Mục tiêu tăng trưởng 8%: "Cơ hội nào cho ngành Tài chính tiêu dùng và EVN Finance ?"

Năm 2025 được dự báo là một năm đầy thách thức nhưng cũng không kém phần cơ hội đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đầy tham vọng ở mức trên 8%. Để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong những giải pháp quan trọng nhất đó chính là kích thích tiêu dùng nội địa.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025. Ảnh: GM

Tiêu dùng - Chìa khóa để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Tiêu dùng toàn xã hội, bao gồm phần lớn chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình và chi tiêu Chính phủ hiện chiếm trên 60% GDP. Vì thế, kích thích tiêu dùng sẽ góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm nay. Trong khi xuất khẩu và đầu tư công đang trên đà tăng trưởng tích cực nên tiêu dùng nội địa cần những giải pháp đột phá, cùng với đó là các ưu tiên tăng thu nhập và tăng tích lũy cho người dân.

Tiêu dùng là một trong ba trụ cột chính của tổng cầu, cùng với đầu tư và xuất khẩu. Tại Việt Nam, tiêu dùng cuối cùng chiếm hơn 63% GDP, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê. Điều này cho thấy rằng việc tăng cường chi tiêu của người dân sẽ có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh xuất khẩu có thể đối mặt với khó khăn do căng thẳng thương mại toàn cầu, tiêu dùng nội địa trở thành động lực then chốt để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy, tiêu dùng nội địa đang yếu hơn kỳ vọng. Hơn hai năm qua, tổng mức bán lẻ theo giá so sánh cũng chỉ tăng trên dưới 6%. Tâm lý thắt lưng buộc bụng diễn ra khá phổ biến trong thời gian qua trong bối cảnh thị trường lao động đang khó khăn và làn sóng sa thải mạnh mẽ của nhiều ngành khiến niềm tin tiêu dùng của người dân giảm sút. Điều này đã khiến cho chính phủ tập trung đẩy mạnh toàn diện các biện pháp kích thích tiêu dùng ngay từ đầu năm 2025:

  • Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT): Việc giảm thuế VAT sẽ làm giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, từ đó khuyến khích người dân chi tiêu nhiều hơn. Đây là biện pháp có độ phủ rộng, không chỉ hỗ trợ người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, qua đó kích thích sản xuất và tiêu thụ.

  • Tăng chi tiêu công: Đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và công cộng sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, từ đó thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình. Chính phủ đã cam kết đẩy nhanh giải ngân đầu tư công trong năm 2025 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

  • Hỗ trợ tín dụng tiêu dùng: Các chính sách lãi suất ưu đãi hoặc gói vay tiêu dùng sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để chi tiêu. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch, khi nhu cầu tiêu dùng đang dần tăng trở lại. Sau chỉ đạo của Thủ tướng về việc nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở xã hội , một loạt nhà băng đã bắt đầu tung ra những gói vay ưu đãi lãi suất cho người mua nhà dưới 35 tuổi.

  • Chương trình khuyến khích tiêu dùng Các sự kiện như giảm giá, chương trình kích cầu, hoặc các dịp mua sắm lớn có thể tạo động lực để người dân chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt trong các thời điểm lễ, tết.

=> Sự kết hợp đồng bộ của các biện pháp trên sẽ là tiền để quan trọng để giúp cho việc tăng trưởng tín dụng đạt hiệu quả cao nhất trong năm 2025.

Cơ hội nào cho ngành tài chính tiêu dùng nói chung và EVF nói riêng ?

Các tổ chức tín dụng, bao gồm ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng mang sứ mệnh và vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% của chính phủ trong năm nay. Đây sẽ là những “chiếc van thần kỳ” của nền kinh tế giúp chính phủ phân bổ vốn và nguồn lực hợp lý vào các lĩnh vực trọng điểm, đặc biệt là khi chìa khóa tăng trưởng nằm ở cấu phần tiêu dùng thì các hoạt động tài trợ cho các dự án mới, mở rộng quy mô hoạt động và tạo việc làm hay hỗ trợ triển khai các gói khoản vay mua nhà, ô tô và các sản phẩm tiêu dùng có giá trị lớn, kích thích nhu cầu và hoạt động kinh tế. Đây cũng là cơ hội rất lớn cho mảng tài chính tiêu dùng phát triển mạnh mẽ trong “Kỷ nguyên vươn mình” của dân tộc.

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tiếp tục mở rộng và tăng trưởng mạnh trong thập kỷ tới, ngành tài chính tiêu dùng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chi tiêu và hỗ trợ tăng trưởng. Với nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng tăng, đặc biệt trong các phân khúc như mua nhà, ô tô và tiêu dùng cá nhân, các công ty tài chính đang có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần và gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng hiệu quả tiềm năng này.

EVF (EVN Finance) là minh chứng rõ nét cho việc tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của công ty tài chính trong suốt thời gian qua. Tổng kết lợi nhuận lũy kế bốn quý năm 2024 của EVF ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng khi đạt 703,7 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch và tăng ngoạn mục 72% so với năm tài chính 2023.

Diễn biến lợi nhuận EVN Finance qua các quý (Nguồn: Simplize)

Cơ cấu cho vay theo ngành nghề của EVN Finance (EVF) cho thấy doanh nghiệp sẽ hưởng lợi đáng kể từ các chính sách đẩy mạnh đầu tư công và kích thích tiêu dùng của Chính phủ, khi xây dựng và bán lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục tín dụng.

Điều này không chỉ giúp EVF duy trì tăng trưởng tín dụng ổn định mà còn mở rộng mạnh mẽ trong lĩnh vực bán lẻ—một mảng còn nhiều dư địa phát triển trong tương lai. EVF cũng đang đẩy mạnh chiến lược mở rộng đối tượng khách hàng ra nhiều lĩnh vực ngành nghề mới để tăng độ nhận diện và tiếp cận đối với thị trường bán lẻ hứa hẹn đầy tiềm năng.

Bên cạnh tăng trưởng, kiểm soát nợ xấu luôn là bài toán quan trọng đối với các tổ chức tín dụng và công ty tài chính. Tuy nhiên, EVN Finance (EVF) nổi bật là một trong số ít doanh nghiệp trong ngành duy trì năng lực quản trị rủi ro vượt trội, với tỷ lệ nợ xấu (NPL) luôn dưới 1%. Đây là minh chứng cho chiến lược kiểm soát tín dụng chặt chẽ, giúp EVF vừa mở rộng danh mục cho vay hiệu quả vừa đảm bảo sự ổn định tài chính trong dài hạn.

Nhờ hội tụ đầy đủ các yếu tố từ môi trường vĩ mô thuận lợi, dư địa tăng trưởng của ngành đến khả năng kiểm soát rủi ro tốt, EVF đang có nền tảng vững chắc để đẩy mạnh tăng trưởng trong giai đoạn tới, đặc biệt trong mảng tín dụng bán lẻ và tài chính trong giai đoạn yếu tố tiêu dùng đang được thúc đẩy mạnh mẽ.

Tóm lại:

Kích thích tiêu dùng không chỉ là chìa khóa để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025, mà còn mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp tài chính như EVF. Với sự hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ và chiến lược kinh doanh phù hợp, EVF có thể tận dụng tối đa xu hướng này để khẳng định vị thế và đạt được thành công trong tương lai. Việc kết hợp giữa nỗ lực của Chính phủ và sự chủ động của doanh nghiệp sẽ là yếu tố quyết định để hiện thực hóa tiềm năng kinh tế trong năm nay.

5 Likes

Chị này người của EVF à ta =))

Thấy mấy topic của chị này quanh đi quẩn lại xong cũng quay về EVF

bác ơi, mình đã lên thuyền giá 11. :slight_smile:

vậy bác chưa coi đủ pic của mình rồi, theo đuôi mình nhé. cùng tương tác nha bác. cám ơn bác nè

2 Likes

Ô thế bữa về bờ rồi chứ gì nx,hay là bữa mới lên :vv

2 Likes

EVF sẽ về 9.7 đấy

2 Likes

EVF mới ngóc đầu lên tí là bị đạp

2 Likes

cổ phiếu sắp về lại nơi bắt đầu rồi

2 Likes

giảm thuế GTGT bao nhiêu vậy ad

thu nhập EVF từ nguồn nào v

sao nhiều người hô EVF vậy ta

toàn lệnh xả vài trăm

2 Likes

:)) có thế nào thì ngân hàng cũng hưởng trước

1 Likes

all in ngân hàng nhé

1 Likes

EVF break 12 rồi nói chuyện tiếp

1 Likes

kết quả kinh doanh 2024 ổn không ad

EVF giá này quá rẻ để đầu tư.