Một số vấn đề vĩ mô và xu thế VNI 2022

Hiện tại đồng USD đã ở mức khá cao tương ứng đầu năm 2017, nhưng VN có mức tích trữ đồng USD ở mức cao mấy năm nay. Giá dầu do tác động của USD nên cũng chưa tăng tiếp, sắp tới TQ mà gỡ bỏ Zero Covid thì cũng sẽ giúp lạm phát đỡ áp lực hơn. Mức lạm phát khi không còn áp lực từ ngoại cảnh nữa thì bây giờ nó lại đối mặt với áp lực từ nội tại khi có bên đã dự đoán GDP 2022 vẫn tăng mạnh ở đầu 7.x thì nếu nhìn vào giá các mặt hàng ở ngoài chợ ta sẽ thấy lạm phát vẫn là vấn đề đáng lo cho các doanh nghiệp trong các Quý tiếp theo. Như vậy kịch bản tốt nhất là xuất khẩu tăng cao và dự trữ USD vẫn tốt, áp lực lạm phát bớt đi do TQ ngưng zerocov, các biện pháp trừng phạt liên quan chiến sự Nga-Ukraine dần mờ nhạt thì mức độ ảnh hưởng của lạm phát tới vnindex sẽ giảm được gần 1/3 so với hiện tại. Như vậy nếu nhìn vào góc độ này thì ở mức 11xx điểm chúng ta thấy index đang quanh đáy nhưng chưa đủ lực kéo tăng mạnh. Lần này có vẻ Chính phủ quan tâm hơn tới việc nâng hạng, câu chuyện nâng hạng thì không mới mẻ gì nhưng nếu ý chí của phía trên đủ lớn, cộng với việc index vừa giảm sâu thì nó đang là động lực cho index tạo ra cú hồi mạnh mẽ mà thực tế nó đã bắt đầu tư ngày 16/5/2022. Ở trạng thái lưng chừng này, hành động của chúng ta là chọn cổ tốt để gom ngay lúc này theo phương pháp rải lệnh chiều xuống (ví dụ giá CP đang là 25, ta kê mua các mức giá 25-24.95-24.8-24.5… tùy mức độ biến động thực tế của cổ phiếu trong phiên). Những cố phiếu này phải là những cổ đáp ứng 3 điều kiện: 1) cây nến tháng (Month) phải đủ 2 cây dài trở lên. 2) nội tại doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức khá trở lên 3) cổ có thanh khoản vừa phải, đạt trên tầm 1M -2M/ngày (do sức tiền lúc này vẫn thấp và xu hướng tăng ls huy động trong các quý tới vẫn tiếp diễn - cản trở dòng vốn vào TTCK).

P/E lúc này đang quanh 13, đây là mức vừa phải chứ chưa đủ rẻ tới mức hấp dẫn, phiên tăng xanh tím đồng loạt ngày 17/5/2022 là phiên hiệu ứng fomo cho nên đa số các mã cổ phiếu sẽ tăng nóng, tới các phiên sau chỉ còn lại những cổ phiếu khỏe trụ lại. Trong trường hợp index tăng sốc lên gần 1k3 thì chúng ta cần chuẩn bị cho cú giảm ngược lại (kết thúc pha hồi của index) và cú giảm này có thể về sát 1100đ tương ứng mức P/E tầm 11-12 là đủ hấp dẫn và có thể đã là đáy index. Hiện tại nhiều cổ phiếu tạo đáy trước chỉ số là cp ta cần ưu tiền như VCG, CST, GMD, QNS, D2D, BCM, IPA, C4G…

Mặc dù chỉ số đang ở mức thấp, chúng ta vẫn nên nhớ bối cảnh vĩ mô vẫn đang là thu tiền về (thay vì bơm tiền ra như năm 2020 do tác động của covid-19) cho nên lý do duy nhất để index tăng lên mức đỉnh cũ 1500 và hơn nữa sẽ chưa thể diễn ra ngay được. Vì tiền được bơm ra là điều quan trọng nhất để kéo tăng chỉ số, tiền này nếu không tới từ ngân hàng nó sẽ phải đến từ 2 nguồn:

  • dòng vốn ngoại mạnh mẽ quay lại sau nhiều năm rút ròng (sau khi nâng hạng thành công tầm 3-4 năm nữa).

