Một số kinh nghiệm rút ra khi đầu tư cổ phiếu

MỘT CHÚT ĐỢI CHỜ MỚI LÀ HẠNH PHÚC
Ngày ấy, khi cô gái và chàng trai còn đang yêu nhau thắm thiết. Mỗi lần gọi điện thoại, hai người chuyện trò tưởng chừng không bao giờ dứt. Cuối cuộc gọi luôn là cô gái gác máy trước. Sau khi đã cố nấn ná, không muốn nói lời tạm biệt, chàng trai mới từ từ gác máy, cảm nhận hơi ấm còn vương lại của giọng nói trong không trung mà lòng man mác, vấn vương, lưu luyến.
Rồi hai người chia tay.
Cô gái nhanh chóng có người yêu mới, một anh chàng đẹp trai, hào nhoáng. Cô gái thấy rất mãn nguyện, và cũng rất đắc ý. Nhưng rồi về sau, cô dần dần cảm thấy giữa hai người dường như thiêu thiếu một điều gì đó, sự bất an đó khiến cho cô thấy như có một sự mất mát mơ hồ.
Là điều gì vậy nhỉ?
Cô cũng không rõ nữa.
Chỉ là khi hai người kết thúc cuộc gọi, cô gái cảm thấy khi mình chưa kịp nói xong một nửa câu “Hẹn gặp lại”, thì đầu dây bên kia đã vang lên tiếng “cạch” cúp máy.
Mỗi lúc như vậy, cô luôn thấy cái âm thanh chói tai đó như đóng băng lại trong không trung, rồi xuyên vào trong màng nhĩ. Rất hẫng hụt. Cô cảm thấy dường như người bạn trai mới giống như một cánh diều đứt dây, đôi tay yếu ớt của mình sẽ không thể níu giữ được sợi dây vô vọng đó.
Rồi cũng đến một ngày, hai người cãi nhau. Anh chàng đó chán nản, quay người bỏ đi. Cô gái không khóc mà cảm thấy như được giải thoát.

Một hôm, cô gái chợt nhớ đến người yêu đầu tiên. Bỗng thấy bùi ngùi: chàng ngốc luôn luôn đợi nghe cô nói xong câu “Tạm biệt”.
Cảm xúc đó khiến cô nhấc máy.
Giọng của chàng trai vẫn chân chất, bình thản như xưa.
Cô gái thì chẳng thốt lên lời, luống cuống nói: Tạm biệt!
Nhưng, nói xong cô không gác máy, một xúc cảm khó gọi thành tên khiến cô im lặng, lắng nghe sự tĩnh lặng của đầu dây bên kia.
Chẳng biết bao lâu sau đó, đầu dây bên kia vọng đến tiếng của chàng trai: Sao em không cúp máy?
Tiếng của cô gái như khản lại: Tại sao lại muốn em cúp máy trước?
Chàng trai bình tĩnh nói: Vì quen vậy rồi. Anh muốn em cúp máy trước. Như vậy anh mới yên tâm.

“Nhưng người cúp máy sau, thường cảm thấy nuối tiếc, như vừa để tuột mất một điều gì.” Cô gái hơi run run giọng.
“Vì vậy, anh thà nhận sự mất mát đó, chỉ cần em vui là đủ.”
Cô gái không kìm nổi mình, bật khóc, những giọt nước mắt nóng hổi thấm đẫm cả vùng kí ức tình yêu thuở nào.
Cuối cùng, cô cũng hiểu ra rằng: Người không đủ kiên nhẫn để nghe cô nói hết câu cuối cùng, không phải là người mà cả đời này cô mong đợi.

Hoá ra, tình yêu đôi khi thật giản đơn.
Chỉ một chút đợi chờ, đã có thể nói lên tất cả những gì hạnh phúc.

(Sưu tầm)

(P.s: CHỨNG TRƯỜNG ĐÔI KHI CŨNG VẬY)

3 Likes

2 Likes

Có dấu hiệu cho thấy, cả nước bí kênh đầu cơ. Đổ tiền vào TTCK.
Dòng tiền dịch chuyển về các CP chưa tăng giá. Kể ra cũng hợp lý. Không có gì là lên mãi.
Bạn có thể không hình dung ra TTCK giai đoạn này. Nhưng có thể khoảng 6-8 tháng nữa bạn sẽ nói “BIẾT THẾ…” nhưng lúc đó muộn rồi.
Với dòng tiền hiện nay nếu, nếu nha: NẾU DUY TRÌ VÀ CAO HƠN CHÚT NỮA thì VN-Index lên 1.500d.
Mà duy trì được hay không cần thời gian kiểm chứng.

