[News] Bất động sản....Khu công nghiệp cập nhật mới nhất

, , , , , ,

Đây là một topic với những tin nóng hổi về Bất động sản…nhưng là BĐS Khu công nghiệp nhé :grin:

Hút vốn ngoại, bất động sản công nghiệp nhiều cơ hội mới

Hút vốn ngoại, bất động sản công nghiệp nhiều cơ hội mới

Thị trường bất động sản công nghiệp ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Cùng đó, dòng tiền FDI liên tục đổ vào các dự án công nghiệp mới làm cho phân khúc này trở nên nổi bật.

Theo báo cáo quý I/2022 của JLL về thị trường bất động sản, việc các đường bay quốc tế đến Việt Nam được khôi phục đã mang đến những tín hiệu tích cực cho thị trường công nghiệp đầu năm 2022. Các dự án được dự báo sẽ gia nhập thị trường đã chính thức được đi vào hoạt động, giúp nguồn cung đất khu công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn tăng trưởng đáng kể trong quý I/2022, lần lượt đạt mức 26.724 ha và 3,8 triệu m2.

Nổi bật, khu công nghiệp VSIP 3 tại Bình Dương đã tổ chức lễ khởi công và khu công nghiệp công nghệ cao Amata Long Thành, Đồng Nai được nhận quyết định cho thuê đất. Bên cạnh đó, ngoài việc hoàn thành xây dựng của các dự án hiện hữu, thị trường nhà xưởng xây sẵn còn ghi nhận hai dự án mới khởi công của khu công nghiệp Việt Nam tại khu công nghiệp Phú An Thạnh, Long An và Frasers Property tại khu công nghiệp Bình Dương. Các dự án này ước tính sẽ cung cấp cho thị trường hơn 85.000 m2 nhà xưởng xây sẵn vào cuối năm 2022.

Mặc dù có sự gia tăng nguồn cung mới vào thị trường đất khu công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn, nhưng tỷ lệ lấp đầy trong quý I/2022 chỉ thay đổi nhẹ, lần lượt ở mức 85% và 89%. Điều này cho thấy nhu cầu thuê đất và nhà xưởng vẫn đang tăng cao hậu đại dịch. Thị trường khu công nghiệp ở Bình Dương và Long An tiếp tục là điểm sáng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tiêu biểu là khu công nghiệp VSIP 3, mặc dù mới khởi công nhưng đến nay đã có hơn 30 tập đoàn & công ty quan tâm tìm hiểu phát triển sản xuất, tương đương 175 ha đất công nghiệp. Long An cũng đón nhận dự án đầu tư nhà máy trị giá hơn 136 triệu USD của Coca Cola ở khu công nghiệp Phú An Thạnh và hai dự án Nhà kho xây sẵn đầu tiên của BWID tại khu công nghiệp Xuyên Á & Vĩnh Lộc 2.

Hút vốn ngoại, bất động sản công nghiệp nhiều cơ hội mới - Ảnh 1.

Trong quý này, đất khu công nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh mẽ và thiết lập đỉnh giá trung bình mới là 120 USD/m2/chu kỳ thuê (tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước) nhờ vào làn sóng đầu tư FDI mới đổ vào Việt Nam sau khi Việt Nam được tái mở cửa, và nhu cầu mở rộng sản xuất của những doanh nghiệp hiện hữu. Mặt khác, trong bối cảnh thị trường nhà xưởng xây sẵn đang nổi lên với lượng cung tăng đáng kể, giá thuê tương đối ổn định ở mức trung bình 4,8 USD/m2/tháng cho toàn khu vực, chỉ tăng 0,93% so với quý IV/2021.

Xu hướng khu công nghiệp thông minh, nhà xưởng xây sẵn dịch chuyển sang quy mô lớn Bên cạnh các yếu tố về giá cả và vị trí, sự xuất hiện của những mô hình khu công nghiệp phát triển xanh và ứng dụng công nghệ trong việc quản lý vận hành được dự đoán là những lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trong tương lai. Thị trường nhà xưởng xây sẵn có bước dịch chuyển sang quy mô lớn hơn để đón bắt nhu cầu của khách thuê, nhất là những khách ngoại lựa chọn đặt nền móng hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam nhưng muốn tiết kiệm thời gian, chi phí và nhanh chóng đi vào hoạt động. Do quỹ đất công nghiệp đang ngày càng hạn chế, nhà xưởng xây sẵn nhiều tầng đang được xem là giải pháp trong tương lai gần cho các nhà đầu tư giúp mở rộng không gian và tăng hiệu quả sử dụng đất.

Tại miền Bắc, thị trường đất Khu công nghiệp có thêm nguồn cung mới Sự kiện khởi công khu công nghiệp Thuận Thành I, Bắc Ninh đã đem lại tín hiệu tích cực cho thị trường ngay trong quý đầu năm mới, bổ sung thêm 160 ha đất cho thuê và nâng tổng diện tích quỹ đất công nghiệp tại miền Bắc lên hơn 10.024 ha. Trong khi đó, thị trường nhà xưởng xây sẵn trong quý I/2022 không ghi nhận nguồn cung mới, tổng nguồn cung tại khu vực miền Bắc vẫn ổn định ở mức 2,2 triệu m2.

Tỷ lệ lấp đầy ở khu vực miền Bắc giữ vững trên 80% quý I/2022 tiếp tục ghi nhận ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất khi số ca nhiễm tăng mạnh ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, nhờ việc thích ứng linh hoạt với dịch bệnh của các doanh nghiệp và các địa phương, sản xuất công nghiệp trong quý vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Dòng vốn FDI chảy vào bất động sản khu công nghiệp và hoạt động sản xuất ở phía Bắc vẫn thể hiện mức tăng trưởng mạnh mẽ. Nổi bật là các dự án VSIP Bắc Ninh tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD và dự án nhà máy chế tạo của Tập đoàn Goertek tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh tăng vốn gần 306 triệu USD. Tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp phía Bắc trong quý này duy trì ở mức 80%, tăng nhanh so với mức 75% cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ lấp đầy nhà xưởng xây sẵn cũng tiếp tục ở mức cao, đạt 98%.

Giá đất công nghiệp trung bình trong quý I/2022 đạt 109 USD/m2/chu kỳ thuê, giảm nhẹ so với quý trước do giá thuê ưu đãi hơn tại một số khu công nghiệp ở vị trí kém thuận lợi và muốn đẩy nhanh tốc độ lấp đầy, nhưng vẫn giữ đà tăng nhanh với mức tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá thuê nhà xưởng xây sẵn không đổi theo quý, đạt mức 4,7 USD/m2/tháng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hút vốn ngoại, bất động sản công nghiệp nhiều cơ hội mới - Ảnh 2.

Thị trường tiếp tục sôi động với nhiều dự án mới Năm 2022, việc mở cửa đường bay và áp dụng hộ chiếu vaccine để phục hồi nền kinh tế cùng với các nỗ lực thu hút đầu tư từ các địa phương, thị trường công nghiệp phía Bắc được dự đoán sẽ tiếp tục là lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn cung trong năm 2022 hứa hẹn sẽ dồi dào khi các tỉnh giáp Hà Nội đều có kế hoạch triển khai các khu công nghiệp trên địa bàn. Điển hình phải kể đến khu công nghiệp Xuân Cầu, Hải Phòng đã được Khu Kinh Tế Hải Phòng trao giấy chứng nhận đầu tư. Cùng lúc, các khu công nghiệp Bình Giang 2, Thanh Hà và Kim Thành đã được bổ sung vào quy hoạch khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương. Tại Hưng Yên, khu công nghiệp số 5 đã được phê duyệt quy hoạch 1/500. Ở thị trường nhà xưởng xây sẵn, một số dự án nổi bật dự kiến sẽ ra mắt thị trường trong năm nay như Khu Nhà kho và nhà xưởng xây sẵn giai đoạn 1 của liên doanh KTG-BKIM tại khu công nghiệp Yên Phong II-C, khu nhà xưởng xây sẵn GD.3 của BW Industrial tại VSIP Hải Dương sẽ bổ sung vào nguồn cung nhà xưởng xây sẵn hiện còn đang hạn chế.

Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, so với các nước lân cận trong khu vực, Việt Nam đang ở một vị thế khá thuận lợi trong thu hút FDI. Giá bất động sản công nghiệp vẫn tương đối phải chăng nếu đặt lên bàn cân với các nước khác như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, hay Ấn Độ.

