MSN - Mạnh và sáng

VN-Index đã có một cú sập khá mạnh đầu tháng 7 vừa qua từ vùng 1.300 điểm khiến nhiều cổ phiếu mất giá mạnh thậm chí là thủng đáy lịch sử của nhiều năm, trong đó có nhiều mã Blue-Chip. Tuy nhiên trong những nhịp hồi phục ngay sau đó thì Masan là một trong những Blue-Chip nổi bật trên sàn khi thị giá tăng hơn 10% sau 3 tuần, cao hơn mức tăng gần 8% của thị trường chung và Blue-Chip này tiếp tục là tâm điểm của thị trường trong những phiên gần đây.

Ngay lúc này nhiều nhà đầu tư theo dõi cổ phiếu của ông trùm bán lẻ ngành thực phẩm tiêu dùng thiết yếu đặt ra câu hỏi, liệu Masan có tiếp tục tăng trong thời gian tới hay không? Để có câu trả lời Anh Chị nhà đầu tư hãy cùng NgotMienTay đi qua bài phân tích ngay sau đây về triển vọng của doanh nghiệp này trong thời gian tới để có những quyết định mua bán cụ thể.

I. Tổng quan ngành dịch vụ bán lẻ tiêu dùng 6 tháng đâu năm 2024
Theo số liệu của tổng cục thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.098,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 11,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 8,8%) bao gồm:

1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2.398,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 4,9%). Trong đó, hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,4%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,6%; may mặc tăng 9,6%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 2,4%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 12,9%.

2. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 356,4 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

3. Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm trước do các địa phương ngay từ đầu năm đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, thu hút khách trong nước và quốc tế.

4. Doanh thu dịch vụ khác nửa đầu năm 2024 ước đạt 314,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

II. Triển vọng ngành
Hãng nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence dự báo quy mô bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam năm 2024 ước tính 276,4 tỷ USD và 488,1 tỷ USD năm 2028, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,1% đến năm 2030 cho thấy sự phát triển ổn định của thị trường bán lẻ trong dài hạn được hậu thuẫn bởi những yếu tố sau:

1. Thu nhập khả dụng bình quân đầu người và chi tiêu thực tế của hộ gia đình tăng nhanh. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam dự báo sẽ tăng rất nhanh, khoảng 3,07 nghìn USD/người/năm vào năm 2023 và dự kiến khoảng 4,50 nghìn USD/người/năm vào năm 2028.

Chi tiêu thực tế của hộ gia đình Việt Nam dự kiến tăng 98% lên 348,9 tỷ USD vào năm 2028 so với 177,0 tỷ USD vào năm 2018. Tỷ lệ tiêu dùng tư nhân và tốc độ tăng trưởng của tiêu dùng tư nhân của Việt Nam đang chiếm khoảng 67% GDP năm 2023, tăng 7,7% so với cùng kỳ vào năm 2022.

2. Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp nhưng đang tăng nhanh nhất khu vực. Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các quốc gia trong khu vực, khoảng 37,5% vào năm 2022 so với tỷ lệ từ 47% đến 76% ở các quốc gia Đông Nam Á khác. Tuy nhiên, tốc độ thay đổi dân số đô thị ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ cao hơn các quốc gia khác trong khu vực trong giai đoạn 2024 – 2029, tập trung quanh Hà Nội và Tp.HCM

3. Cơ cấu dân số vàng & tầng lớp trung lưu gia tăng thúc đẩy xu hướng tiêu dùng mới. Cơ cấu dân số Việt Nam có tỷ lệ tham gia lao động cao, khoảng 62% dân số trong độ tuổi lao động từ 20 đến 64 tuổi. Trong độ tuổi này 88% phụ nữ đang tham gia lao động. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam vượt xa các quốc gia khác như Indonesia là 40% và Ấn Độ là 25%.

Tầng lớp trung lưu đang hình thành ở Việt Nam chiếm 13% dân số năm 2022 và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026. Theo dự báo, dân số thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ đạt mức hơn 50 triệu vào năm 2030. Ước tính hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu theo tiêu chuẩn toàn cầu vào năm 2035, tạo ra nhiều thu nhập khả dụng hơn và thúc đẩy tiêu dùng.