(From Mr. T.money)

2 Likes

1 Likes

1 Likes

Tại sao chúng ta từng cầm khá nhiều cổ phiếu tốt nhưng đều bán rất sớm khi cổ phiếu đó mới tăng 10-15-20% để rồi sau đó cổ phiếu đó tăng vài lần nữa?

Lý do:

  1. Bạn không định giá được cổ phiếu và luôn chỉ suy nghĩ trading nên cứ 15-20% là bạn đã bán rồi.
  2. Bạn không hiểu mua và nắm giữ cổ phiếu đó vì điều gì nên chỉ cần giá cp đó giảm đỏ là bạn tự động bán chốt lời theo bản năng vì sợ mất lãi.
  3. Bạn mua cổ phiếu đó nhưng không xây dựng kế hoạch nắm giữ trung - dài hạn nên bạn sẵn sàng bán theo cảm tính nên để lỡ rất nhiều cơ hội lớn.
  4. Bạn đang cầm cổ phiếu đó thấy rất ổn nhưng gặp 1 ai đó bảo cổ phiếu này không có gì đâu, rủi ro lắm thế là bạn sút ngay vào phiên hôm sau.
  5. Bạn thường bị sốt ruột khi cầm cổ phiếu! Đôi khi mới mua được 1-2 tuần mà bạn đã thấy sốt ruột khi giá cổ phiếu đó không tăng hoặc tăng chậm hơn cổ phiếu khác.

Vậy để nắm giữ được dài lâu thì bạn cần làm gì?
1.Giữ dựa vào FA:
Đọc và tìm hiểu kỹ DN rồi định giá cổ phiếu DN đó.
2. Lên kế hoạch nắm giữ 3 tháng, 6 tháng hoặc lâu hơn. Bạn cần tuân thủ kế hoạch nếu DN không có bất cứ gì biến động bất thường trong thời gian nắm giữ.
3. Xác định nắm giữ như gửi Bank.
Hiểu được sau mỗi 1 nhịp tăng giá, nếu có chỉnh cổ phiếu cũng đã xây 1 nền giá cao hơn thì những mức giá bạn mua trước đó gần như không có rủi ro và cửa lãi cực cao. Học cách gồng lãi giỏi và gồng lỗ kém.
4. Biết vừa đủ, thu gọn danh mục!
Đừng mua tràn lan nếu không hiểu gì về DN mà bạn định mua và nắm giữ.
5. Hạn chế dao động theo bảng điện.
Do bạn nhìn bảng hàng ngày nhưng chưa đủ trải nghiệm để kiểm soát cảm xúc nên thấy VNI sập mạnh là tháo chạy! Quên ngay mình nắm giữ cổ phiếu đó vì điều gì.
6. Vừa đủ:
Đặt mục tiêu lợi nhuận kỳ vọng 1 năm tầm 20-30% thì bạn sẽ không bị sốt ruột và thoải mái khi thấy cổ phiếu mình vẫn loay hoay! Kệ đi, vì rồi sẽ đến lượt nó tăng giá nếu là cổ phiếu tốt.
7. Dài hạn vs ngắn hạn:
Bạn cần phân biệt rõ đâu là cổ phiếu trading ngắn hạn và cổ phiếu trung - dài hạn, chứ phần lớn không phân biệt được điều này nên chẳng bao giờ giữ được 1 cổ phiếu nào dài lâu
8. Trend là bạn:
Cổ phiếu còn trend tăng giá còn giữ và chỉ bán khi cổ phiếu bạn thấy tăng quá nóng và giảm 10-15% từ đỉnh đó thì bán.
9.Vận dụng TA:
Khi bạn siêu TA thì có thể biết được các nhịp chỉnh trên đường lên thì trading kiểu bán đi và mua lại. Không siêu thì hạn chế lướt kẻo lại bán mất Cp.
10. Biết sửa sai!
Khá nhiều cổ phiếu tôi bán xong thấy tăng tiếp 10-15% là tôi sẽ ngồi xem lại và nếu thấy có vẻ mình đã định giá sai và tôi sẵn sàng mua lại kể cả giá đã tăng 20-30%! Tất nhiên tôi nghiêm ngặt sử dụng vũ khí cutloss nếu chẳng may rơi trở lại nên tôi sẵn sàng hành động vậy.
11. Đừng quá để ý những tin tức xung quanh khi bạn đã tìm hiểu kỹ về DN!
Luôn kiên định và đừng sốt ruột thì bạn sẽ cầm được cổ phiếu lâu dài!
12. Hạn chế tối đa tham gia các group vì sẽ khiến bạn phân tâm rất nhiều!

