Sư phụ cho em xin với nhé, mail em là anhphancong@gmail.com. Em cảm ơn!
Có bạn nào đọc bài mình viết và thoát được trong phiên đầu tuần k?
Rất tiếc là đã ko hành động ngay sau khi đọc bài của bác bác có nhận định gì trong vài phiên tới ko?
- Cửa lên lại 1420 tạm thời đóng lại
- Những cổ phiếu tăng nóng sẽ giảm 50-70% nhịp này ( tất nhiên cần vài tháng giảm - lên - giảm … giảm theo kiểu răng cưa)
- Cổ phiếu tách nhóm! Dòng tiền sẽ dịch chuyển vào những cp quý 2 tăng tốt mà giá cp chưa tăng nóng
- Nhóm ngành hút tiền sắp tới chắc sẽ là sản xuất, thiết yếu, tiêu dùng, công nghệ - viễn thông, cảng biển - logictics, bds khu công nghiệp
Thi trường hqua rút ra được bài học nào k cụ
Bài tối qua mình chia sẻ đây
Chỉnh và phân hoá
Chào cả nhà
Phiên nay chỉnh gần 60 điểm thì tôi nghĩ nhiều ndt trong group cũng k bất ngờ vì tôi đã có 2 bài cảnh báo từ tuần trước! Tất nhiên trên 90% ndt bất ngờ vì cú chỉnh nên có hiện tượng cố bán atc bằng mọi giá! Thực tế việc vni chỉnh như thế này phải nói là rất tích cực! Từ ngày mai việc tách nhóm sẽ bắt đầu diễn ra! Những nhóm cp tăng quá nóng đợt rồi thì ndt chỉ nên canh và bán vì tôi nghĩ sẽ có những cp điều chỉnh tiếp 30-50% thậm chí sâu hơn kể cả vni có không chỉnh mạnh đi chăng nữa
Tuần này là tuần để bạn có thể cơ cấu mua với những cp bctc quý 2 tốt và chưa tăng mạnh! Qua nhịp chỉnh lần này thì chúng ta sẽ nhìn ra được những cp thực sự khỏe hơn vni
Có 1 số thông tin về việc lệnh vào trước atc nhưng đến phiên atc mới vào nhưng bản thân tôi nghĩ những lý do này chẳng liên quan! Chỉnh sớm cũng là điều rất tốt! Sau nhịp chỉnh lần này các bạn sẽ thấy sự nguy hiểm của việc lướt sóng trên những cp không có nền tảng FA hoặc đã tăng quá nóng mà các bạn vẫn cố mua!
Điểm tích cực từ mai là việc mua bán sẽ diễn ra thận trọng! Nên chúng ta nên dành 1 tiếng đầu để quan sát rồi đưa quyết định sẽ phù hợp hơn!
Thực tế giờ kênh TTCK vẫn sẽ hút dòng tiền nhất nên có rất nhiều người đang cầm tiền chờ cp có giá chiết khấu tốt để mua!
Phiên giảm gần 60 điểm nay nó k đại diện cho 1 phiên tháo chạy mà là 1 phiên nhắm mắt bán vẫn có lời to với 1 số nhóm ngành nhưng sẽ k mạnh như phiên 18/1/2021 vì nhịp lên lần này có những phiên rũ trên đường lên nên từ mai áp lực chốt lời sẽ k còn nhiều mà thay vào đó là cầu canh mua mới sẽ tăng lên!
Chúc ndt luôn đầu tư 1 cách sáng suốt!
Thắng không kiêu - bại không nản
Chân thành!
Cách lựa chọn cổ phiếu nắm giữ lâu dài
Hôm nay tôi sẽ viết về cách lựa chọn cổ phiếu cho trung và dài hạn! Thông thường với ndt mới đến TTCK thì thường cố gắng tìm ra những cổ phiếu xuất sắc nhưng thực sự không dễ, ngoài kỹ năng tìm kiếm bạn cần phải hiểu rõ rất nhiều thứ thì mới có đủ kiên nhẫn nắm giữ lâu dài! Thông thường mỗi cp 1 năm chỉ có từ 1-3 nhịp tăng và các nhịp còn lại là tích lũy, thế nên nếu bạn k hiểu rõ đặc tính của cp bạn nắm giữ thì bạn rất dễ bán mất trước khi cp của bạn vào nhịp tăng mạnh! Vậy để lựa chọn đúng cp và cầm được lâu dài chúng ta cần làm gì?
