Vậy e phải đầu tư vào CTG rồi. Hàng nhà càng nắm rõ, chạy đâu xa
Cảm ơn bác, e đã nhận được ạ!
Cảm ơn những chia sẻ thật chân thành và sâu sắc của bác! Những kinh nghiệm đã trải qua của các bác gạo cội được note lại như này là những bài học rất rất quý giá đối với những F0 mới chập chững bước vào TT!
Bước vào TT được gần tháng, mua mua bán bán chạy hụt hơi theo mấy em tư vấn nhưng chỉ đến khi tình cờ biết đến F247 mấy hôm nay, đọc được bài của bác và bác OnlyU em mới lờ mờ nhìn ra con đường mình đang bước, sẽ bước là gì.
Mong bác và các bác gạo cội tiếp tục chia sẻ dần dần những bài học kinh nghiệm mà các bác đã từng chinh chiến, đã từng vấp váp, đã từng chiến thắng cho gà mờ F0 chúng em!
Chúc bác thật nhiều sức khoẻ và hạnh phúc!
Mọi sự trưởng thành mình nghĩ đều cần thời gian để trải nghiệm - vấp ngã và đứng dậy! Ta k thể ra quyết định đúng 100% với mọi giao dịch! Điểm khác biệt đó là tỷ trọng của những gd thắng với những gd bạn phải cutloss nó như thế nào!
Đầu tư là 1 quá trình và chúng ta k thể đốt cháy giai đoạn được! Mọi DN cũng cần thời gian để tăng trưởng và lớn chứ không thể lớn như thánh gióng được! Mình nghĩ vậy!
Chúc bạn cuối tuần vui vẻ và đầu tư thành công
Nếu có thể, Bác cho tôi xin tài liệu để nâng tầm nhận thức. chammut155151@gmail.com. thanks!
Đúng và sai
Có 1 điều khá thú vị trong nhận thức của chúng ta chỉ muốn mọi điều chúng ta làm là đúng nhưng thực tế là nếu cứ đúng suốt là thì bạn sẽ thấy nó có gì đó sai sai! Tức là về cơ bản có đúng và có sai nên bạn cũng đừng thấy lạ khi có cổ phiếu bạn mua đúng và có cổ phiếu bạn chọn sai! Điều khác biệt lớn nhất đó là khi bạn chọn 2 cổ phiếu và nắm giữ có thể phải 3 năm sau bạn mới biết bạn nắm giữ cổ phiếu nào đúng - cả hai đều đúng hoặc cả hai đều sai! Hoặc 1 đúng 1 sai! Đơn giản là sẽ có những cổ phiếu cầm sau 1 năm sẽ lãi nhưng 2 năm tiếp theo lại về giá bạn mua trước đó 1 năm hoặc bị thua lỗ nhẹ!
Thế nhưng với nhà đầu tư mới thì việc nên làm không phải là lựa chọn đúng hay sai con đường mà hãy nên làm song song: vừa đọc - ngâm cứu và vừa thực chiến bằng cách mua bán cổ phiếu thì bạn sẽ dần hiểu ra được cách vận động của từng cổ phiếu với từng ngành! Đến 1 lúc nào đó bạn nhận ra 1 điều rằng nếu ta đầu tư cổ phiếu từ lúc càng trẻ thì thành quả ta nhận được sau này càng lớn thì lúc đó là bạn đã trưởng thành vượt bậc về tư duy rồi đó! Thế nhưng nếu một ngày bạn nhận ra dù bạn đã có tuổi và nếu vẫn kiên trì lựa chọn cổ phiếu và quản trị rủi ro 1 cách chắc chắn thì bạn cũng có thể có được thành quả rất lớn sau vài năm! Đúng - sai luôn là 1 góc nhìn tương đối! Nhưng có 1 thực tế rằng nếu không thử sức - không trải nghiệm và không đầu tư cho bản thân thì chúng ta không bao giờ nhận ra được những điều như vậy!