(Trích dẫn từ bài viết của Mr.Cobethichdua)

3 Likes

1 Likes

(From Mr. Cobethichdua)

3 Likes

Trăm triệu hạt mưa rơi, không hạt nào rơi nhầm chỗ.

Những người ta từng gặp, không một người ngẫu nhiên.

2 Likes

Đồng ý với Bác Bách về quan điểm này. Chúc các chứng sĩ , văn sĩ luôn khỏe, làm đúng.

Hãy trân trọng những người đối xử tốt với mình, bởi 1 điều đơn giản thế này:
Họ tốt với mình, không hẳn vì mình dễ thương, tốt đẹp gì, mà vì họ tặng bạn cái tình cảm họ có.
Họ thương quý mình không phải vì nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận với mình, mà chỉ vì họ trân quý mình như bạn bè, như anh chị em trong nhà.
Trong các câu chuyện, không phải ai ai gặp nhau cũng đều là chuyện bỗng dưng. Gặp nhau là Duyên, nhưng giữ được Duyên, đó là tuỳ vào sự tinh tế của chính mình.
Khi con người ta vẫn còn trên đời, tưởng rằng còn nhiều thời gian, nhiều cơ hội. Thực ra cuộc đời là phép trừ, gặp nhau một lần, ít đi một lần.
Cuộc sống không phải là phim ảnh, không có nhiều đến thế những lần không hẹn mà gặp.
Hãy trân trọng Sự Hiện Diện của những người ta gặp trong đời.
Vì không bao giờ là bỗng dưng hay tình cờ cả.

2 Likes

1 Likes

BỘ BA CHÉN THÁNH
Bạn học phân tích cơ bản đã rất chuyên sâu nhưng cứ hay bị tình trạng: mua xong một cổ FA rất tốt thì nó quay đầu giảm giá.
Cũng đôi khi vẫn ăn to nhưng sau đó lại bị mất đi phần lãi đó vì thắng được ở cp này thì lại có đến 2,3 lần giải ngân kế tiếp: mua xong là tụt 15-20%…
Bạn càng chơi càng thấy mình còn thiếu thiếu cái gì đó.
Rồi bạn học thêm phân tích kỹ thuật để chọn vùng mua tốt hơn. Nhưng rồi những cú rung lắc, rũ bỏ, những đợt thị trường chung tụt ngắn hạn khiến những kiến thức TA bạn học được thúc bạn phải chạy ra…
Vậy là vẫn không ổn lắm, có cả cơ bản và kỹ thuật rồi mà sao lạ nhỉ, hiệu quả còn thua cả khi chỉ dùng phân tích cơ bản.
Rồi thời gian trôi, bạn chợt nhận ra cái mình còn thiếu là tâm lý giao dịch, cái bản lĩnh đầu tư để làm chủ được lòng tham, sợ hãi…
Cái này mới chính là chìa khóa cuối cùng.

Kết lại:
1.Chọn cổ phiếu tiềm năng theo cơ bản, chờ đợi thị trường sẵn sàng, chờ đợi cổ phiếu tích lũy đủ 18+…
2.Kiên quyết không mua khi chưa hội tụ đủ thỏa mãn các tiêu chí.
3.Múc… rồi nằm đó không làm gì cả, chờ thời gian trôi đi, không lo sợ trước các đợt rung lắc ngắn hạn… Nằm im chờ cổ lớn dần cho đến lúc đủ lớn để thịt.

(From Mr. KNT)

2 Likes

Bản Ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương.
Vì sao một cọng rơm hay một tờ giấy được thả từ lầu cao xuống đất mà nó không bị tổn thương? Bởi trọng lượng nó nhẹ !
Nhưng mà tại sao một cái tô, một quả táo được thả từ trên cao xuống bị vỡ, bị hư hại? Là bởi trọng lượng của nó nặng quá, cộng với sức hút của trái đất nên tạo ra sự đổ vỡ.
Cũng vậy, người sống biết xem nhẹ mình một chút, khi biết nghĩ mình chỉ là một cọng rơm thì dẫu cuộc đời có tấn công mình ra sao, lực tổn thuơng sẽ rất nhỏ thậm chí không có.
Nhưng vì bạn tự xem mình là cái tô, là quả táo vĩ đại, bạn sẽ là những gì dễ vỡ nhất.
Trước sóng gió cuộc đời kì thực bạn rất mong manh!

