Mục tiêu không tưởng khiến HBC sẽ còn thất bại nặng nề?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những mục tiêu không tưởng có nguy cơ khiến Hoà Bình sẽ còn thất bại nặng nề. Hơn thế, nếu tình trạng tệ hại hơn, Hoà Bình sẽ làm mất niềm tin, thậm chí đặt nhiều người vào nguy hiểm, hoặc ít nhất là rủi ro rất cao. Nhiều người ở đây bao gồm ông Hải, cán bộ công nhân viên, cổ đông, nhà thầu, nhà cung cấp, … Họ chính là những người đã và đang đặt niềm tin vào ông Hải và Hoà Bình.

Nói về bài viết trước, tôi cũng rất muốn đưa ra những nhận xét rất tiêu cực về ông Hải. Vì vậy, nếu bạn dùng những ngôn từ tệ hại khi đánh giá ông và Hoà Bình, tôi nghĩ rằng tôi hiểu. Hơn thế, nếu bạn có phản ứng tiêu cực đến rất tiêu cực, tôi tin là bạn có lý do chính đáng.

Một sự chuyển biến lớn

Với cá nhân tôi, đây là một sự chuyển biến rất lớn. Trước tiên, hai ngày sau buổi gặp, tôi nhắn tin lại cho ông: “Em đã mất gần 10 năm, kể từ thời điểm làm việc ở Ban kiểm soát của Hoà Bình, … mới hiểu …”. Một lần nữa, tôi hay dùng đại từ ông, hay ông Hải, trong các bài viết theo thông lệ. Nhưng khi giao tiếp với ông, tôi thường dùng đại từ “anh”.

Rồi tôi tiếp tục nhắn thêm: “… em sẽ đặt niềm tin vào những thứ vô giá mà Anh đã xây dựng và gửi gắm vào Hoà Bình trong những thập kỷ qua”. Ông chỉ nhắn lại: “Rất cảm ơn em vì đã có sự đồng cảm và ủng hộ với những giá trị mà anh đang theo đuổi”. Nói cách khác, ông chỉ thừa nhận đó là “những giá trị” chứ không thừa nhận “những thứ vô giá” như trong tin nhắn của tôi.

Với tôi, đó là một sự thay đổi không hề đơn giản. Cụ thể hơn, từ chỗ không thể tin được vào tai mình về đoạn ghi âm bằng tiếng Anh mà ông Hải cho tôi nghe tại buổi gặp với những “giải pháp hoà bình cho nhân loại”, từ chỗ bày tỏ rằng “vượt xa mọi khả năng em có thể” để quay lại tiếp tục ủng hộ ông và Hoà Bình.

Tôi đã, đang, và sẽ tiếp tục thể hiện niềm tin nhất quán với những giá trị của ông. Tôi sẽ nói thêm về sự chuyển biến lớn này trong những bài viết khác.

Mặc dù vậy, tôi cũng tin rằng hơn bao giờ hết, Hòa Bình cần sự phản biện công khai, sâu, rộng và toàn diện.

Nhìn lại những thất bại nặng nề

Trước hết, chúng ta sẽ xem kế hoạch và thực hiện kế hoạch của Tập đoàn trong 5 năm qua. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ xem xét khả năng hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 10 năm (2014 đến 2024). Chúng ta sẽ gọi đây là kế hoạch 10 năm lần thứ nhất, và chỉ còn hai năm nữa, đến năm 2024, là kết thúc. Thông tin kế hoạch và thực hiện kế hoạch 5 năm qua được lấy từ Báo cáo thường niên tương ứng. Riêng kế hoạch 10 năm lần thứ nhất được lấy từ Báo cáo thường niên năm 2014.

Kế hoạch 5 năm qua đều thất bại nặng

Nghĩa là kế hoạch và thực hiện kế hoạch từ năm 2018 đến năm 2022. Chúng ta sẽ cùng xem bảng số liệu dưới đây:

Theo số liệu trên, tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu thường tốt hơn. Nhưng tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận có vẻ rất tệ hại. Bởi lợi nhuận qua các năm chỉ đạt trên dưới 50%.

Kế hoạch 10 năm lần thứ nhất cũng hoàn toàn thất bại?

Chúng ta đang nói về kế hoạch 10 năm của Tập đoàn Hoà Bình, từ năm 2014 đến năm 2024. Kế hoạch này được trình bày trong Thông điệp của Chủ tịch HĐQT, trên Báo cáo thường niên năm 2014. Theo kế hoạch, doanh thu của Tập đoàn sẽ là 45.000 tỷ vào năm 2024.

Chúng ta gọi đây là kế hoạch 10 năm lần thứ nhất để phân biệt với kế hoạch 10 năm tới. Hay đây là kế hoạch 10 năm lần thứ hai của Tập đoàn Hoà Bình, sẽ được chi tiết ở phần sau.

Thất bại hoàn toàn về mục tiêu kinh tế?

Đến năm 2022, doanh thu Tập đoàn chỉ đạt khoảng 14.000 tỷ. Cao nhất 5 năm qua cũng chỉ đạt khoảng 20.000 tỷ. Trong khi chỉ còn chưa đến 2 năm nữa là kết thúc kế hoạch 10 năm lần thứ nhất, vào năm 2024.

Vì vậy, có thể khẳng định rằng kế hoạch 10 năm lần thứ nhất nêu trên đã hoàn toàn thất bại? Tôi tin là vậy. Về cơ bản, dường như cùng lắm kế hoạch doanh thu chỉ đạt khoảng trên dưới 50%.

Đã có chiến lược ra thị trường quốc tế

Tương tự, ở thời điểm lập kế hoạch 10 năm lần thứ nhất, nghĩa là vào năm 2014, Hoà Bình cũng có mục tiêu là “trở thành nhà thầu hàng đầu trong khu vực ASEAN”. Mục tiêu này cũng được thể hiện trong Thông điệp của Chủ tịch HĐQT trên Báo cáo thường niên năm 2014. Nói cách khác, Tập đoàn cũng đã hướng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài từ khoảng 10 năm trước.

Liệu Hoà Bình đã đánh giá về tình hình thực hiện mục tiêu chiến lược nêu trên? Là thành công hay thất bại. Nhưng nếu là thất bại, điều đó có nghĩa ngoài mục tiêu kinh tế đã thất bại nặng, mục tiêu chiến lược về thị trường cũng thất bại.

Một điều nữa, tại thời điểm lập kế hoạch 10 năm lần thứ nhất, nghĩa là vào năm 2014, doanh thu thực hiện trong năm này của Tập đoàn là 3.518 tỷ. Kế hoạch 10 năm sau, hay vào năm 2024, doanh thu sẽ đạt 45.000 tỷ, nghĩa là gấp khoảng 13 lần. Chúng ta sẽ phân tích con số gấp 13 lần này có ý nghĩa như thế nào đối với kế hoạch 10 năm lần thứ hai ngay trong phần sau.

Khoản lỗ lịch sử năm 2022

Trong năm 2022, cổ đông công ty mẹ đã phải chịu khoản lỗ lịch sử 1.100 tỷ.

Tiếp theo, chúng ta sẽ nói về kết quả kinh doanh chung của toàn Tập đoàn Hoà Bình. Nghĩa là sẽ không tách riêng cho cổ đông công ty mẹ. Khoản lỗ khổng lồ năm 2022 đã “thổi bay” lợi nhuận luỹ kế gần 800 tỷ đầu năm. Không những thế, nó để lại khoản lỗ luỹ kế gần 700 tỷ vào cuối năm. Chúng ta đang nói đến chỉ tiêu Lợi nhuận luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2022 của Tập đoàn Hoà Bình.

Chủ quan chứ không phải khách quan

Bạn đã thấy trong bảng số liệu trên về kế hoạch và thực hiện kế hoạch 5 năm qua. Hoà Bình đã điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh theo những khó khăn của nền kinh tế. Tuy nhiên, các Báo cáo thường niên vẫn luôn đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan.

Nói cách khác, thực hiện thấp hơn quá nhiều so với kế hoạch hoàn toàn là do lỗi chủ quan. Nếu không phải lỗi chủ quan ở phần lập kế hoạch thì chủ quan ở thực hiện, hoặc cả hai.

Mục tiêu 10 năm tới cũng không tưởng?

Chúng ta đang nói về mục tiêu doanh thu 437.500 tỷ, lợi nhuận 21.875 tỷ và thưởng 2.000 tỷ VND cho nhân viên. Đó là kế hoạch 10 năm tới của Tập đoàn Hoà Bình, nghĩa là đến năm 2032 do ông Hải công bố trong bài viết trên trang vnexpress. Tương tự, chúng ta sẽ gọi đây là kế hoạch 10 năm lần thứ hai. Mục đích là để phân biệt với kế hoạch 10 năm lần thứ nhất đã nêu trên.

Rất thiếu cơ sở trong kế hoạch 10 năm tới

Dường như để có cơ sở thuyết phục, Tập đoàn Hoà Bình đang nhấn mạnh vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ở phần trên, chúng ta đã biết Hoà Bình vươn ra thị trường quốc tế cách đây khoảng 10 năm trước.

Đồng thời, chúng ta sẽ so sánh mục tiêu doanh thu 10 năm tới với 14.064 tỷ – là doanh thu thực hiện năm 2022. Nghĩa là mục tiêu doanh thu 437.500 tỷ đồng sẽ tăng gấp khoảng 31 lần so với năm 2022. Trong khi chúng ta đã biết ở trên, kế hoạch 10 năm lần thứ nhất cũng chỉ gấp 13 lần của doanh thu năm thực hiện, và đã hoàn toàn thất bại?

Nói cách khác, sau những thất bại nặng nề đã nêu trên, trong một khoảng thời gian dài, gần như không có cơ sở thuyết phục nào đối với những mục tiêu trong kế hoạch 10 năm lần thứ hai? Và nếu thiếu cơ sở, liệu ai sẽ tin ông Hải và Hoà Bình? Thậm chí, liệu có xảy ra việc nhiều người đặt nghi vấn nghiêm trọng đối với Hoà Bình và ông Hải?

Tạm thời, chúng ta cần xem đó là những kế hoạch không tưởng?

Ban lãnh đạo Hoà Bình đã biết là không tưởng?

Tôi tin là họ có biết giải pháp hoà bình cho nhân loại và mục tiêu kinh doanh nêu trên là không tưởng. Thực tế trước đây, khi viết bài để xử lý “nội chiến tại Hoà Bình“, tôi mới biết được những mục tiêu kinh doanh nói trên từ bạn đọc. Theo tôi hiểu, họ muốn nói với tôi rằng đó là những mục tiêu không tưởng. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, mục tiêu của Hoà Bình bị phản biện bằng ngôn ngữ rất tệ hại.

Chúng ta sẽ dẫn đến một câu hỏi tiếp theo: Vì sao Ban lãnh đạo Hoà Bình biết kế hoạch và mục tiêu là không tưởng nhưng vẫn công bố?

Bằng tất cả hiểu biết, tôi tin rằng Ban lãnh đạo Hoà Bình đang có mục tiêu nào đó hoàn toàn khác. Bạn sẽ được phân tích kỹ hơn ở các bài viết sau.

Khủng hoảng niềm tin và hồi chuông báo động?

Tôi đã từng đề cập đến khủng hoảng niềm tin nội bộ khi chủ ý ủng hộ ông Hải xử lý “nội chiến” tại HBC. Đó là cuộc tranh chấp chức vụ Chủ tịch HĐQT giữa ông Hải và ông Phú. Theo những gì tôi hiểu, mọi thứ đã thành công tốt đẹp. Nghĩa là tôi tin rằng ông Hải sẽ vẫn tiếp tục là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hoà Bình.

Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng ấy, điều khiến tôi ngạc nhiên hơn là ông Duy lại “cùng phe” với ông Phú chứ không phải “cùng phe” với ông Hải.

Mới đây, có người nhắc lại cho tôi rằng ông Duy thường xưng “con” và gọi ông Hải bằng “cậu”. Tôi cũng được biết đây không phải quan hệ “con” và “cậu” ruột. Nhưng ông Duy dường như là người thân tín và đã làm việc cạnh ông Hải, theo tôi biết, ít nhất là hơn 10 năm.

Và nếu tôi hiểu, đó là một sự mất mát và tổn thương rất lớn đối với cả hai.

Chúng ta đã biết những thất bại nặng nề và mục tiêu không tưởng nêu trên. Liệu có phải đã đến lúc báo động về khủng hoảng niềm tin trong nội bộ Tập đoàn Hoà Bình? Thậm chí, đó còn là vấn đề khủng hoảng niềm tin của cổ đông, nhà cung cấp, các nhà thầu và những tổ chức, cá nhân khác?

Đành rằng, đôi khi, tôi cũng đặt một giả thuyết khác về “cuộc nội chiến” nêu trên.

Cụ thể hậu quả đối với nhà thầu

Đứa bạn thân cùng làng, đã đề cập trong bài viết trước, tên Kh, cũng làm trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản tại Sài Gòn. Buổi trưa, trước khi về Hà Nội, Kh chỉ tay hướng về phía công trình của Hoà Bình:

– Ngay công trình đằng kia kìa, chủ đầu tư không có tiền phải gán nhà để trả nợ cho Hoà Bình. Sau đó Hoà Bình lại lấy nhà để gán nợ cho thầu phụ. Nhanh thì còn lấy được chứ hết thì phải chịu thôi. Mà lấy nhà rồi cũng có bán thu tiền được đâu.

Tôi đã từng hàng tháng trời qua công trình Royal City tại Hà nội, khi Kh và đứa bạn khác cùng làng, tên S, làm thầu phụ ở dự án đó nhiều năm trước. Thỉnh thoảng mất điện, phải leo lên đến tầng mười mấy, mệt đứt cả hơi. Đôi khi, tôi cũng ngồi ăn trưa cùng công nhân xây dựng trong một căn nhà cấp bốn ẩm thấp. Và đôi khi, mấy đứa nói về việc ăn trộm xi măng hay thứ gì đó để bán lo cho bữa cơm hôm sau. Đơn giản vì tiền thi công có khi cả năm chưa được thanh toán.

“Ông ấy hơn tôi và ông rất nhiều”

Sau ngày gặp ông Hải, tôi gặp một người bạn thân hồi đại học, tên T. Giờ T cũng là người có vị trí trong một Tổng công ty lớn. Chúng tôi nói chuyện khá nhiều về nội dung buổi gặp của tôi với ông Hải. Trong đó, tôi bày tỏ:

– Anh Hải chắc phải hơn tôi và ông trong việc nhìn nhận tính hiện thực và không hiện thực chứ nhỉ?

T trả lời với nét mặt và giọng nói đầy quả quyết:

– Chắc chắn là ông ấy hơn tôi và ông rất nhiều.

Tôi tin nên không nói gì thêm và chỉ ngồi im lặng. Trở lại Hà nội, tôi tiếp tục dành nhiều thời gian để tìm kiếm, thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích và suy ngẫm …

1 Likes

HBC giá 5-6 thôi

Tính ra phân tích hòa bình toàn phân tích hệ tâm linh nhỉ. Báo cáo số liệu không có toàn là niềm tin.

1 Likes

Có những giới hạn nên không dẫn được số liệu ở đây. Bạn google Hoàng Tùng Thiện và vào trang web sẽ đầy đủ, chi tiết hơn. Ngoài ra, tôi định viết nhiều bài hơn chứ không phải một hai bài. Bạn có thể theo dõi tiếp. Thanks bạn về ý kiến.

Quảng cáo trang hoàng Tùng thiện hả bác . Hình như có ai bóc phốt bác này ở diễn đàn rồi .@mod

Bạn thấy đấy, tôi tuân thủ quy định của diễn đàn. Theo bạn, tôi nên trả lời bạn Hungdaodaivuong23 như thế nào là tốt nhất? Nếu bạn có câu trả lời tốt hơn, tôi sẽ sửa câu trả lời nêu trên với bạn ấy theo gợi ý của bạn và cám ơn bạn về điều đó.

Thôi tớ chả muốn gây war làm gì vì post bác nhưng tớ đọc chả thấy phân tích mà toàn kể chuyện nên muốn hỏi thêm học hỏi thôi chứ không sao.

1 Likes

Cảm ơn bác.

2 Likes

Tôi không xem rằng bạn gây war, tôi xem đơn giản đó chỉ là thảo luận và phản biện. Có thể bạn đọc một vài cuốn sách kinh điển như Từ tốt đến vĩ đại, Xây dựng để trường tồn (Jim Collins), Quyết đoán (Chip Heath & Dan Heath), … Bạn sẽ thấy người lãnh đạo có tầm quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Nếu bạn đọc các bài viết từ đầu năm 2022, cũng trên diễn đàn này, tôi có viết về ông Nguyễn Văn Quyết và nhận định ảnh hưởng tiêu cực đến FLC cũng như “hệ sinh thái FLC”. Trong quá trình làm việc tại các công ty, tôi cũng thấy thế. Chia sẻ để nếu muốn bạn có thể tham khảo. Thanks bạn về comment!

Ngành xd để đẻ dc ra ln cao khó lắm, khó từ cái định mức, rồi cạnh tranh nhau cắt máu, nợ thì ko đòi dc, ngành này cứ tránh cho thật xa là tốt nhất

1 Likes

Tôi không có ý kiến về nhận định của bạn đối với ngành xây dựng trong tương lai. Nhưng nếu nhìn lại quá khứ của HBC và CTD những năm khoảng 2017 trở về trước, bạn sẽ thấy lợi nhuận của họ cao như thế nào. Tôi không chắc, chỉ nghĩ rằng đó có thể là một gợi ý cho tương lai?

Cám ơn bạn dù có nhiều phần không thật lòng :slight_smile:

Cám ơn bạn như đã cám ơn ở trên :slight_smile:

Phải THU tận 13k tỷ, luộc roài

https://vcci.com.vn/bi-cho-la-quy-lua-ga-tap-doan-xay-dung-hoa-binh-noi-gi

Tôi có đọc hết các comment trên của bạn, và đọc ý chính trong bài viết bạn gửi. Vì vậy, hoặc tôi chưa hiểu ý bạn nên mong bạn nói rõ. Hoặc bạn chưa hiểu ý tôi trong bài viết, nên tôi nói rõ ở đây, trong bài viết: Tôi đang ủng hộ ông Hải và Hoà Bình, và xem các phản biện là cần thiết. Điều này đã được nêu rõ ở phần giới thiệu. Thanks bạn!

HBC đã có một số bước tiến ở Nước ngoài nhưng có vẻ mục tiêu vẫn quá xa vời anh nhỉ.

Căn cứ số liệu Báo cáo tài chính cho thấy sức khoẻ tài chính yếu kém, tiền và tương đương tiền rất ít, rủi ro cao về thanh khoản, khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng quá nhỏ, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn lớn, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mấy quý gần đây toàn âm nặng, điều này phản ánh năng lực quản trị tài chính có nhiều vấn đề.
Ban lãnh đạo nội bộ mâu thuẫn, nói nhiều làm ít, phô trương thanh thế thì phải hết sức cẩn trọng.
Nếu anh em nào có tham gia đầu tư thì đầu tư phần vốn rất nhỏ và lướt sóng vài ba hôm rồi té nhanh cho khoẻ.

1 Likes