“Chúng tôi nhận thấy nhiều dự án mới đang được bổ sung vào nguồn cung tương lai. Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đất đai. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, vấn đề nằm tại lực lượng lao động, bao gồm chất lượng tay nghề, môi trường làm việc và phúc lợi xã hội. Với nhiều cơ hội việc làm và phát triển, giá nhân công tại Việt Nam ở mức tương đối trong khu vực. Hơn thế nữa, vì khung pháp lý tương đối đơn giản, các doanh nghiệp cũng cảm thấy thoải mái khi đầu tư vào và làm việc tại Việt Nam”, ông Matthew Powell nhận xét

Việc các doanh nghiệp có danh tiếng lựa chọn Việt Nam là điểm đến chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng vốn FDI, đồng thời, làm tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh những tập đoàn lớn, Việt Nam cũng thu hút vốn FDI từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, hậu cần. Thị trường vẫn được đánh giá khả quan, với nhiều tiềm năng rất lớn, có cơ hội thu hút nhiều ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao.

Làn sóng vốn FDI đổ bộ, thay đổi để đón 'đại bàng

Trong nhiều thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần thì thông tin tích cực về vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được báo chí phản ánh rõ.

8 tháng năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài “rót” gần 16,8 tỷ USD vào Việt Nam

Báo điện tử Quân đội nhân dân đã cập nhật số liệu về đầu tư nước ngoài 8 tháng đầu năm nay. Theo đó, thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 20/8/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 16,8 tỷ USD.

Tuy vốn đầu tư đăng ký mới này giảm (bằng 87,7% so với cùng kỳ năm 2021) nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 10,7 tỷ USD.

Có thể thấy lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo còn có sức hấp dẫn đối với những tập đoàn công nghiệp lớn, có tầm ảnh hưởng trên thế giới như: Samsung, LG, Canon, Honda, Toyota… vì các tập đoàn này liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam sau một thời gian đầu tư và hoạt động hiệu quả.

Làn sóng vốn FDI đổ bộ, thay đổi để đón đại bàng - Ảnh 1.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có sức hấp dẫn đối với những tập đoàn công nghiệp lớn. Ảnh minh họa.

Không những vậy, mới đây còn có thông tin về việc Apple có kế hoạch sản xuất đồng hồ thông minh Apple Watch và máy tính MacBook ở Việt Nam. Tờ Nikkei Asia là tờ báo đầu tiên đưa thông tin này và gọi đây là bước tiến có lợi cho Việt Nam.

Một trong hai đối tác sẽ hỗ trợ Apple bắt đầu sản xuất thử nghiệm Apple Watch tại nhà máy đặt ở miền Bắc Việt Nam là Luxshare. Đáng chú ý, theo báo Tuổi trẻ trích lời lãnh đạo của ngân hàng Kasikorn Kbank Thái Lan cũng cho biết, họ nhận thấy một xu hướng các khách hàng của họ, không chỉ là khách hàng Thái Lan, mà cả khách hàng đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng di dời hoạt động kinh doanh và Việt Nam là một trong những điểm đến nổi bật.

Vốn FDI đổ bộ vào Việt Nam

Bức tranh thu hút đầu tư nước ngoài hiện đang rất tích cực. Thậm chí, theo như đánh giá của báo Sài gòn giải phóng thì dòng vốn này đang đổ bộ vào Việt Nam. Minh chứng là chỉ tính từ tháng 6 cho tới nay đã có hơn 1.000 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ tìm kiếm cơ hội mở rộng thị phần, đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Ví dụ như tập đoàn Aeon Mall cho biết, từ nay đến 2025 sẽ nâng số lượng chuỗi hệ thống bán lẻ lên 100 siêu thị, 16 trung tâm mua sắm.

Khảo sát của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1 - 2 năm tới là 55,3%.

Dù dòng vốn đổ vào ồ ạt như vậy nhưng bài viết cũng nêu rõ TP Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương thu hút FDI một cách chọn lọc, theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Đây cũng là chủ trương ở tầm quốc gia, hay nói cách khác là không thu hút đầu tư bằng mọi giá.

Làn sóng vốn FDI đổ bộ, thay đổi để đón đại bàng - Ảnh 2.

Bức tranh thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện đang rất tích cực. Ảnh minh họa.

Có thể nói là hiện nay Việt Nam có nhiều cơ hội đến đón làn sóng FDI quy mô lớn đang tiến vào Việt Nam. Đó là do Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh, có các lợi thế về nhân lực và thị trường nội địa và gần đây chúng ta cũng quyết tâm đầu tư lớn cho hệ thống hạ tầng giao thông. Đây là điểm cộng lớn trong con mắt nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo báo Đầu tư đánh giá, dòng vốn đầu tư không tự dưng đến mà phụ thuộc rất lớn vào phản ứng chính sách, vào sự sẵn sàng chuẩn bị của Việt Nam, bao gồm cả đất đai, nguồn nhân lực, hạ tầng… hay việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Còn rất nhiều việc phải làm để thực sự đón sóng FDI .

Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch, do đó việc có được những dòng vốn của các tập đoàn lớn đến Việt Nam, nếu biết tận dụng sẽ tạo ra được một cú huých lớn cho sự bật lên của nền kinh tế.

Do đó, theo các chuyên gia, cần đưa ra các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cân đối, hợp lý giữa các vùng miền. Đặc biệt cần đưa ra các chính sách thay thế dần các chính sách thu hút đầu tư hiện nay khai thác lợi thế cạnh tranh truyền thống đang dần không còn phù hợp với lợi thế hiện nay. Bên cạnh đó, cần tạo sự kết nối lan tỏa, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế trong nước.

5 thành phố trực thuộc Trung ương hút bao nhiêu vốn FDI trong 9 tháng đầu năm 2022

5 thành phố trực thuộc Trung ương hút bao nhiêu vốn FDI trong 9 tháng đầu năm 2022?

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/9/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18,7 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, TP. HCM hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhất với gần 3 tỷ USD.

TP. HCM

Theo Báo cáo của Cục Thống kê TP. HCM, từ ngày 01/01/2022 đến ngày 20/9/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố đạt 2,97 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ.

Cụ thể, số dự án cấp mới đạt 567 dự án với vốn đăng ký đạt 348,0 triệu USD, giảm 7,6% về vốn so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động thông tin và truyền thông có 126 dự án với vốn đăng ký đạt 134,2 triệu USD, chiếm 38,6% vốn đăng ký cấp mới. Tiếp theo là hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 217 dự án với vốn đăng ký đạt 106,3 triệu USD, chiếm 30,5%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 142 dự án với vốn đăng ký đạt 32 triệu USD, chiếm 9,2%.

Ngoài ra, TP. HCM có 114 dự án điều chỉnh vốn đăng ký với số vốn tăng 1,49 tỷ USD và 1.797 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần góp với với tổng vốn đạt 1,13 tỷ USD.

Xét theo đối tác đầu tư, Singapore dẫn đầu với 97 dự án, vốn đăng ký đạt 121,8 triệu USD, chiếm đến 35,0% vốn đăng ký cấp mới. Kế đến là Nhật Bản với 60 dự án, vốn đăng ký 60,2 triệu USD, chiếm 17,3%, Hàn Quốc với 81 dự án, vốn đăng ký đạt 47,1 triệu USD, chiếm 13,5%.

Số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn thành phố đến ngày 20/9/2022 là 11.007 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 55,45 tỷ USD.

Hà Nội

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong tháng 9/2022, TP. Hà Nội thu hút được 169,4 triệu USD vốn FDI. Trong đó có 20 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 10,1 triệu USD; có 12 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt 140,3 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 15 lượt, đạt 19 triệu USD.

Tính chung 9 tháng năm 2022, toàn thành phố thu hút hơn 1 tỷ USD vốn FDI, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đăng ký cấp mới 262 dự án với số vốn đạt 183 triệu USD (tăng 6,5% số dự án và tăng 12,5% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021). Ngoài ra, có 141 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 336 triệu USD và 286 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với số vốn đạt 500 triệu USD.