4. Người tiêu dùng kỹ thuật số thúc đẩy sự đổi mới trong hành vi mua sắm và bán lẻ: Năm 2023, Việt Nam có tới 77 triệu người, chiếm khoảng 79,1% dân số sử dụng internet, tăng thêm 5,3 triệu người so với 2022, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Số liệu này cho thấy cơ hội về thị trường tiềm năng và phát triển kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp bán lẻ, nơi những công ty trong khu vực như Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok đang hoạt động.

Năm 2024, chi tiêu quảng cáo trực tuyến dự kiến sẽ đạt gần 1 tỷ USD tại Việt Nam và tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm cho đến năm 2025.

Quy mô thương mại điện tử của Việt Nam năm ước tính khoảng 16,4 tỷ USD vào năm 2022, 32 tỷ USD vào năm 2025 và 40 tỷ USD vào năm 2027. Tương ứng với mức tăng trưởng CAGR là 19,52% giai đoạn 2022 – 2027.

5. Chuyển đổi số & thanh toán điện tử làm thay đổi cục diện ngành bán lẻ. Theo Bộ Công thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD và dự báo có thể tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025. Với nền kinh tế, chính trị ổn định, quy mô dân số đạt 100 triệu, Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm, đầu tư của các nhà bán lẻ lớn trên thế giới như Thái Lan, Nhật Bản,…

6. Ý thức an toàn thực phẩm của người dân tiếp tục tăng thêm 2 điểm phần % svck theo khảo sát của tổ chức nghiên cứu thị trường Kantar vào quý 2/2024. Cho thấy người tiêu dùng có xu hướng chọn những thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, rõ nhãn mác, bao bì, tiêu chuẩn…

7. Tăng lương cơ sở, giảm thuế VAT 2% tiếp tục được Chính phủ duy trì nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

III. Hệ sinh thái Masan và vai trò của các thành viên
Để có thể đánh giá về hoạt động kinh doanh và tiềm năng của Masan, đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp này.

Masan là doanh nghiệp nổi đình nổi đám tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động mua bán sát nhập(M&A). Hiện tại doanh nghiệp này đang sở hữu hệ sinh thái đồ sộ gồm 5 mảng kinh doanh.

1. The CrownX với 2 mảnh ghép là Masan Consumer và Wincommerce trong đó:

  • Masan Consumer là đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng gia vị, thực phẩm tiện lợi, đồ uống,… gồm những thương hiệu nổi tiếng như tương ớt Chin Su; mì Omachi, Kokomi; nước tương Tam Thái Tử; nước mắn Nam Ngư; nước tăng lực Wakup 247; đồ uống có cồn;…

  • Wincommerce hiện là hệ thống bán lẻ hiện đại với chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi như WinMart, WinMart+. Trong đó WinMart+ là đơn vị Masan đã mua lại từ VINGROUP từ năm 2020. Đây chính là mảng hoạt động cốt lõi của Masan hướng đến chiến lược phục vụ mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

2. Chuỗi cửa hàng trà, cà phê, đồ uống nhanh Phúc Long.

3. Masan Meat Life, đơn vị chuyên kinh doanh các loại thị thương hiệu như Meat Deli và nhiều loại thịt chế biến như xúc xích Ponnie hay heo cao bồi.

4. Bên cạnh đó thì Masan còn có 2 mảng hoạt động cốt lõi bên ngoài doanh nghiệp là Masan High Tech Materials. Cty chuyên về khai thác và chế biến các loại khoán sản như Vonfarm, đồng Clorua từ mỏ khoán sản Núi Pháo, Thái Nguyên.

5. Đồng thời Masan còn sở hữu 20% vốn tại Techcombank, một trong những nhà băng tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Ngoài những cái tên chính nêu trên thì hệ sinh thái đa dạng của Masan còn có khá nhiều thành viên khác với tỷ lệ nắm giữ khác nhau như bảng minh họa cầu trúc chi tiết dưới đây.


Hệ sinh thái của tập đoàn Masan

IV. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của Masan
Với một hệ sinh thái đồ sộ như vậy, hiện tại Masan là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất tại Việt Nam với quy mô tài sản lên tới nhiều tỷ đô la.