3 Likes

TIMING
Thông thường ít khi các cổ phiếu sau khi rơi sẽ bật cái lên luôn mà cần có 1 nhịp test lại để rũ bỏ những ndt ít kiên nhẫn trước khi vào 1 nhịp tăng mạnh tiếp theo nếu có!
Với phần lớn cổ phiếu thì thời điểm mua quan trọng hơn giá mua! Ví dụ bạn mua 1 cổ phiếu giá 12 và sau 3 tháng nó lên 15 tôi mới vào mua và thông thường chỉ cần lên 18 là người mua giá 12 đã vội vàng bán vì sợ không bán cp rơi trở lại lại chờ vài tháng, trong khi nếu theo ”dòng tiền” thì nhịp từ 15 mới là nhịp tăng mạnh nhất và cổ phiếu đó tiếp tục tăng mạnh từ 18 lên 45 mới chỉnh tích lũy, lúc đó tôi mới bán!
Khi vào sai thời điểm thì bạn thường sẽ bị sốt ruột! Bạn cứ quan sát kỹ phần lớn cổ phiếu đều có 1 nhịp retest trước khi tăng mạnh sau đó!
Nên bạn cần nhớ: Mua được giá vốn tốt chỉ có lợi về vị thế giá vốn chứ không phải sẽ ăn to nhất! Người ăn được nhiều phải là người vào đúng thời điểm và định giá được DN để cầm hết trend tăng trưởng DN đó!
Có 1 cuốn sách viết rằng bất cứ siêu cổ nào cũng có 2 năm tăng trưởng mạnh về giá và bạn chỉ cần ăn đúng nhịp đó thì đã đủ rồi! Các nhịp sau đó nếu có cũng không lớn! Con số 2 năm tương đương 24 tháng này là đúc rút của một ndt đại tài đã kiếm từ 11000usd thành 42tr usd trong 23 tháng.
Suốt đời là sự học và mỗi đúc rút sẽ giúp ta có thêm trưởng thành!
Timing cực quan trọng - đặc biệt là những ndt trading theo dòng tiền!
Nếu đúng thì có 1 tỷ suất ln xuất sắc dù thực tế rất khó để làm được! Nhưng nếu ai làm được thì vào top 1% nđt chiến thắng thị trường!

Chân thành!

(From Mr. Cobethichdua)

2 Likes

3 Likes

1 Likes

Chút hương chút hoa

1 Likes

Có 1 điều rất kỳ lạ là qua bao nhiêu mùa uptrend hay downtrend, tôi thấy ndt vẫn mua mua bán bán mà có thấy ai nghỉ chơi được đâu! Người đi đúng hướng thì tiếp tục chiến thắng và ngược lại!
Thế nên đừng quá để ý mọi thứ hàng ngày!
Học cách quên bảng điện, dần dần bạn sẽ thấy mọi thứ diễn ra theo 1 quy luật rất đơn giản: Dn tăng trưởng thì sớm muộn cổ phiếu sẽ tăng, cho dù ngắn hạn có bị ảnh hưởng 1 chút nếu Vni bị giảm!
Nếu cứ để ý mọi thứ và sốt ruột thì sao WB đến giờ có thể nắm giữ những dn vài chục năm và tiếp tục sở hữu, điều hành những dn đó?
Nếu k thật sự hiểu rõ bản chất của đầu tư thì dù có chọn đúng doanh nghiệp bạn cũng sẽ sớm bán mất mà thôi! Hoặc bán do những tiếc nuối khi lãi khá không bán, giờ k bán khéo lãi còn lại sẽ bay hết!
Nếu không có những nguyên tắc về đầu tư thì chẳng bao giờ đi đến được tới đích!
Chứng khoán với ndt mới có lẽ điều cầu thiết là phương pháp lựa chọn cp và học cách nắm giữ, hơn là mải mê để ý đến lãi hay lỗ trong ngắn hạn!
Hãy nhớ cơ hội luôn có nhưng thực sự không nhiều!
Đừng nhảy nhót. Hãy kiên nhẫn với sự lựa chọn của mình và bạn sẽ có những phần thưởng lớn sau vài năm!
Đừng quá để ý những nhận định xung quanh! Học cách ra quyết định độc lập và kiên định !
Chúc nhà đầu tư kiểu nắm giữ sẽ kiên định việc đầu tư giống như gửi Bank! Chẳng có ai gửi Bank mà hàng ngày lấy sổ tiết kiệm ra xem lãi suất.

Sắp nghỉ lễ rồi!
Đầu tư là một quá trình!
Không vội được! Bạn càng vội - càng sốt ruột bạn sẽ càng thấy mệt mỏi!
Thử quên danh mục đầu tư một vài tuần xem sao!

Chân thành!

(From Mr. Cobethichdua)

2 Likes

FB_IMG_1692028108987

1 Likes