5 thành phố trực thuộc Trung ương hút bao nhiêu vốn FDI trong 9 tháng đầu năm 2022? - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng hợp từ Cục Thống kê các địa phương

Hải Phòng

Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội của Cục Thống kê Hải Phòng, từ đầu năm đến 15/9/2022, toàn thành phố có 56 dự án cấp mới đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đầu tư đạt 787,76 triệu USD. Trong đó, tổng cấp mới và tăng vốn toàn thành phố có 85 dự án, vốn đầu tư đạt 1,24 tỷ USD.

Điển hình là dự án 3 nhà máy của tập đoàn LG tại Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở dự án LG Display với nhà máy H3 đang xây dựng và dự kiến hoàn thành trong quý I/2023. Ngoài ra, một số dự án nước ngoài đang được đầu tư với giá trị lớn trong quý II/2022 và dự tính quý III/2022 như: Công ty TNHH Regina Miracle Internation Việt Nam thực hiện giá trị trên 1,3 nghìn tỷ đồng; Công ty TNHH LG Electronic Việt Nam Hải Phòng thực hiện giá trị trên 700 tỷ đồng; Công ty TNHH Dongdo Electronics Hải Phòng thực hiện hơn 500 tỷ đồng…

Đà Nẵng

Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2022 của Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, trong 9 tháng đầu năm, thành phố Đà Nẵng thu hút 129,13 triệu USD, bằng 79,4% cùng kỳ. Trong đó, dự án cấp mới là 35 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 68,23 triệu USD, bằng 45,7% so với cùng kỳ năm 2021 và 25 dự án có điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm 4,1 triệu USD.

Về góp vốn mua cổ phần, có 37 lượt nhà đầu tư với tổng giá trị vốn góp đạt 56,813 triệu USD, gấp 16,8 lần cùng kỳ năm 2021(cùng kỳ năm 2021 có 40 lượt nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua phần vốn góp, góp vốn trong tổ chức kinh tế với giá trị đạt 3,382 triệu USD).

Lũy kế đến 15/9/2022, trên địa bàn thành phố có 942 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.06 tỷ USD.

Cần Thơ

Theo Cục Thống kê Cần Thơ, trong tháng 9/2022, thành phố cấp mới 1 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 12,82 triệu USD.

Lũy kế 9 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Cần Thơ đạt 23,88 triệu USD. Trong đó, có 2 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký đạt 14,08 triệu USD; chấm dứt hoạt động 3 dự án với tổng vốn đăng ký 0,81 triệu USD.

Hiện tại trên địa bàn thành phố, còn 84 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2,07 tỷ USD, vốn thực hiện chiếm hơn 27% tổng vốn đăng ký.

Những nền kinh tế nào đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm 2022?

Những nền kinh tế nào đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm 2022?

Theo Báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2022 đã có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Tính đến 20/9/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt hơn 18,7 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Báo cáo cho biết, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021 và biến động địa - chính trị toàn cầu, song vốn điều chỉnh và GVMCP tăng lần lượt là 29,9% và 1,9%. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 9 tháng đầu năm 2022 đã có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam và Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,7 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 24,3% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt 1,45 tỷ USD với 173 dự án cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh đạt 2,42 tỷ USD và giá trị GVMCP đạt hơn 880 triệu USD.

Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ hai với tổng vốn đăng ký hơn 3,8 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư, giảm 2,38% so với cùng kỳ. Trong hơn 3,8 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc có hơn 749 triệu USD vốn đăng ký mới, 2,67 tỷ USD vốn điều chỉnh và gần 395 triệu USD giá trị GVMCP. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là quốc gia có số dự án cấp mới cao nhất với 290 dự án, chiếm 21% tổng số dự án đăng ký mới.

Những nền kinh tế nào đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm 2022? - Ảnh 1.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,9 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt hơn 927 triệu USD với 142 dự án mới.

Tiếp theo là Trung Quốc đại lục với tổng vốn đăng ký đạt 1,5 tỷ USD. Đây cũng là nơi có số dự án mới cao thứ 2 với 182 dự án, chiếm 13% tổng số dự án cấp mới.

Đan Mạch là đối tác đầu tư lớn thứ 5 của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với tổng số vốn đăng ký đạt 1,32 tỷ USD. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt 1,32 tỷ USD, cao nhất trong các đối tác đầu tư chỉ với 7 dự án mới, vốn đăng ký điều chỉnh đạt 56 triệu USD và giá trị GVMCP đạt 37 triệu USD.

Ngoài ra, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan, Mỹ, British Virgin Islands cũng nằm trong top 10 những nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022.

Tính lũy kế đến ngày 20/9/2022, cả nước có 35.725 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 431,56 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 267 tỷ USD, bằng 61,9% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Theo đối tác đầu tư, hiện có 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký trên 80,5 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư với hơn 9.400 dự án.

Singapore đứng thứ hai với hơn 70 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư với hơn 3.000 dự án. Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 với gần 5.000 dự án và tổng vốn đầu tư đạt gần 66,1 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư.

Apple, Google… chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam sẽ giúp hàng triệu người Việt trở nên giàu có hơn trong tương lai?

The Economist đánh giá, việc nhiều công ty công nghệ lên kế hoạch sản xuất ở Việt Nam có thể giúp kinh tế ở đây tăng trưởng cao hơn và giúp cho hàng triệu người Việt Nam trở nên giàu có hơn trong tương lai.

The Economist viết, kể từ khi Việt Nam mở cửa kinh tế, số lượng các sản phẩm với dòng chữ “Made in Vietnam” ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên thế giới, bằng 13 ngôn ngữ khác nhau. Kể từ năm 2000, GDP của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh hơn so với các quốc gia châu Á khác, trung bình 6,2% mỗi năm.

Theo đó, Việt Nam đã thu hút các công ty nước ngoài lớn, bắt đầu từ nhà sản xuất hàng may mặc như Nike và Adidas và giờ đây là sự bùng nổ trong lĩnh vực điện tử. Năm 2020, các mặt hàng điện tử chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tăng từ 14% vào năm 2010.

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ năm 2018 đã giúp Việt Nam hưởng lợi. Năm 2019, Việt Nam sản xuất gần một nửa trong tổng số 31 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ. Thêm vào đó, các hạn chế của Trung Quốc trước đại dịch Covid-19 và chi phí lao động tăng cao, đã khiến nhiều công ty lớn đang chuyển sang Việt Nam. Các nhà cung cấp lớn nhất của Apple như Foxconn và Pegatron, chuyên sản xuất AppleWatch, MacBook và các thiết bị khác, đang xây dựng các nhà máy lớn tại Việt Nam và có vẻ sẽ gia nhập hàng ngũ các nhà tuyển dụng lớn nhất của đất nước.

Bên cạnh đó, nhiều tên tuổi lớn khác cũng đang lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam như Dell và HP (máy tính xách tay), Google (điện thoại) và Microsoft (máy chơi game).

The Economist đánh giá, việc nhiều công ty công nghệ lên kế hoạch sản xuất ở Việt Nam có thể giúp kinh tế ở đây tăng trưởng cao hơn và giúp cho hàng triệu người Việt Nam trở nên giàu có hơn trong tương lai. Bằng cách chuyển từ sản xuất hàng may mặc giá rẻ sang hàng điện tử phức tạp đòi hỏi đầu tư và lao động có tay nghề cao, Chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ đạt mục tiêu GDP bình quân đầu người có thể vượt mức 18.000 USD vào năm 2045.

So với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đang sở hữu lực lượng lao động trẻ trung và năng động hơn. Không chỉ vậy, Việt Nam còn là thành viên của rất nhiều hiệp định thương mại tự do, cho phép tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, chẳng hạn như hơn 3.000 km đường bờ biển.

Tuy nhiên, The Economist nhận định, nếu so với Trung Quốc, các cơ sở sản xuất của Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Do đó các công ty nước ngoài rất khó để tìm mua các nguyên liệu sản xuất ở trong nước.

“Vẫn còn nhiều việc phải làm nếu lĩnh vực sản xuất của Việt Nam muốn tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu”, The Economist cho hay.

Nhà máy Hanpo Vina ở Bắc Ninh là một ví dụ. Đây là nhà cung cấp phụ tùng trong nước hiếm hoi cho Samung. Thế nhưng, theo chia sẻ của ông Tô Ngọc Phương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hanpo Vina, những phụ tùng mà doanh nghiệp tạo ra chỉ là một số trong những bộ phận đơn giản nhất trong điện thoại Galaxy của Samsung.

