Dòng tiền lớn đã vào VHM 7/8/24. Cổ phiếu đã tăng trần và hồi từ đáy 40%.
Đây là một con số lợi nhuận đáng kể cho dòng tiền thông minh. Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu dòng tiền lớn đã vào, liệu họ có chốt lời 40% không hay đây mới chỉ là khởi đầu của một con sóng tăng dài hơi mà nhỏ lẻ có thể nương theo mà sinh lời.
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tác động của mua lại cổ phiếu quỹ và đi vào các ví dụ VCS để đánh giá tác động mua lại cổ phiếu quỹ của VHM để đánh giá cơ hội sinh lời từ VHM
- Tác động cơ bản doanh nghiệp
Việc kéo giá cổ phiếu để tăng vốn phát hành là một câu chuyện quen thuộc với hầu hết nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam, nhưng mua lại giảm cổ phiếu lưu hành thì khá hiếm
Khi chúng ta đầu tư vào doanh nghiệp, chúng ta đang đầu tư vào lợi nhuận trên từng cổ phiếu ( EPS - Earning Per Share) chớ không dùng lợi nhuận tổng
Một góc nhìn đơn giản về VNM thôi. Cổ phiếu tạo đỉnh lớn 2017 mặc dù lợi nhuận và doanh thu vẫn tăng. Nếu nhìn thuần túy số tổng, chúng ta dễ bỏ quên VNM đã tăng vốn hóa lên trong giai đoạn 2017-2024 và pha loãng doanh nghiệp.
Lợi nhuận tăng nhưng không tăng đủ mạnh, đủ nhanh để lợi nhuận trên từng cổ phiếu tăng.
Nếu chúng ta nhìn vào một cổ phiếu khác ở thế giới là Coca-Cola.
Nếu chúng ta nhìn vào bức tranh lợi nhuận Coca-Cola thì không khó để thấy là bức tranh lợi nhuận Coca-Cola không khác biệt so với Vinamilk. Lợi nhuận tăng trưởng đều tạo đỉnh 2010. Doanh nghiệp cơ bản đã bảo hòa. Nhưng giá cổ phiếu Coca- Cola đang tăng đều
Lí do giá cổ phiếu tăng đơn thuần vì Coca-Cola thực hiện chiến dịch mua lại đều đặn cổ phiếu quỹ
Việc mua lại cổ phiếu quỹ đều đặn không chỉ đơn thuần là doanh nghiệp tạo lực cầu cho cổ phiếu. Doanh nghiệp đang làm đồng thời
-
Tăng lợi nhuận trên cổ phiếu ( EPS = Earnings/ Shares = Lợi nhuận / Số cổ phiếu. Số cổ phiếu giảm làm EPS tăng )
-
Phân phối lợi nhuận cho nhà đầu tư bằng cách lách thuế ( mua lại cổ phiếu không chịu thuế như cổ tức cổ phiếu hay tiền mặt)
-
Cổ đông nắm giữ đang tăng phần trăm sở hữu doanh nghiệp ( số lượng cổ phiếu ít hơn, tỷ lệ nắm doanh nghiệp nhiều hơn)
Đây chính là cách một doanh nghiệp đã trưởng thành, bão hòa nhưng tạo ra lợi nhuận ổn định có thể tăng giá đều đặn trong khi mang lại giá trị cho nhà đầu tư. Đây cũng là cách ít rủi ro hơn việc tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực mới để tăng lợi nhuận
- Câu chuyện VCS và mua lại cổ phiếu quỹ
Ở thị trường Việt Nam rất hiếm có các doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ. VCS là một trường hợp mua lại cổ phiếu quỹ số lượng lớn để tranh chấp quyền sở hữu doanh nghiệp
Chúng ta thấy từ lúc thông báo cho tới khi VCS thực sự mua lại thành công 370 tỷ đồng cổ phiếu quỹ đã tăng x2 lần. Nhưng đó chưa phải là tất cả
VCS sau đó tăng gần 17 lần và câu hỏi là liệu VCS và VHM giống nhau và khác nhau như thế nào? Liệu VHM sẽ tăng tốt như VCS?
Về phần giống nhau ta thấy những điểm chung cơ bản nhất khi ông chủ mua lại doanh nghiệp
-
Chủ doanh nghiệp họ đã nhìn trước được xu hướng lợi nhuận, chu kì lợi nhuận của ngành. Họ mua trước để sau đó chốt lời qua phát hành cổ phiếu tăng vốn
-
Ban lãnh đạo cho rằng cổ phiếu đang ở vùng đáy
-
Ngành kinh doanh tạo ra nhiều tiền mặt: VCS đi bán đá thạch anh còn VHM thì bán dự án bất động sản
Tuy vậy, có những khác biệt lớn chúng ta cần phải hiểu rõ
-
Doanh nghiệp VHM là một phần trong chuỗi tập đoàn Vingroup. Việc Vingroup đầu tư vào xe điện là rủi ro mà chúng ta không thể đong đếm được. Về lí thuyết, Vinfast và Vinhome hoạt động độc lập. Nhưng những vấn đề liên quan, ẩn sâu rất khó nói. Nên nhớ khi Vinfast giảm, Vinhome đã giảm tới 60%
-
VCS là một case khá đặc biệt vì có sự tranh chấp quyển kiểm soát doanh nghiệp. Sự cạnh tranh này tạo ra đấu giá làm cổ phiếu tăng quá đột biến
-
Trên hết, VCS rơi vào giai đoạn thiên thời bùng nổ nhu cầu thạch anh nhân tạo từ Mỹ khi lợi nhuận bùng nổ và số lượng cổ phiếu giảm
Để VHM lặp lại được kì tích này có vẻ khá là khó vì lợi nhuận VHM thực ra đang rất tốt rồi. Để x3, x4 lần lợi nhuận như VCS có thể nói là không thể xảy ra
Vậy chúng ta đánh giá cơ hội VHM như thế nào
Em đánh giá VHM là đầu sóng tăng. Nhưng chúng ta buộc phải dùng phân tích kĩ thuật ( có cắt lỗ, có mua bán theo dòng tiền)
Một điểm sáng của VHM giai đoạn tới sẽ phụ thuộc khá nhiều vào dự án Cổ Loa. Góc nhìn em thì sẽ mang lợi nhuận đều nhưng không đột biến