Một tờ A4 bằng vạn lần muốn nói. Pet tài khoản x12 lần

f319 và f247 đã bỏ lỡ DWG lúc nó 2x , phiên bản PET còn long lanh đẹp hơn phiên bản gốc nhiều

muốn chạy lắm rồi nhưng đang bị đè gom

nhún lên nhún xuống gom hàng… DWG chạy tít mù

chạy rồi bác ơi, thẳng tiến 3x nào !!!

PET knock out DGW nhe

1 Likes

PET khoẻ quá

DGW làm deal xong để chia tách ra, cái nghiệp vụ này quen nên giá nó vậy. Còn PET thì cổ phiếu tăng trưởng đúng nghĩa, đây gọi là giai đoạn tăng trưởng nhanh; và còn lâu mới tới giai đoạn tăng trưởng ổn định như MWG… Vậy giá nào cho nó nhỉ

1 Likes

PET có nhiều cái DWG ko có nhé

1 Likes

Pet chiều tím

Ngon thế

sao bác khóa topic. Tôi nói bác vượt DWG mới tính, đếm phiên làm gì bbs cho out khỏi tàu

bác này am hiểu này, tôi chỉ tính đất của PET đã có giá 6x

Thế mới thấy PET nó khủng thế nào đang ở chân con sóng thần
Digiworld đề xuất chia cổ tức cổ phiếu 100%, bán quyền chọn cho nhân viên giá 120.000 đồng/cp Digiworld có phương án chia cổ tức tổng tỷ lệ 110%, trong đó cổ tức bằng tiền 10%. Công ty dự định phát hành ESOP giá không quá 10.0000 đồng/cp và quyền chọn mua giá 120.000 đồng/cp. Huy Lê Thứ sáu, 12/3/2021, 09:02 (GMT+7) Digiworld (HoSE: DGW) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Công ty đặt chỉ tiêu doanh thu 15.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 21% và gần 19% so với năm trước. digiworld-2955-1615515273.png Đơn vị: tỷ đồng Năm 2020 công ty phân phối này đạt 253 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, HĐQT đề xuất mức chia cổ tức tổng tỷ lệ 110%; trong đó cổ tức tiền mặt 10% và cổ tức cổ phiếu 100%. Thời gian thực hiện trong quý II-III năm nay. Digiworld đang có 43 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy số tiền chia cổ tức là 43 tỷ đồng và lượng cổ phiếu phát hành thêm là 43 triệu cổ phiếu. Vốn điều lệ công ty dự kiến tăng thành 860 tỷ đồng. HĐQT còn đề xuất phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2021, khối lượng tối đa 2,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá bán không vượt quá 10.000 đồng/cp. Một tờ trình khác là phát hành quyền chọn mua cổ phần cho người lao động, khối lượng tối đa 2,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá thực hiện quyền chọn mua 120.000 đồng/cp (giá sẽ điều chỉnh nếu phương án này thực hiện sau phương án chia cổ tức cổ phiếu). Chốt phiên giao dịch 11/3, cổ phiếu DGW đứng ở 111.500 đồng/cp tương đương với giá trị vốn hóa gần 4.800 tỷ đồng.

PET mạnh nhất về Iphone DWG xiaomi thì PET cứ gấp 2 DWG

xây cầu nối thanh đa lô đất 20 ngàn m2 pet có giá 5000 tỏi

1 Likes

cuối phiên bọn nó đè + mạng nghẽn trợ giúp

Cụ cho hỏi cầu thanh đa đó kế hoạch khi nào ah

nghe đồn tháng tới phê duyệt

Trong Quý 2 tphcm sẽ chấp thuận chủ trương cho làm thêm cây cầu nối thanh đa và pvđ

TP.HCM sẽ có 4 khu đô thị mới trong tương lai

Thứ Tư, ngày 10/3/2021 - 06:00

TP.HCM sẽ có 4 khu đô thị mới trong tương lai

(PLO)- Theo các chuyên gia, quy hoạch chỉ mang tính định hướng, thời gian này TP nên làm tập trung, không dàn trải vì các vấn đề sẽ liên quan đến nguồn lực, kinh phí…

TIN LIÊN QUAN

UBND TP.HCM vừa có văn bản chấp thuận nội dung báo cáo của Sở QH-KT TP về tiếp thu, hoàn chỉnh nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. UBND TP giao Sở QH-KT khẩn trương tổ chức lấy ý kiến các đơn vị, các chuyên gia và người dân theo quy định, hoàn tất hồ sơ nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch, tham mưu UBND TP trình Bộ Xây dựng thẩm định trong quý I-2021 để trình Thủ tướng phê duyệt.

Bốn khu đô thị cần phát triển

Theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 đang được xây dựng, Sở QH-KT TP đã nêu định hướng phát triển cho các khu vực đô thị, trong đó đề ra giải pháp cho khu đô thị (KĐT) hiện hữu và khu vực phát triển mới.

Trong giải pháp cho khu vực phát triển mới, Sở QH-KT TP đề xuất các phân khu chức năng và cơ cấu tổ chức không gian TP để phát triển trong tương lai. Trong đó, trọng tâm là TP Thủ Đức theo mô hình đô thị sáng tạo tương tác cao, KĐT - cảng Hiệp Phước, KĐT Tây Bắc, KĐT Bình Quới - Thanh Đa, KĐT du lịch biển Cần Giờ. Trên thực tế, các KĐT này (ngoại trừ KĐT du lịch lấn biển Cần Giờ vừa được phê duyệt 1/500) đã được TP xác định phát triển và đưa vào quy hoạch trong nhiều năm qua nhưng đến nay vì nhiều lý do vẫn chưa thể triển khai đúng theo kế hoạch.

Đơn cử như KĐT Tây Bắc nằm trong quy hoạch từ năm 2010 về định hướng phát triển TP.HCM. Đến nay, KĐT Tây Bắc (quy hoạch 6.000 ha) đã bồi thường, giải phóng mặt bằng được 3.347 ha của giai đoạn 1. Hiện dự án cũng đã được phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh phân khu tỉ lệ 1/5000 nhằm tính toán lại quy mô và hiệu quả kêu gọi đầu tư.

Còn KĐT Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) quy hoạch thành khu văn hóa, thể thao, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí có từ năm 1992. Qua nhiều lần thay đổi quy hoạch, nhiều nhà đầu tư đến rồi lại đi. Đến nay dự án vẫn nằm trên giấy và chưa hẹn ngày triển khai.

Tương tự, KĐT Hiệp Phước có quy hoạch 1.354 ha nằm trong tổng thể KĐT cảng Hiệp Phước (3.900 ha). Đây là KĐT mới đa chức năng, có tính đặc thù của đô thị ven cảng, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tạo điều kiện mở rộng không gian đô thị thành phố ra biển. Theo quy hoạch, KĐT này được xây dựng thành ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư vào các khu công nghiệp (đã đầu tư hơn 10 năm qua); giai đoạn 2 đầu tư hệ thống cảng và dịch vụ cảng (đang được đầu tư); giai đoạn 3 phát triển một KĐT với quy mô gần 200.000 dân. Tương lai, KĐT Hiệp Phước được kỳ vọng sẽ lột xác từ vùng đất thấp trũng thành đặc khu kinh tế, đô thị biển có chất lượng sống cao.

Ngoài ra, UBND TP cũng vừa ban hành các quyết định duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 KĐT du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ - phân khu A, B, C, D, E. Tính chất quy hoạch của KĐT biển này bao gồm khu vui chơi, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, chung cư, thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, khu hỗn hợp và an ninh quốc phòng được bố trí đồng bộ và đầy đủ hạ tầng.

Cần lưu ý các vấn đề khác

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, TP.HCM đang trong giai đoạn điều chỉnh quy hoạch chung nên cần có cái nhìn tổng thể, đánh giá lại phát triển quy hoạch trong thời gian qua, cũng như đề ra các quy hoạch mang tính định hướng cao. Ông Sơn cho rằng thử thách lớn với TP.HCM hiện nay là quy hoạch đô thị và quy hoạch về hạ tầng đều mang tính định hướng chiến lược nhưng đồng thời TP cũng không thể đầu tư dàn trải vì nguồn lực không đảm bảo.

“Dàn trải nhiều thì không có đủ ngân sách làm, ví dụ như KĐT Bình Quới - Thanh Đa đúng là có tiềm năng nhưng nếu chúng ta làm cùng lúc thì không đủ sức. Tuy nhiên, quy hoạch thì chắc chắn phải có định hướng, để phát triển, kết nối như thế nào trong tương lai” - ông Sơn lưu ý.

TP.HCM sẽ có 4 khu đô thị mới trong tương lai - ảnh 1
Theo quy hoạch cũ, KĐT Hiệp Phước có quy hoạch 1.354 ha nằm trong tổng thể KĐT cảng Hiệp Phước (3.900 ha). Ảnh: HOÀNG GIANG

Theo ông Sơn, trong giai đoạn sắp tới, ưu tiên số một vẫn là phát triển về phía đông, hoàn thiện hạ tầng như các đường vành đai, rồi kết nối sân bay Long Thành…

Còn TS Phạm Văn Hùng, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học công nghệ GTVT phía Nam, cho rằng phát triển một KĐT liên quan đến nhiều vấn đề và nhiều khó khăn như bài toán đầu tư khu Thanh Đa lâu nay vẫn chưa làm được.

“Định hướng là như vậy nhưng theo tôi, hiện nay TP còn thiếu nguồn lực về nhiều mặt, như phải có con người đô thị, hạ tầng đô thị, quản lý hành chính đô thị, phát triển văn hóa - xã hội… Chưa nói, thời đại 4.0 còn liên quan đến đô thị thông minh, công nghệ số…” - ông Hùng phân tích.

Ngoài ra theo ông Hùng, khi phát triển một KĐT thì bài toán hạ tầng giao thông cần xem xét kỹ. Như hạ tầng khu Bình Quới phải có các cầu kết nối, còn khu Tây Bắc liên quan đến các khu công nghiệp tập trung nhiều, dẫn đến quá tải quốc lộ 22 và các đường xuyên tâm.•

Mở rộng, phát triển là xu thế tất yếu
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Chủ tịch HĐQT Son Viet Property JSC (SVP) - một đơn vị phát triển và phân phối BĐS, cho biết nội đô quá tải và giá bất động sản tăng mạnh nên tạo ra nhu cầu mở rộng, phát triển ra cách lõi trung tâm 20-40 km là xu thế tất yếu.
“Các KĐT vệ tinh luôn cần thiết, là động lực phát triển kinh tế và các ngành phụ trợ, ví dụ du lịch và khu công nghiệp… Ngoài ra, nhu cầu nhà ở giá rẻ ngày một bức thiết, rất cần sự can thiệp để tạo điều kiện cho người dân an cư bằng thu nhập tiền lương. Và việc này chắc chắn chỉ thực hiện được với quỹ đất ven đô” - ông Việt nói.