Đầu tư nước ngoài có thể giúp ích cho Việt Nam, nhưng sẽ cần thời gian để cho thấy kết quả. Năm tới, Samsung sẽ mở một cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội. Đồng thời, Samsung cũng đang xem xét việc thành lập các nhà máy bán dẫn trong nước.

Về yếu tố lao động, The Economist cho hay, lực lượng lao động ở Việt Nam rất dồi dào nhưng số lượng những nhà quản lý giỏi hay các kỹ thuật viên lành nghề lại vô cùng hiếm. Do đó, các chương trình đào tạo đại học và dạy nghề của Việt Nam cần phải được đẩy mạnh.

“Nếu Việt Nam muốn trở nên giàu có như Trung Quốc, hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam sẽ phải đầu tư không chỉ vào cơ sở hạ tầng mà còn cả lực lượng lao động”, The Economist nhấn mạnh.

Nguồn: The Economist

Lợi nhuận nhóm Bất động sản Khu công nghiệp có thể tăng trưởng gần 50% trong nửa cuối năm 2022

(Tổ Quốc) - Theo SSI Research, điều này nhờ vào nhu cầu đất công nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực khi nền kinh tế mở cửa cùng với việc giá thuê dự kiến tiếp tục tăng trung bình 8-20% so với cùng kỳ, tùy khu vực.

Trong báo cáo mới cập nhật, bộ phận phân tích Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) đưa ra kỳ vọng lợi nhuận sau thuế ngành Bất động sản Khu công nghiệp trong nửa cuối năm 2022 sẽ tăng trưởng 47,3% so với cùng kỳ. Điều này nhờ vào nhu cầu đất công nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực khi nền kinh tế mở cửa cùng với việc giá thuê dự kiến tiếp tục tăng trung bình 8-20% so với cùng kỳ, tùy khu vực.

Trong đó, lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (mã chứng khoán: BCM) dự kiến tăng 239% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ chuyển nhượng 18,9ha đất thương mại tại Thành phố mới Bình Dương cho CaptaLand. Lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty IDICO – CTCP (mã chứng khoán: IDC) cũng dự kiến tăng 266% so với cùng kỳ nhờ thay đổi phương pháp hạch toán từ ghi nhận đều sang ghi nhận một lần tại KCN Phú Mỹ mở rộng và cho thuê mới tại KCN Hựu Thạnh. Nếu thương vụ mua bán 30 ha tại Khu đô thị Tràng Cát thành công, lợi nhuận ròng của Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC) trong 6 tháng cuối năm 2022 dự kiến sẽ tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Xa hơn, SSI Research đánh giá nhu cầu thuê đất khu công nghiệp cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2023 do xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn tiếp tục. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút FDI cũng thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại đầu tư vào Việt Nam, có thể kể đến những chính sách ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu hoạt động, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo, và nhiều ưu đãi khác. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng trong thời gian tới như các dự án đường vành đai 3 và đường vành đai 4, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Dầu Giây - Phan Thiết, đường cao tốc Bắc - Nam, cảng Cái Mép Thị Vải và cảng Gemalink sẽ tạo ra kết nối thuận tiện hơn giữa các KCN.

Sang tới năm 2023, lợi nhuận ròng của các công ty phát triển KCN niêm yết dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 18% so với cùng kỳ khi tổng diện tích đất cho thuê tăng trưởng 10%/năm; kèm theo đó là giá thuê đất dự kiến sẽ tăng 8% tại các KCN phía Nam Việt Nam và 6% tại các KCN phía Bắc Việt Nam vào năm 2023.

Trong đó, LNST của KBC ước đạt 3.700 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) do các dự án hiện nay tiếp tục là nguồn thu chính, bên cạnh giai đoạn 3 của dự án KCN Tràng Duệ và các KCN tại Long An có thể bắt đầu tạo ra thu nhập. Lợi nhuận ròng của IDC ước đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ) chủ yếu do ghi nhận lợi nhuận từ các Khu cô

Tuy nhiên, SSI Research cũng lư ý về rủi ro liên quan đến tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh đều đã đạt trên 80%. Thời gian đền bù giải phóng mặt bằng chậm, dẫn đến nguồn cung đất ở các KCN còn lại ít, từ đó ảnh hưởng đến việc cho thuê với diện tích lớn.

Riêng với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (mã chứng khoán: BCM), với vị thế doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp với diện tích đất còn lại sẵn sàng cho thuê đạt 454,3 ha, SSI đưa ra quan điểm tích cực về kết quả kinh doanh thời gian tới của BCM. Đồng thời, nhờ vào diện tích đất thương phẩm lên đến 1.250 ha tại Thành phố mới Bình Dương và các khu dân cư Bàu Bàng, Mỹ Phước, thanh khoản của doanh nghiệp có teher được cải thiện và biên lợi nhuận duy trì mức cao hơn 43% kể từ năm 2022 khi áp dụng khung giá đất mới tại Bình Dương cho giai đoạn 2020-2024.

Cùng với đó, liên doanh VSIP, Warburg Pincus dự báo đem lại lợi nhuận tích cực nhờ nhu cầu thuê đất và nhà xưởng phục hồi trở lại từ 2022.

Còn với Tổng Công ty IDICO – CTCP (mã chứng khoán: IDC), SSI giả định giá thuê tại KCN Hựu Thạnh tăng lên mức 130 USD/m2/chu kỳ thuê cho năm 2021 và Phú Mỹ II lên 125 USD/m2/chu kỳ thuê, bổ sung khu công nghiệp mới quy hoạch và 90 ha đất khu dân cư vào mô hình định giá. Báo cáo đánh giá tích cực IDC với vị thế là một trong những nhà phát triển KCN lớn nhất Việt Nam với diện tích đất 875 ha, trong đó có 367,8 ha đất đã đầu tư hạ tầng sẵn sàng cho thuê, tập trung ở các khu vực Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Bình. Đồng thời, KCN Hựu Thạnh sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng của IDC trong 3-5 năm tới. IDC còn có kế hoạch phát triển quỹ đất 2.000 ha – 3.000 ha tại các tỉnh thành như Tiền Giang, Hải Phòng, Hưng Yên…, quỹ đất này được SSI Research kỳ vọng sẽ được bổ sung và cho thuê từ năm 2024 trở đi, giúp duy trì tăng trưởng sau khi KCN Hựu Thạnh dần lấp đầy

“Bất động sản công nghiệp sẽ tạo ra lối đi mới”

“Bất động sản công nghiệp sẽ tạo ra lối đi mới”

Có ý kiến cho rằng, bất động sản công nghiệp sẽ tạo lối đi mới với mô hình đô thị công nghiệp dịch vụ…

“Bất động sản công nghiệp sẽ tạo ra lối đi mới” - Ảnh 1.

Các khách mời thảo luận

Nhiều ý kiến được đưa ra nhằm tháo gỡ rào cản, khơi thông dòng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trong khuôn khổ Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2022 tuần qua tại TP.HCM.

Quy hoạch tỉnh sẽ giảm bớt thủ tục cho nhà đầu tư
Trước ý kiến thủ tục đầu tư bị kéo dài, có khi đến 1 năm, ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, việc lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư liên quan đến quy hoạch, khảo sát, hiện trạng, liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đồng thời, các nhà đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) đáp ứng yêu cầu vốn, kinh nghiệm.

Trong quá trình lập hồ sơ xin ý kiến các bộ ngành, liên quan vấn đề đất đai, quy hoạch xây dựng, nhà đầu tư cần chuẩn bị tốt năng lực tài chính, hồ sơ dự án đáp ứng yêu cầu cơ quan quản lý liên quan, đặc biệt nội dung liên quan đất đai. Với các dự án KCN thì quan trọng việc chuyển đổi đất lúa, đất rừng, các tài sản công trình công cộng. Do đó, việc thực hiện dự án hạ tầng KCN mất nhiều thời gian….

Thời gian tới, các bước quy hoạch tỉnh, điều tra, khảo sát xây dựng sẽ được thực hiện trước khi lập hồ sơ dự án KCN, do đó doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian chuẩn bị. Bên cạnh đó, chúng ta đã bỏ quy hoạch KCN, đưa vào quy hoạch tỉnh, góp phần giảm bớt thời gian cho nhà đầu tư.

