MSH case cổ phiếu mua khi tạo đáy lợi nhuận

Như chúng ta đã biết, hiện nay nhiều ngành nghề đang gặp khó khăn, kết quả kinh doanh liên tục tạo đáy bởi nhiều lý do đến từ môi trường kinh doanh trong nước và ngoài nước. Dệt may cũng nằm trong xu hướng đó khi số lượng đơn hàng xuất khẩu sụt giảm liên tục. Lạm phát gia tăng và thắt chặt tài chính đã tăng áp lực lên kinh tế Mỹ và châu Âu, dẫn đến sự suy giảm nhu cầu toàn cầu. Do đó các đơn hàng về dệt may đang chậm lại và các doanh nghiệp trong ngành vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, những cơ hội đầu tư sáng giá nhất thường xuất hiện trong bối cảnh như trên. Đây là khi giá cổ phiếu thường ở vùng “rẻ” vì đã trải qua một hoặc nhiều đợt giảm mạnh trước đó khi phản ánh tình hình kinh tế khó khăn và lợi nhuận sụt giảm.

Như chúng ta có thể thấy 2 hình bên dưới, lợi nhuận sau thuế và EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) của MSH đã tạo đỉnh từ Q2.2021 khi đạt 124 tỷ và 2.490VNĐ. Từ đó đến nay đã 7 quý trôi qua lợi nhuận và EPS của MSH liên tục suy giảm, số Q1.2023 thậm chí còn thấp hơn đáy covid ở Q3.2020.

Tình hình kinh doanh MSH đang gặp khó khăn và lợi nhuận liên tục phá đáy.

Giá cổ phiếu MSH cũng phản ánh diễn biến tương đồng với KQKD khi tạo đỉnh từ cuối Q2.2021 cho đến Q1.2022 tại quanh vùng giá 50-60 trước khi giảm mạnh về đáy 28 nghìn đồng một cổ phiếu, tương đương mức giảm giá hơn 50% từ đỉnh.

Tuy nhiên, giá 28 cũng là giá đáy từ tháng 10.2022 cho đến nay, cổ phiếu đang quay trở lại xu hướng tăng về trung và dài hạn.

Có thể nói, với mức P/E là 9 lần ở thời điểm hiện tại, MSH đã phản ánh gần như khó khăn của 3 quý trước đây và những quý tới.

Thay vì là xu hướng giảm khi KQKD liên tục sụt giảm mạnh thì giá cổ phiếu của MSH đã hình thành một vùng nền củng cố vững chắc từ 33-35. Khối lượng giao dịch có dấu hiệu thu hẹp rất nhiều khi về cuối quá trình tạo nền giá. Đây là hiện tượng mua gom tích trữ của những nhà đầu tư dài hạn, trường vốn, vốn lớn… điều này dẫn đến lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường không còn nhiều.

Đây cũng là dấu vết trên các cổ phiếu thành công: khi lượng cổ phiếu trôi nổi không còn nhiều thì chỉ cần một tin tức tốt và một lực mua kích hoạt nhỏ cũng có thể khiến giá cổ phiếu bùng nổ tức khắc.

Doanh nghiệp lợi nhuận suy giảm liên tục thì tin tốt sẽ là gì ? Chỉ có một, đó chính là tình hình dơn hàng đang dần cải thiện, số xuất khẩu thống kê theo hàng tháng đang cải thiện dần.v.v. chứ cũng chưa cần những thông tin như KQKD quý tăng 50-100%.

Vậy còn rủi ro tài chính của MSH thì sao?

Tỷ lệ nợ/TSS = 49%, cao, nhưng vay nợ/TSS = 30% và luôn duy trì quanh 20-30%, quá an toàn về mặt rủi ro vỡ nợ hay chi phí lãi.

Cổ tức dự kiến trong 2023 là 15%-35%, tương đương tỷ suất cổ tức đạt 4%-9% nếu so sánh với thị giá hiện tại, quá hấp dẫn - và càng hấp dẫn nếu mua được ở vùng giá thấp.

Cổ đông lớn hiện tại đang nắm giữ gần 70% giá trị doanh nghiệp, trong đó có cái tên Công ty Chứng khoán FPT đã rất nổi tiếng với khoản đầu tư dài hạn vào MSH nhiều năm qua.

MSH là bài toán về đầu tư dài hạn cực kỳ tốt. Kinh tế thế giới chắc chắn sẽ hồi phục, nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và Châu Âu sẽ quay trở lại. Thị trường chứng khoán thường đi trước nền kinh tế từ 3-6 tháng, viễn cảnh ngành dệt may sẽ đi qua khó khắn trong 3-6 tháng tới cũng có khả năng cao sẽ xảy ra. Tiến hành đầu tư từ thời điểm này sẽ mang lại được những mức lợi suất rất tốt từ 50-70% trong tương lai.

Định giá tương đối: EPS mỗi quý quay trở lại 1.500 VNĐ, với P/E 10 lần, giá mục tiêu thấp nhất là 60.000VNĐ/cp.
Liên hệ tư vấn: Công Ngân - 0974.322.788 (Z.alo)

nhìn giá cổ phiếu tăng thế này là biết kết quả kinh doanh quý 2 khởi sắc rồi :smiley:

có thông tin mới về lợi nhuận quý này không bác

MSH đang tuyển người trong tháng 7 rất nhiều, mọi người vào trang web của MSH sẽ thấy
Đơn hàng lớn, cần thêm người

1 Likes

Múc

Chấm. Join group. Nhặt một ít từ chân sóng cùng mọi người

MSH đã tăng 24% kể từ khi mình viết bài viết này.

Hiện tại đang điều chỉnh về 44.5 có thể tiếp tục tham gia