Nâng Hạng Thị Trường (SEM)

, , , , , , ,




Materials: NV
Writer: HT

Việt Nam (VN) đã và đang là một quốc gia được đánh giá khá triển vọng trong nhiều ngành và lĩnh vực. Các tổ chức với đa dạng quy mô cũng đã có mặt tại mảnh đất hình chữ S này. Với tương lai đầy hứa hẹn, Việt Nam có thể sẽ bứt phá với nhiều vai trò và tiềm năng khác nhau.

Thị trường chứng khoán (TTCK) cũng không ngoại lệ. Ngoài việc là quốc gia có danh tiếng lớn trong sản xuất nông nghiệp (gạo, cà phê…), VN còn là một nền kinh tế “bank-based”, tức ngân hàng đóng vai trò cơ bản. Điều này cho thấy sự chi phối của hệ thống ngân hàng trong các hoạt động trong và ngoài nước, đặc biệt qua yếu tố “dòng tiền”.

TTCK phản ánh rõ nét sự thăng trầm của thị trường qua sự biến động của chỉ số VN-Index nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Đây là yếu tố khách quan và thú vị, vì TTCK gần như phản ánh chính xác tâm lý của thị trường trong từng giai đoạn. Ví dụ, trong những giai đoạn “điều chỉnh”, nhà đầu tư thường thể hiện sự dè chừng trước biến động giá, nhằm bảo vệ lợi nhuận hoặc tìm kiếm điểm “enter” hợp lý.

Tính đến thời điểm hiện tại, TTCK đã trải qua nhiều giai đoạn và phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý nhà đầu tư. Khi một quốc gia đang phát triển với mức thu nhập bình quân ở mức “trung bình thấp”, thanh khoản thị trường trở nên hạn chế. Lý do là tỷ trọng đầu tư của người dân còn thấp, cộng thêm các yếu tố khác, khiến tính bao phủ thị trường vẫn chưa cao.

Tôi đã đọc qua một số báo cáo, nghe nhiều cảm nhận và vẫn thấy kỳ vọng về việc nâng hạng thị trường “quá lớn”. Trước khi phân tích, tôi muốn làm rõ quan điểm: sự thăng hạng thị trường là bước tiến mới cho TTCK Việt Nam, là điều tất yếu trong quá trình phát triển và đương nhiên là điều tốt. Tuy nhiên, tôi không quá kỳ vọng vào nó. Một phần vì nhà đầu tư lâu năm và người mới đều có điểm chung dễ nhận thấy: họ không có chiến lược đầu tư chung. Một số xây dựng chiến lược riêng, trong khi một số khác thiếu thông tin. Vậy ai là người hưởng ứng tin tức thăng hạng nhiều nhất? Các tổ chức tín dụng? Tôi lại thấy người hưởng ứng nhiều nhất là các nhà báo. Vậy thì điều này thực sự tốt nhất khi nào?

Trong báo cáo phân tích về nâng hạng thị trường của BSC, điều tôi thấy rất tâm đắc là những thông tin họ đưa ra về điều kiện và tiêu chí cần thiết để thăng hạng. Nếu nhà đầu tư nào muốn tìm hiểu thêm, có thể tham khảo tại đây.

Bsc Nâng Hạng Thị Trường

5.01MB ∙ PDF file

Download

Download

Quay lại vấn đề, khi so sánh giữa các quốc gia, ngày thăng hạng chính thức cũng không quá tác động đến thị trường chung. Chưa kể đến việc tầm nhìn dài hạn đâu đó cũng chịu tác động ở một số quốc gia khi thanh khoản còn bị “phân tán” nhiều hơn.