Bất động sản công nghiệp sẽ tạo ra lối đi mới

Ông Hồ Chí Quang, Phó vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay, Bộ Xây dựng đang nhận nhiệm vụ xây dựng quy chuẩn khu công nghệ dịch vụ đô thị. Theo cá nhân ông được biết, hiện chưa có pháp luật, quy định cho một chủ đầu tư thực hiện một dự án khu đô thị kết hợp khu công nghiêp. Đầu tiên, phải xác định tính cộng sinh đô thị - công nghiệp và xác định tỷ lệ phần trăm đô thị và công nghiệp. Từ đó, cơ quan địa phương, cơ quan lập pháp mới đưa ra các quy định phù hợp.

“Tôi được biết TP.HCM đã đưa ra mô hình phù hợp là khu đô thị đàn hồi, cộng sinh, kết hợp vùng kinh tế xanh, nâu và đàn hồi nghĩa là có thể thu, co giãn với biến đổi khí hậu. Cuối cùng, có thể nói với vấn đề mới như này, chúng tôi cho rằng đô thị công nghiệp dịch vụ là bất động sản công nghiệp sẽ tạo ra lối đi mới cho toàn bộ dân cư Việt Nam”, ông Quang nói.

Như vậy, các nhà đầu tư có thể tài trợ, hỗ trợ các nhà khoa học để họ nghiên cứu và đưa ra được quy chuẩn, tiêu chuẩn. Ông Quang cảm thấy chưa có sự ưu đãi đầu tư thích hợp cho cộng đồng dân cư trong KCN này. Đối với nhà đầu tư và người dân, làm sao để mô hình KCN này giống như câu ca dao khu vực Nam Bộ “Tới đây thì ở lại đây/Bao giờ bén rễ xanh cây mới về”. Hy vọng người dân, nhà đầu tư hòa thuận, hưởng lợi, và tạo thành các cộng đồng lớn mạnh.

Liên quan tới vấn đề trên, ông Trần Quốc Trung, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý khu kinh tế cho rằng, về tiêu chí khu đô thị gắn liền với KCN, Nghị định 35 quy định khá rõ quy hoạch khu công nghiệp - khu đô thị - dịch vụ. Theo đó, nghị định có nêu rõ việc lập quy hoạch chung về các phân khu, các loại dự án nào được đầu tư vào KCN để không ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Theo nghị định quy định, đó là những dự án phải đáp ứng được yêu cầu về môi trường. Về quy định tỷ lệ đất khu đô thị bằng 1/3 KCN, trên cơ sở này, có thêm hướng dẫn Bộ Xây dựng thì chúng ta hoàn toàn có thể làm được ngay.

“Ví dụ như VSIP, Becamex đã và đang triển khai ở nhiều địa phương. Hiện nay các nhà đầu tư đang phân vân về việc có được làm nhà đầu tư cho cả khu công nghiệp – khu đô thị - dịch vụ hay không? Về việc này chúng ta chia ra về KCN thì giao đất chỉ định, còn đất cho khu đô thị thì tổ chức đấu thầu. Nếu một nhà đầu tư nào đó, đáp ứng đủ năng lực thì hoàn toàn có thể làm chủ đầu tư của cả khu”, ông Trung nêu.

Đề xuất mở rộng diện nhà đầu tư được làm nhà ở cho công nhân

Ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng ban Quản lý dự án xây dựng thiết chế công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề cập, Thủ tướng giao Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam theo Quyết định 655 thực hiện nhà ở công nhân ở khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên sau khi triển khai có 31 tỉnh có giới thiệu địa điểm, nhưng đến nay chỉ có 2 tỉnh giao đất thực hiện, song thủ tục pháp lý liên quan luật bị hạn chế rất nhiều, như Luật Đất đai không giao cho Tổng Liên đoàn làm nhà ở, do vậy đã dừng lại.

Sau đó, Thủ tướng đã ra quyết định lại là Quyết định 1729 kết hợp với doanh nghiệp để làm trong khu tiết chế công đoàn với mô hình gồm nhà ở và khu văn hóa thể thao có khu vui chơi giải trí cho khu công nhân nên ở đó rất phù hợp. Tuy nhiên vẫn vướng mắc một số vấn đề như Tổng liên đoàn được giới thiệu địa điểm đất và có quy hoạch chi tiết nhưng chưa có giải phóng mặt bằng, dẫn đến tiến độ chậm. Quy hoạch quân khu gần như đều là cấp tầng nhà ở xã hội, dẫn đến khi doanh nghiệp vào đầu tư sẽ nâng số tầng lên, dẫn đến điều chỉnh phân khu, chậm tiến độ.

Hiện nay, Thủ tướng đang giao cho Bộ Xây dựng vấn đề liên quan đến các luật để đảm bảo tất cả các thành phần nghiên cứu được tham gia và xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân. Ngày 1/8 vừa qua, Tổng Liên đoàn có đề xuất và Thủ tướng cho biết phải mở rộng diện các nhà đầu tư được xây dựng nhà ở cho công nhân.

Thuê dịch vụ nhân sự đảm bảo nguồn lao động

Đề cập tới bài toán nhân lực, bà Lương Tú Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Nodex Asia cho biết, hiện tại, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đều sử dụng phương án để có nguồn nhân lực tốt. Một trong số các phương án hiệu quả là thuê ngoài dịch vụ nhân sự. Nhiều doanh nghiệp FDI đã có những kế hoạch trong việc sử dụng nhân sự thuê ngoài hàng năm.

Có những doanh nghiệp đặt mục tiêu 30-50% là thuê ngoài nhân sự. Hiện nay, nhân sự thuê ngoài có 3 xu hướng chính, đó là dịch vụ tuyển dụng, cung cấp tuyển dụng; cung cấp gói tìm kiếm CV; cung cấp gói tuyển dụng trọn gói… Một xu hướng phải kể đến là hành chính nhân sự, hợp thức lao động, thanh toán lương – các xu hướng phổ biến tại Việt Nam.

“Chúng tôi đưa ra gói dịch vụ mới là HR-Operation, các doanh nghiệp có thể dùng gói nhân sự dịch vụ trọn gói, giống phòng nhân sự bên ngoài đầy đủ chức năng hành chính, tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự, nhân tài…. Chúng tôi có dùng ứng dụng, quản lý phần mềm để giúp công tác quản lý minh bạch, hiệu quả cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu phát triển hệ thống công nghệ, phần mềm mới để bắt kịp xu thế”, bà Lương Tú Anh cho biết.

Nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu phần mềm quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, tự động hóa…, những phần mềm và công cụ mới này đều có công đoạn phải đào tạo người sử dụng. Các doanh nghiệp đều có thời gian để chuẩn bị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đòi hỏi nhu cầu đổi mới trong hệ thống quản trị để đáp ứng công nghệ.

Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp phân hóa quý II

Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp phân hóa quý II

Gam màu sáng trong bức tranh lợi nhuận nhóm khu công nghiệp nghiêng về các đơn vị có sẵn quỹ đất sẵn sàng cho thuê, trong khi gam màu tối phủ lên các doanh nghiệp có KCN đã lấp đầy hoặc đang có dự án mở rộng chuẩn bị cho thuê.

Ngay từ đầu năm 2022, VNDirect Research đã nhận định bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN) sẽ duy trì sức hút với hai động lực kép trong năm gồm nhu cầu cao và đẩy mạnh mở rộng nguồn cung mới. Đơn vị nhìn nhận BĐS KCN tiếp tục là điểm sáng trong năm nay, với động lực thúc đẩy là việc mở rộng sản xuất diễn ra ở cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Thương mại điện tử bùng nổ, yêu cầu hàng tồn kho tăng và đa dạng hóa chuỗi cung ứng giúp thúc đẩy nhu cầu đất cho các dịch vụ kho bãi và câu chuyện đẩy mạnh đầu tư công vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ. Bên cạnh đó, nguồn cung đất KCN Việt Nam đang được đẩy mạnh mở rộng hơn trong giai đoạn 2022 - 2025 để nắm bắt nhu cầu thuê.

Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp phân hóa quý II - Ảnh 1.

Cùng góc nhìn, trong cuộc gặp gỡ giữa Tập đoàn CEO Group ( HNX:CEO ) và nhà đầu tư tổ chức ngày 9/8, Chủ tịch HĐQT Đoàn Văn Bình đánh giá BĐS KCN là lĩnh vực có triển vọng lớn, khi Việt Nam là nền kinh tế mở với 17 hiệp định thương mại FTA, gần như phủ sóng toàn cầu. Bên cạnh đó, thị trường BĐS KCN cũng nhận được tác động tích cực từ làn sóng chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam.

