Nắm ngay NGÀNH NHỰA

,

I. Ngành nhựa xây dựng năm 2024

1. Giá nhựa PVC giảm

2. Triển vọng nhờ thị trường Bất động sản phục hồi

Sản lượng ống nhựa tiêu thụ sẽ khả quan hơn, do kỳ vọng vào sự tăng trưởng của mảng xây dựng nhà ở khi nhóm khách hàng bất động sản dần hồi phục trong năm 2024 nhờ áp lực lãi vay giảm.

Trong năm 2023, lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành nhựa xây dựng đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc do giá bán tiếp tục duy trì mức cao kể từ sau giai đoạn liên tục tăng mạnh vào năm 2021 và giá hạt nhựa sụt giảm mạnh.

Trong khi giá đầu ra chỉ giảm nhẹ, giá các loại hạt nhựa đầu vào như PVC, HDPE, PP của 9 tháng năm 2023 lại sụt giảm mạnh 16-32%. Trong đó, giá PVC (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất nhựa xây dựng) có mức giảm mạnh nhất 31,6% so với cùng kỳ, trung bình đạt 861 USD/tấn.
Đối với giá hạt nhựa, kỳ vọng giá hạt nhựa PVC năm 2024 sẽ dần phục hồi về mức xấp xỉ 900 USD/tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ do nhu cầu tiêu thụ hạt nhựa cải thiện hơn trên toàn cầu và kỳ vọng giá dầu Brent đạt 85 USD/thùng, tăng 3,0% so với cùng kỳ trong năm 2024F.

Dự phóng doanh thu thuần ngành nhựa xây dựng năm 2024 sẽ đạt 10.600 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm trước và tỷ suất lợi nhuận sau thuế đạt 12,5%, giảm 3,0 đpt so với cùng kỳ. Trong đó, mức tăng doanh thu thuần đạt được nhờ kỳ vọng nhu cầu từ ngành xây dựng cải thiện giúp sản lượng tiêu thụ ống nhựa cải thiện 8,5% so vớ cùng kỳ.

3. Kỳ vọng lợi nhuận từ xuất khẩu nhựa

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, một trong những mặt hàng mới nổi của Việt Nam thu về hàng trăm triệu USD trong tháng 1 là chất dẻo nguyên liệu.
Xét về thị trường, 3 quốc gia nhập khẩu nhiều chất dẻo nhất từ Việt Nam là Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ.
Hiện nay Việt Nam có thể sản xuất được các nguyên liệu như PVC, PP, PET, PS, PE, với tổng công suất gần 3 triệu tấn/năm.

Theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa trong 5 năm qua duy trì ở mức từ 12 - 15%/năm. Tổng doanh thu ngành nhựa hiện đã đạt trên 25 tỷ USD. Hiện sản phẩm nhựa Việt đã xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới, có mặt khắp các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc và cộng đồng các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha…

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là bao bì, các loại tấm, phiến, màng nhựa; các sản phẩm dùng trong vận chuyển đóng gói, nhựa gia dụng, đồ dùng trang trí, vải bạt tarpaulin.

Kỳ vọng lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam hiện nay là những hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, thuế quan của hầu hết các sản phẩm nhựa xuất khẩu vào thị trường EU được gỡ bỏ.
=> Đây là lợi thế lớn để gia tăng sản lượng xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam ở thị trường quan trọng này.

II. Cổ phiếu khuyến nghị

BMP_ Nhựa Bình Minh

AAA _ Nhựa An Phát

1 Likes