Mùa Đại hội cổ đông Ngân hàng: lợi nhuận, trái phiếu, bảo hiểm và loạt vấn đề cực nóng

, , ,

1. ĐHĐCĐ Techcombank: Lợi nhuận đi lùi, có thể không chia cổ tức tiền mặt.

Năm nay, Techcombank là ngân hàng đầu tiên năm nay trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận đi lùi (giảm 14% so với năm 2022, đạt 22.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất). Trả lời chất vấn của cổ đông, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho hay: “Trong giai đoạn khó khăn thì thận trọng vẫn tốt hơn. Nếu thị trường phục hồi chúng tôi tin rằng kết quả sẽ tốt hơn”.

Năm 2022, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn đã gây ảnh đến Techcombank, do ngân hàng có tỷ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cho vay bất động sản lớn. Điều này khiến nhiều cổ đông lo ngại. Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho hay, mô hình mà Techcombank đang theo đuổi là tăng CASA, là lợi nhuận cao, rủi ro thấp. Riêng về bất động sản, Techcombank đang tập trung vào những khách hàng tốt, kể cả giai đoạn khó khăn, ngân hàng vẫn quản trị được rủi ro, lợi nhuận ổn định.

2. ĐHĐCĐ MSB: Không chia cổ tức, cổ đông không thông qua sáp nhập ngân hàng khác

MSB đưa ra kế hoạch lợi nhuận năm 2023 khiêm tốn: Tổng tài sản 230.000 tỷ đồng, tăng 8%; lợi nhuận trước thuế 6.300 tỷ đồng tăng 9%; dư nợ tín dụng dự kiến 141.700 tỷ đồng, tăng 15%, huy động vốn tăng 10%, nợ xấu duy trì dưới 3% theo quy định.

Đặc biệt, năm nay, MSB dự định không chia cổ tức (kể cả tiền mặt và cổ phiếu) cho lợi nhuận năm 2022. HĐQT đề xuất cổ đông giữ nguyên vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ như hiện tại, khi tình hình tích cực hơn sẽ trình ĐHĐCĐ phương án chia cổ tức/cổ phiếu thưởng phù hợp với lợi nhuận tạo ra năm 2023.

HĐQT ngân hàng cũng đã trình cổ đông phương án sáp nhập thêm một ngân hàng, với các tiêu chí về tổng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu ở mức trung bình trên thị trường, có chất lượng tín dụng tốt. Chủ tịch HĐQT MSB Trần Anh Tuấn cho hay, vấn đề sáp nhập ngân hàng HĐQT không quyết, mà đưa ra xin ý kiến cổ đông. Cuối cùng, MSB sẽ phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của NHNN. Tuy vậy, tờ trình sáp nhập một ngân hàng của MSB không được ĐHĐCĐ thông qua khi chỉ có hơn 56% cổ phần có quyền biểu quyết tán thành phương án sáp nhập.

3. ĐHĐCĐ VietinBank: Lợi nhuận quý I khả quan, không có bất kỳ phản hồi nào về bảo hiểm.

Trong quý I/2023, VietinBank đạt kế hoạch kinh doanh tích cực: Tổng tài sản tăng 0,9%, tương đương tăng thêm 16.000 tỷ đồng, đưa tổng tài sản lên trên 1,8 triệu tỷ đồng. Trong đó, riêng dư nợ tín dụng tăng tới 4,6%, thuộc top ngân hàng có tín dụng tăng tốt nhất hệ thống (cao gấp đôi mức độ tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống). Dự kiến cả năm, lợi nhuận trước thuế của VietinBank sẽ tăng tăng 10-15%.

Liên quan đến vấn đề bán chéo sản phẩm bảo hiểm tại ngân hàng (bancas) đang được dư luận quan tâm, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành rất lạc quan về tiềm năng tăng trưởng.