Trong bối cảnh thuận lợi, doanh nghiệp BĐS KCN đều báo lãi trong quý II năm nay. Song gam màu sáng trong bức tranh lợi nhuận nhóm này nghiêng về các đơn vị có sẵn quỹ đất sẵn sàng cho thuê, trong khi gam màu tối phủ lên các doanh nghiệp có KCN đã lấp đầy hoặc đang có dự án mở rộng chuẩn bị.

Bên báo lãi đột biến…

Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp phân hóa quý II - Ảnh 2.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Quý II năm nay, Tổng Công ty Idico ( HNX:IDC ) ghi nhận kết quả kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu thuần 3.307 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.467 tỷ đồng, lần lượt gấp 2,6 lần và 4,6 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ gấp 6,2 lần lên 1.426 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục đơn vị này ghi nhận kể từ khi lên sàn.

Theo giải trình từ phía công ty, doanh thu và lợi nhuận quý này tăng do ghi nhận doanh thu từ các dự án KCN Nhơn Trạch 5, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng và Hựu Thạnh. Cụ thể, khoản doanh thu chưa thực hiện dài hạn giảm từ 6.047 tỷ đầu năm về 4.522 tỷ đồng vào cuối quý II.

Idico ghi nhận giảm doanh thu chưa thực hiện dài hạn tại dự án KCN Nhơn Trạch 5 từ 1.395 tỷ đồng về 0, dự án KCN Phú Mỹ 2 từ 1.506 tỷ về 1.415 tỷ đồng, dự án KCN Phú Mỹ 2 mở rộng từ 822 tỷ đồng về 465 tỷ đồng. Ngược lại, KCN Hựu Thạnh tăng doanh thu chưa thực hiện dài hạn từ 24 tỷ lên 154 tỷ đồng, KCN Quế Võ 2 từ 901 tỷ đồng lên 1.055 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Idico thu về doanh thu thuần 4.981 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ KCN chiếm phần lớn với 3.060 tỷ đồng, gấp 8,5 lần cùng kỳ. Lãi sau thuế 1.751 tỷ đồng, gấp hơn 5 nửa đầu năm 2021.

Năm nay, Idico đặt mục tiêu tổng doanh thu 7.971 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.765 tỷ đồng, tăng lần lượt 38% và 88% so với thực hiện trong năm 2021. Sau 2 quý, Idico hoàn thành 62,5% kế hoạch doanh thu và 79% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tổng Công ty Viglacera ( HoSE:VGC ), đơn vị chủ yếu cho thuê các KCN mới như Đồng Văn IV, Phú Hà cũng công bố lãi đậm trong quý II với lãi sau thuế đạt gần 691 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 641 tỷ đồng, tăng 91%. Doanh thu thuần 4.268 tỷ đồng, tăng 45,3%.

Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận ròng quý này tăng nhờ việc doanh thu mảng bất động sản tiếp tục tăng. Ngoài ra, Viglacera đã nâng sở hữu từ 35% lên 65% vốn điều lệ của Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ từ quý IV/2021 nên lợi nhuận của đơn vị này cũng đóng góp thêm vào sự tăng trưởng chung của tổng công ty.

Năm nay, doanh nghiệp thông qua mục tiêu doanh thu hợp nhất 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.700 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 10% so với thực hiện năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm, với doanh thu thuần 8.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.740 tỷ đồng, Viglacera hoàn thành 54% kế hoạch doanh thu và vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Tương tự, Tổng công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp (Becamex IDC, HoSE: BCM ) cũng báo cáo kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu thuần 1.924 tỷ đồng, tăng 13,7%. Trong đó, doanh thu kinh doanh bất động sản và bất động sản đầu tư đạt 1.511 tỷ đồng, tăng 24% và chiếm 78,5% tổng doanh thu. Đơn vị mang về 978,5 tỷ đồng lãi sau thuế trong quý II, tăng hơn 88%. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 919 tỷ đồng, tăng 90%. Được biết, Becamex IDC đang tập trung cho thuê tại KCN Bàu Bàng mở rộng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, ông “trùm” BĐS KCN tỉnh Bình Dương ghi nhận doanh thu 3.358 tỷ đồng, tăng 8,6% so với nửa đầu năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.369 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.

Năm nay, công ty lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu tăng 19% lên 9.680 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 98% lên 2.888 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, Becamex IDC đã hoàn thành 34,7% kế hoạch doanh thu và 47,4% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Bên cạnh đó, Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Itaco - HoSE:ITA ) ghi nhận doanh thu 310 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế quý II gấp 6,5 lần lên 117,6 tỷ đồng. Doanh nghiệp hiện hoàn thiện hạ tầng cho thuê tại KCN Tân Đức mở rộng 15 ha thuộc tỉnh Long An.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần tăng 16% đạt 373,2 tỷ đồng và lãi sau thuế tăng 77% đạt 134 tỷ đồng. Itaco lý giải lợi nhuận nửa đầu năm tăng chủ yếu nhờ doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng tăng. Trong cơ cấu doanh thu 6 tháng, doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng tăng 26% lên 246 tỷ đồng, doanh thu cho thuê hoạt động nhà xưởng và kho bãi giảm 21% xuống 64 tỷ đồng, doanh thu bán đất nền đạt 9 tỷ đồng gấp nhiều lần con số 628 triệu đồng cùng kỳ và doanh thu cung cấp dịch vụ khác tăng từ 45 tỷ đồng lên 61,5 tỷ đồng.

Với kế hoạch lợi nhuận năm nay gần 187 tỷ đồng, giảm 29,5% so với thực hiện 2021, Itaco đã hoàn thành 72% chỉ tiêu.

Trong khi các đơn vị kể trên báo cáo lợi nhuận tăng trưởng nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi là cho thuê đất KCN thì Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc ( HoSE:KBC ) là ngoại lệ. Đơn vị nayg báo lãi đến từ nguồn thu nhập khác.

Cụ thể, Đô thị Kinh Bắc công bố doanh thu thuần giảm 47,3% xuống 395,3 tỷ đồng, song lãi sau thuế gấp gần 25 lần lên 1.934 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.893 tỷ đồng, gấp 46 lần quý II/2021 và ghi nhận mức kỷ lục.

Công ty ghi nhận khoản lợi nhuận khác đạt 1.913 tỷ đồng (cùng kỳ âm 3,6 tỷ đồng) do chênh lệch giữa phần tài sản thuần của CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng và giá phí hợp nhất kinh doanh từ giao dịch tăng tỷ lệ lên 48%. Quý I, Đô thị Kinh Bắc cũng báo lãi chủ yếu nhờ chênh lệch lợi nhuận này.

Ngày 30/6, Đô thị Kinh Bắc hoàn thành mua thêm 5,7 triệu cổ phần của Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng để nâng sở hữu từ 19,5% vốn lên 48% vốn. Giá trị chuyển nhượng không được tiết lộ. Do ghi nhận Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng là công ty liên kết nên khoản mục này tăng từ 1.872 tỷ đồng đầu năm lên 4.407 tỷ đồng vào cuối quý II.

Sau 6 tháng, Kinh Bắc thu về gần 1.087 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 60,5%; song lợi nhuận trước thuế gấp 2,3 lần lên 1.975 tỷ đồng. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ là 2.373 tỷ đồng, gấp 3,7 lần cùng kỳ nhờ việc định giá lại tài sản trên. Năm nay, công ty đã lên kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu hợp nhất 9.800 tỷ đồng, gấp đôi năm trước và lợi nhuận hợp nhất trước thuế 4.500 tỷ đồng, gấp 4,7 lần. Như vậy, sau 6 tháng, Kinh Bắc hoàn thành 11,1% kế hoạch doanh thu và 56,5% chỉ tiêu lợi nhuận.

Bên lùi lại phía sau…

Tại các doanh nghiệp có KCN đã lấp đầy không còn diện tích sẵn sàng cho thuê, hay đang có dự án mở rộng chuẩn bị cho thuê, kết quả kinh doanh kém khả quan hơn hẳn khi lợi nhuận quý II đều ghi nhận đà đi lùi so với cùng kỳ.

Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp phân hóa quý II - Ảnh 3.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 ( HoSE:D2D ) - đơn vị sở hữu KCN Nhơn Trạch II tại Đồng Nai (hiện tỷ lệ lấp đầy đạt 100%) báo kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh với doanh thu thuần giảm 84,3% xuống 17,2 tỷ đồng, còn lợi nhuận quý II đạt 767 triệu đồng, giảm gần 99% so với mức 61,2 tỷ đồng cùng kỳ. Trong kỳ này doanh nghiệp không phát sinh doanh thu dự án khu dân cư Lộc An, trong khi quý II nguồn thu từ dự án này là 157,6 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần gần 39 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 7 tỷ đồng, bằng 19,7% và 6,4% thực hiện cùng kỳ năm 2021. Với mục tiêu tổng doanh thu 427,6 tỷ đồng (giảm 17,2%), lợi nhuận sau thuế 121,2 tỷ đồng (giảm 50%); sau nửa đầu năm nay doanh nghiệp mới hoàn thành 11,7% chỉ tiêu doanh thu và 5,7% mục tiêu lợi nhuận.

Tương tự, Sonadezi Long Thành ( HoSE:SZL ) chứng kiến lãi sau thuế quý II giảm hơn 26% còn 20 tỷ đồng. Doanh thu thuần giảm 6,3% xuống 104 tỷ đồng. Đơn vị này sở hữu KCN Long Thành (tỷ lệ đất thuê công nghiệp lấp đầy là 100%) và cụm công nghiệp Long Phước 1 tại tỉnh Đồng Nai. Trong cơ cấu doanh thu, nguồn thu từ cho thuê nhà xưởng KCN Long Thành vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 33,4% tương đương 34,7 tỷ đồng, song giảm nhẹ so với cùng kỳ. Doanh thu kinh doanh nhà, đất bằng 14% cùng kỳ với 1,4 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đi ngang với 203,8 tỷ đồng, song lãi sau thuế giảm 18,1% còn 39,4 tỷ đồng. Với kế hoạch đề ra là doanh thu 428,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 92,4 tỷ đồng, đơn vị đã hoàn thành 47,6% và 42,6% chỉ tiêu cả năm.

Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa ( HoSE:TIP ) - đơn vị sở hữu KCN Tam Phước tại Đồng Nai (tỷ lệ lấp đầy đã đạt 100%) cũng báo doanh thu và lãi sau thuế quý II giảm lần lượt 35% và 42% xuống 38,5 tỷ đồng và 11,7 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần 77 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 17 tỷ đồng, giảm 50,6% và 71% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, các đơn vị đang có dự án mở rộng chuẩn bị cho thuê như Long Hậu ( HoSE:LHG ) và Đầu tư Sài Gòn VRG ( UPCoM:SIP ) cũng chịu chung tình cảnh kết quả kinh doanh kém khả quan trong quý II.

CTCP Long Hậu – đơn vị vừa khởi công xây dựng công trình nhà xưởng công nghệ cao Long Hậu tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế quý II giảm lần lượt 58% và 81,3% xuống 233,4 tỷ đồng và 41 tỷ đồng. Trong kỳ, doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu giảm 65,1% về 172,5 tỷ đồng, còn nguồn thu cho thuê nhà xưởng, khu lưu trú, trung tâm thương mại giảm 24,4% xuống 24,5 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng, tổng doanh thu giảm 44,7% xuống 681,3 tỷ đồng, doanh thu thuần giảm 47,8% xuống 347,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 64,4% xuống 89,5 tỷ đồng. Xét theo kế hoạch năm nay với tổng doanh thu 781 tỷ đồng (giảm 5%) và lãi sau thuế 111 tỷ đồng (giảm 62,6%), đơn vị hoàn thành 87,2% chỉ tiêu doanh thu và 80,6% mục tiêu lợi nhuận.

Tình hình kinh doanh của Đầu tư Sài Gòn VRG - đơn vị đang triển khai xây dựng nhà xưởng đa tầng KCN Lê Minh Xuân 3 tại Bình Chánh cũng đi xuống trong quý II với doanh thu thuần giảm 3,3% xuống 1.610,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế kéo lùi 22,4% còn 265,7 tỷ đồng. Đơn vị lý giải nguyên nhân biến động là do đơn vị không phát sinh khoản doanh thu đột biến trị giá 102,4 tỷ đồng từ hoạt động chuyển nhượng quyền thuê đất như quý II năm ngoái. Luỹ kế 6 tháng, doanh thu thuần đi ngang ở mức 3.086,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 9% còn 501,3 tỷ đồng. Với kế hoạch đạt 668 tỷ đồng lãi sau thuế trong năm nay (giảm 26,5%), đơn vị hoàn thành 75%.

BĐS KCN vẫn sáng nửa cuối năm

Theo Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), trong nửa cuối năm 2022, lợi nhuận sau thuế nhóm bất động sản khu công nghiệp sẽ tăng 47,3% so với cùng kỳ, nhờ vào nhu cầu đất công nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực khi nền kinh tế mở cửa , và giá thuê dự kiến tiếp tục tăng trung bình 8-20% so với cùng kỳ, tùy khu vực.

Trong đó, lợi nhuận sau thuế của Becamex IDC dự kiến tăng 239% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ chuyển nhượng 18,9 ha đất thương mại tại Thành phố mới Bình Dương cho CaptaLand. Lợi nhuận sau thuế của Idico dự kiến tăng 266% nhờ thay đổi phương pháp hạch toán từ ghi nhận đều sang ghi nhận một lần tại KCN Phú Mỹ mở rộng và cho thuê mới tại KCN Hựu Thạnh. Còn lợi nhuận ròng của Đô thị Kinh Bắc dự kiến sẽ tăng trưởng gấp 3 lần nếu thương vụ mua bán 30 ha tại Khu đô thị Tràng Cát thành công.

SSI Research đánh giá nhu cầu thuê đất KCN tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2023 nhờ xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn tiếp tục và các chính sách thu hút FDI cũng thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại đầu tư vào Việt Nam. Một số những chính sách ưu đãi như miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu hoạt động, giảm 50% thuế TNDN trong 5 năm tiếp theo, và nhiều ưu đãi khác. Ngoài ra, việc cải thiện cơ sở hạ tầng trong thời gian tới như các dự án đường vành đai 3 và đường vành đai 4, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Dầu Giây - Phan Thiết, đường cao tốc Bắc - Nam, cảng Cái Mép Thị Vải và cảng Gemalink sẽ tạo ra kết nối thuận tiện hơn giữa các KCN.

Sang năm 2023, SSI Research ước tính lợi nhuận ròng của các công ty phát triển KCN niêm yết sẽ tăng trưởng khoảng 18% so với cùng kỳ, do tổng diện tích đất cho thuê tăng trưởng 10%/năm, và giá thuê đất dự kiến sẽ tăng 8% tại các KCN phía Nam và 6% tại các KCN phía Bắc.

Tuy nhiên, về mặt rủi ro, SSI Research cho hay, tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh đều đã đạt trên 80%. Thời gian đền bù giải phóng mặt bằng chậm, dẫn đến nguồn cung đất ở các KCN còn lại ít, ảnh hưởng đến việc cho thuê với diện tích lớn.

IDC có câu chuyện gì mà ngoại mua ác thế nhỉ

3 Likes

Này bác phải hỏi cổ đông trung thành IDC hay DN chứ mình cũng ko rành bác ạ :)))
Suy đoán cá nhân khả năng cao là sắp tới BCTC tốt, có nhiều tiềm năng có thể nắm lâu dài được nên ngoại chọn hold :thinking:

thấy tag IDC trên kia nên e cmt hỏi thử

2 Likes

https://f247.com/news/lai-sau-thue-quy-3-tang-19-ish-vuot-ke-hoach-nam-vtsk9f8104d105b848349dd6a2848b0178a9

https://f247.com/news/cong-ty-con-cua-idico-idc-bao-lai-9-thang-vuot-37-ke-hoach-nam-2022-ktck6f13598600104008bd6a26bf1186e567

Lướt sơ thì thấy có 1 công ty con của IDC báo lãi trong hôm nay rồi, tiếp tục quan sát thêm xem tình hình ra sao
Tầm tuần 1-2 tuần nữa, BCTC họ sẽ ra liên tục :smiley:

2 Likes

ngon nhỉ, chắc có câu chuyện sau đấy, chứ k tự dưng tây nó mua như ăn vả thế được

3 Likes

Một ông lớn BDS KCN lên bảng đếm số :slight_smile:

HoSE: Cổ phiếu LHG chỉ được giao dịch trong phiên chiều từ ngày 24/10

Cổ phiếu LHG trên thị trường đã giảm 62% từ đỉnh hồi giữa tháng 4 và đang giao dịch tại vùng đáy 2 năm.

