quả kinh doanh của LDG, kể từ khi ông Hưng lãnh đạo đã có sự tăng trưởng vượt trội nhất là giai đoạn 2018 - 2019. Tuy nhiên, kể từ 2020 tới nay tình hình kinh doanh của công ty này ngày càng lao dốc. Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm 2023, LDG đạt doanh thu thuần chỉ vỏn vẹn gần 486 triệu đồng, trong khi doanh thu thuần cùng kỳ năm ngoái hơn 246 tỷ, lỗ sau thuế 209 tỷ đồng.

Để vượt qua khó khăn, hồi tháng 9/2023, Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư LDG đã thông qua nghị quyết, thực hiện phương án hợp tác phát triển dự án, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng cổ phần đang sở hữu hoặc công ty con đang sở hữu để giải quyết nhu cầu về tài chính phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ trái phiếu, nợ ngân hàng, đảm bảo nguồn tài chính để phát triển dự án.

Theo đó, Công ty CP Đầu tư LDG muốn bán dự án Khu du lịch biển Bãi Bụt - Sơn Trà ở Đà Nẵng, khu chung cư lô C1 ở Bình Dương và các tài sản, dự án khác để trả nợ trái phiếu, nợ ngân hàng.

Nói về những khó khăn khiến LDG phải bán dự án trả nợ, Chủ tịch HĐQT LDG Nguyễn Khánh Hưng cũng từng khẳng định thị trường bất động sản khó khăn, việc hợp tác không dễ dàng. Thời gian qua, lãnh đạo công ty cũng phải bán tài sản cá nhân để giữ công ty.

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐẤT XANH ĐÃ THOÁI VỐN KHỎI CTCP ĐẦU TƯ LDG

z4944423019762_d7a48b79fa5b5acc7779c0380d5615fd
Phiên giao dịch sáng nay áp lực bán của khối ngoại đã ép chỉ số Index về vùng MA200 (1115). Thị trường sẽ test lại vùng 1107-1115 để kiểm định cầu và hấp thụ hàng chốt lời t+, nên có thể mua thêm nếu cp chạm về hỗ trợ tốt.
Đầu sóng tăng năm 2020-2021 cũng tương đồng giai đoạn hiện tại là khối ngoại liên tục bán ra


Khối ngoại đến hiện tại đã bán 412 tỷ.

1 Likes


Thanh khoản nay thấp hơn hôm qua nhưng cũng là điều dễ hiểu khi mà TT rung lắc sau 1 phiên bùng nổ, chưa vấn đề gì lắm cho ai đang cầm hàng.

z4945694304971_fb47a202dc91bd5d49cf44650a361d4a
Phiên 5/12 Nước ngoài bán ròng kỉ lục! Ở chiều ngược lại cá nhân cân lại Tây lông!

2 Likes

Nãy đi ăn bún đầu ngõ, cô bán bún bảo sắp có gió đông về gió này dự 1250 độ C. Cô nhắc mua áo Đất Chứng Thép mặc cho ấm lòng để còn có sức khỏe tết ăn thịt HEO :grin: :grin:

1 Likes

bài viết hay quá bác

1 Likes

cảm ơn bác nhé

Cập nhật thị trường phiên sáng: Vnindex hiện tại vẫn đang dao động quanh mốc tham chiếu và có sự lan tỏa dòng tiền thêm đến với nhóm Thủy Sản trong phiên nay. Đây là tín hiệu hết sức tích cực bởi thị trường muốn đi lên bền vững cần có sự lan tỏa đến tất cả các nhóm ngành. Những nhóm mạnh kênh trên thì sẽ cần quan sát thêm trong chiều nay để xem áp lực hàng về sau phiên bùng nổ diễn ra thế nào. Nhìn chung, em đánh giá thị trường hiện vẫn đang rất tích cực khi mới chỉ tăng nhẹ từ vùng tích lũy và còn nhiều cơ hội để mình tham gia trong nhịp cuối năm. Do đó, anh chị cứ tập trung chuẩn bị sẵn lượng vốn để tham gia khi điểm mua xuất hiện. Đoạn này thị trường có chỉnh cũng chỉ là CHỈNH ĐỂ LÊN nên anh chị thoải mái lựa chọn các dòng CP mạnh để mua. Chi tiết CP thì các phiên tới em sẽ chia sẻ chi tiết cụ thể điểm mua sau nên mình cứ chờ đợi thêm nhé. Cảm cả nhà rất nhiều.

đám đông ra khơi là lúc chúng ta thu lưới


Cơ sở đạp chục điểm nhưng phái sinh xanh.Lái định làm gì đây :woozy_face:


Lên trong sự chắp vá

1 Likes

z4952544425509_c03b7d84bb5a85e74295cadc9a2ecf1f.