Mặc dù thị trường bảo hiểm đang hứng chịu nhiều lùm xùm do chất lượng tư vấn bán bảo hiểm ở nhiều ngân hàng có vấn đề, song ông Dũng khẳng định, việc đào tạo tư vấn viên và quy trình bán bảo hiểm tại VietinBank rất nghiêm khắc, do đó từ năm 2022 đến nay, ngân hàng chưa nhận được chưa nhận được phản hồi tiêu cực nào từ khách hàng, cơ quan báo chí hay cơ quan giám sát về lĩnh vực này.

4. ĐHĐCĐ Vietcombank: Lên kế hoạch tăng vốn khủng, đang thuê tư vấn bán 6,5% vốn cho nước ngoài.

Kết thúc quý 1/2023, lợi nhuận của Vietcombank ước tăng 14%, đạt 11.200 tỷ đồng. Ngân hàng đang có nhiều kế hoạch tăng vốn, thực hiện làm nhiều đợt, bao gồm cả việc phát hành riêng 6,5% cho đối tác nước ngoài.

Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, Vietcombank đang triển khai 3 nội dung tăng vốn gồm:

Nội dung thứ nhất, theo nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2022 đã thông qua là tăng vốn từ nguồn lợi nhuận năm 2020 và lợi nhuận còn lại của năm 2019 với tỷ lệ phát hành tăng vốn 18,1%. Ngày 19/4, NHNN đã thông qua đề xuất tăng vốn này. Nếu không có gì thay đổi, một tháng nữa sẽ hoàn thành tăng vốn theo phương án này.

Nội dung tăng vốn thứ hai đã thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường mới đây (tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận của năm 2021 và lợi nhuận lũy kế còn lại đến trước trước năm 2018). Mức tăng khoảng 27.000 tỷ đồng, tương đương vốn điều lệ tăng thêm là 58,4%. Chủ trương tăng vốn đã được NHNN và Bộ tài chính thống nhất và đang chuẩn bị các thủ tục để trình các cơ quan có thẩm quyền thông qua. Theo quy định, với mức tăng vốn như trên phải được Quốc hội thông qua.

Nội dung tăng vốn thứ ba là kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng đang triển khai các bước theo thủ tục và đang dừng ở bước thuê tổ chức tư vấn tài chính. Dự kiến, Vietcombank sẽ chào bán riêng lẻ cho đối tác ngoại trong năm 2023 - 2024.

“Cổ tức bằng tiền quyết định hành động đầu tư” - vn700

Mịa nhiều thằng ku Bank sếp toàn lương trên trời, nhân viên thưởng cả 12 tháng lương. Nhưng cổ đông không được chia tiền cổ tức, đói thối mồm

Họ không chửi tại Đại hội mới là lạ

Thậm chí cá biệt có thằng ku bank cái gọi là Toicombank cả hơn 10 năm đíu chia tiền cổ tức, mịa thằng nào nắm dài hạn Toicombank thì đói thối mồm

Theo kế hoạch, TCBS sẽ thực hiện chào bán 105 triệu cổ phiếu cho Techcombank với giá chào bán dự kiến là 95.600 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền thu được theo giá dự kiến là 10.038 tỷ đồng. Sau đợt chào bán, vốn điều lệ của TCBS sẽ tăng thêm 1.050 tỷ đồng lên hơn 2.176 tỷ đồng.

Techcombank hiện đang sở hữu 88,8% vốn điều lệ của TCBS. Sau đợt chào bán trên, tỷ lệ này dự kiến tăng lên 94,2%.

Theo phương án phân phối lợi nhuận trình cổ đông, MSB dự kiến sẽ không chia cổ tức, cổ phiếu thưởng trong năm 2023. Trước đó ngân hàng đã thực hiện chi trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 30% trong hai năm 2021 và 2022.

Đại diện ban lãnh đạo cho biết, trước tình hình thị trường cổ phiếu nhiều biến động, ảnh hưởng tiêu cực từ xu thế lãi suất và yêu cầu chú trọng quản trị rủi ro cao từ cơ quan quản lý, MSB muốn giữ nguyên phần vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ như hiện tại để tạo nguồn vốn đệm vững chắc cho ngân hàng.

