Một số kinh nghiệm rút ra khi đầu tư cổ phiếu

Pp này rất hay nhưng phù hợp với anh em ít quan tâm đến nội tại và cổ phiếu chu kì. Chứ 1 doanh nghiệp làm ăn tốt vào trend cổ đông cô đặc nó tăng éo bao giờ thấy đỉnh như APPLE MSFT. CK VN có CAP, PNJ…

Hay


Mai ngày hoàng đạo, Tại hạ đã bấm độn. Mai lên mạnh lắm ca ca

2 Likes

Xuân vẫn còn đỏ thắm trên từng cánh hoa

4 Likes

Tiếp tục học tập kinh nghiệm

Hết một tuần.



FB_IMG_1678012629427

SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Ngày mới tham gia đầu tư chứng khoán, tôi chỉ xem phân tích cơ bản, xem câu chuyện của công ty, thấy hấp dẫn là lao vào xúc. Múc xong thường là cổ phiếu quay đầu giảm, bị lỗ, ít khi có lãi lắm. Thi thoảng lãi khá khá thì lại không biết cách chốt, thậm chí còn mua thêm ở đỉnh vì không biết phân biệt vùng mua vùng bán trên biểu đồ, nên nhiều khi đang lãi một đống lại bị lỗ ngược.
Sau này khi theo dõi cách đầu tư của các nhà đầu tư giỏi thì thấy họ có những mẹo xem biểu đồ để chọn cách mua bán trên các cổ phiếu có câu chuyện, kiếm lãi đều đặn. Từ đó tôi mới để tâm nghiên cứu thêm về biểu đồ.

Bậc thầy Ed Seykota từng trả lời như sau:
"Tôi chủ yếu giao dịch theo xu hướng với lợi thế là khoảng 20 năm kinh nghiệm. Thứ tự ưu tiên quan trọng đối với tôi là:

  1. Xu hướng dài hạn
  2. Mẫu hình biểu đồ hiện tại
  3. Chọn một thời điểm giao dịch tốt để mua hoặc bán.
    Đây là 3 yếu tố chủ đạo trong giao dịch của tôi.
    Ở vị trí thứ tư là những ý tưởng cơ bản làm xúc tác để tăng khả năng thành công và giúp cổ phiếu tăng xa từ điểm khởi đầu. Nhưng nhớ lại, mỗi khi cân nhắc quá kỹ các yếu tố cơ bản và đặt yếu tố cơ bản lên đầu thì tôi thường mất tiền."

William O’Neil nói:
“Các bác sĩ nếu không sử dụng X-quang để chấn đoán mà đã phán bệnh là thiếu trách nhiệm. Các nhà đầu tư cũng thiếu khôn ngoan nếu mua cổ phiếu mà không học cách giải thích các mẫu hình giá và khối lượng được tìm thấy trên biểu đồ cổ phiếu”.

Chúng ta sử dụng phân tích các yếu tố cơ bản để xác định nên mua những cổ phiếu nào. Chúng ta sử dụng biểu đồ để xác định khi nào nên mua và khi nào nên bán các cổ phiếu đó.
Để hiểu được giá trị của biểu đồ, trước tiên bạn phải hiểu rằng 80% vận động của các cổ phiếu trên thị trường là do các nhà quản lý quỹ và các nhà đầu tư tổ chức khác, gồm cả các chủ doanh nghiệp và các cổ đông lớn quyết định. Hành động mua và bán của họ sẽ đẩy giá cổ phiếu lên hoặc làm giá giảm xuống.
Vì vậy, là một nhà đầu tư cá nhân, mục tiêu cơ bản của bạn là mua được những cổ phiếu mà các nhà đầu tư tổ chức đang mua mạnh, và tránh các cổ phiếu họ đang bán mạnh.
Bạn sẽ tìm được các dấu hiệu đó trên biểu đồ. Khi biết phải tìm kiếm những gì, bạn sẽ thấy biểu đồ thực sự có thể cho bạn thấy các nhà đầu tư lớn đang hành động ra sao.
Bạn sẽ có thể nhanh chóng nhận ra khi nào một cổ phiếu đang được mua nhiều hay đang bị bán nhiều, và bạn sẽ sử dụng thông tin đó để xác định thời điểm tốt nhất để mua, để bán hoặc nắm giữ vị thế cổ phiếu.

Biểu đồ không có gì khác ngoài sự thể hiện trực quan về những thay đổi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Biểu đồ không có gì huyền bí hay đáng sợ.
Điều đó đặc biệt đúng khi bạn hiểu được rằng biểu đồ thực hiện một điều đơn giản: Chúng kể cho bạn một câu chuyện về cổ phiếu. Chúng đạp lên tất cả những tin đồn, những tiêu đề báo chí nổi bật và những quảng cáo thổi giá, để vẽ nên một bức tranh khách quan về những gì đang thực sự xảy ra với một cổ phiếu.
Khi bạn đã hiểu được các mẫu hình nền giá, các điểm mua và các tín hiệu bán trong Cách Mua Cổ phiếu và Cách Bán Cổ phiếu thì bạn sẽ bắt đầu trở thành một nhà đầu tư thành công hơn.

(From Mr. K.N.T - Nhà đầu tư thành công)

2 Likes

1 Likes

Bài này cần cho nhiều người mới, bác cho e “sao” 1 bản nhé, thk bác!