Lòng tham sinh ra bởi sự sợ hãi - lớn lên trong nghi ngờ - chết đi trong sự thỏa mãn
Cố gắng từng ngày để thấy mình đang thay đổi thì tôi tin bạn sẽ sớm đi đúng đường! Có 1 thực tế rằng bạn không thể lười và chờ sự may mắn đến trong đâu tư được! Bài học lớn nhất trong đầu tư chứng khoán Là sau mỗi giao dịch bạn tìm ra được nguyên nhân và lý do vì sao có được kết quả đó dù tốt hay xấu! Nếu bạn lười đi tìm và bỏ qua rồi lại tiếp tục 1 giao dịch mới thì tôi sợ rằng bạn bắt đầu đi sai đường mà thôi.
Lựa chọn đúng giúp cơ hội thành công 50%, tiếp sau đó là hiểu và học cách năm giữ cho dài hạn
Lựa chọn sai tưởng đúng thì có thể phải vài năm sau mới biết câu trả lời
Khi ta cảm thấy có gì đó sai sai trên TTCK thì đó là lúc nên cảnh giác và thu gọn danh mục! Khi ta cảm thấy mọi cái đang đi đúng với những gì thị trường phản ánh thì cũng là lúc ta cần nghi ngờ!
Suy cho cùng cứ phải thử sức - trải qua mới biết!
Chúc nhà đầu tư luôn giữ được sự kiên định - lì đòn nhưng có căn cứ và tham lam khi người khác sợ hãi - mua đỏ bán khi xanh chứ k phải mua màu đỏ bán khi màu xanh!
Một vòng tròn trong đầu tư! Nếu hiểu nó bạn sẽ thấy rất thú vị!
A ơi, a có bài phân tích về MBB k ạ, a cho e xin với ạ, mail e: tanpn@aasc.com.vn
Tks a nhieu
Anh không có anh nhé! Dòng Bank anh k hiểu sâu
Tại sao cutloss không hề dễ dàng?
Có rất nhiều lý do khiến bạn không thể cutloss cổ phiếu để tìm 1 cổ phiếu khác phù hợp hơn
- Do kinh nghiệm thực chiến chưa đủ
- Sợ cutloss đúng đáy ( lý do này khá lớn)
- Định giá sai ngay từ khi xuống tiền nên dù cổ phiếu có rơi 50% vẫn ôm chặt và chờ 1 ngày nào đó cổ phiếu tăng trở lại
- Tiếc nuối ( kể cả người cutloss rồi thì cảm giác này vẫn tồn tại ngắn hạn! Vậy cách làm hiệu quả nhất Là cutloss xong hãy xoá cp đó khỏi danh mục theo dõi 1 thời gian )
Nếu bạn hiểu rằng việc cutloss chỉ là tạm thời để bảo toàn vốn và giúp cho ta ở vị trí đừng ngoài sẽ view 1 cách khách quan hơn thì việc cutloss với chúng ta chỉ cần 1 nút bấm “sell” nhưng phần lớn chúng ta sợ bán xong không mua lại được giá đó mặc dù có thể ngay ngày hôm sau mua được giá chiết khấu rẻ hơn 5% từ giá mình định cutloss
-
Chưa xây dựng kế hoạch mua bán và cutloss ngay từ đầu nên khi cổ phiếu không tăng mà lại giảm khiến bạn chần chừ và theo một thống kê khi cổ phiếu rơi 10-15% thì bạn sẽ khó khăn trong việc cutloss hơn và thường bạn sẽ chấp nhận cutloss nó ở mức thua lỗ 30-40% khi bạn có việc cần tiền hoặc quá sức chịu đựng của bạn
-
Nếu bạn hiểu rằng đã biết chốt lời thì cũng nên biết cutloss và bạn sẽ thấy việc này sẽ như ăn bánh mà thôi
Cảm giác thua lỗ luôn tồn tại và khiến bạn nhớ lâu hơn rất nhiều so với cảm giác “chốt lời”! Vậy để cutloss dễ dàng bạn phải làm được điều này:
Hãy Là người chịu lỗ kém và chịu lãi giỏi! Tạo cho mình 1 mức cutloss mà mình có thể chịu đựng được! Nếu vi phạm thì tự động bấm nút sell để cutloss mà không dựa vào bất lý do nào khác! Tuân thủ kế hoạch đề ra thì cơ hội chiến thắng về sau càng cao!