Khi tình hình thị trường diễn biến tích cực hơn, HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ phương án chia cổ tức/cổ phiếu thưởng phù hợp cho lợi nhuận tạo ra năm 2022. Hiện mức lợi nhuận còn lại, sau thuế và trích lập các quỹ trong năm 2022 là 3.922 tỷ đồng.


Phương án phân phối lợi nhuận năm 2022 của MSB

Về kết quả kinh doanh quý I/2023, Tổng Giám đốc MSB thông tin, tổng tài sản Ngân hàng ước đạt 236.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2022; tín dụng tăng 13,17%; cho vay khách hàng đạt 136.800 tỷ đồng.

Ngoài ra, tiền gửi khách hàng đạt 126.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.500 tỷ, tăng 2%; lợi nhuận sau thuế đạt 1.200 tỷ đồng; CAR theo quy định là 11,5%; NIM ở mức cao so với mặt bằng đạt 5,1%.

Dự kiến cả năm, lợi nhuận trước thuế của VietinBank sẽ tăng tăng 10-15%.

Thông tin thêm về tín dụng, ông Trần Văn Tần, thành viên HĐQT VietinkBank cho hay, năm 2023, room tín dụng mà ngân hàng được cấp là 8,7%. Tính đến 31/3/2023: Dư nợ tín dụng (cả cho vay khách hàng + trái phiếu doanh nghiệp) tăng 4,6%. Trong đó, dư nợ cho vay tăng 4,61% và dự nợ trái phiếu đoanh nghiệp giảm 1,43%.

Do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãnh đạo Vietcombank cho biết sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng tài sản, đảm bảo phát triển bền vững. Năm nay, ngân hàng dự kiến sẽ dành 10.000 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro.

Năm ngoái, Vietcombank trích lập dự phòng gần 10.000 tỷ đồng, đến nay đã thu được gần một nửa (còn 5.800 tỷ đồng). Toàn bộ khoản cho vay này đều có tài sản đảm bảo và khả năng được hoàn lại toàn bộ. Như vậy, khoản hoàn nhập dự phòng này sẽ đóng góp lớn vào lợi nhuận Vietcombank năm nay.


Năm nay, Techcombank trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận 22.000 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước đó

Theo lãnh đạo Techcombank, TCBS đã hoạt động hiệu quả trong 5 năm qua và trở thành một công ty chứng khoán hàng đầu với tỷ với tỷ lệ sinh lời (ROA và ROE) luôn được giữ ở mức cao. Tuy nhiên, khả năng phát triển mở rộng kinh doanh của công ty bị giới hạn bởi vốn chủ sở hữu (cụ thể là giới hạn đầu tư trái phiếu là 70% vốn chủ sở hữu và giới hạn cho vay margin bị giới hạn là 200% vốn chủ sở hữu).

Trước đó, ĐHĐCĐ Techcombank đã thông qua Nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản vào ngày 5/12/2022 về việc nhà băng này mua cổ phiếu chào bán riêng lẻ của TCBS.

Tuy nhiên, ĐHĐCĐ của TCBS vào tháng 8/2022 đã thông qua đợt chào bán cổ phiếu cho cán bộ nhân viên và nộp hồ sơ cho UBCKNN. Theo quy định tại Luật chứng khoán, các đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 6 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán gần nhất.

Tính đến hết quý 1, tổng tài sản của VietinBank tăng 9%, đạt hơn 1.8 triệu tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng 4.6%, trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của cả ngành ngân hàng là 2%. Nợ xấu tại thời điểm cuối quý 1 ở mức 1.28%.

image

Tại Đại hội đồng cổ đông, Vietcombank thực hiện bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới 2023-2028. Theo đó, Vietcombank nâng số lượng thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023-2028 lên 11 thành viên, trong đó có 1 thành viên Hội đồng quản trị đại diện vốn nước ngoài và 1 thành viên Hội đồng quản trị độc lập.