  • dòng vốn từ người lao động tri thức đời 9x tiếp cận thị trường vốn nhanh nhạy (hiện tại tâm lý đầu cơ vẫn còn rất cao tạo ra những nhịp bắt đáy nóng vội cũng là nguyên nhân cho bulltrap).

Như vậy đan xen trong bối cảnh hạn chế về tiền bơm ra từ ngân hàng, nhưng lại tích cực từ nguồn vốn đến từ tổ chức ngoại cũng như cá nhân trong nước thì index sẽ ĐI NGANG THEO CHIỀU HƯỚNG TĂNG DẦN trong biên độ 1000-1400đ (chắc chắn sẽ có nhiều pha sụt mạnh bất ngờ) từ tháng 5/2022 kéo dài tới năm 2023.

Khi mà GDP, chỉ số PMI cải thiện thì đồng thời cũng là lúc mức lạm phát ở VN tăng lên cao hơn nhiều so với bây giờ (17/5/2022) cho nên nếu thiếu đi nguồn vốn từ các tổ chức ngoại, thiếu dòng vốn từ phía nđt cá nhân thì index vẫn chịu áp lực rút tiền ra, Minh Trần nói điều này để nhà đầu tư cẩn trọng khi index bất ngờ hồi phục lên cao (~1300) quá sớm trong tháng 5-6/2022 (những con số lạm phát công bố trên tivi là thấp hơn so với thực tế lúc này, giá năng lượng, lương thực, thực phẩm tăng cao; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể kéo dài vẫn sẽ là áp lực cho các DN).

Minh Trần cho rằng, mức lợi suất của index phải là 9% (tương ứng P/E 11) mới đủ hấp dẫn vượt mức lãi suất huy động đang ở mức cao nhất hiện tại là 7.3% (ngân hàng SCB kỳ hạn 6 tháng) và mặt bằng các ngân hàng khác cũng có thể giữ xu hướng nâng lãi suất tới năm sau ở mức ~7%. Về thời gian tạo đáy, trung bình sau các đợt khủng hoảng chỉ số chứng khoán thường tạo đáy sau 1 năm, điều đó có nghĩa rằng thời điểm này chưa thích hợp để nói đây đã là đáy của chỉ số Vnindex.

Bàn về giá dầu & nâng hạng:

Đỉnh cao lạm phát Mỹ là gần 15% (năm 1980) do căng thẳng Iran-Iraq), khi ấy lãi suất ở mức 20% nhưng có lẽ khi ấy mức tăng của chỉ số chứng khoán vẫn ở mức thấp nên không tác động nhiều. Suốt 30 năm qua kể từ 1990, lãi suất FED duy trì ở mức thấp (8-0.25%) cũng là lúc chỉ số S&P tăng từ ~300 điểm lên ~4700 điểm. Nó tăng cao nhờ chính sách lãi suất thấp, tăng trưởng kinh tế Mỹ và nhờ 4 đợt tung gói QE - cho tới nay, khi căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraine diễn ra thì mức lạm phát đã lên tới 8.5 như hiện nay và đang có xu hướng tăng tiếp, nếu kịch bản xấu có thể lên tới mức 10% (gần bằng năm 1980) thì khi đó lãi suất có thể tăng lên tương ứng là 13%, với kịch bản đó không rõ mức tác động tới thị trường vốn kinh khủng tới mức nào. Tuy nhiên, FED đang ở thế khó là vừa phải kìm hãm lạm phát (bằng việc tăng ls) vừa phải tránh gây suy thoái (bằng việc giữ ls thấp) - chắc chắn các chỉ số chứng khoán sẽ nhìn vào cách mà FED giải toán để phán đoán xu hướng tiếp theo, nhưng trong quá khứ các năm đó chỉ số S&P lại không bị ảnh hưởng đáng kể.