DIG ký hợp tác với Everbright Environment và China Harbour Engineering

1 Likes

Diễn biến hiện tại càng củng cố cho 1 nhịp thị trường tốt

  1. chỉnh xong lại lên
  2. dòng tiền lan tỏa các nhóm
  3. Mua nền chặt chẽ và giữ

Acem tập trung 1 nhịp tốt nhất trong năm 2023 để giao dịch nhé

Tốp đầu ngành + Sản xuất + Nhóm cổ phiếu Dragon

Mã nào tự tin thì đặt cửa cao nhất tỷ trọng


Phiên chiều nay thị trường tăng nhẹ vào cuối phiên đóng cửa tại 1124.44đ với thanh khoản dưới trung bình. Dòng tiền hướng đến nhóm VN30 trong khi midcap vẫn đỏ điểm. Nhóm thép phiên sáng tăng tốt đến chiều cụt đầu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 500 tỷ. Phiên nay có hiện tượng kéo trụ bán midcap. Giai đoạn này em đánh giá là khá lỏng lẻo và tâm lý thị trường yếu nên ưu tiên quản trị rủi ro

Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên BB+ và dự báo tăng trưởng dài hạn của nước ta ở mức 7%/năm.
Fitch Ratings cũng nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (Long-term Issuer Default Rating) và trần đánh giá tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (Country Celling) từ BB lên BB+. Trong đó, triển vọng của xếp hạn nhà phát hành nợ dài hạn ở mức “ổn định”.

Xếp hạng nhà phát hành nợ ngắn hạn (Short Term Issuer Default Rating) và nhà phát hành nội tệ ngắn hạn (Local Currency Short Term Issuer Default Rating) được giữ nguyên ở mức B.

Nhân viên Thế Giới Di Động chiếm đoạt 30 điện thoại iPhone của siêu thị lãnh 16 năm tù

Khoảng nửa năm làm việc cho Công ty Thế Giới Di Động, Nguyễn Thanh Liêm đã trộm và chiếm đoạt tổng cộng 30 điện thoại iPhone các loại.

Trong thời gian làm việc cho Công ty Thế Giới Di Động, Liêm đã chiếm đoạt 30 điện thoại iPhone các loại - Ảnh: Đ.T.

Trong thời gian làm việc cho Công ty Thế Giới Di Động, Liêm đã chiếm đoạt 30 điện thoại iPhone các loại - Ảnh: Đ.T.

Ngày 8-12, Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên phạt Nguyễn Thanh Liêm (26 tuổi, quê Đồng Nai) 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản và 13 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt Liêm phải nhận là 16 năm tù.

Theo hồ sơ, Liêm là nhân viên của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động (Công ty TGDĐ), được phân công nhiệm vụ tại bộ phận kho công nghệ, chuyên mảng điện thoại, máy tính, kiêm chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật, điện máy tại cửa hàng Điện Máy Xanh 189A Cống Quỳnh (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1).

Trong khoảng thời gian từ tháng 12-2020 đến tháng 7-2021, lợi dụng sơ hở, Liêm đã lén lút mở tủ lấy 4 chiếc điện thoại iPhone các loại trị giá 93 triệu đồng.

Ngoài ra, Liêm còn sử dụng mã nhân viên kho của mình hoặc mã nhân viên của đồng nghiệp khác của cửa hàng để tạo lệnh xin hàng khống, đồng thời tự ý sử dụng mã nhân viên, mật khẩu của quản lý cửa hàng duyệt các lệnh này để chiếm đoạt 26 điện thoại iPhone các loại, trị giá 729 triệu đồng.

Ngày 10-8-2021, quản lý kho cửa hàng Điện Máy Xanh 189A Cống Quỳnh kiểm tra kho, hệ thống phần mềm tại cửa hàng và phát hiện hành vi của Liêm nên trình báo sự việc. Liêm bị Công an quận 1 bắt ngay sau đó.

Tại cơ quan điều tra, Liêm khai nhận toàn bộ [hành vi phạm tội. Sau khi chiếm đoạt số tài sản nêu trên, Liêm đem bán 27 chiếc điện thoại cho một người đàn ông ở quận 8, còn phụ kiện Liêm đăng bán trên mạng xã hội.

Các điện thoại Liêm bán đều được mở hộp và không nói cho người mua biết về nguồn gốc.

Về trách nhiệm dân sự, Công ty TGDĐ yêu cầu Liêm bồi thường hơn 900 triệu đồng nhưng đến nay Liêm chưa thực hiện!


Cả sáng 3k500 tỷ,