Một anh bạn tôi định giá MVN có khối tài sản tầm 20 tỷ đô la. Nói thật tôi ko rõ lắm. Tôi chỉ thấy nó hồi phục sau hơn 10 năm đắm đuối, còn tài sản 20 tỷ kia tôi xin trừ bớt đi chỉ lấy 25% chổ đó, tương đương 5 tỷ đô la thôi.
Sau thời gian dài giao dịch trầm lắng, cổ phiếu MVN của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC) bất ngờ tăng dựng đứng. Phiên 11/11, cổ phiếu vận tải biển này tiếp đà tăng kịch trần lên 43.200 đồng/cp, cao nhất trong vòng gần 4 tháng. Sau chưa đầy 1 tuần, cổ phiếu MVN đã tăng tốc gần 40% giá trị, vốn hóa thị trường tương ứng có thêm gần 15.000 tỷ đồng, đạt mức 51.865 tỷ đồng (~hơn 2 tỷ USD).
Trước đó vào cuối tháng 6/2024, cổ phiếu MVN cũng gây chú ý khi “tăng như trên lửa” hơn 300% chỉ sau một tháng để leo lên mức đỉnh lịch sử 72.000 đồng/cổ phiếu (phiên 21/6). Tuy nhiên, chưa neo trên đỉnh được bao lâu MVN liên tục giảm sâu, thị giá “bốc hơi” gần 55% từ đỉnh trong một tháng sau đó.
Đà tăng bốc của cổ phiếu “ông lớn” ngành hàng hải diễn ra sau khi doanh nghiệp ký kết loạt thỏa thuận hợp tác với loạt đối tác quan trọng.
Mới đây, tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc diễn ra tại thành phố Trùng Khánh vào ngày 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến thỏa thuận khung hợp tác chiến lược của 7 doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, trong đó có MOU giữa Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và Công ty Sinotrans.
Diễn biến liên quan vào cuối tháng 10, tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – UAE, thỏa thuận hợp tác giữa VIMC và DP World cũng đã được trao đổi, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hợp tác quốc tế của ngành hàng hải Việt Nam.
Sự kiện hợp tác lần này giữa VIMC và DP World là một bước tiến quan trọng đối với cả hai bên. Với sự hỗ trợ từ một trong những tập đoàn cảng biển và logistics hàng đầu thế giới, VIMC sẽ có thêm nguồn lực và chuyên môn để phát triển các dự án cảng biển và logistics, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng nội địa, đặc biệt là Cảng Cần Thơ – nơi được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm vận tải thủy nội địa quan trọng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long.
VIMC (tên cũ là Vinalines) được thành lập năm 1995 theo Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh là doanh nghiệp nòng cốt, chủ lực của ngành hàng hải Việt Nam. Công ty định hướng phát triển kinh doanh 3 lĩnh vực gồm vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải. Trong đó, lĩnh vực cảng biển đặc biệt là vận tải container đóng vai trò cốt lõi.
VIMC là đơn vị sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước và đóng vai trò vận tải quan trọng của nền kinh tế. Đội tàu của Vinalines hiện đang chiếm tới 25% tổng dung tích đội tàu trong cả nước, trong đó có những loại tàu hàng rời cỡ lớn đến 73.000 DWT, hàng năm chuyên chở 60% hàng hóa xuất và nhập khẩu vào Việt Nam, góp phần vào việc mở rộng giao thương của Việt nam tới rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Công ty hiện có 34 doanh nghiệp thành viên, trong đó sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000 m cầu bến (chiếm khoảng 30% tổng số m cầu bến quốc gia). Một số cảng trọng điểm của cả nước có thể kể đến như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn.
Năm 2024, VIMC ước tính sản lượng vận tải biển giảm 24% xuống 15,9 triệu tấn, song sản lượng hàng thông qua cảng dự kiến tăng 8% lên 123,6 triệu tấn. Doanh thu hợp nhất dự kiến giảm nhẹ 4% xuống 13.447 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.736 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận công ty mẹ tăng từ việc đánh giá lại tài sản góp vốn thành lập VIMC Lines khoảng 452 tỷ đồng.