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển cổ phiếu LHG của CTCP Long Hậu từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch từ ngày 24/10. Như vậy, cổ phiếu LHG sẽ chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và thỏa thuận kể từ ngày 24/10.

Nguyên nhân do Long Hậu chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Trước đó vào ngày 8/9, HoSE cũng đã ra thông báo đưa cổ phiếu LHG vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (Margin) bởi đơn vị này đã chậm công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.

Trên thị trường, cổ phiếu LHG đang giao dịch tại vùng đáy 2 năm với thị giá dao động quanh mức 22.000 đồng/cổ phiếu, giảm 62% so với đỉnh đạt được hồi giữa tháng 4. Vốn hóa thị trường tương ứng gần 1.100 tỷ đồng.

HoSE: Cổ phiếu LHG chỉ được giao dịch trong phiên chiều từ ngày 24/10 - Ảnh 1.

Cổ phiếu LHG đang giao dịch quanh vùng đáy 2 năm

Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm trên báo cáo tự lập quý 2/2022, Long Hậu ghi nhận doanh thu 347,7 tỷ đồng, giảm 47,8% so với cùng kỳ năm 2021, lợi nhuận sau thuế thu về 89,5 tỷ đồng, giảm 64,4% so với nửa đầu năm ngoái. Với kết quả đạt được, công ty đã hoàn thành được gần 81% kế hoạch lợi nhuận của năm.

Trong ngắn hạn, Chứng khoán VDSC lưu ý Long Hậu về rủi ro tiềm tàng đối với khoản phải trả cho IPC. Theo đó, sự chậm trễ này liên quan đến việc xác định nghĩa vụ nợ với Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC (cổ đông lớn, chiếm 49% vốn) về khoản chi phí tái định cư thuộc dự án KCN Long Hậu 1.

Được biết, Long Hậu đã tái ký hợp đồng vào ngày 15/7/2022 với Công ty PwC Việt Nam về việc thực hiện kiểm toán BCTC năm 2022 và tổng kiểm toán Nhà nước khu vực IV hiện đang làm việc với phía IPC và Long Hậu để xác định nghĩa vụ này. Dù VDSC đã phản ánh nghĩa vụ phát sinh tiềm tàng đối với IPC vào mô hình định giá, tuy nhiên việc kiểm toán nhà nước xác định mức bồi thường cao hơn hoặc Long Hậu phải ghi nhận toàn bộ khoản nợ này trong năm 2022 - 2023 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh trong năm.

1 Likes

3.700 tỷ đồng xây Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh ở TP Cần Thơ

(ĐTTCO)-Ngày 18/10, UBND TP. Cần Thơ cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Sơ đồ khu công nghiệp Vĩnh Thạnh

Sơ đồ khu công nghiệp Vĩnh Thạnh

Theo đó, dự án trên được thực hiện bởi 3 nhà đầu tư gồm: Tổng Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp – CTCP; Công ty liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam – Singapore và Công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - Singapore.

Địa điểm thực hiện tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ với quy mô 293,7 ha của giai đoạn 1. Tổng vốn đầu tư của dự án vào khoảng 3.718 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư gần 558 tỷ đồng…

Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, kể từ ngày chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về những nội dung được giao thẩm định chủ trương đầu tư dự án và thực hiện quản lý nhà nước về khu công nghiệp. Các bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.

UBND tỉnh Bình Dương đảm bảo, giám sát và kiểm tra việc góp đủ vốn của Tổng Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp - CTCP để thành lập tổ chức kinh tế thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp.

UBND TP Cần Thơ đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về sự phù hợp của dự án với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức lập và phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh theo quy định của pháp luật; đảm bảo cơ cấu sử dụng đất của dự án và khoảng cách an toàn về môi trường. Bảo đảm điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án…

Theo UBND TP. Cần Thơ, dự án khu công nghiệp Vĩnh Thạnh có quy mô 900 ha, trong đó giai đoạn 1 giao cho nhà đầu tư hơn 293 ha. Đây là dự án quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của Cần Thơ phát triển; đồng thời tạo việc làm cho khoảng 16.000- 20.000 lao động…

Hậu Giang ra mức sàn khi đầu tư vào BDS KCN này :smiley: 10 tỷ/năm vào ngân sách

Đầu tư vào KCN phải đóng góp tối thiểu 10 tỉ đồng/năm vào ngân sách

Trong 5 tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư vào khu công nghiệp (KCN), UBND tỉnh Hậu Giang quy định dự án phải đóng góp tối thiểu 10 tỉ đồng/ha/năm, mức đóng càng cao càng được ưu tiên.

Ngày 18.10, tin từ UBND Hậu Giang cho biết, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã ký văn bản ban hành quy định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, nhà đầu tư thứ cấp muốn đầu tư vào KCN ở Hậu Giang phải đáp ứng được 5 tiêu chí về năng lực tài chính, nộp ngân sách, suất đầu tư dự án, lao động - công nghệ và năng lực quản lý - bảo vệ môi trường.

Đầu tư vào KCN phải đóng góp tối thiểu 10 tỉ đồng/năm vào ngân sách - ảnh 1
Dự án đầu tư vào KCN ở Hậu Giang phải đóng góp ít nhất 10 tỉ đồng/ha/năm vào ngân sách tỉnh

H.P

UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu vốn sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án tối thiểu từ 20% (đối với dự án có diện tích dưới 20 ha) và 15% (đối với dự án có diện tích 20 ha trở lên) so với tổng mức đầu tư dự án. Dự án phải có phương thức quản lý, bảo vệ môi trường khả thi và thân thiện môi trường; ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, sử dụng lao động có tay nghề cao.

Bên cạnh đó, tỉnh Hậu Giang cũng quy định rõ dự án đầu tư phải có mức đóng góp vào ngân sách tỉnh từ 10 tỉ đồng/ha/năm sau thời gian ưu đãi thuế.

Những ngành nghề Hậu Giang ưu tiên đầu tư gồm: Công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường; kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất thiết bị điện và sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho nông nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu; sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm…

1 Likes

Tin nóng về Tín Nghĩa nhé các bác

TID thông qua kế hoạch huy động 900 tỷ đồng không lâu trước ngày Tổng Giám đốc bị bắt

Ngày 12/10 vừa qua, HĐQT CTCP Tổng Công ty Tín Nghĩa (UPCoM: TID) đã thông qua nghị quyết về phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Cụ thể, TID dự kiến chào bán 50 triệu cp với giá 18,000 đồng/cp cho đối tượng là cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 4:1 (cổ đông sở hữu 4 cp sẽ được mua 1 cp mới).

Với tổng giá trị dự kiến huy động được là 900 tỷ đồng, Ban lãnh đạo cho biết toàn bộ số tiền sẽ được dùng để đầu tư vào dự án Đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Ông Kèo. Trong đó, 700 tỷ đồng sẽ được dùng làm chi phí bồi thường cho 206.7 ha đất, còn lại 200 tỷ đồng được dùng làm chi phí xây dựng hạ tầng KCN.

Theo quy hoạch, dự án KCN Ông Kèo có tổng diện tích 855.6 ha, tọa lạc tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Hiện, KCN đã có tỷ lệ lấp đầy hơn 50%.

Chiều ngày 18/10, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TID - ông Nguyễn Văn Hồng đã bị Công an tỉnh Đồng Nai thực hiện lệnh bắt tạm giam do liên quan đến quá trình điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại CTCP Đầu tư Nhơn Trạch. Ông Hồng là nguyên Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của Công ty Nhơn Trạch.

https://fili.vn/2022/10/tid-thong-qua-ke-hoach-huy-dong-900-ty-dong-khong-lau-truoc-ngay-tong-giam-doc-bi-bat-764-1009494.htm

1 Likes

Thôi xong, lắm pic mọc ntn thì toang rồi

ủa sao thế bác?