Mùa phát hành - Có rủi ro pha loãng, phương án đầu tư tối ưu

,

I.MÙA PHÁT HÀNH DIỄN RA
Sau mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường sẽ đến giai đoạn phát hành cổ phiếu để tăng vốn, trong đó tập trung nhất ở 3 nhóm ngành thâm dụng vốn lớn là ngân hàng, chứng khoán và bất động sản.

Với loạt kế hoạch tăng vốn “khủng”, hàng chục tỷ cổ phiếu mới được phát hành thêm sẽ đổ bộ thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2024-2025 làm dấy lên sự lo ngại về rủi ro pha loãng, giảm giá cổ phiếu cũng như khả năng hấp thụ của thị trường chứng khoán. Vậy bản chất và sự ảnh hưởng của việc này lên thị trường như thế nào cùng SimpleInvest cập nhật trong bài viết chi tiết này nhé:

1. Nhóm ngân hàng

Tăng vốn luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng trong nhiều năm trở lại đây. Vốn điều lệ cao sẽ là “bộ đệm” giúp cho các ngân hàng có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng dẫn dắt, tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, cũng như tiết giảm chi phí, có điều kiện triển khai gói hỗ trợ và giảm mặt bằng lãi suất cho vay, mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời hỗ trợ nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa, việc tăng vốn còn giúp các ngân hàng đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II và Basel III.

2 nhà băng có số lượng phát hành “khủng” nhất toàn thị trường sắp tới là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (HoSE: TCB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BID) với số lượng lần lượt là 3,5 tỷ và 1,197 tỷ cổ phiếu. Ngoài ra, gần 20 nhà băng khác cũng có kế hoạch phát hành thêm hàng chục, hàng trăm triệu cổ phiếu mới ra thị trường chứng khoán.
1

Cụ thể Ngày 21/6/2024 tới đây, Techcombank sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo đó, ngân hàng này dự kiến sẽ phát hành hơn 3.522,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, tức mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1 quyền, cứ 1 quyền sẽ nhận được 1 cổ phiếu. Sau phát hành, Techcombank sẽ tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, từ hơn 35.225 tỷ đồng lên trên 70.450 tỷ đồng.

2. Nhóm chứng khoán

Cuộc đua tăng vốn của công ty chứng khoán nóng hơn bao giờ hết chuẩn bị nguồn lực đón sóng nâng hạng thị trường với nhiều triển vọng gia tăng về quy mô giao dịch cũng như cơ sở nhà đầu tư. Kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ nhất phải kể đến Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHS) với 4 phương án phát hành, số lượng tổng cộng gần 900 triệu cổ phiếu.

Các “ông lớn” trong ngành như Công ty Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) cũng dự kiến phát hành 453,3 triệu cổ phiếu mới, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (HoSE: VND) dự kiến phát hành hơn 304 triệu cổ phiếu mới. Ngoài ra, có thể liệt kê thêm hàng chục công ty chứng khoán tầm trung khác đang tham gia vào đường đua tăng vốn này thông qua việc phát hành cổ phiếu.

Nhóm công ty chứng khoán quy mô vừa và nhỏ có lợi thế hơn trong đường đua tăng vốn sắp tới khi có thể tăng gấp đôi, gấp ba so với quy mô hiện tại.

Việc đáp ứng quy mô và nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường là điều hết sức cấp thiết đối với các công ty chứng khoán. Các công ty nếu đã sử dụng gần chạm “room” cho vay ký quỹ thì bài toán tăng vốn là tất yếu

3. Nhóm bất động sản, xây dựng

Đây là nhóm gặp nhiều khó khăn nhất trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là dòng tiền khi nhu cầu nguồn vốn để đầu tư, xây dựng dự án là rất cao. Vì vậy việc tăng vốn của nhóm bất động sản, xây dựng là cần thiết đặc biệt khi việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán dễ dàng hơn rất nhiều so với đi vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu. Như rủi ro của nhóm này cũng rất cao.

