#MSB 1H-2024 AM: Lợi nhuận đi ngang svck

Kết quả kinh doanh 1H-2024

  • Lợi nhuận trước thuế 1H2024 đạt 3,7 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng 4%YoY, hoàn thành 54% KH cả năm.
  • Theo các cấu phần, tăng trưởng từ thu hồi nợ xấu (+129% YoY) và thu nhập lãi thuần (+8% YoY) bù đắp cho sự suy giảm của thu nhập phí dịch vụ (-34% YoY) và chi phí trích lập dự phòng (+29% YoY). Thu nhập lãi thuần tăng nhẹ chủ yếu được thúc đẩy bởi tăng trưởng danh mục tín dụng (+21% YoY) trong khi NIM bình quân 1H-2024 giảm gần 60 bps YoY xuống mức 3,6%.
  • Thu nhập từ phí giảm do cùng kỳ năm ngoái vẫn còn ghi nhận khoản phí upfront từ thỏa thuận bancassurance độc quyền (với Prudential) kết hợp với xu hướng giảm của toàn thị trường banca, bù đắp bằng lãi từ hoạt động kinh doanh FX (+110% YoY). Hoạt động kinh doanh FX mới được chú trọng từ 2022.
  • Chi phí hoạt động tăng 12% YoY, trong đó chi phí nhân sự tăng 8% YoY do tăng quy mô và chi phí tài sản tăng 18% YoY do tiếp tục đầu tư các dự án chuyển đổi số.

Tín dụng và huy động

  • Tăng trưởng tín dụng 1H2024 đạt 11,4% YTD, trong đó cho vay phân khúc SME tăng mạnh nhất ở mức 39,4% YTD (Q1: 2,1%), phân khúc DN lớn đạt mức tăng trưởng 5,0% YoY (Q1: 13,9%), và phân khúc KH cá nhân giảm 6,2%YTD (Q1: - 7,2%).
  • Về cơ cấu danh mục cho vay theo nhóm khách hàng, phân khúc bán lẻ bao gồm KH cá nhân và SME chiếm 23% và 35%, KH doanh nghiệp lớn chiếm 42%.
  • Đối với danh mục cho vay với nhóm KH doanh nghiệp (SME và DN lớn), MSB tập trung cho vay đối với 5 ngành FMCG, BĐS, Xây dựng, Điện, và Tài chính (cho vay các CTCK như HSC, VPBS, TCBS). 5 ngành này đóng góp gần 50% tổng danh mục cho vay các khách doanh nghiệp.
  • Trong cơ cấu cho vay KHCN, cho vay mua nhà chiếm 51,6% và cho vay tiêu dùng chiếm 19,6%. Tăng trưởng tín dụng của nhóm khách hàng này vẫn âm trong nửa đầu năm chịu ảnh hưởng của việc KH trả nợ trước hạn.
  • Dư nợ UPAS L/C tại 30/6 đạt 2 nghìn tỷ, đóng góp vào thu nhập phí tương đối nhỏ khoảng 140 tỷ đồng.
  • Tăng trưởng huy động đạt 17,8% YTD, trong đó huy động từ tiền gửi tăng 15%, và phát hành giấy tờ có giá tăng 64%. Tỉ lệ CASA đạt 26,7%, giảm từ 29,2% quý trước. Cơ cấu CASA được đóng góp chủ yếu bởi hệ sinh thái KH doanh nghiệp, tương đồng với cơ cấu khách hàng vay của MSB.

Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời

  • NIM (Q) thu hẹp 25 bps QoQ xuống 3,45% khi chưa tối ưu được chi phí vốn (giữ nguyên ở mức 3,3% như quý trước) mặc dù lãi suất huy động bình quân 40 bps do (1) tỷ lệ CASA giảm như trên và (2) bị ảnh hưởng bởi lãi suất TT2 tăng 70 bps QoQ (MSB là net borrower trên TT2) và (3) tăng tỷ trọng giấy tờ có giá.

  • MSB phải tăng huy động giấy tờ có giá để đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (SMLR) khi tỷ lệ này gần 29% cuối Q1 và trong Q2 cơ cấu kỳ hạn các khoản vay có xu hướng tăng khá mạnh ở kỳ hạn trung dài hạn (+22% YTD) và giảm ngắn hạn (-1% YTD). ROA và ROE năm tại Q2-2024 của MSB lần lượt đạt 1,7% và 14,8%.