Bài học đầu tiên và rất quan trọng với nhà đầu tư mới đó Là bài học cutloss!
Nghĩ thì dễ nhưng không hề dễ! Nhưng nếu làm được ta sẽ thấy nó Là vũ khí tối thượng giúp bạn bảo vệ tài khoản của mình
WB học được 2 nguyên tắc lớn từ Benjamin Graham đó Là:
Nguyên tắc 1: Không bao giờ để mất tiền
Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1
Nghe thì dễ nhưng để thấu hiểu nó chắc chắn với nđt mới cần thời gian! 2 nguyên tắc nghe tuy ngắn gọn nhưng thực sự có bao nhiêu nđt hiểu chúng? Tôi nghĩ để hiểu sâu và rõ ý thực sự không dễ dàng! Cứ tuân thủ nguyên tắc cutloss bạn sẽ hiểu!
Theo 1 cách đơn giản là đừng để lỗ quá nhiều vì nếu để lỗ quá nhiều thì vết thương quá lớn khiến cho bạn mất đi sự tự tin khi rải ngân các mã cổ phiếu khác!
Một góc nhìn về cutloss!
Em có hai câu hỏi dành cho anh về cutloss và việc giải ngân.
-
Cutloss: khi anh đã xác định được mã cổ phiếu đầu tư lâu dài và bắt đầu giải ngân. Thì anh chọn xác định cắt lỗ như thế nào? Em có đọc đâu đó trong một topic khác thì có nghe anh nói là anh cutloss khi giá cp giảm lớn hơn 7-10% giá mình bắt đầu mua vào. Vậy đó có phải là cách anh chọn mức để cắt lỗ ngay từ đầu không ạ?
-
Giải ngân: khi anh chọn được cp cần mua, anh bắt đầu giải ngân như thế nào ạ? Mua một % nào đó và tiếp tục mua thêm nếu tăng, hay là giải ngân hết ngay từ đầu? Tất nhiên là nó sẽ phụ thuộc vào việc giải ngân bao nhiêu: tài sản ít có thể mua hết một lần; mặt khác, tài sản nhiều thì có thể phải rải ra làm nhiều lần. Em đang hỏi cả hai trường hợp ạ.
Cảm ơn anh đả chia sẻ.
Với hàng đầu tư thì em sẽ cần đọc và tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và định giá nó! Việc cutloss sẽ xảy ra nhiều với những cổ phiếu trading ngắn và trung hạn hoặc khi em mua với vị thế k được tốt với những cp đã tăng vài lần trong ngắn hạn!
Những gì anh chia sẻ thì em chủ động chắt lọc cho phù hợp với bản thân em! Với những cp kiểu đầu cơ hay Game M&A thì chắc chắn cần tuần thủ
Về giải ngân thường anh mua hết trong 1 tuần là xong! Và nếu có thêm dòng tiền mới thì anh chờ nền tích lũy tiếp theo mua gia tăng! Tất nhiên vẫn phải thấp hơn giá trị mà anh đã định giá cho vài năm tới! Tức là mua kiểu tích trữ
Kiên trì giúp bạn sẽ hái quả ngọt
Hẳn giờ đây vẫn có nhiều nhà đầu tư loay hoay đi gỡ lỗ sau cú sập tháng 1/2021 nhưng chưa biết làm cách nào để có thể sắp xếp lại danh mục đầu tư 1 cách có hiệu quả! Theo tôi thứ tự việc cần làm với 1 danh mục k hiệu quả như sau:
-
Bán toàn bộ danh mục hiện có và xác định số tiền còn lại là số tiền bạn khởi nghiệp từ đầu! Hãy nhớ những gì xảy ra trong quá khứ thì bạn sẽ không thể quay trở lại để thay đổi nó!