Không rõ FED sẽ làm như thế nào, nhưng nếu FED tăng lãi suất, chắc chắn các công ty hưởng lợi sẽ là công ty có ít đòn bẩy tài chính và đang gặp khó khăn về giá nguyên liệu đầu vào. Chi phí đầu vào sẽ giảm xuống và thay vào đó chi phí đòn bẩy tài chính sẽ tăng lên nhưng không là gì so với những doanh nghiệp sở hữu tiền mặt lớn. Từ điều đó nhìn rộng ra, các quốc gia nào sở hữu ngoại hối (USD) cao và nợ công thấp sẽ hưởng lợi nếu giá dầu hạ nhiệt. Trường hợp nợ công vẫn lớn, chính phủ quốc gia đó có thể phải huy động vốn nước ngoài từ việc nâng cấp thị trường vốn như cổ phiếu lên tầm cao mới thay cho khoản tiền vay nợ. Từ đó mới nói đến câu chuyện nâng hạng mà chính phủ đang rất quan tâm, câu chuyện nâng hạng này cũng chả mới mẻ gì nhưng ở mức điểm số index vừa giảm sâu như thế này chắc chắn sẽ là động lực to lớn thúc đẩy cầu bắt đáy khổng lồ. Chắc chắn nếu muốn có con sóng mới thì cần trải qua giai đoạn tích lũy kéo dài 1 tới 3 năm. Giai đoạn tích lũy đi ngang này đủ biên độ để ta trading.

Chứng khoán VN sẽ như thế nào nếu Mỹ suy thoái?

Rất nhiều biến số phụ thuộc vào tình hình địa chính trị và chính sách zero Covid19 của Trung Quốc. Tùy xem nó kết thúc sớm hay muộn sẽ có mức độ lạm phát nhiều hay ít. Hiện tại bối cảnh khó khăn có vài điểm tương tự giai đoạn 1973 – 1975, tình trạng tăng trưởng chậm - lạm phát cao, khủng hoảng dầu mỏ và phản ứng của Fed đã khiến kinh tế Mỹ đi theo mô hình chữ U. Nếu như vậy Mỹ sẽ mất vài năm để lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp về mốc bình thường. Nhưng cũng có thể tệ hơn do có những tình huống chưa có tiền lệ.

Nhìn vào chứng khoán Việt, nếu Mỹ rơi vào suy thoái chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng tới các quốc gia khác trong đó có Việt Nam, nhưng dù cho đồng USD tăng hay giảm giá thì Việt Nam cũng có thể thích nghi, bên cạnh đó kinh tế VN cũng không chỉ có độ mở với Mỹ mà còn đang trong xu thế hội nhập với nhiều quốc gia khác. Trong trường hợp Việt Nam hay FED tiếp tục có gói kích thích tiếp theo thì đợt giảm sâu này của chứng khoán rõ ràng là một cơ hội, tuy vậy điều này không dễ xảy ra do lạm phát cũng như việc uốn nắn dòng tiền vào sản xuất.

Về chỉ số P/E, mức P/E từ vùng đỉnh 1500đ của Vnindex năm 2022 thấp hơn nhiều so với P/E mức đỉnh các năm 2008 (40 lần) hay 2018 (22 lần). Đây cũng là lý do mà nhiều chuyên gia không đoán được xu thế giảm mạnh của Vnindex trong tháng 4-5/2022 do tự tin vào mức định giá của Vnindex khi 1500đ là 15 lần, nhưng họ không nghĩ tới vấn đề thắt chặt tín dụng, sự gia tăng thừa mứa số lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường cũng như sự dẫn dắt cảm xúc, thao túng tâm lý kéo thị giá cổ phiếu tăng quá nhanh vượt trên tốc độ tăng trưởng kinh tế thực thông qua các công cụ mạng xã hội - thứ mà các năm 2008 chưa phát triển bằng. Thêm nữa, năm 2008 TTCK Việt tăng quá nhanh do nguồn vốn ngoại bơm vào sau khi gia nhập WTO khiến lạm phát >20% & kinh tế toàn cầu suy thoái, nguồn vốn ngoại rút ra mạnh mẽ mới gây ra cú sụp đổ nặng nề trong khi các năm gần đây vốn ngoại lại trong trạng thái rút ròng cho nên sẽ không có tình trạng cú sốc rút vốn tương tự 2008.

