Nếu siết bds là một sai lầm cực kỳ lớn của nhà nước

|23.5.2022| NẾU SIẾT BẤT ĐỘNG SẢN LÀ MỘT SAI LẦM CỰC KỲ TO LỚN CỦA NHÀ NƯỚC

Đường lối chính sách của nhà nước ta luôn là mang lại ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Cũng vì đó mà khi giá nhà đất tăng cao vượt quá thu nhập của đại bộ phận người dân thì nhà nước lập tức có những chấn chỉnh để hạ nhiệt nó với hy vọng đưa giá bất động sản “gần gũi” hơn với thu nhập của người dân, tư tưởng đó là hoàn toàn hợp lý nhưng cách xử lý nó không dựa trên cơ sở kinh tế thị trường mà dựa trên lý trí con người, điều đó sẽ dẫn đến những hệ quả vô cùng to lớn đối với nền kinh tế.

Dịch bệnh covid kéo dài trong năm 2020 đến nay làm cho nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng và để tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế nhà nước đưa ra các gói kích thích, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn, không khó để nhận ra mục tiêu của nhà nước là đưa dòng tiền vào để hỗ trợ sản xuất chứ không phải dòng tiền lại chảy vào các lĩnh vực không tạo nên giá trị. Tuy nhiên từ “giá trị” ở đây lại không được hiểu đúng. Cứ chảy vào đất là đầu cơ, không có giá trị còn chạy vào sản xuất mới là chảy vào chỗ có giá trị ?

Một công xưởng của thế giới là Trung Quốc mà bất động sản vẫn là lĩnh vực tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong nền kinh tế thì thử hỏi tại Việt Nam nếu bóp nghẹt bất động sản thì nền kinh tế sẽ đi về đâu ? Trong khi GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu của các công ty FDI thì nội tại hiện nay của nước ta không nhờ vào sự tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản thì dựa vào cái gì đây ?

Có nhiều người cho rằng giá bất động sản cao quá vượt quá khả năng của đại bộ phận người dân nhưng chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: Số nhiều trong số những người không đủ khả năng mua nhà ở các thành phố lớn đều là những người tạo nên giá trị rất thấp, khi anh đã tạo nên giá trị thấp cho xã hội mà anh đòi hỏi cái nhận được có giá trị cao hơn khả năng liệu có xứng đáng hay không ? Hãy để giá của bất động sản nó tự điều chỉnh theo cung cầu. Khi một thứ vượt quá thì thị trường nó sẽ tự điều chỉnh, việc của nhà nước là đảm bảo an toàn cho các khoản vay về bất động sản để an toàn cho hệ thống ngân hàng, tài chính, tránh việc cho vay mua nhà giống với nước Mỹ năm 2008. Chứ không phải thô bạo điều chỉnh theo lý trí con người.

Hơn nữa lý do sâu xa của việc tăng giá bất động sản không phải nằm ở sự đầu cơ mà nằm ở việc chính phủ các nước trên thế giới bơm ra rất nhiều tiền, khiến cho giá bất động sản ở phần lớn các nước đều tăng chứ không riêng gì Việt Nam, khi tiền quá nhiều mà không có thứ gì hấp thụ được hết lượng tiền đó thì đồng nghĩa với việc lạm phát tăng phi mã, nên khi bất động sản nó hấp thụ được thì hãy để cho nó hấp thụ.

Khi anh một mặt bơm tiền để hỗ trợ và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, mặt khác lại bóp nghẹt động lực quan trọng nhất là bất động sản trong sự tăng trưởng của GDP thì thử hỏi cái mặt bơm tiền kích thích nền kinh tế kia có mấy tác dụng hay là không ?

Dòng tiền hướng vào sản xuất là đúng nhưng với một doanh nghiệp cần phục hồi thay vì mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhà máy thì thực sự vốn cần không đáng bao nhiêu cả. Hầu hết các công ty khi có đơn hàng thì đều nhận được tiền đặt trước, hoặc ít lắm thì nhận được thanh toán ngay sau khi giao hàng, như vậy thì hỏi vốn cần để nhập nguyên liệu có cần nhiều hay là không ? Các doanh nghiệp cần vốn nhiều nhất lúc xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng chứ phục hồi thì sự hấp thụ dòng vốn cho sản xuất kinh doanh là không đáng kể.

Nhiều người cho rằng dòng tiền chảy vào bất động sản là đầu cơ không tạo nên giá trị là một quan điểm cực kỳ sài lầm, nó chỉ đầu cơ và không tạo nên giá trị khi nó chảy không đúng chỗ mà thôi. Còn nếu chảy vào đúng chỗ thì nó lại là một động lực cực kỳ to lớn đóng góp cho nền kinh tế khi mà đi cùng với bất động sản là xây dựng, là sắt thép, xi măng, là lao động và biết bao nhiêu ngành nghề ăn theo khác.

Hãy lấy Trung Quốc là bài học, sau khi siết bất động sản một thời gian thì không những giá nhà không giảm được bao nhiêu mà nó còn dẫn đến sự đình trệ của nền kinh tế, kinh tế tăng trưởng chậm lại và giờ đây lại ra sức hô hấp cho bất động sản khi mọi thứ gần như đã quá trễ. Khi mà phần lớn các doanh nghiệp bất động sản thay vì bị suy yếu thì đã ở trong tình trạng”hấp hối”.

4 Likes

k siết thì có thể xuaát hiện bong bóng vỡ bất kỳ lúc nào kéo theo toàn hện thống đổ vơx

Bong bóng chỉ xảy ra khi cung vượt quá cầu mà thôi. Một khi nguồn cung ít như hiện nay thì không bao giờ có chuyện bong bóng.

mỗi năm bọn bank mõm bẹ và bọn nhà béo hô siết mấy lần còn dì? :laughing:

khi giá quá cao thì k có giao dịch cũng xuất hiện

Khi giá cao quá thì thị trường nó phải tự điều chỉnh, các công ty bất động sản khi xây xong nhà cần phải bán ra để quay vòng vốn chứ không phải xây xong rồi giữ cho mình.

1 Likes

Mọi năm khác, năm nay là chính sách kèm theo. Nhưng trong điều kiện hiện nay nó là sai lầm.

chính nào đất cũng ngon.vững.lạm phát quá cao.chỉnh mấy năm phải qua đỉnh.

ck muốn xh hoá giống đất.bớt in giấy đi.nắn tiền củ khoai. :laughing:

cứ ngĩ đập đất.đập cổ đất là tiền nhẩy vào sx.bank.dầu ảo.hâm tỉ độ dòi. :laughing:

1 Likes

Không hiểu bác lấy đâu ra dữ liệu bảo trung quốc sai lầm khi siết bds, trung quốc mà không siết thì cái quả bom nguyên tử đó nổ tan nửa quả địa cầu này rồi.
BĐS ở tàu nóng tới mức mà toàn thành phố ma, chứ đừng nói khu đô thị ma nhé. Nguồn cung của nhà phát triển và dòng tiền đầu cơ vào bđs quá lớn thế nên trung quốc mới phải ra tay, may cho trung quốc là do thặng dư của dân số lớn, nghĩa là nhu cầu rất lớn nên khi xì chỉ có tay nào ôm nhiều nhà nhất là chết, mấy tay khác vẫn có đường bán được nhà với giá thấp hơn.
Còn việt nam bđs khoing thể trở thành trụ cột của phát triển nền kinh tế được, phải lấy sx, công nghiệp, công nghệ sáng tạo làm động lực tăng trưởng. Mà muốn mấy cái đó phát triển thì phải có bệ phóng, bệ phóng là gì là cơ sở hạ tầng chiến lược, bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng cntt, hạ tầng chuyển đổi số… Chính vì vậy gói kích cầu kinh tế lần này mới nắn dòng vốn vào sx kinh doanh và tập chung xây dựng hạ tầng chiến lược để lấy làm bệ đỡ cho tăng trưởng trong tương lai nhé.

Việc của nhà nước là nắm nó vào đúng chỗ. Ví dụ như thay vì ngân hàng cho vay 70% thì chỉ cho vay 50% thôi. Như vậy những người có tài chính mạnh mới đủ điều kiện để vay sẽ làm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Còn nhà ma hay không nhà ma thì các công ty phát triển BDS phải chịu khi họ không bán được họ chịu rủi ro. Nhiệm vụ của ngân hàng là đánh giá đúng dự án cấp vốn vào nơi cần cấp. Còn 1 khi đã bóp nghẹt bất động sản thì đồng nghĩa với cả nền kinh tế chịu rủi ro.

Với bạn nói cứ như thể là muốn cái gì là làm được ngay không bằng ấy. Công xưởng của thế giới mà động lực phát triển kinh tế còn đang nhờ ở BDS. Việt Nam muốn nền kinh tế dựa vào sản xuất và công nghệ… cần thời gian rất dài nữa và chỉ khi nền kinh tế đã phát triển đến mức cao rồi (phải có đủ nguồn lực), chứ không phải như hiện nay.

Nay thấy thông báo trên vtv1 siết bđs đó.

ko trụ cột nhưng mà bóp nghẹt thì cũng hiệu ứng domino, các ngành ăn theo bds cũng xác định đứt luôn và gdp thì đừng mong đạt đc 1/2 mục tiêu

Thấy đang có hiệu ứng rồi đo