Trong quý 3/2024, VIMC tiếp tục báo cáo doanh thu đạt gần 4.100 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận khác trong quý này cũng tăng mạnh, đạt 437 tỷ đồng, tăng gần 85 lần cùng kỳ, đưa lợi nhuận sau thuế quý 3 tăng 63% lên 603 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, VIMC ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.640 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.243 tỷ đồng, tăng hơn 76% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 96% kế hoạch lãi cả năm sau 9 tháng.
hàng upcom nhìn theo phiên thì hơi khó, vì thanh khoản nó nhỏ, lên hay xuống chỉ cần một vài lệnh là quyết định đc, cho nên xác định theo nó phải nhìn dài ra bạn nhé
siêu lợi nhuận thì chưa có ngay đâu bạn, mvn tài sản nó nhiều, nó ngủ đông cả hơn chục năm rồi giờ mới đang tĩnh giấc, bạn tôi một người am hiểu về nó nói giá trị tài sản của nó sở hữu phải hơn 20 tỷ đô, hiện nay vốn hóa nó mới có 10% chổ bạn tôi nói, tôi chỉ cầu cho vốn hóa nó lên tầm 5 tỷ đô thôi là vui lắm rồi
VIMC tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường tại Ấn Độ
28/11/24 10:20 PM
Ngày 27/11 tại New Delhi, Ấn Độ, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp tổ chức hội thảo “Tầm nhìn và tiềm năng đầu tư vào hệ thống cảng, vận tải biển và logistic tại Ấn Độ”. Hội thảo là cơ hội để VIMC tìm kiếm những hướng đi chiến lược trong việc mở rộng thị phần tại quốc gia có nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – Ấn Độ.
Hội thảo “Tầm nhìn và tiềm năng đầu tư vào hệ thống cảng, vận tải biển và logistic tại Ấn Độ” do Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và VIMC phối hợp tổ chức
Tham dự hội thảo có Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Hải, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ Bùi Trung Thướng, Phó Tổng Giám đốc VIMC Lê Quang Trung, Tổng Giám đốc VIMC Lines Đỗ Thị Ngọc Trang cùng đại diện của hàng chục khách hàng và đối tác, đại diện các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hữu quan, Tổ chức xúc tiến đầu tư Ấn Độ, nhà máy đóng tàu/sửa chữa tàu biển, các tập đoàn cảng biển, công ty vận tải biển, logistics, công ty xuất nhập khẩu tại New Delhi – Ấn Độ.
Báo cáo từ Invest India cho thấy kinh tế Ấn Độ tăng trưởng ấn tượng với mức 8,3% trong năm tài chính 2023-2024, dẫn đầu trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới. Với mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu vào năm 2027, quốc gia này đang tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, đặc biệt trong các lĩnh vực hạ tầng cảng biển, vận tải biển và logistics.
Kim ngạch ngoại thương của Ấn Độ đạt 776 tỷ USD trong năm 2023 và dự kiến sẽ vượt qua 2.000 tỷ USD vào năm 2030, cho thấy có nhiều dư địa phát triển cho lĩnh vực logistics. Những con số này chính là cơ hội để các doanh nghiệp hàng hải như VIMC phát huy lợi thế, và xây dựng các chuỗi cung ứng hiệu quả, kết nối trực tiếp Việt Nam với thị trường hơn 1,4 tỷ dân.
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Hải phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Nguyễn Thanh Hải cho biết Việt Nam và Ấn Độ được kết nối bằng các mối liên kết văn hóa, văn minh. Hai nước luôn ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập trong thế kỷ trước và trong sự nghiệp phát triển đất nước ngày nay. Quan hệ song phương Việt-Ấn ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực theo thỏa thuận Đối tác chiến lược toàn diện.
Theo Đại sứ Nguyễn Thanh Hải, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ mới đây của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tạo động lực lớn để thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương. Một trong những chỉ đạo của Thủ tướng là tăng gấp đôi kim ngạch thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Đại sứ Nguyễn Thanh Hải đánh giá cao vai trò thiết yếu của cảng, vận tải biển và hệ thống Logistics đối với kết nối hàng hải cũng như đối với thương mại và đầu tư. Ông cho rằng trước sự phát triển vượt bậc của kết nối hàng không giữa Việt Nam và Ấn Độ, kết nối hàng hải song phương vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của hai nước. Việc tiếp tục đầu tư vào cảng biển, vận tải biển và hệ thống logistics ở Ấn Độ sẽ trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác kinh tế, đa dạng hóa dịch vụ vận tải hàng hải và mang lại lợi ích cho hai nước.
Phó Tổng giám đốc VIMC – Lê Quang Trung chia sẻ tại hội thảo
Tại hội thảo, ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc VIMC, đã nhấn mạnh mục tiêu của VIMC là phát triển chuỗi dịch vụ trọn gói và kết nối hiệu quả để thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa hai nước. Ông cũng cho biết mong muốn không chỉ duy trì các tuyến vận tải hiện có mà còn mở rộng thêm các tuyến hàng hải, hợp tác với các đối tác Ấn Độ để đầu tư vào hệ thống hạ tầng cảng biển và logistics phù hợp, từ đó tạo ra một hệ sinh thái logistics hoàn chỉnh và thúc đẩy hàng hóa hai chiều giữa hai quốc gia.
VIMC Lines doanh nghiệp thành viên của VIMC đang triển khai các tuyến container trực tiếp giữa Hải Phòng – Ấn Độ và Cửa Lò – Kolkata từ năm 2021 và 2022. Các tuyến này không chỉ rút ngắn thời gian vận chuyển mà còn tạo sự ổn định cho chuỗi cung ứng, hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của cả hai quốc gia. VIMC Lines dự kiến mở thêm tuyến vận tải đến các cảng Chennail và Kattupalli của Ấn Độ.
Trong tương lai, VIMC đặt mục tiêu xây dựng các trung tâm logistics mang tên “Vietnam House” tại Ấn Độ. Đây sẽ là nền tảng để cung cấp các dịch vụ tích hợp, từ lưu trữ, giao nhận đến vận tải hàng hóa, với hiệu suất tối ưu và chi phí cạnh tranh, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp tại hai thị trường.
Tổng giám đốc VIMC Lines – Đỗ Thị Ngọc Trang đề xuất phát triển thêm các tuyến vận tải Việt Nam – Ấn Độ
Với vị thế địa lý thuận lợi và mối quan hệ thương mại đang trên đà phát triển, triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực hàng hải rất tươi sáng, đặc biệt khi cả hai nước đang hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD. Hội thảo “Tầm nhìn và tiềm năng đầu tư vào hệ thống cảng, vận tải biển và logistics tại Ấn Độ” đã mở ra nhiều cơ hội cho VIMC, không chỉ mở rộng hoạt động tại thị trường đầy tiềm năng này mà còn đặt nền tảng cho một mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài.
Sự hiện diện của VIMC tại Ấn Độ không chỉ khẳng định vai trò tiên phong của Tổng công ty trong ngành hàng hải Việt Nam, mà còn góp phần nâng cao quan hệ thương mại song phương giữa hai nước, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển, từ đó đóng góp vào sự thịnh vượng chung của cả Việt Nam và Ấn Độ.
Trong khuôn khổ các hoạt động của hội nghị diễn ra vào ngày 27/11, VIMC đã có cuộc gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ Cảng biển, Hàng hải và Đường thủy Ấn Độ, ông T.K. Ramachandran, tại trụ sở Bộ ở thủ đô New Delhi. Trong cuộc trao đổi này, Phó Tổng Giám đốc VIMC Lê Quang Trung và Tổng Giám đốc VIMC Lines Đỗ Thị Ngọc Trang đã cập nhật tình hình hoạt động của VIMC, đặc biệt là dịch vụ vận tải biển container hiện tại kết nối giữa Hải Phòng và Kolkata.
Phó Tổng Giám đốc VIMC Lê Quang Trung, Tổng Giám đốc VIMC Lines Đỗ Thị Ngọc Trang trao đổi với Thứ trưởng Bộ Cảng biển, Hàng hải và Đường thủy Ấn Độ, ông T K Ramachandran tại trụ sở của bộ ở thủ đô New Delhi.
Đoàn VIMC bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Bộ trong việc duy trì và phát triển các tuyến dịch vụ mới. Họ cũng hy vọng nhận được ủng hộ về chính sách và cơ chế khi nghiên cứu cơ hội mở rộng hợp tác đầu tư vào lĩnh vực khai thác cảng biển và logistics, nhằm khép kín chuỗi dịch vụ giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Về phần mình, Thứ trưởng Ramachandran rất hoan nghênh thiện chí, chiến lược phát triển cả chiều rộng và chiều sâu của VIMC, đồng thời cập nhật một số dự án đang triển khai đầu tư cũng như hình thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi hiện nay ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ramachandran cam kết sẽ giới thiệu các đầu mối là lãnh đạo các cảng, công ty vận tải biển và nhà sản xuất lớn để VIMC đánh giá và kết nối trực tiếp. Ông khẳng định sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ VIMC các phát sinh trong quá trình triển khai hoạt động tại Ấn Độ.
Cũng trong ngày 27/11, đoàn công tác VIMC đã gặp Hiệp hội Chủ tàu Ấn Độ (INSA) và trao đổi các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Tại buổi gặp, VIMC đã mời ông Annil, Chủ tịch INSA, tham dự hội nghị chủ tàu châu Á, dự kiến sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2025. Ngài Annil bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời tham dự.
Trước đó, vào ngày 26/11, VIMC đã tham gia Diễn đàn NMF lần thứ 5, nơi đại diện của VIMC đã đưa ra các đề xuất về chính sách nhằm tạo thuận lợi cho việc kết nối hàng hải giữa Việt Nam và Ấn Độ. Những giải pháp được đề xuất bao gồm phát triển chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm của Halla sang thị trường Ấn Độ, cũng như xây dựng mô hình kết nối cảng biển giữa hai quốc gia dựa trên nền tảng công nghệ số. Điều này không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh tế mà còn hướng đến lộ trình giảm khí thải carbon, hướng tới mục tiêu NET ZERO.