MSN có gì để kỳ vọng?

MSN vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm trong trung và dài hạn, thì liệu khi đã giảm mạnh trong một thời gian dài như vậy, MSN đã rẻ chưa và đây có phải là một cơ hội đầu tư tiềm năng trong năm 2024 không?

1. Kết quả kinh doanh:

MSN có 4 hoạt động kinh doanh cốt lõi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của MSN và được điều hành bởi 4 nhóm công ty chính:


Ngoài ra, MSN có hoạt động liên quan với các công ty, ngân hàng liên kết như Techcombank (TCB), Cholimex, Vissan giúp hoàn thiện chuỗi sinh thái của Tập đoàn.

Kết quả này đến từ tư duy của chủ doanh nghiệp với tầm nhìn rất dài hạn, doanh nghiệp sẽ ưu tiên vay vốn để chiếm lĩnh thị phần, tối ưu chuỗi giá trị trước, sau đó, kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng và cải thiện tình hình tài chính. Trong 9 tháng đầu năm 2023 doanh số MSN giảm bởi vì đơn giản là do ảnh hưởng của chu kỳ của nền kinh tế. Do đó thì trong quá trình đi lên, MSN vẫn còn gặp nhiều khó khăn như giai đoạn gần đây nhất 2022- 2023.

Và đây là câu chuyện của quá khứ. Nếu trong tương lai, MSN có sự quay trở lại mạnh mẽ, cải thiện được kết quả hoạt động kinh doanh, thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng sẽ phản ánh điều đó và bước vào một sóng tăng mạnh trở lại.

2. Triển vọng ngành bán lẻ:

Xét về trung và dài hạn, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường có sức hấp dẫn lớn và có nhiều tiềm năng phát triển:

  • Mặt bằng lãi suất thấp sau khi NHNN hạ lãi suất điều hành 4 lần trong năm 2023: Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cũng có xu hướng hạ nhiệt phần nào giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí lãi vay, qua đó có thêm dư địa cho các chương trình khuyến mãi kích cầu. Mặt khác, lãi suất thấp cũng là tiền đề để kích cầu tiêu dùng hồi phục trở lại.
  • Lạm phát được kiểm soát tốt , ổn định tâm lý người tiêu dùng, nới lỏng hầu bao hơn khi đồng tiền không bị mất giá.
  • Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế năng động, cơ cấu dân số vàng với 60% nằm trong độ tuổi lao động, tốc độ đô thị hóa nhanh và thu nhập bình quân của người dân có sự tăng trưởng mỗi năm theo đó. Đây đều là những yếu tố giúp nhu cầu mua sắm và tiêu dùng nói chung hồi phục và tăng trưởng trở lại, hỗ trợ tăng trưởng thị trường bán lẻ Việt Nam
  • Các chính sách hỗ trợ kích cầu của Nhà nước: Giảm 2% thuế VAT đến 30-6-2024, cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu. Ngoài ra, chính sách tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1/7/2023 cũng góp phần tăng sức cầu nền kinh tế, tác động trực tiếp đến doanh số kỳ vọng của các DN bán lẻ thời gian tới.

3. MSN có gì để kỳ vọng ?

Bain Capital là Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD, có bề dày kinh nghiệm trong việc đầu tư để hỗ trợ sự tăng trưởng và quản trị của nhiều nhóm doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng. Trong vòng 2 tháng từ đầu tháng 10, Bain Capital gia tăng khoản đầu tư vào MSN lên mức 250 triệu USD (tầm 6,000 tỷ VND). Và nếu đàm phán thuận lợi, mức đầu tư này có thể tăng lên đến 500 triệu USD.

SK Group đây là tập đoàn lớn thứ ba Hàn Quốc, chỉ đứng sau Samsung và Hyundai. Đầu tháng 10/2018, SK thực hiện giao dịch thoả thuận mua 110 triệu cp MSN với giá 100.000 đồng/cổ phiếu và trở thành nhà đầu tư ngoại lớn nhất của MSN. Theo thỏa thuận, SK được quyền chọn bán cổ phiếu sau 3 năm nắm giữ. Số cổ phần trên có thể được Masan thỏa thuận mua lại hoặc dàn xếp cho một bên thứ ba. Thời gian thực hiện thương vụ từ tháng 10/2023 đến tháng 10/2024. Do đó trong khoảng thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư lo ngại SK có thể thực hiện thoái vốn khỏi MSN.

Cả 2 phía MSN và SK Group đều đã lên tiếng bác bỏ tin đồn về việc thoái vốn, khẳng định SK là đối tác lâu dài đối với MSN nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung, điều này sẽ giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư, giảm lo ngại về vấn đề thanh khoản đối với MSN.

Trong vòng 12 tháng qua, Masan cũng thu hút thành công khoản vốn 1,25 tỷ USD thông qua gói tín dụng hợp vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế bao gồm ngân hàng BNP Paribas, Credit Suisse, HSBC, Standard Chartered và United Overseas với thời hạn 5 năm, giúp Masan gia tăng nguồn vốn dài hạn và củng cố thanh khoản.

=> Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thị trường tài chính đang gặp phải nhiều biến động, Masan vẫn thành công huy động vốn, qua đó thể hiện được sự uy tín của Tập đoàn và niềm tin của các nhà đầu tư vào năng lực tài chính cũng như là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai…

Còn về việc đầu cơ ngắn hạn thì phải ưu tiên những phân tích khối lượng và đồ thị giá để đưa ra điểm mua phù hợp nhất. Em sẽ cập nhật về ptkt hằng ngày

Thân mời quý anh/chị nhà đầu tư có hứng thú về ngành bán lẻ, trao đổi, bình luận cùng em
Cần tư vấn liên hệ qua Sđt/Za-lo: 0395671845 (Thuý Vy)

4 Likes

3 Likes

Dịch vụ: Tăng tốc trở lại sau thời gian trầm lắng

Tiêu dùng trong nước bắt đầu tăng tốc nhờ sự cải thiện của lĩnh vực sản xuất và tác động từ gói kích thích tài khóa của Chính phủ. Theo TCTK, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong T11/23 (+1,4% sv tháng trước). Điều này thể hiện các chính sách của Chính phủ như giảm 2% thuế VAT, giảm thuế trước bạ ô tô… đang bắt đầu có tác động tích cực đến tiêu dùng.

Đồng thời, sự phục hồi của khu vực sản xuất và xuất khẩu trong những tháng gần đây đã cải thiện tình hình việc làm và thu nhập của người lao động, qua đó thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng trong nước.

2 Likes

Vay nợ nhiều thì áp lực trả lãi và gốc cũng lớn hơn.

3 Likes

Đa số các khoản vay của MSN là khoản vay thả nổi, mà gần đây lãi suất huy động của đa số ngân hàng đã giảm mạnh.

2 Likes

Bài viết bạn khá công phu, kỳ vọng có nhưng là mình thấy là chung chung, chưa thấy được thế mạnh của MSN. Ngoài ra khi doanh thu đi xuống, lợi nhuận vẫn đang đi xuống, kèm thêm tình hình kinh tế 24 cũng chưa hẳn là khả quan thì huy động vốn lớn là đòn bẩy có hiệu quả?

3 Likes

cảm ơn bạn đã cmt bài ad .
Đầu tiên Masan thu hút thành công khoản vốn 1,25 tỷ USD nhằm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ một công ty sản xuất hàng tiêu dùng có thương hiệu trở thành một tập đoàn sở hữu nền tảng tiêu dùng bán lẻ, hướng đến tăng trưởng xuyên suốt chuỗi giá trị tiêu dùng.
Mà Việt Nam đã và đang bước vào giai đoạn tăng trưởng của thương mại hiện đại, tạo cơ hội cho các công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng gia tăng định giá trong nhiều năm tới.

3 Likes

Chào cả nhà nhé, lâu rồi không update về Bán lẻ

Mặc dù thời gian vừa qua Bán lẻ cũng đã có những CP tăng khá đẹp. Ví dụ như VNM, SAB, MWG, DGW

Hình như SK sắp thoái vốn ở MSN phải không ad

MSN trong ngày 24/06 vừa qua cũng đã có thông cáo bác bỏ thông tin về câu chuyện SK Group đã thực hiện quyền chọn bán, như nhiều nguồn tin từ phía Hàn Quốc hay báo chí Việt Nam đưa ra.

“MSN và SK Group là những đối tác dài hạn và sẽ cùng nhau suy nghĩ về lộ trình giảm sở hữu, theo những giao dịch thỏa thuận. Đã có những quỹ đầu tư, nhà đầu tư am hiểu MSN sẵn sàng mua lại”, ông Nam Anh chia sẻ.

1 Likes

https://vietstock.vn/2024/06/lanh-dao-msn-noi-ve-ke-hoach-ipo-mch-va-sk-group-ban-co-phan-737-1202559.htm

1 Likes

Hiện tại thì MSN đang có ngưỡng cản tại 80-85. Đây là vùng cản hơn một năm qua vẫn chưa thể tăng được

Về ngắn hạn thì MSN có những nhịp hồi khá tốt mỗi khi rớt về hỗ trợ

Đây cũng là một trong mã khoẻ của Thị trường, cả nhà QUAN SÁT THÊM MSN nhé !

MSN bán HCS thì thu được ln bao nhiêu thế ad, khi nào mới được ghi nhận lợi nhuận

Dự kiến ​​sẽ cải thiện lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn Masan và góp phần vào mục tiêu giảm Nợ ròng trên EBITDA về mức ≤ 3,5x

Cũng như đánh dấu bước đi đầu tiên trên quá trình tái cơ cấu danh mục các mảng kinh doanh để tập trung vào phát triển mảng tiêu dùng bán lẻ cốt lõi.

Bài viết về MSN xoay quanh các deal hợp tác rất nhiều, trên đây mình chỉ chia sẻ chung chung thôi