Nếu muốn thành công , Tuyệt đối Tránh xa 7 loại cổ phiếu này

7 LOẠI CHỨNG KHOÁN TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN MUA
Nhà đầu tư F0 nhất định phải biết.

Bài viết mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm dành cho NĐT F0 . Nếu hay xin 1 like và 1 comment để mình có động lực đăng tiếp lần sau nhé.
Ngoài ra mình còn có phần mềm hỗ trợ NĐT lọc cổ phiếu tốt hiệu quả link đăng ký hoàn toàn miễn phí mình để ở mục Chữ Ký nhé

1. Loại chứng khoán đầu tiên chúng ta không nên mua là Chứng khoán có dấu hiệu đầu cơ làm giá. Với loại này, các doanh nghiệp thường kinh doanh không hiệu quả. Nguyên nhân đến từ việc lãnh đạo doanh nghiệp chỉ quan tâm đến giá cổ phiếu mà bỏ bê kinh doanh.
Đạo đức lãnh đạo của những doanh nghiệp này cũng rất tệ, không quan tâm đến cổ đông. Để cho đội lái làm trò hoặc hợp tác với đội lái thao túng giá cổ phiếu của doanh nghiệp, hay nói cách khác là in giấy bán lấy tiền. Bởi đội lái luôn nắm cuộc chơi trong tay. Họ biết khi nào bạn mua, khi nào bạn bán. Và khi họ nắm đằng chuôi, thì bạn tất nhiên đang nắm phần còn lại của một con dao, cũng như nắm chắc thua lỗ.
Để nhận diện dạng cổ phiếu này, các bạn sẽ thấy chúng thường có dạng đồ thị lên xuống rất kinh khủng. Giá có thể tăng dựng đứng trong thời gian ngắn. Và tất nhiên, vì không có gì tăng mãi được nên giá sẽ giảm, cũng trong thời gian rất ngắn. Chính vì vậy, các bạn hãy tránh xa những loại cổ phiếu này, vì sớm muộn cũng sẽ mất tiền mà thôi.
Tiêu biểu cho loại chứng khoán này, chính là họ FLC của nhà đầu tư đại tài Van Quietz, hay họ Đất X…nh của anh Lươn Tris Dragon.

  1. Loại chứng khoán thứ 2 mà chúng ta nên tránh là chứng khoán nhiều năm chỉ chia cổ tức bằng cổ phiếu
    Bạn thử nghĩ xem, vì sao doanh nghiệp này không chịu chia cổ tức bằng tiền mặt? do doanh nghiệp thua lỗ, do không có khả năng thanh toán, do không sẵn tiền mặt, hay do ban lãnh đạo cố tình giữ lại? Dù vì lý do gì thì có vẻ cũng đều không ổn cả. Về bản chất, các bạn góp vốn bằng tiền mặt, thì nên nhận cổ tức bằng tiền mặt.
    Hơn nữa, nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu, nguồn cung tăng, số lượng cổ phiếu lưu hành tăng, nếu kết quả kinh doanh không tăng trưởng tương ứng, thì ngay lập tức giá sẽ điều chỉnh tương ứng. Đây là trường hợp nhận cổ tức mà chỉ thấy tức.
    Ở Mỹ có quỹ Bershire Hathaway của Warren Buffett, liên tục trong nhiều năm liền, không chia cổ tức bằng cổ phiếu, không chia tách cổ phiếu. Bởi vì họ muốn giữ giá trị cổ phiếu của họ, tránh hiện tượng đầu cơ làm giá khi giá cổ phiếu bị điều chỉnh tương ứng trên thị trường. Đó là lý do vì sao, trong suốt nhiều năm liền, kể cả khi các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm, thì giá trị cổ phiếu của Bershire Hathaway vẫn giữ giá và liên tục tăng trưởng, đến mức giá hiện tại là 415.000 đô/cp.

  2. Loại thứ 3 chúng ta nên tránh, đó là chứng khoán của các công ty có lục đục, tranh chấp nội bộ.
    Vì sao lại vậy? Thứ nhất, là do Hoạt động kinh doanh của các công ty này bị đình trệ, gián đoạn do các lãnh đạo phải lo nghĩ giành giật quyền lợi. Họ còn đâu thời gian mà quan tâm đến lợi ích của các cổ đông nhỏ. Thứ hai, việc kiện tụng, tranh chấp khiến hình ảnh công ty xấu đi. Từ đó uy tín giảm sút trong mắt khách hàng, trong mắt chủ nợ và nhà cung cấp. Kết quả kinh doanh của các công ty này thường đi xuống rất mạnh hoặc khó tăng trưởng cho đến khi tranh chấp giải quyết xong. Do vậy, cổ phiếu của các công ty này chúng ta không nên tham gia.

  3. Thứ tư: chứng khoán trong ngành tụt hậu.
    Đầu tư vào những công ty này, cũng như bạn đang đầu tư vào 1 doanh nghiệp cố gắng đi ngược chiều vậy. Tài như Khổng Minh còn phải chờ Gió Đông, nên việc cố gắng vùng vẫy khi không gặp thiên thời là việc cực kỳ khó khăn, thậm chí là bất khả thi. Một số ví dụ các bạn có thể để ý trên thị trường chứng khoán Việt Nam là dòng cổ phiếu Sông Đà – chuyên xây dựng thủy điện. Nhưng hiện nay, ở Việt Nam gần như không còn vị trí nào để xây thủy điện nữa. Hay như dòng Vinaconex, rất đình đám giai đoạn 2009 – 2010, tuy nhiên, khi kinh tế mở cửa, cơ chế chỉ định thầu không còn nữa, các doanh nghiệp tư nhân phát triển rất mạnh nên chúng ta chỉ còn thấy Vinaconex đi lùi. Kể cả trong giai đoạn 2020 – 2021 toàn thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng, thì riêng Vinaconex vẫn chỉ lình xình bò ngang. Hoặc những công ty khoáng sản, chỉ tập trung vào việc khai thác khoáng sản thô đem bán cũng rơi vào kịch bản tương tự.

  4. Loại tiếp theo chúng ta nên tránh là chứng khoán có thanh khoản thấp.
    Thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi thành tiền, đo lường bằng khối lượng giao dịch của chứng khoán mỗi phiên. Nếu thanh khoản kém, khi muốn bán chuyển đổi thành tiền rất khó khăn, thường phải bán với giá rất thấp. Thêm vào đó, Gần như toàn bộ cổ phiếu có thanh khoản thấp nằm trong một nhóm cổ đông lớn. Do đó các cổ đông nhỏ lẻ sẽ không được quan tâm, thậm chí gặp bất lợi khi nhóm cổ đông lớn trên đột ngột quyết định mua bán cổ phiếu, gây biến động lớn đến giá.

  5. Thứ 6 chúng ta không nên đầu tư vào các loại chứng khoán có thị giá thấp.
    Trên thực tế có những nhà đầu tư thích đầu tư vào cổ phiếu thị giá thấp, vì khi đó họ có cảm giác đang mua được nhiều cổ phiếu. Tuy nhiên, họ không biết rằng theo quy định hiện hành, cổ phiếu khi mới phát hành có mệnh giá tối thiểu là 10.000 đồng. Nếu một mã cổ phiếu, sau một thời gian niêm yết, giá lại còn thấp hơn mệnh giá tối thiểu, thì chỉ có 1 trong 2 trường hợp xảy ra: Hoặc công ty đang làm ăn không hiệu quả, chuẩn bị phá sản đến nơi. Hoặc cổ phiếu đó đã bị làm giá và xả hàng xong, không còn giá trị gì nữa nên chính đội nhóm phát hành, đội lái còn bỏ đó, chờ những nhà đầu tư tấm chiếu mới nhặt vào. Hãy nhớ một điều đơn giản nhưng luôn đúng: ngon bổ thì không có giá rẻ.

  6. Loại cổ phiếu cuối cùng chúng ta không nên dây dưa vào, là cổ phiếu của những công ty liên tục phát hành và tăng vốn.
    Chứng khoán liên tục phát hành và tăng vốn thường có dấu hiệu tăng vốn ảo, do nguồn tiền thu về từ kinh doanh không hiệu quả. Chứng khoán liên tục phát hành và tăng vốn làm EPS càng ngày càng giảm. Nếu hiệu quả kinh doanh, nguồn tiền thu về tăng trưởng không tương ứng với tốc độ pha loãng cổ phiếu sẽ khiến thị giá cổ phiếu cũng càng ngày càng giảm, không hấp dẫn các nhà đầu tư lớn. Chứng khoán liên tục phát hành và tăng vốn cũng thường có ban lãnh đạo có đạo đức kém, không quan tâm đến lợi ích cổ đông mà chỉ muốn lấy tiền từ cổ đông.
    Trên đây là 7 loại chứng khoán tuyệt đối không nên mua hoặc lỡ mua rồi thì hãy bán nhanh càng sớm càng tốt. Hy vọng các bạn không đang là cổ đông bất đắc dĩ của một trong những loại chứng khoán này.

:innocent:

:smile:

dòng đầu cơ thì vẫn có thể chơi dc nhưng fai hiểu dc cách đánh của lái :sweat_smile:

Viết rõ nhiều nhưng trình độ thì tôi ko đề cao.

1 Likes