-
Lên 1 kế hoạch cho mục tiêu dài hạn 3-5 năm tới với mục tiêu lợi nhuận 25%/1 năm ( gấp gần 5 lần so với gửi Bank)
-
Dành thật nhiều thời gian đọc các sách về chứng khoán và đầu tư để xem có những bài học nào mình vấp ngã trong quá khứ giống như vậy không! Rồi xem cách họ nói về việc gỡ rối và thay đổi như thế nào
-
Phương pháp đầu tư đến hiện tại đã thực sự phù hợp với mình chưa! Mình có cần thay đổi cho phù hợp với tính cách của mình không? Mình đã loại bỏ được sự sốt ruột chưa và đã sẵn sàng cho việc tìm lại thành quả đã mất cho dù phải mất 5-10 năm tới chưa
-
Các doanh nghiệp sắp tới dự định giải ngân là dn nào? Mình đã tìm hiểu gì về dn đó chưa? Mình đã thực sự quyết tâm thay đổi chưa hay chỉ là quyết tâm nhất thời mà thôi
-
Mình có đang bị cuốn vào vòng xuáy của việc mua những cổ phiếu tăng nóng 1 cách quá đà và khi bị kẹp trên đỉnh thì mình chấp nhận thua lỗ 30-40% mà không có hành động gì với kịch bản này?
-
Mình đã thực sự hiểu về những đặc tính của vni , của những ndt đang tham gia TTCK chưa? Mình đã đủ kiến thức và kinh nghiệm để lờ mờ nhận ra sắp có 1 cú chỉnh chưa?
-
Điều cuối cùng: bạn thực sự muốn tham gia thị trường chứng khoán vì điều gì? Hãy nghiêm túc trả lời câu hỏi này nếu muốn tiếp tục tham gia vào ttck đầy khốc liệt này!
Suy ngẫm và liệt kê, sắp xếp lại mọi thứ trước khi làm lại từ số vốn còn lại! Lâu đó nhưng bạn cần chấp nhận sự thật để tồn tại!
Đôi khi có những giai đoạn bạn chẳng cần mua bán nhiều! Cầm duy nhất 1 cp đủ đi qua những cú chỉnh sắp tới là bạn đã chiến thắng rồi!
Kiếm lợi nhuận đã khó nhưng bảo vệ Thành quả còn khó hơn rất nhiều đó!
Chúc ndt đến với TTCK 1 cách nghiêm túc để có được ngày hái quả ngọt sớm sau vài năm tới!
Done nhé bạn
Đầu tư chứng khoán như bài toán cho 100 người làm và chỉ có 5-10 người giải đúng
THỨ 7, 20/03/2021, 10:33
Nếu bạn là nhà đầu tư không chuyên mà cố dành quá nhiều thời gian vào chứng khoán có thể khiến bạn mất nhiều thứ ngoài tiền, đó là ảnh hưởng công việc, mất đi những thú vui cũng như sự quan tâm cho gia đình, bạn bè, mất đi rất nhiều cơ hội phát triển khác ngoài chứng khoán và thậm chí gia đình cũng tan vỡ vì chứng khoán…
Sau nhiều năm đầu tư chứng khoán, tôi nhận ra đa số nhà đầu tư sau giai đoạn khởi đầu hào hứng thường mau chóng rơi vào trạng thái lạc lối, mất phương hướng. Điều này thường đến sau khi chúng ta rơi vào trạng thái thua lỗ, dẫn tới tâm lý chán nản và thậm chí không còn muốn nhìn tới bảng giá.
Có một số “mẫu số chung” khiến nhà đầu tư cá nhân thường lạc lối sau một thời gian đầu tư chứng khoán:
-
Chưa chuẩn bị kỹ và chưa nắm các kiến thức cơ bản mà đã vội vàng tham gia giao dịch.
-
Sai thời điểm tham gia thị trường, mua sai cổ phiếu dẫn đến thua lỗ quá nhiều nhưng lại không biết cách xử lý những tình huống như vậy nên dễ dàng từ bỏ.
-
Bước vào chứng khoán với tâm lý “cờ bạc” và lựa chọn cổ phiếu “game” theo “đội lái” hoặc cổ phiếu rỗng ruột và sau đó “sập bẫy”, lỗ nặng. Từ đó, nhà đầu tư càng tin rằng chứng khoán đúng nghĩa cờ bạc và rơi vào trạng thái chán nản.