Về cơ bản, tất cả những việc làm gần đây của chính phủ là nhằm mục đích duy nhất - ngăn lạm phát & thoát bẫy thu nhập trung bình (các tỷ phú nơi đây hầu hết là các tay buôn đất, “công nghệ lõi” phân lô bán nền).

6 Likes

Bài viết hay! Các Nhà đầu tư nên tham khảo.

1 Likes

cảm ơn bác

bài viết rất có ý nghĩa và tầm vĩ mô tốt cho anh em tham khao đàu tư

Cảm ơn bác chủ. Nhờ bác chủ giải thích thêm về một vài luận điểm, để mình được mở mang tầm mắt. Đầu tiền là về đoạn này: Mặc dù chỉ số đang ở mức thấp, chúng ta vẫn nên nhớ bối cảnh vĩ mô vẫn đang là thu tiền. Động thái nào mà bác chủ có ý kiến như vậy?
và đoạn này: Về thời gian tạo đáy, trung bình sau các đợt khủng hoảng chỉ số chứng khoán thường tạo đáy sau 1 năm, điều đó có nghĩa rằng thời điểm này chưa thích hợp để nói đây đã là đáy của chỉ số Vnindex. Nghĩa là bác chủ cho là: giai đoạn vừa rồi là khủng hoảng? Mình cũng có tìm hiểu thì có vẻ giai đoạn vừa rồi gọi là suy thoái thì hợp lý hơn khủng hoảng.
Cảm ơn bác chủ và mong nhận được hồi âm (ý kiến mang tính trao đổi và học hỏi).

tks bác, mình cởi mở trong cách gọi nên bác gọi khủng hoảng hay suy thoái đều đc còn đúng ra thì suy thoái là biểu hiện sau khủng hoảng. về động thái thu tiền, Việt Nam mình so với các quốc gia cận Mỹ thì vẫn sẽ duy trì mức lãi suất không sốc cho các DN tạo đk phục hồi, tuy vậy nếu không kịp thời phản ứng linh hoạt với thế khó giữa lạm phát - tăng trưởng chậm thì sẽ gây hậu quả khôn lường, trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế thì có tới gần 40% là chi phí nhập khẩu, ở VN cứ giá NVL tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng >2%.

thống kê lịch sử cho thấy, trong suốt những năm giá dầu khủng hoảng, ttck Mỹ chỉ giảm trong vài năm đầu sau đó đi ngang bất chấp giá dầu sau đó còn tăng lên vài lần. Như vậy chứng khoán Mỹ và giá dầu không phải luôn có hành động theo khuôn mẫu, nó phụ thuộc cả nền kinh tế, do đó nếu kte VN trụ vững và phát triển tốt TTCK thì sẽ là tt tăng trưởng ổn định trong dài hạn thay vì cứ giá dầu tăng hay chứng khoán Mỹ giảm mạnh là nó cũng giảm mạnh theo như trước kia. 2008 khủng hoảng chứng Mỹ và VN đều giảm, nhưng khi đó còn do khủng hoảng nhà đất. Năm 2001 giá dầu giảm mạnh nhưng chứng khoán Mỹ cũng giảm, điều này cho thấy nó giảm kp do lạm phát mà do suy thoái.

2 Likes

trước mắt có thể index sẽ hồi lên quanh ngày 19/5 ± 3 phiên, tới gần tháng 6 giảm do đón thông tin CPI, sau đó tới giữa tháng 6 là họp qh kỳ thứ 3 xong đồng thời FED công bố mức ls coi như đã ra xong tin, thì chứng sẽ hồi tiếp từ đáy lên và lại giảm trở lại trong khoảng nửa đầu tháng 7 do 20/7 là hạn cuối nộp BCTC.

2 Likes

Cảm ơn bác chủ

Bài viết hay và có chuyên môn cao quá ạ. Cảm ơn chia sẻ của bác chủ!!!

1 Likes

Em xin phép được chia sẻ đến bạn bè cùng đọc!

1 Likes

Tập trung vào cty mình đang nắm giữ thôi. Tt xấu là cơ hội tích sản

bài viết bác chủ hay. hiện tai thì kinh tês mỹ có thể bước vào suy thoái, khối ngoại tuânf bán dòng cộng với tự doanh các quỹ đều bán, fed gần nhu chắc chắn k bơm them tiền và chắc chắn nâng lãi xuất để khống chế lạm phát, việt nam lạm phát nam nay chắc chắn cao hơn mức 4 % đề ra, nhà đầu tư đa phần mắc kẹt hoặc hoang mang hoặc rời bỏ thị trường , nên VN phục hồi là khá khó.

Bài báo này ở đoạn cuối có ghi: "Viễn cảnh tồi tệ hơn nữa là cuộc suy thoái kinh tế sẽ rơi vào quỹ đạo như thập niên 1970, tức tăng trưởng kinh tế giảm tốc diễn ra cùng lúc với lạm phát cao dai dẳng. Ông Gratham chỉ ra: “Những gì xảy ra ngày nay có những nét tương đồng với thời kỳ lạm phát kèm suy thoái những năm 1970”.

Như vậy ông Gratham cũng nhìn ra những điểm tương đồng bối cảnh lúc này so với thời kỳ 1970, dẫu vậy mình nhận thấy thêm vấn đề nữa đó là sự đối cực giữa Mỹ - TQ đang ngày càng rõ nét hơn, đặc biệt khi trong lúc Mỹ đang đứng giữa thế khó Lãi suất - Tăng trưởng thì TQ ra một đòn khá HIỂM đó là bơm hơn 5k tỷ $ kích thích KT. Mình nghĩ ng đàn ông khổ sở nhất lúc này chính là Powell.

Nếu trong trường hợp TQ tiếp tục bơm tiền như vậy thì VN cũng cần lựa chọn hành động cho phù hợp, đây có lẽ là thời điểm quan trọng. Gần đây “phía trên” liên tục có động thái “đốt lò” liệu rằng có phải là để chuẩn bị cho công cuộc bơm tiếp theo?? nhưng như vậy thì điều tiết lạm phát và tăng trưởng sẽ ra sao, cái này thật sự phải nghiên cứu cho kỹ vì sự thay đổi vĩ mô lúc này ảnh hưởng cực nhạy tới TTCK 5 năm tới!
Tất nhiên, lần này nếu có thì cũng sẽ rất cẩn trọng và tập trung mạnh vào tài khoá cho nên cũng đừng vì thế mà kỳ vọng làn sóng tăng điểm mạnh mẽ của index như năm 2021 quá sớm.

Bạn thiếu vấn đề TQ bơm 5k tỷ vào kinh tế, dòng tiền ấy đáng ngại hơn lạm phát bên Mỹ. Bởi tt VN chịu ảnh hưởng của TQ mạnh hơn. Nên nhớ chính phủ VN vừa phải tìm cách kiềm chế lạm phát vừa phải giữ cho cán cân đồng tiền ko bị neo giá so với các quốc gia khác. Kể cả có bơm tiền tiếp hay ko!

Bds là bình hấp thụ lạm phát chủ yếu, về lâu dài nó vẫn sẽ là kênh trú ẩn tài sản tốt nhất!

Bác này ptich thị trường chung cũng khá đúng. Nhưng nó là 1000 mã cp. Hầu như đại đa số ngành xấu, triển vọng tương lai kém nên tt chung downtren. Nhưng cổ đất sẽ bắt đầu chu kì tăng giá. Vì tâm lí mn trú ẩn chống lạm phát, tiền mất giá. Từ giới tinh anh, đại gia sx, công nghệ, nghệ sĩ …mn đều đang tìm đến đất đai rồi