-
Thiết lập mục tiêu lợi nhuận: Thường đặt mục tiêu ln 30-40%/1 năm có lẽ là bài toán phù hợp và sẽ giúp bạn k bị sốt ruột
-
Lựa chọn cổ phiếu:
Chọn lọc ngành mà bạn dự sẽ tăng trưởng 3-5 năm tới, về ngành có thể chia ra ngành nghề theo chu kỳ hoặc ngành nghề thiết yếu, lâu dài
Với những cổ phiếu mà bạn định nắm giữ lâu dài thì có 3 việc cần làm trước khi đọc bctc đó Là:
1, Đọc kỹ bản cáo bạch
2, Tìm hiểu về đội ngũ lãnh đạo
3, Tỷ lệ sở hữu của nội bộ và các tổ chức
Sau khi tìm được ngành nghề và lọc 3 tiêu chí trên thấy ổn thì bạn bắt đầu đi tìm hiểu về bctc doanh nghiệp! Thường nên lọc những dn có tốc độ tăng trưởng hàng năm tối thiểu 20% trở lên và phải đảm đảo tăng trưởng tối thiểu 5 năm tới thì sẽ đưa vào bộ lọc của bạn
Tiếp theo là tính thanh khoản của cổ phiếu! Tuỳ theo kỳ vọng và quy mô vốn bạn có thể nắm giữ cp với thanh khoản ít, vừa phải hoặc lớn
- Sau khi chắt lọc được các yếu tố trên thì việc tiếp theo Là bạn tìm điểm mua phù hợp! Bạn có thể mua 1 lần hoặc chia ra nhiều lần theo kiểu mua tích trữ
Như thế nào là điểm mua phù hợp?
Thường thì bạn sẽ định giá theo chiết khấu dòng tiền hoặc P/E nhưng bài toán đơn giản nhất là dựa vào P/E trung bình ngành thì sẽ dễ ước lượng hơn! Tất nhiên với những cp dẫn dắt thì do được kỳ vọng hơn nên P/E sẽ cao hơn! Với những ndt lâu năm thì họ sẽ nhìn vào tốc độ tăng trưởng hơn Là P/E hiện tại!
-
Việc cuối cùng nhưng có lẽ là khó nhất đó là rèn tính kiên nhẫn, mua và nắm giữ như gửi Bank! Trường hợp cổ phiếu đạt mục tiêu năm sớm thì bạn sẽ càng nhẹ đầu, giả sử cp A bạn mua sau 3 tháng tăng 40% thì việc tiếp theo là gồng lãi mà thôi! Coi như phần tăng tiếp theo Là bonus cho sự kiên trì của bạn!
-
Bổ sung thêm 1 ý Là khi nào chốt lời?
Với những cp tăng trưởng đều 5-10 năm mà không tăng giá quá nóng thì bạn cũng k cần bán và chờ mua lại! Bài toán đơn giản và hiệu quả nhất là giữ chặt và không làm gì!
Tất nhiên ngoài 5 tiêu chí trên thì bạn cần thêm rất nhiều kỹ năng để hiểu được đặc tính của từng dn mà bạn nắm giữ, hiểu được bất cứ cp nào muốn tăng giá cần thời gian xây nền thì bạn sẽ không bao giờ thấy sốt ruột!
Kết luận: nếu bạn hiểu rõ về FA, TA thì bạn sẽ k thấy sốt ruột nếu cp của mình đi ngang 3-6 tháng rồi sau đó mới tăng mạnh! Tất nhiên lý tưởng nhất Là mua được vào giai đoạn cp bắt đầu vào chu kỳ tăng giá mạnh - chu kỳ tăng trưởng! Giai đoạn này có thể Là 3 năm - 5 năm hay 10 năm… tuỳ vào ngành nghề và chất lượng của từng dn! Nếu may mắn nắm giữ đúng dn tăng trưởng 10-15 năm thì việc duy nhất của bạn chắc có lẽ sẽ là nắm giữ như gửi Bank và để lợi nhuận tự tăng trưởng!
Một bài viết không thể chia sẻ hết được về cách lựa chọn cổ phiếu nhưng nếu làm theo các bước ở trên thì tôi nghĩ bạn sẽ chọn được 1 nhóm các cp đạt tiêu chí và tiếp theo chỉ Là mua mã cổ phiếu nào mà thôi!
