Nền kinh tế chung đã xuất hiện động lực tăng trưởng?

, , , ,

Vừa qua tổng cục thống kê đã đưa ra số liệu về tình hình kinh tế xã hội trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm. Vậy từ những số liệu trên, đâu là điểm cốt lõi sẽ ảnh hưởng đến các khoản tài chính của các nhà đầu tư.

Từ những con số khô khan được công bố, ắt hẳn không ít người (không phải chuyên gia tài chính và là đại đa số NĐT trên thị trường) sẽ khó mà hiểu hết được những con số ấy đang nói đến điều gì và cùng như là việc có thể cho được đánh giá sơ khởi về bức tranh sức khỏe nền kinh tế để từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư và phân bổ dòng tiền vào kênh tài sản (chứng khoán, BĐS, gửi tiết kiệm,….) phù hợp theo chu kỳ kinh tế.

Bài viết này em sẽ dùng những ngôn từ dễ hiểu và tóm lược nhất để nhấn mạnh đến một vài yếu tố trọng yếu giúp NĐT có cái nhìn tổng quan về sức khỏe nền kinh tế hơn. Hy vọng có thể đưa đến nhiều giá trị cho các anh/chị và các khoản đầu tư của mình.

Hãy nhìn vào bức tranh sau

Như đã nhắc đến trong bài viết tại sao thị trường vượt 1200 điểm, Sức khỏe nền kinh tế được xây dựng bởi 3 chủ thế chính đó là Công nghiệp và Xây dựng ( chiếm 35% và chỉ số trọng yếu để đo lường chính là IIP – Index of Industrial Production), Nông Lâm nghiệp (chiếm 12%) và Dịch vụ (Chiếm 40% được đo lường bằng chỉ số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ), phần còn lại là thuế.

=> Nếu xét về trọng số thì chỉ số IIP và chỉ số hàng hóa dịch vụ là 2 chỉ số cần lưu tâm nhất trong mỗi mua số liệu thống kê được công bố.

Thế 2 chỉ số này đang như thế nào và cho ta đánh giá kết luận gì?

Mục lục [Ẩn]

1. Chỉ số IIP – Chỉ số sản xuất công nghiệp

Sản xuất/Thương mại: Phục hồi yếu và đỡ giảm là điểm nhấn chính của chỉ số này. Chỉ số sản xuất công nghiệp 8T23: -0,4% svck. Xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm khoảng 8% svck (ước tính ban đầu từ Tổng cục thống kê). Đặc biệt, chỉ số sử dụng lao động trong lĩnh vực công nghiệp vẫn giảm 2,9% svck.

=> Đánh giá: được xem là một trong những trụ cột của nền kinh tế, nhưng sau hậu quả của COVID, chỉ số vẫn chưa có sự hồi phục trở lại được về giai đoạn trước COVID. Vì vậy với việc đang trên đường phục hồi yếu và đỡ giảm hơn giai đoạn trước, có thể chưa thấy rõ được bức tranh khả quan nhưng có thể thấy được sau cơn mưa trời đã và đang dần sáng trở lại.

2. Chỉ số hàng hóa & dịch vụ

Tiêu dùng : Mức tăng trưởng của doanh số bán lẻ trong 8 tháng đầu năm đạt 8,7% (khoảng một nửa của 8 tháng đầu năm 2022 là 15,1% svck).

Sau khi công bố con số thống kê về bán lẻ HH&DV ai cũng khá băn khoăn trước thực trạng rằng tại sao thực tế các doanh nghiệp bán lẻ HH&DV đều sụt giảm hay hầu như các doanh nghiệp khác trên thị trường cũng đều có lượng sụt giảm doanh thu và lợi nhuận khá lớn

Nhưng câu hỏi đặt ra là con số tăng trưởng đó đến từ đâu và tại sao lại có sự tăng trưởng khá lạc quan đến như vậy.

Trong video phân tích của kênh Tài chính & Kinh doanh (link) có bóc tách rõ nguyên nhân đến từ hệ số nhân tài khóa đến từ sự gia tăng giải ngân đầu tư công của chính phủ, làm kích thích tiêu dùng của người dân lao động nói chung, hỗ trợ phần nhiều trong việc tăng trưởng hàng hóa và dịch vụ.

Có thể hiểu đơn giản như này……

Chính phủ đẩy mạnh giải ngân vào đầu tư công để xây dựng đường cao tốc, tiền mà chính phủ chi ra từ ngân sách vào đường cao tốc. Doanh nghiệp làm đường cao tốc sẽ nhận tiền đấy để trả lương cho người lao động, người lao động sẽ tăng chi tiêu và vòng quay này cứ lặp như vậy sẽ tạo ra cho sự tăng trưởng cho bán lẻ hàng hóa dịch vụ.

=> Đánh giá: Tuy hiện thực bức tranh xã hội về hàng hóa dịch vụ còn chưa mấy lạc quan khi doanh thu của những doanh nghiệp niêm yết hay trên thị trường dường như chưa có sự tăng trưởng. Nhưng nhờ vào giai đoạn khó khăn này chúng ta có thể lọc ra được doanh nghiệp nào có thể vượt qua giai đoạn khó khăn tốt nhất, chiếm được thị trường tốt nhất, để từ đó đưa ra mức đầu tư phù hợp.

KẾT LUẬN TÌNH HÌNH VĨ MÔ CHUNG

==> Kết luận: Với việc dữ liệu này chỉ cho thấy tín hiệu chạm đáy (tức là giảm chậm hơn) từ đó đưa đến kết luận, số liệu GDP quý III 2023 có thể không đạt mục tiêu của Chính phủ và điều đó có nghĩa là cần có nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn để hỗ trợ tăng trưởng từ nay tới cuối năm. Bên cạnh các biện pháp tài khóa (đầu tư công) và chính sách tiền tệ (lãi suất, cung tiền,…),thì việc tiếp tục cắt giảm lãi suất chính sách có thể không quá quan trọng, do mặt bằng lãi suất trên thế giới có thể còn duy trì ở mức cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên các biện pháp kích cầu tiêu dùng trong nước một các có chọn lọc, chẳng hạn thông qua cắt giảm thuế hoặc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng với người mua nhà… sẽ có thể mang lại các hiệu ứng mạnh mẽ cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng.

===> Vậy thị trường vẫn chưa có động lực tăng trưởng rõ ràng!

===> Nhóm ngành cần chú ý trong giai đoạn tới:

Đầu tư công: vật liệu xây dựng,…

BĐS dân cư: DXG, DIG,

Bán lẻ: DGW, PET, MWG, PNJ,…