1. Về doanh thu
Nhìn lại diễn biến trong 8 năm qua nhà đầu tư có thể thấy từ năm 2020 sau khi mua lại Wincommerce, doanh thu của tập đoàn đã tăng gấp đôi từ 40 nghìn tỷ lên mốc gần 80 nghìn tỷ/năm, trong đó Masan Consumer là mảng tăng trưởng về doanh thu đều đặn nhất với mức tăng trưởng trung bình 10.8%/năm. Riêng Wincommerce thì chỉ đi ngang với doanh thu khoảng 30 nghìn tỷ/năm, trong khi 2 mảng còn lại là Masan High Tech và Masan Meat Life thì biến động khá lớn.


Doanh thu của tập đoàn Masan

Về cơ cấu, nếu nhìn vào KQKD 6 tháng đầu năm 2024, đóng góp lớn nhất chiếm ¾ doanh thu của tập đoàn đến từ mảng tiêu dùng bán lẻ là The CrownX với Masan Consumer và Wincommerce lần lượt mang về 34% và 39%. Theo sau đó là Masan High Tech đóng góp 17%, Masan Meat Life 9%, còn Phúc Long chiếm doanh thu khá nhỏ chỉ 2%.


Tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu của Masan

2. Về lợi nhuận
Tuy nhiên nếu nhà đầu tư đánh giá về lợi nhuận xét theo EBITDA(lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao). Ngoài Cty liên kết Techcombank đóng góp 33%, thì gần một nửa lợi nhuận của tập đến từ mảng Masan Consumer, trong khi 4 mảng còn lại chỉ mang về lợi nhuận khiêm tốn chưa đến 20%.


Masan Consumer đang đóng gớp lớn nhất vào lợi nhuận của tập đoàn

Điều này có thể được giải bằng biên lãi gộp khác nhau giữa các mảng hoạt động. Nếu như Masan Consumer duy trì biên lãi gộp trên 46% trong nửa đầu năm 2024 thì tỷ lệ này với WinCommerce, Masan High Tech và Masan Meat Life thấp hơn đáng kể. Tương tự với lợi nhuận sau thuế, trừ Masan Consumer thì 4 cái tên còn lại vẫn đang lỗ. Từ những số liệu trên có thể thấy được The CrownX đang là mảnh ghép quan trọng nhất đối với Masan trong đó đứa “con ruột” Masan Consumer đang duy trì là “cổ máy” tạo tiền cho doanh nghiệp.


Cơ cấu tỷ trọng đóng góp lợi nhuận của Masan

WinCommerce dù có doanh thu lớn nhưng do mô hình bán lẻ có biên lợi nhuận khá thấp, cùng với việc vẫn đang trong quá trình mở rộng nên chưa đạt tới điểm tối ưu trong lợi nhuận. Còn các mảng khác thì đóng góp không đáng kể. Vậy từng mảng kinh doanh trên còn những cơ hội nào để tăng trưởng trong thời gian tới, và ảnh hưởng đến kết quả chung của tập đoàn sẽ như thế nào? Chúng ta cùng nhau đi qua phân tích triển vọng của từng mảnh ghép cụ thể ngay sau đây.

V. Triển vọng từ hợp đồng kinh doanh của Masan
1. Triển vọng của WinCommerce
WinCommerce là một trong hai mảnh ghép trụ cột của tập đoàn đến thời điểm hiện tại.
Đây là một cái tên không còn xa lạ với người Việt Nam khi đây là hệ thống bán lẻ hàng đầu nước ta với chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi phủ khắp cả nước.

  • Mô hình: WinCommerce đang vận hành 3 mô hình chính: (1) hệ thống siêu thị WinMart tại các khu vực thành thị, thành phố lớn; (2) cửa hàng tiện lợi WinMart+ cung cấp nhu yếu phẩm và một số mặt hàng tươi sống ở cả thành thị và nông thôn; (3) mô hình mới nhất là Win dạng mini ở thành thị với quy mô diện tích lớn hơn WinMart+, đồng thời tại đây bổ sung thêm những dịch vụ như dược phẩm, viễn thông, tài chính và cây ATM của TCB, với mục tiêu phục vụ 80% chi tiêu hằng ngày của người tiêu dùng.