Chúc các bạn đầu tư thành công!
Cách phân bổ vốn 50-30-20 của mark là theo vùng nền hay ntn, cách xác định nền 1,2,3, gap, climax top. Anh chia sẻ rõ chỗ này trong sách khúc này khó hiểu quá
Bác cho em xin tài liệu vào mail minhdat.zen@gmail.com với ạ !
Em newbie đang mò mẫm gặp được bài viết của bác vỡ vạc nhiều điều quá ^^
Cuốn của Mark thì chia tiền ra làm nhiều lần mua 1 cổ phiếu và phải đảm bảo lần đầu tiên mua 20% tỷ trọng có lãi thì mới gia tăng tiếp 30% và 50% cho các lần tiếp theo!
Về vùng nền mua thì là mua ở nền mua đầu tiên! Theo mình hiểu là như vậy! Nền mua đầu tiên thường là mua ở nền 2 theo chart mà mark lựa chọn
Mình đã gửi nhé
Các bước nâng cấp phương pháp giao dịch của O’Neil
- Chuẩn bị, nghiên cứu và thực hành
Đừng nghiên cứu cổ phiếu theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Hãy đào sâu và hiểu tận gốc rễ
O’Neil luôn nhắc đi nhắc lại rằng: chúng ta bỏ thời gian, công sức và nghiên cứu nếu nuôi Hoài bão trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công. Đặc tính con người khiến 90% thành viên trên ttck, bất kể là ndt chuyên nghiệp hay nghiệp dư, đơn giản là không làm bài tập về nhà đầy đủ!
Thực tế chẳng có công thức ma thuật nào giúp bạn ngồi mát ăn bát vàng! Tất cả đều phải có sự chuẩn bị và kiến thức chuyên môn đầy đủ mới có cơ hội thành công
- Mua cổ phiếu đắt, đừng mua cổ phiếu rẻ
Cổ phiếu dẫn dắt thật sự bắt đầu sóng lớn bằng cách giao dịch ở những đỉnh giá mới, chứ không phải ở những mức đáy mới hoặc đã giảm mạnh so với đỉnh
Những cổ phiếu mà số đông đánh giá là quá cao và rủi ro thường tăng cao hơn nữa, còn những cp có vẻ rẻ thấp và rẻ lại tiếp tục giảm nữa. Phần lớn thời gian, thị trường tìm cách đánh lừa nhà đầu tư, vì vậy nếu cổ phiếu tạo đỉnh giá mới và khiến đám đông e ngại không dám mua thì đó chính xác là thời điểm nên mua cổ phiếu.
- Bình quân giá xuống
Những ai có thói quen bình quân giá xuống thường thua lỗ rất lớn hoặc ôm khoản tiền chết. Họ lập luận rằng là nếu mua cp giá 100 và nó giảm xuống 90 nghĩa là cp rẻ hơn và nhiều càng xuống thấp càng rẻ
Jesse Livermore cũng đã từng nói: Đừng bao giờ bình quân giá xuống. Hãy khắc cốt ghi tâm lời dạy này trong tâm trí
Wyckoff đi sâu vào chi tiết với ý kiến: Hãy bình quân giá lên là bình quân giá xuống và O’Neil cũng ủng hộ bình quân giá lên ở các cổ phiếu chiến thắng bấy nhiêu
- Cắt lỗ nhanh
Bạn phải hiểu rõ mức giá nên bán cắt lỗ nếu thị trường chống lại bạn. Và bạn phải tuân thủ nguyên tắc của mình! Đừng bao giờ chấp nhận khoản lỗ lớn hơn 10% tổng vốn. Lỗ luôn đắt gấp đôi nếu bạn muốn bù lại chúng! Tôi luôn thiết lập điểm dừng lỗ cho mỗi giao dịch.
Wychoff có khuyên rằng: Tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn chính là lệnh dừng lỗ! Tức là lệnh mà bạn đặt khi mở vị thế mua. Nếu bạn thất bại trong việc giới hạn rủi ro ngay từ đầu, hãy tập thói quen đánh lại khoản đầu tư mỗi ngày hoặc hai lần mỗi tuần! Và bán sạch cổ phiếu nào đang bị lỗ ở giá thị trường! Điều này sẽ giữ cho danh mục của bán sạch sẽ và cho phép các giao dịch lãi tiếp tục hoạt động cho đến lúc cần phải đóng vị thế!
