MSH update BSC

Khuyến nghị mua cổ phiếu MSH với giá mục tiêu 66.400 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

Năm 2021, ngành Dệt may kỳ vọng phục hồi từ đáy khủng hoảng nhờ (i) Chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại (ii) Một số sự kiện kỳ vọng thúc đẩy việc dịch chuyển đơn hàng Dệt may sang Việt Nam.

Trong đó, CTCP May Sông Hồng phục hồi từ đáy khủng hoảng với nhiều yếu tố tích cực trong năm 2021: Đơn hàng truyền thống khả quan, Đầu tư nhà máy mới (tăng 21% công suất) và Thu hồi một phần nợ xấu (49 tỷ đồng)

Cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2021: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 944 tỷ đồng (tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái) và 92 tỷ đồng (tăng trưởng 44%), tương đương hoàn thành 22,4% kế hoạch doanh thu và 27% kế hoạch lợi nhuận.

MSH đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021 lần lượt là 4.200 tỷ đồng (tăng 10% so với năm trước) và 340 tỷ đồng (tăng trưởng 20%).

BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2021 của MSH lần lượt đạt 4.669 tỷ (tăng trưởng 22,5%) và 559 tỷ (tăng trưởng 98%) (bao gồm 49 tỷ đến từ việc hoàn nhập liên quan đến khoản phải thu của NewYork & Company), tương đương với EPS là 9.197 đồng/CP, PE fw là 5.8 lần.

Loại trừ khoản hoàn nhập năm 2020 và 2021, doanh thu đạt 4.669 tỷ (tăng trưởng 22,5%), lợi nhuận đạt 510 tỷ đồng (tăng trưởng 14,8%), tương đương EPS đạt 8.390 đồng/CP, PE fw là 6.4.

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MSH với giá mục tiêu 66.400 đồng, (+30.8% so với mức giá ngày 12/05/2021) cho năm 2021 dựa trên hai phương pháp FCFE và PE với tỷ trọng 60%/40% dựa trên triển vọng khả quan của ngành Dệt may và của doanh nghiệp May Sông Hồng.

Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.1 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056

Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu MSH CTCK Bảo Việt (BVSC) Chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số của CTCP May Sông Hồng (MSH) năm 2021 và 2022 lên lần lượt 467 tỷ đồng (tăng 103% so với năm trước) và 479 tỷ đồng (tăng trưởng 4%) dựa trên kỳ vọng về triển vọng đơn hàng tích cực từ nhóm khách hàng lớn và sức mua nói chung tại Mỹ tiếp tục khả quan. Ngoài ra, chúng tôi cũng ước tính thận trọng lợi nhuận MSH trong quý III/2021 đạt 115 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ do khoản trích dự phòng phải thu 117 tỷ trong quý III/2020. BVSC điều chỉnh tăng mức giá mục tiêu so với cập nhật vào cuối tháng 5 lên 97.120 đồng/CP, chủ yếu do (1) nâng dự phóng tăng trưởng kép lợi nhuận giai đoạn 2021-2025 lên 10% từ mức 8,5% và (2) điều chỉnh giảm tỷ lệ phần bù rủi ro trong mô hình chiết khấu dòng tiền từ 15% còn 12% dựa trên triển vọng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã bền vững hơn nhờ nhóm các khách hàng lớn hiện tại. Do đó, chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM với MSH, với mức lợi nhuận kỳ vọng là 15% tại giá đóng cửa ngày 29/9/2021 bên cạnh mức lợi suất cổ tức dự phóng 5.000 đồng/CP là 6%. Rủi ro: diễn biến dịch phức tạp tại Mỹ (thị trường chính của MSH) và Việt Nam, đặc biệt là tại tỉnh Nam Định, nơi đặt nhà máy của MSH.

CTCP May Sông Hồng (MSH – sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý I/2022 với lợi nhuận sau thuế đạt 81,9 tỷ đồng (giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái) và doanh thu đạt 1.291,5 tỷ đồng (tăng trưởng 36,7%), doanh thu tăng mạnh do MSH đã đưa khu vực May Sông hồng Nghĩa Hưng (Công ty con) vào hoạt động. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp đạt 190,2 tỷ đồng (giảm 12%), theo đó biên lợi nhuận gộp giảm xuống 14,7%, thấp hơn so với mức 22,8% cùng kỳ, trong đó lợi nhuận giảm chủ yếu do mảng bán hàng hóa. Chúng tôi cho rằng, giá nguyên vật liệu tăng mạnh cùng với giá cước vận tải cao là yếu tố chính ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Năm 2022, May Sông Hồng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng (giảm 8% so với năm trước) và doanh thu 4.900 tỷ đồng (tăng 3%). Tuy nhiên, nếu không tính khoản hoàn nhập, kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 4,3% do trong năm 2021 MSH đã hoàn nhập dự phòng 20 tỷ đồng do Công ty đã bán khoản phải thu từ New York & Company và thực hiện xóa sổ số dư KPT và số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập trong năm 2020. Ban lãnh đạo Công ty cho biết kế hoạch trên dựa trên quan điểm thận trọng, nếu rủi ro giảm bớt doanh thu năm 2022 có thể vượt khoảng 15% so với kế hoạch. Cổ tức dự kiến năm 2022 tỷ lệ 15 - 30%. Ban lãnh đạo cho biết, việc Trung Quốc phong tỏa tại nhiều thành phố, đặc biệt tại Thượng Hải nhất là khi Trung Quốc vẫn theo đuổi chiến lược zero covid ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu của doanh nghiệp do MSH nhập khẩu phần lớn nguyên liệu từ Trung Quốc. Về dự án nhà máy Nghĩa Phong, nhà máy có diện tích 8 ha hiện đã đi vào sản xuất được 2 tháng với 1.800 công nhân và dự kiến tăng thêm 1.000 công nhân trong một số tháng tới. Nhà máy mới Xuân Trường (công ty con nắm giữ 51%) có diện tích 10 ha dự kiến bắt đầu xây dựng trong đầu năm 2023 và có thể đi vào hoạt động từ quý IV/2023 với 2.800 công nhân. Theo đó, khi các nhà máy trên hoàn thành sẽ nâng quy mô công ty lên 15.000 công nhân. MSH thường có sự chuẩn bị về nhân công kỹ càng cho các nhà máy mới bằng việc tuyển mới và đào tạo trước cho các nhà máy sắp đi vào hoạt động.

ết thúc năm 2022, doanh thu của CTCP May Sông Hồng (MSH – sàn HOSE) tăng trưởng tốt, đạt 5.521 tỷ đồng (tăng 16,3% so với năm trước), hoàn thành 112,7% kế hoạch doanh thu. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế năm 2022 ghi nhận sự sụt giảm mạnh, đạt 338 tỷ đồng (giảm 23,7%), trong đó, lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 giảm mạnh còn 54,9 tỷ đồng (giảm 50,7% so với quý trước), cho thấy MSH cũng bị ảnh hưởng theo tình trạng chung của ngành dệt may trong nửa cuối năm 2022. Điểm nhấn đầu tư: Vào tháng 3/2022, MSH đã đưa nhà máy may Sông Hồng 10 vào hoạt động với tổng mức đầu tư là 600 tỷ đồng, công suất trên 40 chuyền may, quy mô khoảng 2,800 lao động và dự kiến sẽ góp phần tăng thêm 25% công suất cho công ty. Về dự án nhà máy Xuân Trường, MSH dự kiến nắm 51% vốn điều lệ và sẽ bắt đầu xây dựng vào đầu quý 1/2023, đưa vào hoạt động vào cuối năm 2023. Nhà máy này dự kiến có công suất tương đương nhà máy Sông Hồng 10, do đó chúng tôi dự phóng nhà máy sẽ có khoảng 40 chuyền may, với quy mô khoảng 2.500 – 3.000 lao động. Nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng năng suất cho các đơn hàng FOB, tạo động lực tăng trưởng trong tương lai. Bên cạnh đó, không giống phần lớn các doanh nghiệp trong ngành, MSH là một trong số ít các doanh nghiệp dệt may chú trọng phát triển và gia tăng tỷ trọng nhóm sản phẩm theo phương thức FOB (Free On Board). So với đơn hàng CMT, FOB là phương thức có biên lợi nhuận cao hơn do doanh nghiệp được chủ động tìm kiếm nguồn cung ứng đầu vào để làm ra sản phẩm. Do đó, MSH có biên lợi nhuận gộp ở đơn hàng FOB và chăn ga gối đệm cao hơn so với đơn hàng CMT, dao động khoảng 16 - 23%. Ngành dệt may đang đối mặt với tình trạng nhu cầu suy yếu từ các thị trường xuất khẩu lớn do áp lực lạm phát tăng cao, chúng tôi ước tính doanh thu thuần của MSH năm 2023F đạt 4.812 tỷ đồng (giảm 12,8% so với năm trước); biên lợi nhuận gộp ước vẫn giữ ở mức 15% vào 2023F. Qua đó, lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 3,8% đạt 325 tỷ đồng dựa trên kì vọng chi phí nguyên vật liệu và chi phí logistic hạ nhiệt nhờ vào việc nới lỏng chính sách Zero-covid của Trung Quốc. Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, chúng tôi ước tính mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu MSH là 40.000 đồng/cổ phiếu. Do đó đưa ra khuyến nghị mua cho MSH.