  • Số lượng điểm bán: Tính đến hết tháng 6/2024 thì WinCommerce đang vận hành tổng cộng 3.673 điểm bao gồm cả 3 mô hình trên. Và chiếm tới gần 50% thị phần tính theo số lượng điểm bán và khoảng 20% thị phần tính theo doanh thu. Nếu mang ra so sánh với BHX của Thế Giới Di Động thì có thể thấy WinCommerce vượt trội về số lượng điểm bán, và độ phủ khi có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành, trong khi BXH hiện tại chỉ có mặt ở Miền Nam.

  • Yếu tố tăng trưởng: Với một hệ thống bán lẻ như WinCommerce, triển vọng tăng trưởng doanh thu sẽ đến từ 2 yếu tố: (1) tăng số lượng cửa hàng; (2) tăng doanh thu trên mỗi cửa hàng.

  • Về yếu tố(1): chúng ta hãy nhìn vào thực tế là trong nửa đầu năm 2024 số lượng siêu thị WinMart giảm nhẹ xuống còn 129, trong khi đó họ mở thêm 43 cửa hàng tiện lợi mới nâng tổng số cửa hàng lên mốc 3.544. Trong 2 quý còn lại của năm 2024, Masan dự tính đẩy mạnh mở mới 100 cửa hàng/ mỗi quý, tức là thêm hơn 200 cửa mới cho đến hết 2024.


Số lượng cửa hàng WinMart/WinMart+ có mặt trên khắp cả nước

Với các số liệu nêu trên cho thấy chiến lược của WinCommerce đang chuyển trọng tâm từ mô hình siêu thị sang các cửa hàng nhỏ. Tập trung ở 2 loại là cửa hàng Win trong khu vực thành thị và WinMart+ Rural tại nông thôn. Hai cửa hàng dạng mới này đang cho thấy hiệu quả ấn tượng thể hiện ở tốc độ tăng trưởng doanh thu trên mỗi cửa hàng đang tăng cao hơn bình quân của cả chuỗi.

Cụ thể trong quý 2 vừa qua, doanh thu mô hình cửa hàng Win tăng 6.3%, trong khi Winmart+ Rural thì tăng hơn 10.7%, vượt trội so với mức tăng 5,2% của mô hình WinMart+ truyền thống.


Loại hình mua sắm tiêu dùng hiện đại đang dần thay thế chợ truyền thống từ thành thị đến nông thôn

Nhờ việc tìm ra được công thức cửa hàng tối ưu hơn và đẩy mạnh mở mới, doanh thu toàn chuỗi dự kiến sẽ có sự bức phá từ cuối năm nay. Mô hình WinMart+ Rural cũng sẽ giúp WinCommerce tăng sự hiện diện ở khu vực nông thôn đầy tiềm năng, nơi mà tỷ lệ thâm nhập của mô hình bán lẻ hiện đại còn thấp.

  • Về yếu tố (2): Bên cạnh mở mới thì việc duy trì lợi nhuận và doanh thu trên từng cửa hàng cũng không kém phần quan trọng với một nhà bán lẻ như WinCommerce. Bài toán đặt ra là làm thế nào để tăng số lượng khách hàng cũng như giá trị người tiêu dùng bỏ ra tại từng cửa hàng. Lời giải này cho WinCommerce chính là chương trình hội viên Win.

Ra mắt năm 2023 với nhiều ưu đãi như giảm giá 20% các hàng thực phẩm tươi sống từ WinEco và Meat Deli. Chương trình này đã nhanh chóng sở hữu số lượng thành viên thuộc top lớn nhất Việt Nam với 10tr lượt đăng ký cho đến hết quý 2/2024. Theo đó trung bình các hội viên mua sắm 4 lần/tháng với giá trị giỏ hàng tăng gấp đôi so với người không tham gia chương trình này.


Người tiêu dùng dễ dàng tham chương trình hội Win của Masan

Điều này không chỉ giúp cho WinCommerce thu thập được dữ liệu khách hàng về doanh số mua hàng. Đây còn là phương thức giúp đẩy mạnh hình thức bán chéo với các Cty cùng hệ sinh thái Masan. Chẳng han, hội viên Win được thúc đẩy thanh toán thông qua T-pay, đây là giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt của Techcombank để nhận thêm được khuyến mãi 2% trên mỗi đơn hàng. Từ chương trình đã giúp Techcombank mở mới hơn 1tr tài khoản.

