MSH - Dẫn đầu xu hướng hồi phục

Về ngành

  • Dệt May là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12-16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Giai đoạn cuối năm 2022 đánh dấu một năm đầy khó khăn của kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng. Các doanh nghiệp dệt may lớn và nhỏ trong nước luôn trong tình trạng thiếu đơn hàng do nhu cầu tiêu dùng trên thế giới giảm mạnh . Chỉ 1 vài các doanh nghiệp may lớn còn trụ lại được nhờ các đơn hàng ngoài như quốc phòng,… trước làn sóng sa thải nhân công , đóng cửa nhà máy ,… tuy nhiên đây cũng đồng thời là cơ hội để các ông lớn thâu tóm mở rộng quy mô sản xuất chờ ngành phục hồi.
  • Dự báo tình hình sản xuất, xuất khẩu sẽ cải thiện dần nhưng khó khăn sẽ còn kéo dài hết năm 2023, do nhiều doanh nghiệp đến nay chưa đủ đơn hàng cho quý 3 và quý 4. Có nhiều doanh nghiệp đã đưa giải pháp cải thiện bằng cách chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh của mình… tuy nhiên sẽ phải đối mặt với khó khăn do đơn giá giảm sâu. Tuy nhiên , mảng sợi lại đang đem lại tín hiệu khá tốt do bên phía Trung Quốc đang dần chuyển hướng từ xuất khẩu nguyên liệu sang xuất khẩu hàng may mặc giá trị cao, gây thiếu hụt nguồn cung. Do vậy cơ hội cho Việt Nam gia tăng xuất khẩu NVL dệt may như xơ, sợi, dệt, nguyên phụ liệu, v.v. trong cả ngắn và dài hạn khá rõ ràng. Hiện tại mảng xơ, sợi của Việt Nam tăng trưởng 82% svck tại Mỹ, cạnh tranh trực tiếp về giá với sợi với Trung Quốc.

Về May Sông Hồng ( MCK : MSH )

  • CTCP May Sông Hồng (MSH) là một công ty may mặc lớn nổi tiếng cả về chất lẫn về lượng tại miền Bắc Việt Nam. MSH vận hành 26 xưởng sản xuất tại tỉnh Nam Định. Đây là những vị trí có vị thế tốt trong hoạt động logistics, với các dòng sản phẩm chủ lực là hàng may mặc xuất khẩu CMT và FOB (tỷ trọng doanh thu chính). MSH có danh mục khách hàng vững chắc tập trung vào thị trường Hoa Kỳ, bao gồm Walmart, Nike, Target và Haddad Brands. Công ty cũng sở hữu thương hiệu nổi tiếng trên thị trường chăn ga gối đệm trong nước. Hiện tại MSH đang là công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 với thị trường tập chung chủ yếu tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU trong đó tỷ lệ doanh thu lớn nhất tới từ thị trường Mỹ (chiếm 60%) và EU chiếm 30%.
  • Là doanh nghiệp đứng đầu về các chỉ số sinh lời cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh trong ngành may mặc xét trên 2 tiêu chí quan trọng bậc nhất là ROE và biên LNG .

Luận điểm đầu tư
1. Tín hiệu tích cực từ kết quả kinh doanh quý 2/2023

  • Nửa năm đầu 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6% so với cùng kỳ 2022. Kim ngạch nhập khẩu đạt 10,7 tỷ USD giảm 20,5%. Với kết quả này, 6 tháng đầu năm 2023, ngành dệt may xuất siêu 7,9 tỷ USD (cùng kỳ 2022 xuất siêu 8,8 tỷ USD). Xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2023 sang các thị trường lớn hầu hết đều giảm: Mỹ giảm 27,1%, EU giảm 6,2%, Nhật Bản tăng 6,6%, Hàn Quốc giảm 2%, Canada giảm 10,9%… nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế toàn cầu suy thoái , áp lực lạm phát và mức tồn kho cao , thiếu hụt đơn hàng. Bên cạnh đó trong nước ,doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn gặp khó khăn với lãi suất vay cao mặc dù gần đây đã có xu hướng giảm . Dẫn đến kết quả kinh doanh của một số các doanh nghiệp may giảm sút nghiêm trọng nhất là trong quý 1/2023
  • MSH là doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng nhất trong quý 2/2023 so với các công ty cùng ngành khi xuất hiện sự tăng trưởng doanh thu so với cùng kỳ trong khi bức tranh toàn ngành các doanh nghiệp khác đều ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm đáng kể, với biên lợi nhuận thu hẹp so với năm trước. Qua đó thấy được bắt đầu có cải thiện đáng kể về các đơn hàng của doanh nghiệp.

Doanh thu Q2 đạt 1,541.8 tỷ VND up 4% svck. Tuy nhiên, LNST lại giảm nhẹ 2%, lợi nhuận gộp giảm 9,3% svck, đạt 199.1 tỷ đồng. Về cơ cấu tài chính, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng mạnh do lãi suất cao khiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 6% svck xuống 101.5 tỷ đồng. Tuy nhiên , nhờ ưu đãi thuế từ nhà máy Sông Hồng 10 khiến cho chi phí thuế thu nhập giảm đáng kể xuống còn 18% svck. Đối với các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu thì chi phí thuế thu nhập cũng là một áp lực không nhỏ nhất là trong bối cảnh tỷ giá đầy biến động . Chất lượng ROE của MSH được cải thiện ngày càng tốt lên khi sự tăng trưởng ROE có được là nhờ tăng trưởng biên lợi nhuận ròng và vòng vay tài sản cùng với đó là giảm mạnh yếu tố đòn bẩy.( ROE của MSH thường duy trì ở mức > 20%)

FOB - Vũ khí tối tân đưa MSH đứng đầu về chỉ số sinh lời

  • Ngành dệt may có 4 phương thức sản xuất chính đó là CMT , FOB , ODM và OBM. Trong đó FOB được đánh giá là tối ưu và đem lại tỷ suất sinh lời cao hơn cả .

  • MSH có 2 phương thức chủ yếu đó là FOB và CMT . CMT - gia công thuần tuý là bước phát triển tất yếu trong ngành dệt may tuy nhiên lại đem đến lợi nhuận thấp, mức độ cạnh tranh cao; ít lợi thế cạnh tranh và chủ yếu nhận đơn qua trung gian .Trái ngược lại với FOB, MSH nhận các đơn hàng với sự chỉ định của đối tác trong việc tìm mua nguyên vật liệu hoặc chủ động tìm nguồn nguyên vật liệu phù hợp với tiêu chuẩn khách hàng .Việc MSH gia tăng dịch chuyển cơ cấu sang các đơn hàng FOB còn được hỗ trợ rất mạnh mẽ nhờ định hướng của nhóm các đối tác lớn chính như Columbia Sportswear, G-III và Haddad Brands. Ngoài ra , có 2 loại tính giá xuất khẩu là tính theo FOB( giao hàng trên tàu ) và CIF( tiền hàng ,phí bảo hiểm và cước phí) , tuỳ mỗi loại sẽ mang ưu điểm khác nhau cho doanh nghiệp .Về MSH thì tập trung vào FOB là chính, cái này thì nó sẽ phụ thuộc vào giá cước container vì người mua hàng phải chịu chi phí này tất nhiên là sẽ có lợi cho người bán , nếu giá cước tàu container mà tăng thì điều này sẽ có lợi cho MSH ( trong trung tuần đầu tháng 8 , giá cước container đã ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong vòng 2 năm đồng thời cũng cho thấy ngành vận tải biển có xu hướng nóng trở lại) .

->> Nhờ dịch chuyển sang đơn hàng FOB giúp MSH tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ - theo tính toán mỗi 1 đồng CMT khi dịch chuyển sang FOB tương ứng là 2.7 đồng. Điều này khiến biên lợi nhuận của MSH được cải thiện rất đáng kể. Cùng với áp lực đầu vào được dự báo giảm bớt từ nay đến cuối năm và đơn hàng được phục hồi , doanh thu của công ty có thể sẽ cải thiện đáng kể do công ty có danh mục khách hàng chất lượng cũng như có kinh nghiệm trong việc thực hiện các đơn hàng FOB có tỷ suất lợi nhuận cao.

2. Nhà máy Sông Hồng 10 (SH10) và Xuân Trường 2 - Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dài hạn

  • Trong bối cảnh ngành đang gặp khó khăn , MSH đã tranh thủ cơ hội mở rộng nhà máy xưởng may để chuẩn bị sẵn sàng đón tín hiệu phục hồi toàn ngành. Cụ thể Nhà máy Nghĩa Phong (Sông Hồng 10) được xây dựng trên diện tích 8 ha, quy hoạch là nhà máy xanh, hiện đại, nhằm sản xuất theo đơn của các khách hàng lớn, quy mô 600 tỷ đồng và đã đi vào hoạt động, doanh thu ước tính 500 tỷ mỗi năm, công suất FOB tăng thêm ~35% . Do ảnh hưởng của dịch bệnh và sụt giảm của thị trường, hiện nhà máy chưa phát huy hết công suất thiết kế (hiện thu hút khoảng trên 2.000 công nhân, bằng ½ so với công suất thiết kế). Theo kế hoạch, quý III năm nay, May Sông Hồng sẽ khởi công tiếp Nhà máy Xuân Trường 2 trên diện tích khu đất là 10 ha. Nhà máy có quy mô thu hút khoảng 3.000 lao động. Dự kiến, sau 10 tháng thi công, nhà máy sẽ đi vào hoạt động. Như vậy quy mô lao động của May Sông Hồng sẽ tăng lên tới 15.000 người, sẵn sàng cho thị trường hồi phục trở lại vào năm 2024. Như vậy tổng công suất của 2 nhà máy khi hoạt động full công suất sẽ tăng thêm 17% qua đó sẽ tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.

  • Ngoài ra , MSH đang đề xuất góp vốn để nắm giữ tới 51% cổ phần của BSS Logistic - công ty hoạt động chủ yếu ở mảng vận tải và các giấy tờ liên quan hoạt động đại lý vận chuyển hàng hóa đường biển, đường hàng không và đường bộ. . Việc MSH lấn sân sang lĩnh vực logistic không chỉ bổ trợ cho hoạt động chính của công ty là may mặc xuất khẩu mà còn giúp công ty đem lại giá trị gia tăng cao và góp phần vào sự tăng trưởng biên lợi nhuận, đồng thời cũng tiết giảm chi phí hiệu quả.

3. Cổ tức

  • MSH là doanh nghiệp duy trì trả cổ tức tiền mặt rất ấn tượng với mức tỷ suất cổ tức trung bình 3 năm là 6% .Năm 2021 công ty chi trả cổ tức lên tới 45% tiền mặt , năm 2022 là 25% tiền mặt. Việc MSH vẫn đảm bảo việc làm cho hàng chục nghìn người lao động trước làn sóng sa thải nhân công và cho trả cổ tức cho cổ đông là một nỗ lực rất đáng ghi nhận , qua đó cũng thấy được nét đặc trưng của một doanh nghiệp tăng trưởng . Năm 2023 cổ tức dự kiến sẽ là 15-35%.
1 Likes

Kia làm mớ nay ngon choét 9X cụ nhể

1 Likes

Quá ngon rui bác , nay break mà thanh khoản còn bật tanh tách

Quý 2 đã có tín hiệu khả quan trong khi các doanh nghiệp khác vẫn còn đang lận đận thì 2 quý cuối năm phục hồi còn khoẻ nữa