Nếu nhìn một cách giả thuyết nhất, thì hầu như phần lớn các quốc gia đều có sự kỳ vọng nhất định trước khi ngày quyết định thăng hạng của TTCK, nhưng sau đó “ảm đạm”. Hơn hết, rất nhiều ý kiến đưa ra rằng, qua việc nâng hạng này các Quỹ lớn sẽ xem xét tham gia thị trường - nghe có vẻ rất hợp lý nhưng thực tế thì chưa chắc. Bởi vì, điển hình như Pyn Elite, họ đã tham gia TTCK VN một khoảng thời gian rồi, và việc của họ giữ vững vị thế là vì CP VN trong chiến lược của họ đã và đang được định giá hợp lý với từng chiến lược. Cho nên, khi nói tới giả thuyết đó, điều gì sẽ kích cầu các quỹ tham gia? Vô vàn câu trả lời đúng không? Khi chúng ta quan sát thị trường đủ lâu, chúng ta sẽ thấy được hàng tá các yếu tố đánh trực tiếp vào thanh khoản thị trường, có thể kể đến như FED, Căng thẳng địa chính trị, USD/VND… và hàng tá thứ ấy vẫn xoay quanh câu chuyện thanh khoản. Mọi thứ chưa đủ mạnh, điều kiện vẫn chưa được thích nghi, vậy thăng hạng có gì khác biệt?

Trung Quốc là một ví dụ cũng khá hay, khi tại sao với cương vị là một cường quốc lớn và mạnh về nhiều mặt, lại có một bước tiến lên TTTC trễ như vậy?

  • Hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung: Trước những năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc vận hành theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, không có cơ chế thị trường, dẫn đến việc thị trường chứng khoán không được coi trọng hoặc cần thiết.
  • Quá trình cải cách và mở cửa muộn: Trung Quốc chỉ bắt đầu cải cách kinh tế từ cuối thập niên 1970, và ưu tiên ban đầu là phát triển các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng, thay vì tập trung vào thị trường tài chính.
  • Kiểm soát nhà nước: Chính phủ Trung Quốc duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các công ty nhà nước. Điều này làm chậm sự phát triển của các thị trường tài chính tư nhân và thứ cấp.
  • Thiếu kinh nghiệm và khung pháp lý: Trung Quốc thiếu các quy định pháp lý và kinh nghiệm vận hành thị trường chứng khoán hiệu quả. Phải mất thời gian để xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính và tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
  • Ưu tiên phát triển kinh tế thực: Chính phủ Trung Quốc tập trung vào sản xuất và xuất khẩu hơn là thị trường tài chính, xem đây là cách hiệu quả hơn để thúc đẩy tăng trưởng GDP trong giai đoạn đầu phát triển.

Kinh tế Việt Nam và Trung Quốc tương đồng ở mô hình thị trường xã hội chủ nghĩa, cải cách kinh tế muộn, tập trung vào xuất khẩu, thu hút FDI mạnh mẽ và phát triển tài chính muộn. Cả hai nước đạt tăng trưởng nhanh nhờ công nghiệp hóa và khu vực FDI. Tuy nhiên, Trung Quốc vượt trội hơn về quy mô kinh tế, dân số, công nghệ và vai trò toàn cầu. Việt Nam vẫn trong giai đoạn hoàn thiện hệ thống tài chính và cải cách thể chế, tương tự Trung Quốc trong giai đoạn đầu cải cách. Chính vì lẽ đó, câu chuyện hoàn thiện phải “đầu tư” rất nhiều thời gian và công sức. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập rất nhanh, và tốc độ lan tỏa cũng có chiều hướng tương tự, tuy nhiên việc chạy nhanh đồng nghĩa với việc có lẽ sẽ bỏ xót rất nhiều yếu tố có tỷ trọng đối với thị trường.

Chung quy lại, nghĩ theo chiều hướng tích cực luôn là một chuyện tốt. Bởi lẽ, khi thị trường bị thiếu niềm tin, việc thăng hạng cũng phần nào TTCK được marketing cho chính bản thân nó. Từ đây, NĐT có lẽ sẽ hưng phấn hơn với một số quy trình “thay đổi”. Song, NĐT phải tối ưu hóa vấn đề “cơ cấu”, gốc rễ của việc đầu tư của mình. Cho nên, tốc độ phát triển cho TTCK được kỳ vọng quá nhiều khi còn khá nhiều bất cập mà TT phải vượt qua.

4 Likes

Vĩ mô cũng đang tốt lên dần rồi, nâng hạng thị trường thời điểm này là quá “hợp thời”

1 Likes

Cảm ơn ad, bài viết có trọng lượng, quan điểm rõ ràng

1 Likes

Nhưng câu chuyện Nâng hạng thị trường cũng nhắc đi nhắc lại mấy năm nay rồi vẫn chưa làm xong. Ad có nghĩ năm nay thực hiện được k?

1 Likes

Lên cho vui nè, hong thì nhắc tiếp :smiley: