Mỹ Đánh Thuế 46%: Xuất khẩu gặp hạn, Chứng khoán gặp nạn!

:question: Vì sao Mỹ lại chọn con số 46% để áp thuế lên hàng hóa Việt Nam?
Mỹ vừa quyết định áp thuế 46% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, khiến giới đầu tư và doanh nghiệp nháo nhào tìm hiểu nguyên nhân và tác động. Con số 46% này không phải ngẫu nhiên mà đến từ mức thặng dư thương mại quá lớn của Việt Nam với Mỹ – khoảng 123,5 tỷ USD. Washington cho rằng Việt Nam đang hưởng lợi quá nhiều từ hệ thống thương mại hiện tại, và động thái này là để “cân bằng lại cuộc chơi”.

Thuế suất này dự kiến áp lên hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép, đồ điện tử… và sẽ có hiệu lực từ ngày 5/4. Doanh nghiệp nào xuất khẩu sang Mỹ mà chưa có phương án ứng phó thì xác định là gặp khó. Giá cả hàng Việt tại Mỹ chắc chắn sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh.

Về bản chất, Mỹ không chỉ nhắm vào Việt Nam mà đây là một phần trong chiến lược bảo hộ kinh tế của chính quyền Trump. Động thái này không chỉ giúp bảo vệ ngành sản xuất trong nước mà còn gây áp lực lên Việt Nam để có nhượng bộ thương mại nhất định. Tuy nhiên, mặt trái là người tiêu dùng Mỹ có thể phải chịu giá cao hơn, doanh nghiệp nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng.

:question: Việt Nam đang làm gì để ứng phó với mức thuế khủng này?
Việt Nam không ngồi yên mà đã có những động thái giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng của Mỹ như ô tô, LNG để xoa dịu căng thẳng. Nhưng nếu Mỹ vẫn cứng rắn, khả năng Việt Nam phải đẩy mạnh các hiệp định thương mại khác để giảm sự phụ thuộc vào thị trường này. Nếu không xử lý tốt, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đối mặt với nguy cơ mất thị trường quan trọng, thậm chí một số ngành sẽ phải tái cấu trúc.

Thị trường chứng khoán đang phản ứng theo kiểu “hốt hoảng dây chuyền”, không chỉ nhóm xuất khẩu mà cả những doanh nghiệp chẳng liên quan gì đến Mỹ cũng rơi tự do. Lực bán tháo lan rộng, VN-Index đỏ lửa bất chấp ảnh hưởng thực tế đến từng doanh nghiệp. Khi cả thị trường giảm không vì lý do chính đáng, đây có thể là cơ hội để chọn lọc và tích lũy những cổ phiếu có nền tảng tốt với mức giá hấp dẫn.

2 Likes

Cả đời không xuất khẩu đi Mỹ mà nay vẫn sàn đây này…

Đầu tư công vẫn là chỗ dựa, nhưng không phải lúc này

Do tâm lý đám đông, thấy đỏ là đua nhau bán thôi bác

Chắc VNI sale 4.4 đó bác, tha hồ shopping :sweat_smile:

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Sáng 3/4, ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hoá của hàng chục nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ, thảo luận đưa ra các giải pháp thích ứng với tình hình.

Cùng dự có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Sau khi lãnh đạo các bộ, ngành và các Phó Thủ tướng thảo luận, đánh giá tình hình, tác động của việc Hoa Kỳ áp thuế, cũng như đề xuất các giải pháp thích ứng với tình hình, kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình hiện nay cho thấy cạnh tranh thương mại diễn ra gay gắt hơn, phức tạp hơn, khó đoán định hơn.

Thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ, tổng thể về chính trị, ngoại giao, kinh tế, giao lưu nhân dân để ứng phó với tình hình.

Việt Nam mong muốn phía Hoa Kỳ có chính sách phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, với mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam là nước đang phát triển, vẫn đang phải khắc phục hậu quả nặng nề, kéo dài sau nhiều năm chiến tranh.

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua trong bối cảnh đại dịch, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng…

Cùng với việc chỉ đạo một số biện pháp tổng thể, hài hòa, hợp lý, hiệu quả, vừa trước mắt, vừa lâu dài với phía Hoa Kỳ, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về vấn đề này do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu; giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì, chỉ đạo các bộ ngành tổ chức lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp xuất khẩu lớn.
Thủ tướng nhấn mạnh, đây cũng là cơ hội khẳng định bản lĩnh, sức mạnh của dân tộc; cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; thúc đẩy nội địa hóa; khai thác thị trường, tài nguyên trong nước. Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi.

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Công hàm đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn quyết định áp thuế
Trao đổi, đàm phán, hướng tới kết quả cùng có lợi
PV: Hoa Kỳ vừa áp mức thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Bộ Công Thương có những đánh giá cụ thể ra sao sau lệnh áp thuế này?

Ông Tạ Hoàng Linh: Bộ Công Thương lấy làm tiếc khi Hoa Kỳ thông báo áp thuế 46% đối với tất cả các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 9/4 tới đây.

Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương của hai nước không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ. Ngược lại, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ còn tạo điều kiện để người tiêu dùng của Hoa Kỳ được sử dụng hàng hóa giá rẻ.

Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ và các Bộ ngành đã xử lý hàng loạt các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ban hành Nghị định hạ thuế MFN, trong đó 13 nhóm hàng có lợi thế của Hoa Kỳ được hưởng lợi. Ngoài ra có rất nhiều dự án của Hoa Kỳ tại Việt Nam được quan tâm, giải quyết và tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

Theo Thông báo của Nhà Trắng, các mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp với các đối tác thương mại nhằm khắc phục bất công thương mại toàn cầu, đưa sản xuất trở lại nước này và củng cố an ninh quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Được biết, các mức thuế sẽ được duy trì cho tới khi Hoa Kỳ xác định được mối đe dọa do thâm hụt thương mại và sự thiếu công bằng trong thương mại được giải quyết, được khắc phục hoặc giảm nhẹ.

Chính vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng, giữa hai bên còn không gian để trao đổi, đàm phán, để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.

Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.

Chúng tôi đang sắp xếp một cuộc điện đàm giữa hai Bộ trưởng cũng như ở cấp kỹ thuật với các đồng nghiệp tại Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) trong thời gian sớm nhất.

Tận dụng tối đa lợi thế của 17 hiệp định thương mại tự do
PV: Theo ông, Sắc lệnh này sẽ ảnh hưởng ra sao đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2025? Bộ Công Thương có giải pháp gì để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu?

Ông Tạ Hoàng Linh: Năm 2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12%, tương đương khoảng 450 tỷ USD. Mục tiêu này được đưa ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi và Việt Nam tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.

Trong trường hợp Việt Nam - Hoa Kỳ không tìm được giải pháp tích cực thì việc áp thuế này sẽ tạo tác động tiêu cực nhất định đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề đã được Bộ Công Thương dự báo trước và có sự chuẩn bị. Bộ Công Thương cũng đã có những kiến nghị Kế hoạch hành động cụ thể với Chính phủ và khuyến cáo cho doanh nghiệp để có các bước đi cần thiết một khi vấn đề xảy ra.

Bộ Công Thương dự báo, trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu của chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, do đó, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả các giải pháp đề ra để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2025.

Hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, Bộ Công Thương cho rằng, phía doanh nghiệp xuất khẩu cần tận dụng thế mạnh sẵn có đó là 17 FTA với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng 70 cơ chế hợp tác song phương.

Song song đó, các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Thị trường Hoa Kỳ chiếm 13% lượng hàng nhập khẩu toàn cầu nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một lợi thế nhưng cũng là điểm yếu của hoạt động xuất khẩu. Việt Nam còn nhiều cơ hội để khai thác 87% thị trường còn lại của thế giới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nỗ lực mở đường xuất khẩu sang các thị trường mới còn nhiều dư địa.

Về phía Bộ Công Thương, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới Trung Đông, Mỹ La tinh, Trung Á và các thị trường mới nổi khác.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác xúc tiến thương mại và cải thiện cơ sở hạ tầng logistics nhằm giảm chi phí vận chuyển và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng hướng tới mở rộng hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn trong công tác kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu.

Về dài hạn, Việt Nam cũng sẽ phải tái cơ cấu nền kinh tế, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Bởi, một nền xuất khẩu bền vững không thể chỉ dựa vào gia công, mà còn phải dựa trên trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để nền kinh tế có sức chống chịu bền bỉ hơn, giảm thiểu tác động tiêu cực từ các cú sốc bên ngoài.

Màu nước mắt :smiling_face_with_tear:

“Thị trường chứng khoán Nhật Bản ngày hôm qua đã giảm mạnh do đã phản ánh trước sự lao dốc lớn của hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ trong giao dịch ban đêm.” Chính vì vậy, việc chứng khoán Mỹ giảm không đáng kể đã trở thành động lực thúc đẩy đà tăng của thị trường chứng khoán Nhật Bản hôm nay. Thêm vào đó, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ của cả ba chỉ số chính đều tăng trong phiên giao dịch châu Á ngày 8, làm dấy lên kỳ vọng về việc chứng khoán Mỹ sẽ tăng vào tối nay, qua đó tiếp tục hỗ trợ cho chỉ số Nhật Bản. Tối ngày 7, Thủ tướng Shigeru Ishiba đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump và xác nhận rằng hai bên sẽ tiến hành đàm phán song phương liên quan đến các biện pháp thuế quan. Ông Miura của Mizuho Securities nhận định: “So với trước đây thì đây có thể xem là một bước tiến nửa bước.

Từ hôm nay, Mỹ chính thức áp thuế 104% lên hàng Trung Quốc, hiệu lực ngay lập tức

Nhà Trắng cho biết mức thuế quan bổ sung 104% đã có hiệu lực ngay lập tức vì Trung Quốc vẫn chưa gỡ bỏ các biện pháp trả đũa.

Một quan chức Nhà Trắng đã xác nhận với CNBC rằng mức thuế suất của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng lên 104% kể từ 0h01 sáng ngày 9/4 (theo giờ Mỹ).

Nhà Trắng xác nhận thuế quan 104% của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 9/4

Trước đó, ngày 7/4, Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ tăng 50% mức thuế hiện tại nếu Trung Quốc không dỡ bỏ các mức thuế trả đũa áp lên hàng hóa Mỹ trước thứ Ba.

Cùng ngày, ông Trump tuyên bố rằng Bắc Kinh có thời hạn đến “12 giờ trưa” để gỡ bỏ các loại thuế nói trên. Tuy nhiên, phía Trung Quốc tuyên bố sẽ không hủy bỏ mức thuế trả đũa 34% đối với hàng hóa Mỹ.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các mức thuế bổ sung mà Mỹ áp đặt, coi đó là hành động “đe dọa và tống tiền”. Phát ngôn viên của Bộ này nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ thực hiện “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ lợi ích quốc gia và không chấp nhận bất kỳ áp lực nào từ phía Mỹ.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã cảnh báo rằng các hành động đơn phương của Mỹ sẽ làm tổn hại đến hệ thống thương mại đa phương và gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu.

Các nền kinh tế ứng phó thế nào với đòn thuế của ông Trump

Hầu hết quốc gia muốn thương lượng để tránh thuế đối ứng của Mỹ sắp có hiệu lực, trong khi Trung Quốc, Canada trả đũa, còn EU đang tính toán.

Từ 0h01 ngày 9/4 (giờ Mỹ), Mỹ bắt đầu áp thuế đối ứng lên tới 84% với các đối tác thương mại lớn. Từ cuối tuần trước, mức thuế chung 10% với hàng xuất khẩu vào nước này từ hơn 180 nền kinh tế đã được áp dụng.

Theo mức thuế mới, hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu 20-26%. Việt Nam bị áp mức thuế 46%. Cao nhất là Trung Quốc với 84%, nâng tổng mức thuế bổ sung nước này phải chịu trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump lên 104%.

Vài ngày qua, phần lớn các nước đều mong muốn đàm phán để tránh chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent thông tin đã có hơn 70 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu đàm phán. Theo ông Bessent, thuế đối ứng là “mức trần” Mỹ áp dụng với các nước, nó cũng có thể giảm xuống nếu các đối tác thương mại đáp ứng yêu cầu của chính quyền Trump.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đang có chuyến công tác tại Mỹ để đàm phán các nội dung liên quan tới thuế đối ứng. Theo nguồn tin của VnExpress, ông dự kiến có cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vào ngày 10/4 (theo giờ Việt Nam).

Nhìn chung, phần lớn các bên đều đề xuất hạ nhiệt căng thẳng theo hướng có thể tính toán để giảm thuế, thực hiện thỏa thuận hay tăng mua hàng của Mỹ. Một số đã cử đại diện đến Washington để đàm phán.

Hiện tại, Trung Quốc là một trong số ít nền kinh tế công bố động thái đáp trả cứng rắn. Bộ Tài chính nước này thông báo áp thuế nhập khẩu bổ sung 34% với toàn bộ hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4. Động thái này khiến ông Trump quyết định tăng thêm 50%, nâng thuế đối ứng với hàng Trung Quốc lên 84%.

Tính từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump, tổng cộng mức thuế Mỹ áp với hàng Trung Quốc lên tới 104%.

Một ngày trước khi thuế bổ sung của Mỹ, Tổng thống Trump vẫn nói rằng ông mong chờ phản hồi và cuộc gọi từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không cho thấy tín hiệu sẽ nhượng bộ khi liên tiếp phát đi thông điệp cứng rắn.

Bộ Thương mại cho biết Trung Quốc sẽ “đáp trả đến cùng” khi Mỹ tăng thuế thêm 50%. Sau đó, tại cuộc điện đàm với lãnh đạo Uỷ ban Liên minh châu Âu (EC), Thủ tướng Lý Cường cũng khẳng định Bắc Kinh tự tin duy trì tăng trưởng kinh tế lành mạnh và bền vững. Theo ông, nước này có đủ công cụ, chính sách trong tay để ứng phó với những cú sốc từ bên ngoài.

Trung Quốc đã hạ giá đồng nhân tệ xuống mức thấp nhất 19 tháng trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ leo thang.

Để trả đũa, cuối tuần trước Canada cũng thông báo áp thuế nhập khẩu 25% với toàn bộ ôtô từ Mỹ (xe không thuộc diện ưu đãi trong Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada) từ ngày 6/3. Trước đó hồi tháng 2, họ cũng công bố kế hoạch thuế nhập khẩu với khoảng 116 tỷ USD hàng Mỹ theo từng giai đoạn, tùy vào động thái từ ông Trump. Đến nay, nước láng giềng này đã hai lần áp thuế đáp trả Washington với lượng hàng trị giá gần 25 tỷ USD.

Liên minh châu Âu cũng đang xây dựng phương án ứng phó với thuế quan của Mỹ. Hôm nay, các nước trong khối sẽ bỏ phiếu về biện pháp trả đũa với thép và nhôm nhập khẩu từ Mỹ. Trong tuần sau, EU dự kiến công bố mức thuế được cho là “có đi có lại” và thuế với ôtô Mỹ. Dù vậy, khối này vẫn kêu gọi các bên thương lượng tránh gây thêm căng thẳng.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp gỡ Trưởng đoàn đàm phán Mỹ

TPO - Ngày 10/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ với tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc có cuộc làm việc với Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick. Chính quyền Mỹ cử Bộ trưởng Bessent làm trưởng đoàn đàm phán với Việt Nam.

Tại cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại theo hướng cân bằng, hài hòa, bền vững.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp gỡ Trưởng đoàn đàm phán Mỹ ảnh 1
Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dẫn đầu làm việc với Bộ trưởng Tài chính Mỹ. (Ảnh: Mofa).

Phó Thủ tướng đánh giá cao việc bên hai đã nhất trí khởi động đàm phán thoả thuận thương mại đối ứng, trong đó bao gồm các thoả thuận về thuế quan; khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng đàm phán, đề nghị hai bên sớm trao đổi cụ thể để đạt thoả thuận trong thời gian sớm nhất, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại song phương phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước.

Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent bày tỏ vui mừng gặp Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, ông cho biết từng thăm Việt Nam và có nhiều ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam. Bộ trưởng Bessent cảm ơn Việt Nam đã kịp thời có các biện pháp tích cực xử lý những vấn đề quan tâm của Mỹ; đánh giá cao hai nước nhất trí đàm phán thoả thuận thương mại song phương.

Theo Bộ trưởng Bessent, Chính quyền Mỹ cử ông làm trưởng đoàn đàm phán với Việt Nam. Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng hai bên sẽ sớm đạt được những giải pháp phù hợp, thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại ổn định, cùng có lợi.

Tại cuộc gặp Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng việc hai bên nhất trí khởi động đàm phán một thoả thuận thương mại song phương có ý nghĩa hết sức quan trọng, phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ.

Nhấn mạnh ý nghĩa hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1995 - 2025), Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là trụ cột quan trọng.

Phó Thủ tướng khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là duy trì ổn định chính trị, kinh tế và xã hội; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Thương mại Mỹ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam trong quá trình đàm phán.

Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick khẳng định hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, cho rằng Việt Nam là nền kinh tế lớn, nhiều tiềm năng, là đối tác quan trọng của Mỹ tại khu vực.

Bộ trưởng Lutnick nhấn mạnh, hiện nay Mỹ ưu tiên tái công nghiệp hoá, đưa sản xuất trở lại Mỹ, bảo đảm thương mại công bằng. Bộ trưởng khẳng định Bộ Thương mại Mỹ sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để đàm phán, giải quyết các vấn đề đặt ra trong quan hệ kinh tế - thương mại song phương, hướng đến một thoả thuận phù hợp, đóng góp cho sự phát triển của cả Mỹ và Việt Nam.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp gỡ Trưởng đoàn đàm phán Mỹ ảnh 2
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent. Ảnh: Mofa.

Trong những ngày qua, trong chuyến công tác tới Mỹ với tư cách đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã có nhiều cuộc trao đổi, đàm phán với Chính phủ Mỹ để đi đến thống nhất về việc hai nước sẽ tiến hành đàm phán một thoả thuận thương mại song phương, trong đó nội dung về thuế quan là trụ cột quan trọng. Đây là kết quả hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh tình hình thương mại toàn cầu diễn biến phức tạp.

Kết quả này đạt được trên cơ sở định hướng tại cuộc điện đàm quan trọng giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Trump diễn ra ngày 4/4, chỉ hai ngày sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng, cũng như sau những nỗ lực hết sức chủ động, tích cực của Chính phủ để khẩn trương cụ thể hóa kết quả cuộc điện đàm.

Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dẫn đầu đã hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong ngày 11/4, đoàn đàm phán của Việt Nam với Mỹ được thành lập do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng đoàn, trao đổi ngay với đoàn đàm phán Mỹ, hướng tới sớm đạt thoả thuận thương mại song phương ổn định, bền vững, cùng có lợi.

Bộ trưởng Mỹ: Sẽ áp thuế riêng đối với điện thoại thông minh và hàng điện tử

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick hé lộ điện thoại thông minh, máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác sẽ không được miễn thuế hoàn toàn như nhiều người vẫn tưởng, mà sẽ chịu một loại thuế riêng biệt.

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình This Week của đài ABC trong ngày 13/04, khi bị chất vấn về việc miễn thuế đối với hàng loạt sản phẩm điện tử, ông Lutnick nhấn mạnh các sản phẩm này sẽ đối mặt với thuế quan theo ngành thay vì thuế đối ứng.

Chi tiết về mức thuế mới này sẽ được công bố trong Công báo Liên bang Mỹ ngay trong tuần này và có thể sẽ có hiệu lực trong “khoảng 1 tháng nữa”, theo lời Bộ trưởng. Ông cũng so sánh chiến lược này với cách Mỹ đã từng áp dụng mức thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc dưới thời chính quyền Biden.

“Tổng thống Trump sẽ áp dụng chính sách tương tự với dược phẩm, và tôi nghĩ cả với lĩnh vực bán dẫn nữa”, ông Lutnick tiết lộ. “Tất cả những sản phẩm đó sẽ được xếp vào nhóm bán dẫn và chịu một loại thuế đặc biệt nhằm đảm bảo các ngành sản xuất này được đưa trở lại nước Mỹ”.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ còn nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi cần có chất bán dẫn, chúng tôi cần có chip, và chúng tôi cần có màn hình phẳng. Tất cả những thứ này phải được sản xuất tại Mỹ. Chúng tôi không thể phụ thuộc vào Đông Nam Á cho những công nghệ thiết yếu”.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick

Những điều chỉnh gần như hàng ngày đối với các mức thuế đối ứng của chính quyền Trump đang khiến các nhà đầu tư và doanh nghiệp phụ thuộc vào hàng nhập khẩu liên tục phải đoán mò về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Chỉ một ngày sau khi thuế đối ứng cao hơn 10% có hiệu lực, Trump đã phải tạm hoãn 90 ngày khi thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng vọt và đồng USD suy yếu. Tuy nhiên, ông vẫn tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, dường như để tạo áp lực buộc Bắc Kinh phải đàm phán.

Quan hệ giữa hai quốc gia hiện đang trong tình trạng bế tắc, không chỉ vì việc đột ngột leo thang thuế quan mà còn vì phát ngôn gây tranh cãi của Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance, khi ông gọi người Trung Quốc là “nông dân” trong nỗ lực bảo vệ chính sách thương mại của Trump.

Khi được hỏi về phát ngôn gây tranh cãi này, Lutnick khéo léo tránh đưa ra bình luận trực tiếp: “Tôi sẽ để Phó Tổng thống tự bảo vệ mình”, nhưng ông vẫn tiếp tục với lập luận tương tự khi tố cáo Trung Quốc. “Ông ấy biết ý mình là gì và tất cả chúng ta đều hiểu ý của ông ấy. Đó là việc Trung Quốc về cơ bản đã tấn công nước Mỹ bằng cách phá giá các doanh nghiệp của chúng ta. Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp của họ để phá giá doanh nghiệp Mỹ, khiến chúng ta phá sản và chuyển sản xuất sang Trung Quốc”, Lutnick nhấn mạnh.
https://vietstock.vn/2025/04/bo-truong-my-se-ap-thue-rieng-doi-voi-dien-thoai-thong-minh-va-hang-dien-tu-775-1294943.htm

Đợt vừa rồi cả thị trường chao đảo, ngay cả mấy thằng cả đời không xuất khẩu cũng dính đạn lăn quay, mấy phiên nay mới hồi được tí…

đang đà giá dầu giảm sâu, em thấy mấy thằng nhựa hồi nhanh, mấy con BCM, VTZ dao động mấy phiên lại về giá rồi

thằng VTZ này chủ yếu xuất khẩu qua Lào với Cam thôi nên cái thuế quan kia cũng k ảnh hưởng gì quá nhiều đến doanh nghiệp