Ở lĩnh vực xây dựng, bất động sản, Công ty Cổ phần Tập đoàn Novaland (HoSE: NVL) mới đây đã chốt xong phương án chào bán gần 1,2 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HoSE: DIG) lên 4 phương án phát hành với tổng số lượng hơn 410 triệu cổ phiếu theo lộ trình

3

Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) muốn phát hành 274 triệu cổ phiếu, Tổng công ty Xây dựng Số 1 (UPCoM: CC1) muốn phát hành 232,2 triệu cổ phiếu,…

II. TẠI SAO PHẢI TĂNG VỐN ?

Các kế hoạch tăng vốn thể hiện sự lạc quan và tham vọng của doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là câu chuyện thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư giúp thúc đẩy giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Các doanh nghiệp đang có kế hoạch tăng vốn nhiều nhất trên thị trường chủ yếu nằm ở khối tài chính ngân hàng như các công ty chứng khoán, các nhà băng. Điều này là hợp lý vì khi quy mô vốn hoá của thị trường tăng lên, nhu cầu giao dịch trên thị trường của nhà đầu tư tăng lên thì việc đáp ứng được quy mô của thị trường chứng khoán đòi hỏi các đơn vị như ngân hàng, công ty chứng khoán phải có vốn tương đối tốt để đảm bảo an toàn hoạt động.

Hiện tại, mặc dù “sức khỏe tài chính” của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện, song giới phân tích đánh giá hệ số an toàn vốn (CAR) vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực. Hơn nữa, dù thu nhập phi lãi ngày càng tăng nhưng thu nhập từ lãi vẫn là kênh chủ đạo ở tất cả các ngân hàng. Do đó, việc tăng vốn còn có ý nghĩa vừa mở rộng quy mô tín dụng, vừa gia tăng thu nhập, vừa pha loãng tỷ lệ nợ xấu.

Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn của nhiều doanh nghiệp địa ốc diễn ra trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm, cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và sức khoẻ tài chính đang suy yếu, ở chiều tích cực nhiều doanh nghiệp vẫn kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ cải thiện rõ nét hơn trong các quý cuối năm.

III. RỦI RO PHA LOÃNG VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CỦA THỊ TRƯỜNG

Việc hàng loạt doanh nghiệp trên sàn công bố các kế hoạch phát hành cổ phiếu với số lượng “khủng” được đánh giá là câu chuyện thúc đẩy giá cổ phiếu. Tuy nhiên, với loạt kế hoạch này, ước tính hàng chục tỷ cổ phiếu sẽ đổ bộ lên sàn chứng khoán, khiến thị trường đối diện với lo ngại về rủi ro pha loãng cổ phiếu.

Rủi ro pha loãng cổ phiếu có thể có bởi khi lượng cung hàng tăng lên đột ngột có thể dẫn tới rủi ro giảm giá cổ phiếu cũng như rủi ro dòng tiền trên thị trường không đủ hấp thụ khối lượng mới. Thế nhưng, điều này còn tùy thuộc vào nội lực của từng công ty và kế hoạch sử dụng vốn sau khi phát hành.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có sự ảnh hưởng ít nhiều khác nhau. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên quá e dè và lo sợ về lượng cung hàng lớn của cổ phiếu vì bản chất chứng khoán là câu chuyện về giá trị. Nếu giá trị doanh nghiệp tốt, việc phát hành cổ phiếu tăng vốn sẽ mang lại tương lai tốt, giá cổ phiếu trong dài hạn sẽ tăng trở lại và việc điều chỉnh trong ngắn hạn.

Mặc khác việc phát hành cổ phiếu có thể ảnh hưởng một phần tới giá cổ phiếu nhưng sẽ tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư mua vào cổ phiếu với mức giá phù hợp. Giá cổ phiếu sẽ tăng trưởng trở lại nếu doanh nghiệp phát triển tốt.

Nếu thị trường trong giai đoạn 2024-2025 có những thông tin mới như nâng hạng thị trường thì số lượng nhà đầu tư mới có thể tiếp tục tăng, dòng tiền mới chảy vào chứng khoán cũng tăng lên theo đó. Bức tranh mới này sẽ đòi hỏi cán cân cân bằng lại với số lượng cổ phiếu trên sàn.

cổ phiếu bị pha loãng sẽ kéo theo nhiều vấn đề cả tích cực lẫn tiêu cực, làm ảnh hưởng tới cổ đông và các doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần nhận biết rõ để có phương pháp đầu tư tối ưu nhất

QUÝ ANH CHỊ NHÀ ĐẦU TƯ LIÊN HỆ VỚI SIMPLE INVEST ĐỂ CẬP NHẬT ĐIỂM MUA BÁN TỐI ƯU NHẤT

QUÝ NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLE INVEST BẰNG NÚT THÍCH VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường