Một tiềm năng bị lãng quên. Xuất khẩu đồ gỗ đang được hưởng lợi

CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (HOSE: SAV)

Cổ phiếu tiềm năng bị lãng quên. Nằm trong top 15 bình chọn IR Awards 2022

IR-Awards-2022-Mở-Bình-chọn-IR-từ-ngày-20-07-Vietstock

Đôi nét:
EPS 2918 thuộc hàng khủng.
P/E 6.8 quá đẹp.
P/B 0.9 đang có giá dưới giá trị sổ sách một món hời.
cổ tức hàng năm đều đặn 20% (hàng hiếm) trong đó luôn có 5% tiền mặt.
Thích hợp cho đầu tư dài hạn. Với giá 17.x mua ăn cổ tức hàng năm cũng ngon.

hình ảnh_2022-07-21_120547110

Lợi nhuận q2 tăng 288% so với cùng kỳ.

https://vietstock.vn/2022/06/dinh-huong-vuon-tam-the-gioi-cua-savimex-737-975763.htm

Với 37 năm trong ngành gỗ và hơn 20 năm trên thị trường chứng khoán, trải qua quá trình tái cơ cấu, Savimex vẫn gắn liền với sứ mệnh mang lợi ích cho khách hàng bằng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, mang đến lợi nhuận cho nhà đầu tư. Công ty cũng định hướng lọt vào top 10 công ty đồ gỗ hàng đầu trong khu vực châu Á và vươn tầm thế giới.
Được thành lập năm 1985, Savimex (CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex, HOSE: SAV) ban đầu có tên là Công ty hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu với Lào (Saigon–Vientianne import export company, viết tắt là Savimex). Savimex bắt đầu kinh doanh bằng hoạt động hợp tác với Lào để khai thác gỗ xuất khẩu và cung cấp hàng công nghiệp tiêu dùng ở TP.HCM và Lào.

Theo nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, Savimex dần mở rộng thị trường sang Liên Xô, Nhật, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan… với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là ván sàn, gỗ tròn, gỗ xẻ… nhập khẩu chủ yếu là hóa chất, máy móc, thiết bị. Năm 1992, Savimex hợp tác với Công ty Japan Nippon Furniture (JNF) tiếp nhận dây chuyền sản xuất gỗ tinh chế sang Nhật Bản.

Không còn gói gọn trong khai thác đồ gỗ, Savimex đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của mình khi thành lập nhà máy Savi - Kỹ nghệ gỗ (Saviwoodtech), hợp tác với công ty Marunaka và thành lập trung tâm xây dựng và phát triển nội thất vào năm 1993.

Đến năm 1995, SAVIDECOR ra đời giúp Savimex lấn sân sang lĩnh vực thiết kế, trang trí nội thất và sản xuất đồ gỗ nội thất chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước.

Hiện, các sản phẩm của Savimex tập trung vào nội thất khách sạn, bàn kệ học sinh, đồ nội thất gia dụng, tủ bếp… Thị trường nội địa tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ… Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 90% tổng doanh thu, còn lại 10% là doanh thu nội địa. Thị trường xuất khẩu chính gồm Mỹ, Nhật Bản; Thị trường khác: EU, Hàn Quốc.

Savimex còn có một số đơn vị trực thuộc kinh doanh, sản xuất ở nhiều lĩnh vực khác nhau gồm SAVIHOMES, SAVIPACK, CHAMPA-SAVI, SAVIDECOR.

Thời điển hiện tại, Savimex đã lấn sân sang các mảng khác như đầu tư thi công, trang trí nội - ngoại thất, mua bán địa ốc, xây dựng… Trong đó, hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn là đồ gỗ nội thất.

Tổng Giám đốc Lim Hong Jin chia sẻ, Savimex đang tập trung phát triển thương hiệu MOHO, thương hiệu bán lẻ nội thất trong nước. Về lâu dài, định hướng của Công ty vẫn phát triển ngành nghề cốt lõi là nội thất đồ gỗ nên chưa có dự định mở rộng sản xuất sang lĩnh vực khác.

Ngành gỗ đang ở giai đoạn vừa phục hồi sản xuất sau thời gian dài đình trệ do dịch COVID-19 vừa phải tích cực tìm hướng mới để gia tăng giao thương. Để hạn chế tối đa các rủi ro, Tổng Giám đốc Savimex cho biết Công ty đã lên kế hoạch cẩn trọng, tìm hiểu về tình hình biến động giá cả thế giới để có kế hoạch sản xuất hợp lý, an toàn. Ngoài ra, Công ty còn cân đối tình hình đơn hàng hàng tháng và hàng quý để chuẩn bị nguồn nguyên liệu thích hợp tương ứng từng thời điểm.

Dài hơi hơn cho kế hoạch 3-5 năm, Savimex sẽ tập trung duy trì các khách hàng hiện có; phát triển và tìm kiếm thêm khách hàng mới, thị trường mới; tìm kiếm thêm nguồn nguyên liệu trong nước để chủ động và hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhập từ nước ngoài.

Trong khoảng 10 năm nữa, Savimex định hướng là 1 trong 10 công ty đồ gỗ hàng đầu trong khu vực châu Á và vươn tầm thế giới”, Tổng Giám đốc Lim Hong Jin cho biết.

SAV hôm nay tăng khá. Thanh khoản tốt, vươn lên tầm cao mới nào.

Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 90% tổng doanh thu, còn lại 10% là doanh thu nội địa. Thị trường xuất khẩu chính gồm Mỹ, Nhật Bản; Thị trường khác: EU, Hàn Quốc.
Hiện tại giá USD đang tăng chóng mặt rất có lợi cho xuất khẩu.

VIF: Thu lãi 86 tỷ đồng từ liên doanh liên kết, Vinafor (VIF) lãi hơn trăm tỷ trong quý 1, vẫn còn hơn 2.000 tỷ đồng đi gửi ngân hàng - Thu lai 86 ty dong tu lien doanh lien ket, Vinafor (VIF) lai hon tram ty trong quy 1, van con hon 2.000 ty dong di gui ngan hang | Tình hình SXKD - Phân tích khác | | CafeF.vn Vua nông lâm nghiệp trồng rừng khai thác gỗ nguyên liệu** (hưởng lợi từ giá ng liệu gỗ đầu vào tăng cao), đất đai BĐS khắp 3 miền 43.000ha đất NL, đang đt nhiều dự án bđs sẽ đem lại ln khủng sắp tới; Vinafor đang nắm giữ 30% vốn của Yamaha Việt Nam (xe máy đang tăng giá khủng). Tình hình tài chính cực tốt: có vốn đl 3.500 tỷ, d.thu 2.300 tỷ/năm, cơ cấu nợ vay thấp ~ 200 tỷ đồng/tổng ts (~5.400 tỷ), tiền mặt nhà rỗi gửi bank lên đến hơn 2.570 tỷ đồng, lợi nhuận khủng 5-7 năm gần đây, riêng cổ tức hàng năm thu về vài trăm tỷ. VIF Sở hữu 05 C.ty lâm nghiệp 100% vốn điều lệ; 07 C.ty cổ phần giống cây lâm nghiệp; 34 DN khác (trong đó có 15 cty chế biến gỗ và dăm gỗ), KH tăng vốn gấp đôi 7k tỷ, tổng ts 20k tỷ. Một siêu cổ trong tương lai

Thanh khoản một tuần nay cải thiện rõ rệt, chứng tỏ các nhà đầu tư dài hạn đã chú ý tới em nó.

Vẫn còn giá đẹp để lên tàu.

Cổ phiếu tiềm năng là cổ phiếu mà 99% nằm trong tay to. Là cổ phiếu mà mọi người đều nói không có thanh khoản mua vào làm sao bán.
Ngược lại cổ phiếu mà ai cũng biết, ai cũng khen ngon, thanh khoản cao ngất, có cả 100k cổ đông đu đỉnh chỉ nhăm nhăm tăng giá là bán cắt lỗ như Qindex HQC Dig Ceo … là cổ rác.

VIF ngon bổ rẻ tầm đại gia mà giá penny