MSN - Đại hội trên đỉnh Sapa, liệu có đưa cổ đông lên đỉnh?

Cập nhật từ ĐHCĐ của MSN ngày 01/04/2021. - Trên đỉnh SaPa

MSN tập trung tầm nhìn cho nền tảng kinh doanh tiêu dùng của công ty, trong đó Masan sẽ tích hợp các mảng kinh doanh của MCH (sản phẩm tiêu dùng nhanh), MML (thịt tươi có thương hiệu) và VCM (bán lẻ) để tạo nên một nền tảng hàng tiêu dùng và phân phối bán lẻ có tính cạnh tranh cao.
Ngoài ra, Masan cũng đặt mục tiêu tận dụng mạng lưới cửa hàng của VCM để cùng Techcombank tăng tỷ lệ thâm nhập của các dịch vụ và sản phẩm tài chính tại khu vực nông thôn.

BLĐ cũng đưa ra một số cập nhật sơ bộ về tình hình kinh doanh quý 1/2021, qua đó cho thấy xu hướng tích cực trong biên LN của VCM cũng như doanh số thức ăn chăn nuôi của MML.
Đáng chú ý thị phần trong ngành hàng mì gói của Masan liên tục tăng mạnh từ năm 2017 đến nay nhờ các sáng kiến sản phẩm cũng như hoạt động marketing hiệu quả.

Nhìn chung, những nhận định chính từ ĐHCĐ đã củng cố quan điểm tích cực

image

Vị thế công ty

Công ty nắm giữ vị thế thống lĩnh trong hầu hết các thị trường, các ngành hàng tiêu dùng mà Công ty tham gia cạnh tranh. Masan là công ty số một Việt Nam trong ngành hàng nước chấm (trong đó dẫn đầu các ngành hàng nước mắm, nước tương và tương ớt). Đối với ngành hàng đồ uống, 2 nhãn hiệu Vinacafe và Kachi của Công ty là những nhãn hàng cà phê hòa tan và ngũ cốc uống liền bán chạy nhất.

image

Hiện tại, công ty đang sở hữu gián tiếp 85,71% cổ phần tại Masan Cosumer Holding (MCH) – đây là công ty đứng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhất là sản phẩm hàng nước mắm, nước tương và tương ớt. Bên cạnh đó, công ty cũng sở hữu gián tiếp 86% Masan High-Tech Materials (MHT) – nhà cung cấp vonfram, bismut và florit lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thịt lợn, sản xuất thực phẩm chăn nuôi thông qua sỡ hữu gián tiếp CTCP Masan MEAT Life (87.9%).

Vào cuối 2019, MSN đã hợp nhất với VCM và sỡ hữu gián tiếp 80.1%.

MSN là nhà cung cấp vonfram và bismut lớn nhất bên ngoài Trung Quốc và nhà cung cấp đơn nhất về florit cấp axit lớn thứ 2 bên ngoài Trung Quốc. MSN hiện nắm giữ 36% thị phần vonfram toàn cầu ngoài Trung Quốc.

MSN là công ty sản xuất đạm động vật lớn nhất Việt Nam sở hữu thương hiệu Bio-zeem, dẫn đầu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Tình hình kinh doanh của MSN năm 2020

Doanh thu tăng gấp đôi nhờ M&A, những phát kiến mới và Covid-19

Doanh thu thuần trong năm 2020 của tập đoàn Masan (MSN) tăng 106.7%YoY lên mức 77,218 tỷ đồng nhờ thâu tóm 3 công ty con bao gồm Vincommerce (VCM), NETCO (NET) và H.C. Starck (HCS).

Trong đó,

image

VCM mang lại cho MSN khoảng doanh thu đạt 30,978 tỷ đồng sau thương vụ sáp nhập cuối năm 2019, đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu của Tập đoàn trong năm 2020 và tạo ra 78% tổng tăng trưởng.
Thương vụ sáp nhập H.C. Stack (công ty con chế biến sâu vonfram) cũng bổ sung hơn 2,7 nghìn tỷ vào kết quả kinh doanh tổng của Tập đoàn.

Bên cạnh đó, việc tung ra một loạt phát kiến mới gồm nhóm thực phẩm tiện lợi cao cấp có thịt Chinsu (phở ăn liền, cháo ăn liền), bột nêm Chinsu, các sản phẩm tẩy rửa gia đình và tái tung các sản phẩm thịt chế biến đã giúp doanh thu MCH tăng trưởng 27.2%YoY lên 23,971 tỷ đồng, đóng góp 31% vào tổng doanh thu.

Mảng kinh doanh thịt tích hợp bao gồm chuỗi cung ứng trang trại của MML mang lại doanh thu thuần 2,378 tỷ đồng trong năm 2020, tăng gấp 5 lần so với năm 2019, thúc đẩy tăng trưởng của MML đạt 17%YoY

(2) Lợi nhuận năm 2020 sụt giảm mạnh do nền tảng bán lẻ chưa đạt điểm hòa vốn và chi phí lãi vay tăng cao.

Lũy kế năm 2020, lãi gộp của MSN đạt 17,889 tỷ đồng (+63.5% YoY).
Tuy nhiên, biên lãi gộp 4 quý gần nhất (cả năm 2020) chỉ đạt 23.2%, thấp hơn mức 29.3% của 2019. Trong đó, biên lãi gộp của Masan Resource (MHT) giảm mạnh, chỉ đạt 2.2% do nhu cầu giảm tại thời điểm dịch Covid-19 khiến giá bán Vonfram giảm và tích lũy tồn kho cao. Ngoài ra, giá vốn hàng bán của mảng bán lẻ cao, chiếm 83.1% doanh thu của VCM.

Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổng đông của MSN trong năm 2020 đạt 1,234 tỷ đồng, giảm 77.8% so với cùng kỳ năm ngoái do các yếu tố sau:

(1) Ảnh hưởng từ hợp nhất VCM và tăng lợi ích của cổ đông thiểu số do pha loãng tỷ lệ sở hữu của MSN tại MCH;

(2) Khoản thu nhập khác do tác động lợi thế thương mại âm từ thương vụ mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của HCS trong năm 2020 thấp hơn khoản thu nhập khác do dàn xếp thành công vụ kiện Jacobs trong năm 2019;

(3) MHT đạt lợi nhuận thấp hơn do giá cả hàng hóa và sản lượng bán ra thấp hơn; và

(4) Chi phí lãi vay tăng gấp đôi do Tập đoàn tăng các khoản vay để tăng tỷ lệ sở hữu tại The CrownX từ 70% lên 85% và tăng sở hữu tại VCM.

Triển vọng 2021

Lợi nhuận của MSN sẽ dần phục hồi nhờ hiệu quả kinh doanh của VCM và MML cải thiện:
biên EBITDA của VCM đã cải thiện nhanh chóng từ mức -5,1% tại Q1/2020 lên 0.2% trong Q4/2020.
Lãi ròng của VCM dự phóng được cải thiện từ mức lỗ 4,095 tỷ lên mức lỗ 2,366 tỷ trong 2021. Ngoài ra, ban lãnh đạo MML cũng đã có những giải pháp thay thế mang tính chiến lược để xây dựng mô hình chuỗi cung ứng bền vững hơn nhằm hạn chế rủi ro từ biến động giá heo hơi, cải thiện biên lãi gộp từ 16.8% lên 17.3%.
Sự cải thiện trong kết quả kinh doanh của VCM và MML có thể giúp lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn tăng gần gấp 2 lần lên 2,209 trong năm 2021.

Lợi nhuận từ liên doanh, liên kết LN từ liên doanh tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh khả quan của ngân hàng Techcombank (TCB) với lợi nhuận trước thuế tăng 23.1% đạt 15,800 tỷ đồng trong năm 2020.

