[GÓC NHÌN SIMPLIZE] Thị trường hướng đến nửa cuối tháng 10 với nhiều sự kiện quan trọng.
Trong đó, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III sẽ phần nào trả lời cho nhà đầu tư về những lo ngại gần đây xung quanh ảnh hưởng của siêu bão Yagi đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…
Kỳ vọng bức tranh lợi nhuận toàn thị trường quý 3 sẽ duy trì tích cực, được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng của nền kinh tế trong quý vừa qua và mức nền so sánh thấp của cùng kỳ năm ngoái.
Tính tới hết 15/10 một số doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý III như sau:
Trong đó, các cổ phiếu sản xuất có vốn hóa lớn như HPG, DBC đều báo lãi lớn…
Quý 3/2024, Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) ghi nhận 3.022 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã công bố doanh thu thuần đạt 34.000 tỷ đồng, tăng 19%.
Dabaco (DBC) ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng hơn 1.300% so với cùng kỳ năm trước, đạt 331 tỷ đồng. Doanh thu tăng mạnh là nguyên nhân giúp lợi nhuận của công ty này tăng.
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) vừa công bố BCTC quý 3/2024 với doanh thu chỉ khoảng 2,6 tỷ đồng, giảm 99% so với năm ngoái.
Song, lợi nhuận sau thuế của công ty ghi nhận hơn 51 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính tiếp tục là nguồn thu chính của công ty này.
Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, vào ngày 24/6, Phát Đạt đã chuyển nhượng 25% cổ phần tại BIDICI cho ông Nguyễn Trà Giang, với giá trị gần 770 tỷ đồng.
Chủ trương chuyển nhượng vốn tại BIDICI đã được HĐQT Phát Đạt thông qua ngày 20/6. Theo đó, doanh nghiệp bất động sản này sẽ chuyển nhượng toàn bộ hơn 111,7 triệu cổ phần tại BIDICI (chiếm 49% vốn điều lệ) với giá chuyển nhượng công ty không thấp hơn 130% mệnh giá.
Như vậy, sau thương vụ chuyển nhượng trên, tỷ lệ sở hữu của Phát Đạt tại BIDICI giảm từ 49% xuống 24%.
Góc nhìn Simplize
Theo phân tích từ SSI Research, lợi nhuận của các công ty niêm yết dự kiến sẽ tăng trưởng 21,7% trong nửa cuối năm 2024, vượt xa mức tăng 6,2% trong nửa đầu năm.
Sự cải thiện này được thúc đẩy bởi việc các doanh nghiệp bắt đầu ghi nhận doanh thu từ những dự án mới, đồng thời, các lĩnh vực cũng có sự hồi phục mạnh mẽ hơn vào cuối năm
Có 46 doanh nghiệp – ngân hàng đang niêm yết được dự phóng kết quả kinh doanh, trong số đó có 33 doanh nghiệp tăng trưởng dương và có 13 doanh nghiệp tăng trưởng âm so với cùng kỳ:
Có thể thấy điều kiện vĩ mô thuận lợi hơn đã bắt đầu phản ánh vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất lớn trên sàn chứng khoán Việt Nam như HPG, DBC, MSN,…
Chỉ số P/E thị trường Việt Nam, nguồn: Simplize – Thị trường
Hiện tại VNINDEX đã rất nhiều lần chưa vượt được mốc 1.300 điểm do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên nếu kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn tiếp tục phục hồi tốt sẽ giúp định giá thị trường rẻ hơn trong tương lai.
Với việc các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ lớn đều báo cáo lợi nhuận thực tế phục hồi tích cực trong quý III như HPG (+51% YoY), MSN (+1250% YoY), MWG (+3.200% YoY),…
Tôi cho rằng mốc 1.300 sẽ được chinh phục sớm trong mùa báo cáo tài chính quý 3 này khi đồng loạt các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính tích cực.