Ban lãnh đạo CTCP May Sông Hồng (MSH – sàn HOSE) cho biết, đơn hàng tuy còn khá chậm nhưng đã bắt đầu quay trở lại từ quý IV/2023. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 2023 đạt lần lượt 4.733 tỷ đồng (giảm 14,3% so với năm trước) và 245 tỷ đồng (giảm 27,6%), giảm lần lượt 4,5% và 9,3% so với dự phóng trước đó của chúng tôi. Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp 2023 sụt giảm xuống mức 13% so với mức 15% cùng kỳ năm ngoái do (1) đơn giá đơn hàng dệt may giảm, (2) năng suất của nhà máy Sông Hồng 10 ở mức thấp khi chỉ mới đạt 50%. Điểm nhấn đầu tư: Sau khi làn sóng cắt giảm hàng tồn kho trên diện rộng kết thúc, các thương hiệu thời trang đang dần bổ sung hàng tồn kho trở lại kể từ quý IV/2023. MSH được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ sự hồi phục của đơn hàng dệt may khi mà các đối tác chính là Walmart và Target đều đang gia tăng các đơn hàng. Bên cạnh đó, vào tháng 11/2023, MSH đã khởi công xây dựng nhà máy Xuân Trường II có tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào cuối năm 2024. Về nhà máy may Sông Hồng 10, tính đến tháng 5/2023, nhà máy này đã hoạt động một nửa so với công suất thiết kế. Các nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng năng suất cho các đơn hàng FOB, tạo động lực tăng trưởng trong tương lai. Dựa trên mức nền thấp của năm 2023 và triển vọng gia tăng đơn hàng tại các thị trường xuất khẩu chính, chúng tôi cho rằng tình hình kinh doanh của MSH sẽ tăng trưởng ngay từ quý I/2024. Cho năm 2024F, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần của MSH sẽ tăng 10,9% đạt 5.252 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 30% đạt 318 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp 2024F cải thiện lên mức 15% nhờ (1) giá bông nguyên liệu đang trên đà giảm và (2) tối ưu hóa công suất nhà máy may Sông Hồng 10 nhờ đơn hàng gia tăng. Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, chúng tôi ước tính mức giá hợp lý cho MSH là 55.900 đồng/cổ phiếu. Do đó đưa ra khuyến nghị mua cho MSH với mức tăng giá tiềm năng là 53%. Rủi ro: (1) Rủi ro nguồn nguyên liệu; (2) Rủi ro cạnh tranh; (3), Rủi ro tập trung khách hàng; (4) Rủi ro nguồn lao động; (5) Rủi ro tỷ giá hối đoái.