Trong quý 2/2024 còn có chương trình dùng hóa đơn tại WinMart để nhận giảm giá đồ uống tại chuỗi cửa hàng Phúc Long, góp phần giúp thương hiệu này tăng doanh số hàng ngày lên 2,4% so với mức đáy vào cuối năm 2023.

Ngoài ra hệ thống WinCommerce cũng là điểm phân phối chính cho các sản phẩm mới và dòng sản phẩm cao cấp của Masan Consumer. Từ đó cho thấy chương trình hội viên Win đang thực sự mang lại tăng trưởng cho WinCommerce nói riêng, cũng như các mảng kinh doanh cốt lõi khác của Masan.

Ngoài chương trình hội viên, lợi nhuận của WinCommerce còn được hỗ trợ bởi việc kết hợp với Subga- một Cty con chuyên về Logictics của Masan. Cty con này đang đảm nhận việc phân phối 50% lượng hàng hóa cho WinCommerce. Giúp Masan giảm 11% chi phí vận chuyển trên mỗi sản phẩm trong năm 2022-2023.

Tóm lại có thể thấy bức tranh kinh doanh của Wincommerce là rất khả quan trong thời gian tới nhờ vào 3 yếu tố: (1) thay đổi mô hình cửa hàng; (2) đẩy mạnh chương trình hội viên Win; (3) hợp tác với Cty logistics nội bộ để giảm chi phí.

Đồng thời với triển vọng của thị trường bán lẻ, đặt biệt sức mua người tiêu dùng thường tăng mạnh vào 2 quý cuối năm. Hệ thống WinCommerce dự kiến sẽ có lãi từ quý 4/2024. Với doanh thu bắt đầu tăng trưởng đều lên hơn 9% mỗi năm trên mỗi cửa hàng.

2. Triển vọng của Masan Consumer
Bên cạnh WinCommerce thì không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của Masan Consumer, nơi khởi nguồn toàn bộ của hệ sinh thái Masan và cũng là đơn vị đóng góp lợi nhuận lớn nhất cho Masan đến hiện nay.

Kết quả kinh doanh của Masan Consumer trong năm 2024 đang trong xu hướng tăng trưởng tích cực khi biên lợi nhuận liên tục mở rộng nhờ vào chu kỳ giá nông sản đầu vào giảm và giá bán trung bình tăng qua chiến lược sản phẩm cao cấp.


Masan Consumer tiếp tục là gà đẻ trứng vàng cho Masan

Vì thế mà các ngành hàng thuộc Masan Consumer đều tăng trưởng doanh số ấn tượng.

Hiện tại Masan đang lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu MCH sang HoSE vào năm 2025 với kỳ vọng giúp thu hút dòng tiền mới về cho tập đoàn.

3. Triển vọng của Masan Meat Life và Phúc Long
Cùng với đó, trong chuỗi tiêu dùng bán lẻ của Masan thì 2 mảnh ghép với vai trò hỗ trợ là Masan Meat Life và Phúc Long hiện tại vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc và tìm điểm hòa vốn.

  • Với chuỗi Meat Life: Masan Meat Life có 2 sản phẩm chính là thịt mát với thương hiệu Meat Deli, và sản phẩm thịt qua chế biến nhận lại từ Masan Consumer với các thương hiệu như xúc xích Ponnie và heo cao bồi.

Masan Meat Life đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận gộp tăng trưởng lần lượt 6,3% và 17% trong năm 6 tháng đầu năm 2024. Chủ yếu nhờ vào việc biên lợi nhuận gộp của giá thịt mát tăng như thịt gà, thịt lợn. Đồng thời tăng tỷ trọng đóng góp với mảng thịt chế biến có biên lợi nhuận gộp cao.


KQKD của chuỗi Masan Meat Life 6 tháng đầu năm 2024

Trong giai đoạn tiếp theo kỳ vọng chính của Masan Meat Life đến từ việc tiếp tục duy trì giá độc quyền cho chương trình hội viên Win tại các chuỗi WinMart, WinMart+, nhằm thu hẹp về giá với các chợ truyền thống.

Chiến lược này đang giúp doanh số bán ra hằng ngày tại hệ thống Wincomerce của Meat Deli tăng 33% trong năm 2023 và kỳ vọng tiếp tục tăng thêm 25% vào cuối năm 2024.


Doanh thu mảng Meat Deli liên tục tăng qua từng năm

  • Với chuỗi Phúc Long: Câu chuyện tiếp theo là tập chung vào các chiến lược marketing và cải thiện các cửa hàng ở thời điểm hiện tại thay vì ào ạt mở mới như giai đoạn trước đó.

Trong nửa đầu năm 2024, Phúc Long đã triệt để thu gọn mô hình Kiot không hiệu quả và chỉ thận trọng mở mới thêm 4 cửa hàng classic mới. Nâng tổng số cửa hàng lên 163 điểm bán trên toàn quốc.


Chuỗi đồ uống Phúc Long tuy chậm nhưng bắt đầu mang lại hiệu quả

Phúc Long hiện tại đã cải thiện biên EBITDA từ 0.4% lên 17% trong nửa đầu năm 2024. Khi các cửa hàng mở mới từ quý 2 trước bắt đầu mang lại lợi nhuận. Đồng thời với việc tham gia vào hệ sinh thái của chương trình hội viên Win, Phúc Long được kỳ vọng tiếp tục cải thiện biên EBITDA trong thời gian tới.


Chuỗi Phúc Long ngày một đóng góp lớn hơn cho Masan

4. Triển vọng của Masan High Tech và Techcombank
Triển vọng của 2 mảng kinh doanh nằm ngoài mô hình kinh doanh cốt lõi của Masan là Masan High Tech và Techcombank.

  • Với Masan High Tech: Thương vụ thoái vốn khỏi Cty con là H.C.S dự kiến sẽ giúp Masan High Tech ghi nhận khoảng lợi nhuận bất thường 40 triệu đô la vào cuối năm nay.

Tính đến cuối quý 2/2024, Masan High Tech vẫn đang là mảng có dư nợ lớn nhất của tập đoàn. Chủ yếu đến từ việc Masan vay nợ và phát hành trái phiếu quá lớn để tài trợ cho việc thâu tóm H.C.S trước đây và mở rộng chuỗi giá trị của mảng Vonfarm, trong khi mảng này liên tục lỗ ròng trong nhiều quý liên tiếp. Chính vì vậy mà việc thoái vốn này sẽ giúp giảm gánh nặng nợ vay cho tập đoàn.


Masan High Tech đang là mảng hoạt động kém hiệu quả nhất của tập đoàn

  • Với Techcombank: Việc ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam, Techcombank chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ lên đến 15% vừa qua. Masan đã nhận hơn 1.000 tỷ đồng trên số cổ phần nắm giữ là 19,9%, nhờ đó giúp tập đoàn hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ nợ vay trên EBITDA về lưới 3,5 lần như kỳ vọng vào cuối năm 2024.


Nợ vay của tập đoàn đang đi xuống

VI. Có nên đầu tư cổ phiếu Masan vào lúc này.
Tóm lại để kết luận về triển vọng kinh doanh của Masan trong năm 2024, có thể thấy ngành hàng tiêu dùng cốt lõi với Masan Consumer vẫn đang tăng trưởng bền vững, trong khi các mảng kinh doanh còn lại đã vượt qua thời kỳ khó khăn và đang bắt đầu bước vào giai đoạn có lợi nhuận dương. Vậy lúc này có nên đầu tư vào cổ phiếu Masan? Để trả lời cho câu hỏi này, có 2 yếu tố quyết định mà nhà đầu tư có thể nhận thấy và đánh giá ngay.

(1) Cổ phiếu Masan đang giao dịch dưới giá trị của các Cty con. Chỉ tính riêng giá trị của Masan Consumer và phần sở hữu tại Techcombank đã vượt qua vốn hóa của Masan ở thời điểm hiện tại.


Thị giá của Masan hiện tại ở mức rất rẻ so với quy mô tiềm lực của tập đoàn

(2) Lý do chính cản đà tăng của Masan trong thời gian gần đây có thể sớm kết thúc. Cụ thể là từ đầu năm đến nay, Masan vẫn chưa thể vượt qua được vùng cản cứng quanh mốc 80. Nguyên nhân đến từ áp lực của việc thoái vốn của tập đoàn SK Group-Hàn Quốc.

Tuy nhiên đây chỉ là giao dịch thỏa thuận chứ không phải khớp lệnh trực tiếp trên bảng điện. Lãnh đạo Masan cũng từng cho biết đã thu xếp được khoảng 80% vốn cho thương vụ này. Vì vậy một khi thương vụ này thành công và được công khai thì gánh nặng tâm lý với nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu Masan sẽ được gỡ bỏ, cổ phiếu Masan sẽ bước vào nhịp tăng tốc. Đầu năm 2024 các định chế tài chính như HSBC, J.P Morgan đều đưa mức định giá 98-102 cho cổ phiếu Masan.

Với mong muốn đồng hành cùng cộng đồng nhà đầu tư cá nhân, NgotMienTay chia sẻ đến ACE NĐT những phân tích trên, dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. Mọi nhận định trên là quan điểm cá nhân để ACE NĐT tham khảo, có thêm góc nhìn.

29 Likes

Cám ơn bài viết, msn sẽ là ngôi sao sáng nhất up trend này, giá mục tiêu 150k cho 1 năm nắm giữ sáng sủa

4 Likes

1 năm tăng gấp đôi

5 Likes

hơi căng nhưng có thể kỳ vọng

5 Likes

cổ tốt nhưng kh giữ đc, thật trớ trêu con lỗ thì cầm hoài con lãi thì bán mất xác

5 Likes

Hay quá. Cảm ơn bài viết chi tiết của bác

4 Likes

Bác đã tự thấy điểm sai, tiến hành sửa gấp thôi

4 Likes

3 phiên cổ tăng hơn 8% rồi, thanh khoản vni kh tăng thêm kh dám vào lại lúc này bác. chờ chỉnh thôi

4 Likes

Rất rõ ràng bác ad

5 Likes

Đến giai đoạn hiện tại là lúc Masan thoái vốn khỏi các mảng kinh doanh phi cốt lõi của doanh nghiệp, giảm nợ vay, giảm đòn bẫy tài chính,… Do vậy cổ phiếu tăng giá sẽ chứng minh được doanh nghiệp cơ cấu thành công.

5 Likes

siêu cổ nửa à bác ad

3 Likes

GIá thoái vốn trong deal của SK là 100k/cp nhỉ nếu ko nhầm, thế thì cổ phiếu phải về quanh 93-95 thì mới thỏa thuận được nhỉ :vv

4 Likes

Ko siêu cổ nổi đâu, MSN giờ mà bảo tăng x2 x3 thì khó lắm bác

4 Likes

MSN và x2 x3 thì thị trường lúc đó chắc cũng 2000 điểm là ít bác ạ

4 Likes

nay cơ hội mua đó

5 Likes

x1 là pê gòi bác. ác là bh kh có hàng

2 Likes

Tại Talk show The Investors đầu tháng 10/2024, ông Michael Hung Nguyen – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan (MSN) đã có chia sẻ gây “sốt” về giá trị của doanh nghiệp này như sau: “Mức vốn hóa trên thị trường của Masan Consumer (công ty con của Masan Group) gần 6 tỷ USD. Masan Group là cổ đông chiến lược của ngân hàng Techcombank với vốn hoá gần 7 tỷ USD. Cộng 2 con số này lại và nhân với tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, trừ đi khoản vay của Tập đoàn thì mỗi cổ phiếu Masan Group sẽ rơi vào khoảng hơn 80.000 đồng. Giả sử nhà đầu tư mua cổ phiếu Masan ở giá 80.000 đồng thì sẽ có thêm WinCommerce, Masan MEATLife, Phúc Long… miễn phí ”.

MSN mua giá 80 là miễn phí hen cả nhà

6 Likes

Msn có về lại giá dưới 80 k ạ? Đến giờ e mới biết nước tương e ăn hằng ngày là của msn ạ.

4 Likes

Lãi ròng quý 3/2024 của Tập đoàn Masan (mã cổ phiếu MSN) có thể tăng gấp 13 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, tập đoàn này dự kiến sẽ nhận khoảng 70 - 80 triệu USD tiền mặt trong quý 4/2024 từ thương vụ bán H.C. Starck Tungsten Powders.

Thương vụ thoái vốn khoải Cty H.C.S, Masan nhận về nhiều tiền hơn mình dự phóng nhỉ.

5 Likes

Câu hỏi ko khó mà câu trả lời khó quá. Em theo dõi giúp anh nhé.

5 Likes