-
Bạn nghĩ rằng kiếm tiền từ chứng khoán quá dễ nên chủ quan, nhất Là khi vào thị trường thuận lợi (Uptrend), ai cũng lãi sẽ dẫn tới mất cảnh giác. Tuy nhiên, khi hưng phấn cao nhất, full margin cổ phiếu và bạn bị những cú chỉnh mạnh cuốn bay sạch lãi và gốc dẫn đến những cú shock, khiến bạn thất vọng, thậm chí từ bỏ việc làm lại từ đầu.
-
Tham khảo thông tin từ quá nhiều nguồn, dẫn tới nhiễu loạn, không chắt lọc được thông tin chuẩn dẫn tới liên tục đưa ra quá nhiều quyết định đầu tư và ngày càng rời xa kế hoạch ban đầu lập ra.
-
Khi tài khoản lãi bạn ngó tài khoản hàng ngày, thậm chí hàng giờ nhưng khi bị lỗ bạn bỏ bê, quên tài khoản, học cách “gồng lỗ” và cuối cùng do lỗ quá nhiều, bạn chấp nhận bán cắt lỗ và nghỉ chứng khoán.
Tôi nghĩ rằng để thành công trên thị trường chứng khoán có nhiều con đường. Tuy nhiên, mỗi con đường đều có những ưu, nhược điểm riêng. Con đường đúng sẽ được định nghĩa đơn giản là hàng năm sẽ tạo ra cho bạn khoản lợi nhuận như kỳ vọng từ đầu năm cùng với rủi ro phù hợp mà bạn chấp nhận được.
Kỳ vọng lãi 30% mỗi năm không có nghĩa phương pháp của bạn sai, vì nó là kỳ vọng của mỗi nhà đầu tư. Nhưng với tôi, lãi 30% mà quên bảng điện còn giá trị hơn lãi 30% mà ngày nào cũng bám bảng điện. Sự tự do và không tự do khác biệt ở điểm này.
Cuộc đời không chỉ có chứng khoán! Nếu bạn là nhà đầu tư không chuyên mà cố dành quá nhiều thời gian vào chứng khoán có thể khiến bạn mất nhiều thứ ngoài tiền, đó là ảnh hưởng công việc, mất đi những thú vui cũng như sự quan tâm cho gia đình, bạn bè, mất đi rất nhiều cơ hội phát triển khác ngoài chứng khoán và thậm chí gia đình cũng tan vỡ vì chứng khoán…
Đầu tư chứng khoán giống như bài toán cho 100 người làm và chỉ có 5-10 người giải đúng cách và tìm đúng kết quả cho bài toán đó. Được và mất trên thị trường chứng khoán phải trải qua mới biết. Hãy chuẩn bị mọi kịch bản và bạn sẽ luôn có cách xử lý phù hợp. Bạn sẽ nhận thấy chứng khoán là một kênh đầu tư tốt nếu chọn đúng doanh nghiệp và nắm giữ lâu dài.
Dù vậy, cơ hội và rủi ro luôn song hành. Hãy chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng trước khi bước lên đấu trường với rất nhiều trí tuệ đỉnh cao. Dễ mà khó - khó mà dễ!
Hãy bước đi trải nghiệm và sẵn sàng đón nhận thất bại nếu đi sai đường thì bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng! Thành công sẽ chỉ đến khi bạn trải nghiệm đủ mọi va đập của thị trường thì đó sẽ là thành công bền vững nhất.
Biết giới hạn lòng tham vừa đủ thì ta đã cảm thấy tự do và hạnh phúc đong đầy rồi!
Chúc nhà đầu tư mới sớm tìm cho mình con đường đi phù hợp!
Lâm Vũ
Vài trò thực sự của nhận thức và tư duy logic?
Thực ra với nhiều ndt sau khi vào thị trường chứng khoán vài năm mới hiểu được việc nhận thức rõ nét về các doanh nghiệp mình nắm giữ cũng như tư duy dựa trên những nền tảng TA hãy FA cực kỳ quan trọng! Với những tư duy đơn thuần thì phần lớn chúng ta hiểu rằng TA dùng để cho trading T3, T10 nhưng nếu ngâm cứu sâu về TA ta hiểu rằng TA giúp cho ndt có điểm mua và bán phù hợp nhưng với nhiều cổ phiếu thì có thể điểm bán phải sau vài tháng khi đạt mục tiêu và chốt lời! Có 1 điều phần lớn ndt thường đang bị nhầm đó là họ thường k có xu hướng mua lại cổ phiếu sau khi đã bán mà lại cố tìm 1 cổ phiếu khác mới để chọn điểm mua và lại theo vòng lặp như vậy! Thực tế lại khác rất nhiều! 1 cổ phiếu khi vào giai đoạn tăng trưởng vài năm thì việc bạn tập trung trading trên chính cổ phiếu đó tôi thấy hiệu quả hơn rất nhiều! Đơn giản là khi bạn hiểu rõ đặc tính, đặc điểm và cơ cấu cổ đông của dn đó thì việc bạn ra quyết định mua bán tôi nghĩ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều!
Phần lớn ndt thường ra quyết định khá vội vàng trong việc mua bán nhưng lại xử lý việc mua bán sai rất chậm, tức là biết sai nhưng vẫn cố đợi thêm vài tuần hy vọng cổ phiếu đó có smart money vào nhưng thực tế với nhiều cp đặc biệt cp trading khi dòng tiền lớn rời đi thì có thể vài tháng thậm chí vài năm sau mới quay trở lại cổ phiếu đó! Một số ndt hiểu rằng việc lên kế hoạch mua bán hay cơ cấu lại danh mục nhưng khi vào phiên giao dịch họ lại quên hết những kế hoạch trước đó do thấy Vni tăng hoặc giảm mạnh! Tức là sự chủ động trước đó lại bị cuốn theo sự biến động của Vni mặc dù sau đó họ mới hiểu rằng mình đâu có đầu tư vào Vni
Ngẫm thật kỹ để thấy tư duy đúng rất quan trọng nhưng để hành động đúng trên tư duy và nhận thức đó mới thực sự quan trọng! Với nhiều nhà đầu tư thì có thể tư duy và nhận thức về TTCK đã thay đổi rất nhiều nhưng thực tế ndt lại không thể hành động do họ ngại thay đổi và sợ rằng nếu bán cổ phiếu đang nắm giữ lại bán “đúng đáy” nhưng nếu ta hiểu rằng “đáy” phải đi qua mới biết hay “đỉnh” cũng vậy thì chắc họ sẽ k nuối tiếc nữa! Chẳng có câu chuyện lý tưởng là các cổ phiếu khác ta đang muốn mua nhưng lại kẹt ở cổ phiếu nào đó thì cổ phiếu bạn đang ngắm sẽ đi loanh quanh để chờ 1-2 tháng sau bạn sang mua đâu! Khi thời đại thông tin được cập Nhật thông tin liên tục, tư duy của ndt ngày càng chuyên nghiệp hơn thì nếu bạn không quyết đoán trong việc thay đổi khi nhận thấy cần phải thay đổi thì chắc chắn bạn sẽ chậm chân và lỡ mất cơ hội “vàng” để mua và nắm giữ cổ phiếu đó!
Phần lớn ndt thường tư duy rằng cơ hội trên ttck luôn có nhưng nếu ndt nhận thức được rằng số dn xuất sắc thực sự chỉ là hữu hạn và sẽ k xuất hiện liên tục hàng năm thì họ sẽ không chủ quan trong việc đầu tư một cách bị động mà họ sẽ nâng cấp bản thân, tìm hiểu thật nhiều về các dn thực sự tốt để mua và nắm giữ chặt chứ không mải mê mua mua bán bán liên tục nữa!
Tôi gặp 1 số ndt đang đầu tư rất hiểu quả chỉ với 1 số cổ phiếu và khi mua xong họ thường thiết lập giá mục tiêu và không bao giờ sốt ruột! Đạt vùng giá đó họ sẽ bán và chốt lời! Tức là họ lên kế hoạch chủ động và sẵn sàng nắm giữ cả năm để đạt được vùng giá bán mục tiêu đó! Nếu không đạt được thì họ sẽ xem xét đánh giá lại và có thể tìm 1 cơ hội khác tốt hơn! Đây cũng là 1 phương pháp đầu tư khá hiệu quả với những ndt xác định chứng khoán k phải là 1 kênh chính để đầu tư!
Tất nhiên nếu bạn xác định TTCK sẽ là nơi tạo ra dòng tiền chủ động lớn nhất cho bạn thì có lẽ việc bạn tìm được 1 dn dự tăng trưởng 5-10 năm tới thì mua và nắm giữ dài hạn với cp đó là điều tuyệt vời nhất! Bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt chỉ sau 1-2 năm cầm và giữ chặt cp đó! Tất nhiên bạn cần chắt lọc được dn đó dựa trên các tiêu chí đầu tư với cổ phiếu dài hạn!
Ngẫm cho cùng, tư duy và nhận thức giúp bạn thay đổi nhưng nó không phải mấu chốt lớn nhất! Điều quan trọng nhất là vế sau: Tiến hành những hành động mua dựa trên sự thay đổi đó thì đó mới là chìa khoá giúp bạn thay đổi về phương pháp đầu tư của bạn!
Tất nhiên nếu bạn không chịu khó học hỏi thì có thể 5-10 năm sau bạn vẫn lạc lối mà thôi! Đôi lúc cần ngồi tĩnh lặng và suy ngẫm: Tư duy nhận thức và hành động của mình đã thực sự xuyên suốt và thống nhất chưa! Nếu chưa có lẽ cần 1 sự thay đổi lớn! Khi đó bạn sẽ thấy hiệu quả và bản chất thực sự của hành động dựa trên tư duy - nhận thức đúng!
Chúc nhà đầu tư luôn sáng suốt ra quyết định và luôn đi tìm hiểu xem những điều tưởng chừng đúng kia có phải như vậy không? Phần lớn ndt đều đang hiểu mọi thứ rất mơ hồ đơn giản vì thường chỉ đọc định nghĩa chứ ít khi đào sâu vào bản chất cốt lõi của từng nội dung đó!
Chẳng hạn như ai cũng nghĩ trái đất là hình tròn nhưng thực tế trái đất có phải hình tròn không nhỉ?
Đầu tư chứng khoán đúng nghĩa thì bạn cũng cần đầu tư thời gian để tìm hiểu đúng về bản chất của việc đầu tư là gì? Bạn cần lập những File excel để quản lý danh mục đầu tư biến động theo tuần để biết nếu dùng danh mục có margin với lãi suất xx%/1 năm thì hiệu quả danh mục đầu tư sẽ như thế nào nếu nắm giữ dài hạn! Tức là mọi thứ ta cần lượng hoá bằng các con số chứng không phải dùng cảm tính để suy đoán! Đơn giản vì mọi danh mục đầu tư khi bạn hiện thực hoá lợi nhuận đều quy về các con số mà bạn có được!
Hãy nhớ, chứng khoán không dễ nhưng rất thú vị và có nhiều điều chúng ta có thể học được từ việc đầu tư chứng khoán! Chúng ta sẽ hiểu rằng không thể đốt cháy giai đoạn đầu tư được và bản thân doanh nghiệp cũng cần thời gian để lớn dần! Chẳng ai có thể tạo ra Vacxin trong 1 tuần hay 1 tháng được nên đừng nghĩ rằng việc nhân tài khoản bằng lần chỉ diễn ra trong chốc lát!
Dựa trên những năng lực thực sự của bản thân và sự đầu tư nghiêm túc vào chứng khoán tôi tin bạn sẽ có được những thành quả xứng đáng mà bạn sẽ nhận được!
Giá là thứ bạn phải trả nhưng giá trị là thứ mà bạn nhận được!
Nghe rất thấm nhưng để nhận thức đúng về điều này không hề dễ!
Chân thành!
Hay quá em.
Những bài viết giá trị.
Thanks em.
Lâu lắm mấy năm k có dịp mời anh cà phê
Các chia sẽ của anh đối với em rất có giá trị, nhờ anh gửi cho em xin tài liệu để em học hỏi thêm ạ, mail em: tuan711411@gmail.com. Nếu anh có đọc qua cuốn Payback time thì cho em xin ý kiến cách định giá trong sách có thể áp dụng cho thị trường VN được không?