Vài nét về MCH – MML – MHT – VCM

Masan Consumer Holding (MCH):

image

Điểm nhấn 2020:

Mảng gia vị:

Tiếp tục đà tăng trưởng nhờ cao cấp hóa danh mục cốt lõi với sự ra mắt của dòng nước mắm hảo hạng “Chinsu Cá Cơm Biển Đông”. Ngoài ra, ngành hàng hạt nêm là động lực tăng trưởng mới trong 2020, chiếm 9% doanh thu toàn ngành hàng gia vị.

Mảng thực phẩm tiện lợi:

Sản lượng tiêu thụ tăng mạnh trong mùa dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các sản phẩm mới được tung ra thị trường như Phở Chinsu, Cháo Chinsu. Các giải pháp bữa ăn hoàn chỉnh tại nhà là động lực tăng trưởng chính, tăng 140%YoY và đóng góp 23% doanh thu ngành hàng.

Mảng Thịt chế biến:

Tăng trưởng gấp đôi so với 2019 nhờ xúc xích Heo Cao Bồi và xúc xích cao cấp Ponnie

Thức uống không cồn:

Tăng trưởng doanh thu năm 2020 được thúc đẩy bởi tăng trưởng 9% của các sản phẩm nước tăng lực, bao gồm Compact và Hổ Vằn. Các phát kiến mới đóng góp 19% vào doanh số của ngành hàng trong năm 2020.

Mảng Chăm sóc cá nhân và gia đình:

Doanh thu tăng 29% trong năm 2020 nhờ mở rộng danh mục sản phẩm ngành hàng chăm sóc gia đình với bột giặt NET. Bộ giặt “Joins 2 trong 1” ra mắt thị trường vào nửa cuối năm 2020 tiếp tục đạt kết quả tốt.

Triển vọng 2021 của MCH:

Doanh thu của MCH được dự phóng tăng 20%YoY nhờ vào các phát kiến mới và chiến lược cao cấp hóa danh mục thực phẩm, trong đó động lực tăng trưởng chính đến từ nhóm sản phẩm bữa ăn hoàn chỉnh (thương hiệu mì ly Omachi và phở, cháo Chinsu) và gia vị (dòng nước mắm hảo hạng “Chinsu Cá Cơm Biển Đông”, “Chin su Cá Cơm Mùa Xuân,…). Ngoài ra, MCH sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thức uống và sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình trong năm 2021.

Masan MEAT Life (MML)

Điểm nhấn 2020:

  • Mảng thức ăn chăn nuôi: Ngành chăn nuôi bước đầu hồi phục, thức ăn chăn nuôi và thức ăn gia cầm của MML tăng trưởng 30% trong Quý 4/2020. Bên cạnh đó, tiêu thụ thức ăn cho gia cầm cũng tăng 29%YoY trong 2020 nhờ nhu cầu thịt gia cầm tăng trong bối cảnh giá heo hơi chạm đỉnh.
  • Mảng Thịt mát:

MEATDeli đã có mặt tại 1,627 điểm bán, hiện diện tại hơn 1,200 cửa hàng mini VinMart+ ở Hà Nội và TP.HCM, so với 664 điểm bán vào tháng 12/2019. Tháng 10 đã khánh thành nhà máy chếbiến thịt tại Long An, sẵn sàng cho khu vực Miền Nam. Quý4/2020, MML đầu tư góp vốn 51% và tích hợp thành công 3FVIET - công ty cung cấp sản phẩm thịt gia cầm có thương hiệu hàng đầu ở thị trường nội địa.

Triển vọng 2021 của MML:

MML được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng 25% trong năm 2021 với doanh thu đạt 20,149 tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi đang trên đà phục hồi khi các hộ gia đình đang đẩy mạnh tái đàn lợn từ cuối năm 2020. Ngoài ra, nhà máy thịt mát tại Long An đi vào hoạt động và thương vụ sáp nhập hợp nhất 3F Việt (dự phóng đóng góp hơn 1,000 tỷ trong năm 2021) trong Q4/2020 sẽ thúc đẩy khả năng thâm nhập thị trường sâu hơn của thịt mát (gồm thịt heo và thịt gia cầm) và mở rộng danh mục thịt chế biến, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt có thể tăng gấp đôi trong 2021. Doanh thu mảng thịt dự kiến đóng góp 20% trong 2021.

