MSH triển vọng tăng trưởng xuất khẩu trở lại

MSH: Trở lại vào quý 3 khi xuất khẩu vào Mỹ tăng

Tình hình chung của toàn ngành dệt may từ đầu năm đến hết quý 2 vẫn được gói gón trong 2 từ “khó khăn”. Tình trạng thiếu đơn hàng ở các doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó cần giải quyết. Kinh tế thế giới khó khăn, lãi suất cho vay vẫn đang ở mức cao mặc dù đã có 4 lần giảm lãi suất, áp lực xanh hóa ngành… là những yếu tố tác động trực tiếp đến ngành dệt may nói chung.

Vì những lý do trên nên kết quả kinh doanh của ngành dệt may cũng không mấy khá khẩm trong 6 tháng đầu năm. Nhưng sau cơn mưa trời lại sáng và trong mái nhà ngói lụp xụp u tối thì vẫn có những tia sáng mặt trời le lói chiếu qua. Trong quý 3 hoàn toàn có thể kỳ vọng về một tương lai tươi sáng hơn của ngành dệt may và điển hình đó là [MSH]

Trong quý 2, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của MSH là 1.514 tỷ tăng 1.8% so với cùng kỳ nhưng chi phí bán hàng tăng 6% so với cùng kỳ nên làm cho lợi nhuận quý 2 đi ngang và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm giảm 3.3% so với cùng kỳ. MSH là doanh nghiệp chủ yếu về FOB ( FOB đồ thời trang và chăn ga chiếm 85%) nên sẽ chịu thêm mảng tự mua nguyên vật liệu đầu vào nên sẽ chịu rủi ro khi nguyên vật liệu biến động tăng. Giá sợi bông Trung Quốc hiện nay đang ở mức cao và đây chính là nguyên nhân làm cho chi phí đầu vào của MSH tăng mạnh. Nhưng hiện tại giá sợi bông giao ngay Trung Quốc đang đi ngang và có thể kỳ vọng đạt đỉnh trong thời gian tới.


Thị trường chính xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là Mỹ chiếm đến 60% trong cơ cấu doanh thu xuất khẩu, EU chiếm 30%, Nhật và các nước khác chiếm 10%. Cho thấy sự phục hồi xuất khẩu vào thị trường Mỹ là yếu tố rất quan trọng quyết định đến doanh thu của MSH. Theo dữ liệu từ Wigroup, Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt hơn 3.2 tỷ USD, đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2022 đến nay. Trong đó, đóng góp lớn nhất ở thị trường Mỹ với hơn 1,5 tỷ USD, chiếm hơn 46% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may. Dữ liệu cho thấy bắt đầu từ T5/2023 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu có sự hồi phục sau một khoảng thời gian đi ngang dài từ T2. Nhưng mức phục hồi này đã đưa kim ngạch xuất khẩu về mức ngang với Q4/2022. Kim ngạch xuất khẩu hồi phục mạnh vào quý 3 nên có thể nhận định rằng dệt may có thể quay trở lại vào Quý 3 và với việc thị trường Mỹ chiếm đến 60% trọng số doanh thu xuất khẩu thì MSH sẽ trở lại rõ nét hơn vào Quý 3 là hoàn toàn có thể.

Nhìn kỹ từ BCTC quý 2 có thể dễ dàng nhận thấy mặc dù ngành dệt may quý 2 vẫn còn khó khăn nhưng doanh thu quý 2 của MSH đã tăng trưởng dương so với cùng kỳ trong khi một số doanh nghiệp khác vẫn tăng trưởng âm. Điều này cho thấy doanh thu của MSH đã tạo đáy trong quý 1. Nhưng vì giá vốn cao làm lợi nhuận đi ngang nên làm cho chúng ta chưa cảm nhận được rõ nét sự hồi phục của MSH.

Đơn hàng bắt đầu tăng trở lại khi khoản mục phải thu của khách hàng ngắn hạn tăng. Chủ yếu đến từ tăng trưởng của Columbia Sportwear, Products Development Partners và còn có đơn hàng mới đến từ The Children’s Place. Mặc dù có sự sụt giảm đến từ G-III và Haddad ( hai đối tác lớn của MSH).

Hàng tồn kho cũng đang tăng trở lại bằng việc gia tăng nợ vay để tài trợ cho hàng tồn kho. Thêm đó cả quý 1 và quý 2 liên tục mở rộng quy mô khi tài sản cố định được bổ sung liên tục. Thêm nữa MSH cũng đang tuyển dụng rất nhiều nhân công trở lại cho thấy một sự chuẩn bị mới cho sự hồi phục trong tương lai.

1 Likes

Có thông tin về cổ tức chưa bác