1 Likes

Tháng ba mùa hoa gạo

3 Likes

FED: Lịch sử tăng giảm lãi suất giai đoạn gần đây

FED đang rất khó để đưa ra quyết định trong kỳ nhóm họp ngày 23/3/2023.
Khó ở chỗ là vẫn phải chống lạm phát khi chỉ số này vẫn rất cao, còn cách rất xa con số mục tiêu 2%. Nhưng cũng không thể quá cứng khi đã xuất hiện một loạt các dấu hiệu suy thoái. Các đốm lửa đã được nhóm lên với các sự vụ của SVB, First Republic bank và các ngân hàng vùng.
Trước khi dự báo các hành động của FED, chúng ta hãy nhìn lại một chút quá khứ.

  1. Vào tháng 12/2018 FED tăng lãi suất cơ bản lên 2.5%. Đây là lần tăng lãi suất cuối cùng của Cục dự trữ liên bang Mỹ trong chu kỳ 4 năm rút tiền về (từ 2015-2018).
    Nếu nhớ lại thời kỳ tiền rẻ sau khủng hoảng Lehman Brothers 2008 thì FED đã giữ lãi suất thấp, tung các gói QE để hỗ trợ nền kinh tế trong 6 năm liền từ 2009-2014. Với quan điểm đánh giá kinh tế Mỹ năm 2018 phát triển lành mạnh với các chỉ số rất lạc quan, FED còn đưa ra thông điệp sẽ tiếp tục đẩy lãi suất cơ bản lên tiệm cận 3% trong năm 2019.
    Thời kỳ này tăng trưởng kinh tế Mỹ ở mức 2.3%, thất nghiệp ở mức rất thấp 3.7%, lạm phát quanh 2%. Hãy chú ý là lạm phát chỉ 2% nhưng vẫn thắt chặt tiền tệ.

  2. Trong nửa đầu năm 2019, bất chấp áp lực mạnh mẽ từ chính quyền của TT Donald Trump khi liên tục kêu gọi FED giảm lãi suất, FED vẫn cứng cỏi giữ nguyên lãi suất.
    Chỉ bắt đầu từ tháng 8 năm 2019 FED mới nới lỏng tiền tệ khi bắt đầu giảm lãi suất. Trong năm 2019 FED đã có 3 lần giảm lãi suất tổng cộng 0.75% để đưa lãi suất cơ bản về mức 1.75%. Donald Trump cùng thị trường không hài lòng, vẫn yêu cầu FED hãy học EU và Nhật bản khi để lãi suất bằng 0 hoặc âm.

  3. Đại dịch Covid bất ngờ xảy đến cuối 2019.
    FED đã khẩn cấp hạ mạnh lãi suất 0.5% vào ngày 3/3/2020 mặc dù chưa đến kỳ nhóm họp. Và chỉ 2 tuần sau vào ngày nhóm họp định kỳ 16/3/2020 FED đã giảm mạnh lãi suất khi đưa về mức 0%-0.25%. Hành động mang tính tức thì và khá quyết liệt.

  4. Trong vòng 2 năm 2020-2021 FED duy trì chính sách tiền rẻ tràn ngập khắp mọi nơi khi giữ lãi suất ở mức tiệm cận 0%.

  5. Trong năm 2022 FED đã đổi chiều khi đã tăng trong cả 7 lần nhóm họp, mức tăng cũng rất mạnh khi có 4 lần tăng 0.75%. Cho đến tháng 2 năm 2023 FED đã đưa lãi suất cơ bản lên mức 4.75%.

Tình hình hiện nay có lẽ chưa đến mức khẩn cấp như đầu 2020 khiến FED phải hạ lãi suất một cách đột ngột về thấp, nhưng nếu hành xử không đúng vẫn có thể gây ra hệ lụy khủng khiếp. Lạm phát thì rất cứng đầu, cho nên FED có lẽ vẫn phải tăng lãi suất lên thêm. Không thể có chuyện có gói QE được tung ra trong giai đoạn hiện nay được. Vụ 2.000 tỷ $ mà thị trường đang nói đến chỉ là một dạng funding hỗ trợ thanh khoản cho những bank có nhu cầu thực sự cần.
Dưới những phân tích hành vi trên, chúng tôi đưa ra dự báo rằng FED sẽ tăng 0.25% vào kỳ nhóm họp ngày 23/3/2023 để đưa lãi suất cơ bản tiệm cận 5%.
Rất có thể sẽ có thông điệp của Jerome Powell đưa ra hàm ý đây là lần tăng cuối cùng, lãi suất đạt đỉnh 5%. Sau đó mức lãi suất này sẽ giữ nguyên trong vòng 3-6 tháng để ngấm và chờ đợi CPI hạ.
Và bắt đầu trong quý 3/2023 sẽ mở đầu chu kỳ giảm lãi suất. Giai đoạn nới lỏng tiền tệ này mau hay chóng sẽ phụ thuộc nhiều vào các dữ liệu kinh tế cơ bản như việc làm, lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP. Tôi dự báo sẽ kéo lãi suất về lại mức dưới 2% trong vòng 2 năm tiếp theo.
Từ những dự báo vĩ mô trên chúng ta là những Nhà đầu tư cần phải làm gì?
Hãy lấy đó là nền tảng lớn, rồi xây dựng chiến lược nhỏ phù hợp.
Thời gian này chấp nhận trading mức độ vừa phải, tích lũy vốn, tích lũy lợi nhuận hay tài sản, một cách chậm rãi, hành động thận trọng nhìn trước ngó sau.
Chờ đến khi FED bắt đầu nới lỏng thực sự, tiền rẻ ra rõ ràng hơn thì tăng tốc, mua và nắm giữ, để chốt lời ở cuối chu kỳ.

(From Mr. N.H.Đ)

1 Likes

2 Likes

Đừng quá tham lam và vội vàng giao dịch.
Hãy dành thời gian để học hỏi. Thị trường vẫn luôn ở đó và luôn còn đầy những cơ hội phía trước.

(Mr A. Elder)

1 Likes

1 Likes

1 Likes