Masan Resource (MHT)

Điểm nhấn 2020:

MHT có kết quả kinh doanh kém khả quan do nhu cầu trên toàn chuỗi giá trị vonfram sụt giảm mạnh.

Giá Vonfram trung bình 2020 giảm 7% so với cùng kỳ xuống 222 USD/mtu. Tuy nhiên sản lượng vonfram tăng mạnh 67.5%YoY lên mức 10,171 tấn nhờ hợp nhất H.C.Stark từ T6/2020. Bên cạnh đó, MHT cũng được xuất khẩu 62,000 tấn quặng đồng.

Cuối năm 2020, giá florit ổn định, giá đồng cao và giá bismut đang bắt đầu tăng.

Triển vọng 2021:

Trong năm 2021, mức tăng trưởng doanh thu của MHT kỳ vọng tăng 50% nhờ MHT nỗ lực kết hợp các tài nguyên sơ cấp với nền tảng vonfram cận sâu và năng lực tái chế của H.C.Stack (HCS) nhằm vượt qua các biến động do chu kỳ giá cả hàng hóa.

Vincommerce (VCM)

VCM được hợp nhất vào tập đoàn Masan từ 12/2019

Vinmart+: Số cửa hàng giảm 774 xuống còn 2,231. Doanh số trên mỗi m2 tăng trưởng 10.7% trong 2020. Khu vực Hà Nội và các thành phố cấp 1 đóng góp hơn 60% doanh thu của chuỗi Vinmart+ và đã đạt mức hòa vốn (EBITDA) với doanh số khoảng 7.3 triệu đồng/m2/tháng. Những cửa hàng like for like (LFL) tại TP.HCM đã đạt mức hòa vốn vào Quý 4/2020.

Vinmart: Số siêu thị giảm 12 xuống còn 123. Doanh thu giảm do các siêu thị nằm trong Trung tâm thương mại phải đóng cửa do Covid-19. Khu vực Hà Nội Đóng góp 47% tổng doanh thu của siêu thị VinMart, đạt 5.6% tăng trưởng doanh thu/m2

image

Triển vọng 2021:

Ước tính VCM sẽ đạt tăng trưởng 15% so với cùng kỳ, đạt 35,625 tỷ đồng trong năm 2021 nhờ:

  • Tăng trưởng doanh thu từ các cửa hàng hiện hữu nhờ tập trung phát triển danh mục hàng hóa (nhất là sản phẩm tươi sống), trưng bày hàng hóa thu hút khách hàng;
  • Mở rộng hệ thống cửa hàng minimart (từ 300-700 cửa hàng mới)
  • Tái định vị mô hình siêu thị VinMart.

Góc nhìn đồ thị

Thời điểm hiện tại, giá cp MSN đã là lần thứ 3 thử thách trendline dài từ đỉnh giá 2018.
Trên đồ thị tuần, độ dốc của các đường MA đã bắt đầu rõ ràng hơn, MACD với histogram đang dần quay trở lại mức dương kèm theo đó là RSI bắt đầu giao động trên 60 đều là những tín hiệu cho 1 xu hướng tích cực của MSN
Giá cp có 1 quãng thời gian dài giao động quanh biên độ 85 - 95, khối lượng giao dịch nhìn chung đang giảm dần. Lực cung đã bắt đầu yếu lại

Tương quan giá cp và KQKD:

Năm 2018, với doanh thu chỉ hơn 38 ngàn tỷ và LNST khoảng 5000. Giá cp MSN đã lập đỉnh tại mức 115k/1cp

Năm 2020, Doanh thu MSN đã gần như gấp đôi đỉnh 2018, điều duy nhất trái ngược với 2018 là lợi nhuận chỉ bằng 1 nửa 2018 do nhiều yếu tố đề cập ở trên

Tuy nhiên, với những kế hoạch MSN đặt ra trong năm 2021 mà chủ yếu là tập trung đẩy mạnh biên lợi nhuận, thì với doanh thu giữ vững như 2020 và biên lợi nhuận cải thiện, hoàn toàn có thể kỳ vọng vào 1 MSN quay trở lại thời hoàng kim 11x hay thậm chí cao hơn

image

image

6 Likes

Masan sẽ phát triển các cửa hàng Vinmart+ thành điểm đến “tất cả trong một” (one-stop shop) phục vụ các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng với mạng lưới 10.000 cửa hàng do Masan tự vận hành và 20.000 cửa hàng nhượng quyền bằng cách hợp tác với những tiệm tạp hóa gia đình.