  • CIR (Q) 31% trong Q2-2024 chỉ là 29%, tương đương cùng kỳ tuy nhiên, MSB thường có xu hướng tăng chi lương thưởng nhân viên vào Q4 cuối năm nên CIR (TTM) là 39% (cùng kỳ 38,1%).

Chất lượng tài sản và trích lập dự phòng

  • Chi phí trích lập dự phòng 1H-2024 tăng 29% YoY, tương ứng với tỷ lệ chi phí tín dụng bình quân (Q) là 0,4%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 58,6%, tăng 5 ppts QoQ.
  • Tỷ lệ NPL (tính riêng cho vay KH) là 3,08% cuối Q2, giảm 10bps so với quý trước. Tỷ lệ NPL ở các phân khúc KH cá nhân, SME và DN lớn lần lượt đạt 8,14%, 2,45% và 0,4%. Đối với phần nợ của KH cá nhân, tỷ lệ NPL của sản phẩm thẻ tín dụng rất cao 19% (đã phải tạm dừng phát hành thẻ tín dụng để kiểm soát rủi ro) và của cho vay mua nhà là 6%. Đối với dư nợ cho vay doanh nghiệp, tỷ lệ NPL lĩnh vực kinh doanh BĐS là 0,5%, còn lĩnh vực xây dựng là 3,1%.
  • Nợ tái cơ cấu theo TT02 là 502 tỷ (0,3% tổng cho vay), đã trích lập dự phòng 94 tỷ. Lãi dự thu đang theo dõi ngoại bảng theo nợ cơ cấu là 93 tỷ.
    Vốn và thanh khoản
  • Hệ số CAR (Basel 2) đạt 12.13% tại Q2-2024. -Tỷ lệ LDR đạt 72,6%, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đạt 26,1%, cải thiện so với quý trước (28,8%).
    Triển vọng 2024
  • Thu nhập lãi dự kiến sẽ tăng truởng với tốc độ chậm hơn khi NIM trong nửa cuối năm (kỳ vọng NIM cả năm dự kiến ở quanh mức 3,8-4%) sẽ thấp hơn nền NIM năm ngoái 20-40bps. Bù lại, tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục cải thiện và đặt mục tiêu đạt 20%. Đối với tín dụng cá nhân, MSB phân bổ room tín dụng khoảng 6 nghìn tỷ đồng tới cuối năm (có thể cải thiện TTTD của nhóm KH này lên 8%) vào các sản phẩm cho vay tiêu dùng và mua BĐS. Thị trường BĐS đang ấm dần, kỳ vọng cuối năm 2024 tới đầu năm 2025 thị trường BĐS có thể có tín hiệu phục hồi rõ ràng hơn.
  • Về lãi suất, áp lực lãi suất thị trường liên ngân hàng sẽ giảm khi tỷ giá USD/VND giai đoạn cuối năm sẽ hạ nhiệt trong khi lãi suất huy động thị trường 1 tiếp tục xu hướng tăng nhẹ do chênh lệch về tăng trưởng tín dụng-huy động toàn hệ thống vẫn còn tương đối cao.
  • MSB sẽ tăng cường trích lập dự phòng trong 2H-2024 với ngân sách trích lập gần 1,5 nghìn tỷ (1H-2024: 1,2 nghìn tỷ), trong đó, ngân sách cho phân khúc SME là 450 tỷ, và KH cá nhân là 950 tỷ. Mục tiêu đưa tỷ lệ NPL của nhóm KH cá nhân về 6-7% vào cuối năm trong khi kiểm soát tỷ lệ NPL đối với KH SME ở mức hiện nay.
  • Thu hồi nợ xấu dự kiến đạt 800 tỷ đồng (1H-2024: 878 tỷ đồng). Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30% sẽ được thực hiện trong Q3 do đã nhận được phê duyệt của SBV và SSC.

Danh mục & Điểm mua bán chi tiết trong nhóm trong tường cá nhân.
Chia sẻ cách đầu tư chứng khoán hiệu quả.

2 Likes

MSB nhìn cái chart đang siết lại cũng đẹp nhỉ

1 Likes