- Đừng chốt lãi sớm, hãy để cố phiếu chiến thắng tiếp tục sinh lãi
Khi cổ phiếu vẫn còn trend và dn vẫn tăng trưởng tốt hàng quý, hãy giữ chặt chúng khi thị trường vẫn đang ở trong xu hướng tăng
O’Neil đề nghị: cắt lỗ nhanh và chốt lãi chậm vì mục tiêu của bạn không phải đúng mọi lúc mà là kiếm được lợi nhuận lớn khi đúng!
Để giữ được những siêu cổ phiếu, tất cả việc bạn phải làm là ngồi yên và suy nghĩ ít lại
- Danh mục đầu tư tập trung
Các kết quả đầu tư siêu hạng chỉ đạt được thông qua con đường tập trung: hãy để tất cả trứng mà bạn hiểu rõ vào một giỏ và trông coi cái giỏ cẩn thận.
-
Hãy đi theo các cổ phiếu lớn được sự bảo trợ của các nhà đầu tư tổ chức
-
Mẫu hình giá
Nền giá dốc lên, chiếc cốc - tay cầm, hai đáy, hộp vuông, nền giá phẳng, lá cờ thắt chặt… đây là những mẫu hình O’Neil nhận thấy thường xuất hiện trước khi các siêu cổ phiếu chiến thắng bắt đầu sóng tăng giá mạnh mẽ nhất!
- Điểm mua pivotal và điểm mua pivot
Chúng còn được gọi là ngày bùng nổ theo đà, điểm phá vỡ để thiết lập đỉnh cao mới
Jesse Livermore và Oneil đều cho rằng điểm mua tại thời điểm đó là hợp lý vì ở đó tỷ lệ lợi nhuận / rủi ro là tốt nhất cho nhà đầu tư.
- Định thời điểm thị trường: biết lúc nào nên đánh và lúc nào nên ngừng, sẽ là người chiến thắng
Các nhà gd thành công luôn mua tại điểm kháng cự yếu nhất. Đi theo xu hướng bởi đó là bạn của ta.
Thực tế bạn có thể định thời điểm nào nên giao dịch và thời điểm nên rút khỏi thị trường để nghỉ ngơi nếu trải nghiệm đủ nhưng tất cả đều tin rằng điều đó bất khả thi nên bạn cũng thường tin vào điều đó? Đơn giản bởi vì yếu điểm và niềm tin này đã hình thành 40 năm và chẳng ai phản đối nó!
- Cảm xúc và dự đoán
Điều quan trọng nhất là hãy hiểu thị trường hiện tại như thế nào. Đừng có gắng đoán thị trường sẽ làm gì tiếp theo, đơn giản là hãy hành động đúng đắn với những gì mà hiện tại thị trường đang nói với bạn
Có nghĩa là bạn hãy loại bỏ cảm xúc vào giao dịch! Chỉ tin vào các tín hiệu, dòng tiền, khối lượng giao dịch, đồ thị… có lẽ là chỉ báo đánh tin cậy nhất để bạn ra quyết định tiếp theo.
- Lắng nghe ý kiến, tin tức và mẹo giao dịch
Chỉ có thị trường là đúng! Hãy học cách tự phân tích, ra quyết định độc lập và điều đó sẽ giúp bạn k bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên, những tin tức không có ý nghĩa gì với cp bạn đang nắm giữ!
- Giao dịch quá mức
Giao dịch quá mức là căn bệnh mà gần như nhà đầu tư nào cũng mắc phải! Trong trường hợp ndt đáng ra nên giữ tiền mặt hoặc trong trường hợp đóng vị thế quá sớm để rồi buộc phải mua lại sau vài ngày và cứ thế lặp đi lặp lại việc mua bán!
Wyckoff từng nói: khi bạn nghi ngờ, đừng làm gì cả. Đừng tham gia TTCk trong trạng thái nửa tin nửa ngờ. Hãy chờ cho đến khi bạn thuyết phục được chính mình. Vì thế, bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy có điều gì không chắc chắn bao gồm cả kết luận của chúng ta hoặc cả những vị thế mà chúng ta đang nắm giữ, hãy bán sạch chúng! Bạn sẽ trở nên sáng suốt để quan sát!
Nếu nắm rõ 13 luận điểm này của Oneil thì chắc chắn bạn sẽ có cơ hội tiến đến thành công! Tất nhiên trong nhiều giai đoạn khác nhau của ttck thì Bạn cần điều chỉnh cho hợp lý!
Xin hết
@ Gõ từ sách ra mất gần 1 tiếng! Mọi người cố gắng đọc kỹ và đừng vội vàng hỏi tôi: Anh ơi, đây là cuốn sách nào vậy vì tôi sợ rằng tôi nói tên sách khéo bạn chỉ mua về cất tủ mà thôi! Đơn giản là 90% ndt trên ttck lười ôn luyện và có lẽ đó là lý do vì sao tỷ lệ chiến thắng trên ttck luôn chỉ dao động ở mức 5-10% ở cuối mỗi chu kỳ tăng của TTCK!
Chân Thành!
Lựa chọn giữa những con đường
Phiên hôm nay mọi người thấy như thế nào? Nếu tôi nhớ k nhầm thì tuần trước tôi đã có 1 bài viết rằng lúc này không phải là lúc quan tâm vni nữa! Việc vni về 12xx cũng là bình thường! Hoặc tăng lên 14xx thì cũng có thể nhưng những cổ phiếu tăng nóng thì kể cả KQ quý 2 tốt cũng sẽ rơi như thường! Có khá nhiều cp tăng 300-500% trong 1 năm thì kết quả kinh doanh nào theo kịp chứ! Nên việc tuân thủ cutloss là cực kỳ cần thiết! Cái nguyên tắc cutloss này chẳng cần hỏi ai nhé vì hỏi lại chần chừ! Cứ rơi 8-10% là sút không thương tiếc
Qua 3 phiên vni chỉnh chúng ta đã thấy sự phân hoá khá rõ nét về những cp khỏe hơn vni!
Thực tế sẽ k còn cái thời cứ mua chuẩn theo TA là có lãi! Nếu kết quả KD xấu thì TA đẹp cũng chỉnh như thường
1 số nhóm ngành đã tạo đỉnh như tôi đã cảnh báo nếu có lên cũng chỉ là những cú hồi kỹ thuật mà thôi! Nếu đã bán và thấy TTCK rủi ro thì cầm tiền có lẽ là bài toán thông minh nhất nếu chưa đủ kỹ năng tìm ra cp khỏe hơn vni! Ngồi uống trà và quan sát cũng tốt mà nhỉ! Tại sao cứ phải cố giao dịch thật nhiều và quá mức!
Đừng để lần nào cũng dính những của chỉnh mà vẫn full cổ phiếu! Nếu cứ như vậy thì có thể bạn sẽ dành cả tuổi thanh Xuân đi gỡ lỗ mà thôi
Hãy luôn nhìn nhận thực tế về Ttck! Hiểu rõ xu thế hiện tại để có những hành động phù hợp tiếp theo!
Giá trị gd 2 phiên cuối tuần chưa có gì nổi bật nên thực tế xu thế chỉnh tiếp là rất hiện hữu! Nếu có thủng 1300 thì cũng hãy thấy đó là tích cực cho 1 xu thế dài hạn!
Giờ đây ndt k mua bằng mọi giá, chiết khấu giá tốt thì mới mua? Vậy theo bạn lý do gì mà vni sẽ tăng mạnh trở lại chứ?
Ai cũng nghĩ rằng chúng ta k đoán được vni? Đúng, có thể không đúng trong ngắn hạn nhưng tôi tin bạn có thể đoán được xu thế trung và dài hạn nếu tìm hiểu kỹ về các chu kỳ Ttck!
Hãy nhớ chu kỳ sẽ thay đổi bởi 1 nguyên nhân trước đó! Quy luật nhân quả!
Đừng lạc quan quá mức ở giai đoạn này nhưng cũng k cần quá bi quan!
Nếu cp chỉnh chưa đủ hãy chờ tiếp! Có thể chờ 1 vài tháng để có điểm mua tốt còn nếu đắt thì bỏ trừ khi bctc quý 2 thực sự tốt!
Hãy nhớ, còn vốn còn cơ hội! Mất vốn thì có cơ hội cũng chỉ biết ngắm nhìn mà thôi!
Bản thân tôi luôn muốn thị trường tăng trưởng bền vững nên kể cả cầm cp tôi cũng luôn đưa ra quan điểm khách quan! Hãy nhớ chẳng có thị trường nào tăng mãi và chẳng có TTCK nào giảm mãi! Nhưng có 1 điều rất quan trọng, đó là: Tại sao tôi cần mua và nắm giữ cổ phiếu đó với giá hiện tại?
Nếu không tìm được câu trả lời thì hãy chờ và đừng xuống tiền vội
Giờ là giai đoạn dễ mất lãi nhất! Đừng chủ quan và đừng mua 1 cách cẩu thả! Giờ là lúc TTCK dành cho ndt chuyên nghiệp và k mua bừa bãi!
Chúc ndt luôn cố gắng hoàn thiện bản thân và học cách đi tiền phù hợp! Tỷ trọng tiền và cổ phiếu!
Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ bên gia đình và người thân!
Đầu tư là một quá trình!
Còn tiền còn cơ hội!
Học cách tư duy độc lập và chỉ tin vào những nhận định của mình khi trải nghiệm đủ!
Chân thành!
Cảm ơn bác nhiều ạ.
Nhờ Bác gửi cho em xin mấy bộ tài liệu học đầu tư ck với nha. Em cảm ơn bác! Các bài bác viết hầu như em đều theo dõi và đọc hết thấy kiến thức bác chia sẻ hay quá. Mail em nguyenphunhat@gmail.com. Trân trọng!
Chào bác, em xin được bác tư vấn : chuyện là em lỡ dại mua con POW, giờ đã lỗ 12%. mà tình hình có vẻ nó còn xuống nữa, không biết nên cắt lỗ hay gồng lỗ?
Nay tôi chia sẻ 1 số kinh nghiệm để bạn có được tỷ suất ln đáng mơ ước hàng năm
- Hiểu rõ tất cả các dn mình đang nắm giữ
- Tập trung vào ưu tiên quản trị rủi ro:
- Nếu mua sai cutloss 8-10%
- Review kỹ về bctc, cơ cấu cổ đông, lợi nhuận tăng trưởng hàng năm
- Đừng để ý xunh quanh hàng xóm như thế nào mà bị phân tâm
- Không cầm danh mục dàn trải: thường 3-5 cổ phiếu là vừa đẹp
- Hiểu rõ về TA - FA
- Liên tục đi theo và học hỏi từ những nhà đầu tư thành công
- Thiết lập mục tiêu tối thiểu 30-40%/1 năm và đừng bao giờ sốt ruột! Hãy cứ nắm giữ như gửi Bank! Cứ cầm ít nhất 1 năm để xem hiểu quả như thế nào
- Cố gắng chia ra làm 2 tài khoản:
- Tài khoản cầm trung và dài hạn
- Tài khoản trading
- Đọc tất cả các sách về chứng khoán (30-50 cuốn)
- Ra quyết định một cách độc lập
- Hiểu rõ tâm lý ndt trên thị trường chứng khoán
- Hiểu rõ về đặc tính từng ngành trên ttck: Cổ phiếu mang tính chu kỳ, có ổn định, ngành thiết yếu,…
- Đừng hỏi ý kiến quá nhiều người khiến bạn mất đi những nguyên tắc đầu tư cơ bản của mình
- Luôn cố gắng và không bao giờ từ bỏ
- Cố gắng giữ kín danh mục để ra quyết định độc lập
- Bỏ qua cái tôi của mình và tuân thủ nguyên tắc một cách tuyệt đối
- Biết giới hạn lòng tham vừa đủ - nỗi sợ hãi đủ để thôi thúc bạn trở nên tham lam khi cần thiết
- Hãy chọn những người cùng quan điểm và đồng hành!
Nếu làm được 18 điểm này thì có thể bạn sẽ vào nhóm những ndt xuất sắc!
Chúc ndt mới luôn giữ đam mê - nhiệt huyết!
Thắng không kiêu - bại không nản
Đừng mất thời gian vô ích đi cãi vã, đánh giá về người khác mà hãy dành thời tìm hiểu kỹ từ từng cp mà bạn dự định mua và nắm giữ
Hãy hiểu rõ mục tiêu của mình tại TTCK và nếu thực sự bạn muốn trở nên giàu có thì hãy cố gắng nỗ lực không ngừng! Tầm 3-6 năm là bạn trải nghiệm đủ và trở thành những ndt bất bại trên ttck đầy khốc liệt này!
Mình nghĩ cutloss luôn sáng thứ 2! Nếu cutloss xong lên cũng k tiếc! Nên tuân thủ kỳ mới tồn tại được! Thích thì mua lại sau