Khi chuyển đổi sang nền tảng bán lẻ hiện đại, Masan sẽ xây dựng The CrownX thành doanh nghiệp quy mô doanh thu 7 – 10 tỷ USD và lợi nhuận gộp gia tăng hai con số vào năm 2025 cho lĩnh vực bán lẻ. Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang nhận định The CrownX là “viên ngọc quý trên vương miện” của chúng ta".

Trong khi đó, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã nhượng lại mảng bán lẻ để tập trung vào cuộc chơi lớn hơn với VinFast, Vinsmart.

2 Likes

h vào e này dc k bác?

MSN giá đã đi trước kỳ vọng rồi!

1 Likes
1 Likes

trc e thấy Masan nổi lên vụ Onemount vs tech & vin, h k biết ra sao r

Mới lên tàu với bác F0, may quá chạy luôn r

Giá 93 này mua dc nữa k chủ thớt?

MSN con hàng ngựa bà - ẻm thích phi là phi, không có dấu hiệu gì cả! tui ôm ẻm từ 87.5, hy vọng đợt này được 1 lần toả sáng ở 106. :laughing::laughing::laughing:. MSN tui ôm chưa đc 1 tháng, có ông bà độ thiệt đó mọi người.

1 Likes

Doanh thu của VinCommerce đạt xấp xỉ 1,4 tỷ USD năm 2020, tăng 30% so với cùng kỳ sau khi về tay Masan, dù cho số cửa hàng giảm đi 700. Hiệu quả của VinCommerce được cải thiện rõ rệt với EBITDA hòa vốn trong quý 4/2020 và kế hoạch dương trong năm 2021.

Tuy nhiên, SK vẫn có thể mua 16,26% cổ phần VCM với điều kiện giống như khi Masan mua công ty bán lẻ này từ Tập đoàn Vingroup (công ty sáng lập).

Con số 16,26% khiến người ta nhớ lại khoản đầu tư cách đây hơn một năm rưỡi. GIC – quỹ đầu tư thuộc chính phủ Singapore rót 500 triệu USD vào VCM, sau đó ghi nhận sở hữu 16,26% công ty này. Nếu toàn bộ giao dịch là đầu tư vốn cổ phần, định giá VCM sau khoản đầu tư là 3,08 tỷ USD, trước khoản đầu tư là 2,58 tỷ USD.

MSN vậy mình mua FPT lại ngon hơn nhiều

kinh tế số, giá dao động khung này mua FPT sướng hơn k ad? AD viết bài về FPT đi

1 Likes

FPT em có sẵn mà bác

lên nhiều quá rồi còn vào được k chủ thớt?

2 Likes

CMSN2012: Ngày ĐKCC thực hiện quyền do đáo hạn Chứng quyền CMSN2012

(07-04-2021 18:06)

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn Chứng quyền MSN/VCSC/M/Au/T/A1 (mã CK: CMSN2012) do Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt phát hành như sau:

Các tập tin đính kèm

20210407_20210407 - CMSN2012 - TB ngay DKCC thuc hien quyen do dao han.pdf

2 Likes

nay tây vẫn gom MSN giá đỏ bình thường! nhỏ lẻ mình chốt lãi dữ dằn luôn!

1 Likes

MSN breakout chỉ sau VIC mà nhìn ngán ngẩm thật. Các bác có biết gì thêm về quý I k

1 Likes

lên 100 k ad

1 Likes

Viết mấy bài vầy nè, hay và đầu tư thực sự. Thank ad, hôm nay gí MP tôi đã lên tàu quanh 94

1 Likes